Top Ads

Quảng cáo (728 x 90)
» » » » Cạnh tranh mới trong thị trường viễn thông Việt Nam

Ngày 8/7, công ty cổ phần di động GTel Mobile - liên doanh giữa hãng di động Nga VimpelCom và Tổng Công ty Viễn thông Toàn cầu (GTel, thuộc Bộ Công an) đã chính thức được thành lập. Như vậy, GTel sẽ là mạng di động GSM thứ 5, nhà cung cấp dịch vụ di động thứ 7 và nhà cung cấp dịch vụ hạ tầng viễn thông thứ 9 tại Việt Nam.


Được biết, công ty "mẹ" của Nga VimpelCom dự kiến đầu tư 1,8 tỷ USD vào GTel Mobile nhằm thu hút 20 triệu thuê bao di động VN, và nuôi tham vọng mở rộng sang các thị trường lân cận như Lào, Campuchia và Myanmar.

Tại liên doanh GTel Mobile, VimpelCom nắm giữ 40% cổ phần, tương đương khoản đầu tư tài sản 267 triệu USD. Theo hãng tin Reuters, VimpelCom cũng đang cân nhắc mua thêm 9% cổ phần từ các đối tác Việt Nam trong GTel Mobile mà VimpelCom có quyền ưu tiên mua.


7 nhà cung cấp dịch vụ di động hiện tại có phải là nhiều đối với thị trường Việt Nam? Trả lời thắc mắc này, Thứ trưởng Thường trực Bộ TT-TT Lê Nam Thắng đã nói: Theo đúng quy định của WTO, không hạn chế số lượng các DN tham gia thị trường viễn thông.


Việc tham gia thị trường của các DN phụ thuộc chủ yếu vào vấn đề tài nguyên như: tần số, kho số. Nếu tài nguyên có đủ thì các DN vẫn có điều kiện tham gia thị trường. Tuy nhiên, việc tham gia vào thị trường này không nên chỉ có 1 thành phần kinh tế của nhà nước, mà còn có các thành phần kinh tế khác.


Theo Thứ trưởng Lê Nam Thắng, trước mắt, số lượng 7 DN hiện nay chưa có vấn đề lớn đối với thị trường. Nhưng về lâu dài, nếu mức độ cạnh tranh tăng lên cao, giá cước giảm dần giá thành và lợi nhuận biên giảm, thì chắc chắn sẽ có các DN gặp khó khăn, buộc phải sáp nhập, liên doanh, liên kết thậm chí phải ra khỏi thị trường theo đúng cơ chế hoạt động thị trường trong lĩnh vực viễn thông như kinh nghiệm ở các nước khác.


Vietnamnet

Post a Comment