Top Ads

Quảng cáo (728 x 90)
» » CFO- Nghề cao cấp

Kiva.Dang A+ A- Print Email
CFO (Giám đốc tài chính) là một công việc khó, đòi hỏi người giữ cương vị này phải cực kỳ bản lĩnh với sự am hiểu sâu sắc về lãnh vực tài chính nói chung. Trong công ty, vai trò của CFO chỉ sau mỗi Tổng giám đốc vì CFO nắm giữ các vị trí chủ chốt như: quản lý rủi ro tài chính, thiết kế thương vụ và người truyền thông tài chính của doanh nghiệp.


CFO - giám đốc tài chính

CFO (Giám đốc tài chính) là một công việc khó, đòi hỏi người giữ cương vị này phải cực kỳ bản lĩnh với sự am hiểu sâu sắc về lãnh vực tài chính nói chung. Trong công ty, vai trò của CFO chỉ sau mỗi Tổng giám đốc vì CFO nắm giữ các vị trí chủ chốt như: quản lý rủi ro tài chính, thiết kế thương vụ và người truyền thông tài chính của doanh nghiệp.

Công việc chính của CFO là giữ cho nguồn tiền của doanh nghiệp được lưu thông một cách hiệu quả nhất. Vậy làm thế nào để các CFO đóng góp cho doanh nghiệp nhiều hơn và bản thân CFO đạt được vị trí cao nhất là lên CEO (Giám đốc điều hành), đây luôn là câu hỏi thường trực trong mỗi người Giám đốc tài chính ngày nay.

Điều kiện trở thành CFO

CFO là sân chơi cho những người bản lĩnh và việc trở thành một CFO yêu cầu ở bạn những điều kiện hết sức ngặt nghèo, nếu không quyết tâm cao và cố gắng nỗ lực thì bạn sẽ không bao giờ thực hiện được ước mơ của mình. Đó là hiểu biết rộng không chỉ kiến thức chuyên ngành mà còn bao gồm các lĩnh vực khác. Một tầm nhìn chiến lược, kỹ năng công việc sắc bén cùng với lương tâm nghề nghiệp cũng là một đòi hỏi công việc đối với một Giám đốc tài chính.

Hiểu biết sâu rộng kiến thức nghề nghiệp: Nghề CFO yêu cầu tính chuyên nghiệp cao và kiến thức ngành sâu sắc. Bạn phải nắm vững nghiệp vụ kế toán và hiểu rõ kế toán để có thể điều phối các dòng tiền và nghiệp vụ kinh doanh liên quan đúng pháp luật và hợp lý. Bạn phải thạo nghề tài chính: thành thục các kỹ năng tính toán, phân tích tài chính, đảm bảo đánh giá định lượng nhanh và chính xác các thông số tài chính doanh nghiệp. Ngoài ra, bạn còn phải hiểu biết rộng các kiến thức ở các lĩnh vực khác như: Tài chính quốc tế, Tín dụng, Ngân hàng...

CFO cần có các kỹ năng công việc: khả năng truyền thông tốt vì công việc này đòi hỏi khả năng tổ chức và trình bày các thông tin tài chính một cách minh bạch và khoa học. Hơn nữa, công việc của CFO phải giao tiếp với rất nhiều bộ phận bên trong và đối tác bên ngoài doanh nghiệp, lại thường đề cập vấn đề rất nhạy cảm là quyền lợi kinh tế và ngân sách, do vậy, truyền thông và giao tiếp tốt có vai trò hết sức quan trọng, có thể nói là bậc nhất, với người giữ vị trí CFO.

Có tầm nhìn chiến lược: CFO phải có khả năng quan sát tốt và phân tích nhạy bén. Điểm này chú trọng tới quan sát vận động của môi trường kinh doanh (bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp), đánh giá đúng tình hình, dự báo điều gì sắp xảy và có quyết định hành động hợp lý.

Có đạo đức nghề nghiệp: Làm nghề CFO yêu cầu ở con người tính kỷ luật rất cao và lương tâm đạo đức nghề nghiệp vì CFO nắm rất nhiều thông tin quan trọng, tuyệt mật trong doanh nghiệp. Nếu hành xử thiếu đạo đức và thiếu chuyên nghiệp có thể mang lại hậu quả rất nghiêm trọng cho doanh nghiệp.

Tầm quan trọng của một CFO trong doanh nghiệp

CFO hay bị nhầm lẫn với vai trò một kế toán trưởng nhưng có rất nhiều việc của CFO kế toán trưởng không làm được. Trong doanh nghiệp, tầm quan trọng của CFO chỉ sau mỗi Tổng giám đốc và dù chỉ là Giám đốc tài chính nhưng thật ra CFO phải kiêm nhiệm tới bốn vai trò. Đó là: quản trị rủi ro tài chính, chiến lược, thiết kế thương vụ và truyền thông.

Vai trò quản trị rủi ro tài chính: là một người quản lý tài chính, CFO nắm vững thực trạng tài chính doanh nghiệp nên có thể ngăn chặn ngay từ đầu các dấu hiệu xấu như: nợ phải trả cộng dồn quá cao ,nợ khó đòi vượt quá mức cho phép, hiệu quả kinh doanh kém, âm mưu thôn tính doanh nghiệp của các đối tác cạnh tranh...

Vai trò chiến lược: CFO nắm vai trò chủ chốt trong việc giúp Tổng giám đốc hoạch định các chiến lược tài chính ngắn, trung và dài hạn. Ngoài ra CFO còn xác định chiến lược tài chính cho các chương trình, các dự án của doanh nghiệp như mở rộng hay thu hẹp sản xuất ...

Vai trò thiết kế thương vụ: CFO lão luyện trong dàn xếp các vụ đầu tư mạo hiểm, quyết định thâu tóm, sát nhập hay hợp tác chiến lược với doanh nghiệp khác. Tự các CFO sẽ quan hệ vay vốn, thu xếp nguồn vốn để trả nợ, đánh giá chỉ tiêu tài chính của các dự án đầu tư, tác động lên các mục tiêu dài hạn... Nhờ đó doanh nghiệp sẽ nắm được nhiều cơ hội kinh doanh đầu tư và tham gia vào thị trường tiền tệ, thị trường vốn, thị trường chứng khoán...

Vai trò truyền thông: CFO là người tạo dựng uy tín và niềm tin của cộng đồng tài chính, đầu tư, kinh doanh và báo chí... với doanh nghiệp thông qua những cuộc ngoại giao mang tính chất kinh tế ví dụ như dàn xếp vay vốn, quan hệ với các quỹ đầu tư...

Để thành công trong cương vị CFO

CFO luôn là ứng cử viên lý tưởng cho chiếc ghế CEO nhưng con đường đến với vị trí cao nhất này không phải lúc nào cũng dễ dàng. Làm sao để thành công hơn trên cương vị CFO? Đó chính là: coi kinh nghiệm kinh doanh là kinh nghiệm tốt nhất, luôn sáng tạo trong công việc và quan tâm hơn nữa tới công ty của bạn.

Tích lũy kinh nghiệm kinh doanh: Những kinh nghiệm kinh doanh luôn rất hữu ích cho công việc CFO và thăng tiến lên CEO của bạn. Các giám đốc khác theo đó cũng coi bạn là một cộng sự kinh doanh. Theo một số CFO thì kinh nghiệm kinh doanh là kinh nghiệm tốt nhất.

Sáng tạo hơn nữa: Sáng tạo bằng cách nhìn nhận và suy nghĩ vần đề ở các phương diện khác nhau, áp dụng các công cụ tài chính theo cách hiệu quả nhất vào công việc kinh doanh. Bạn hãy tạo ra các thành công bất ngờ khi vượt lên trên kỳ vọng tầm thường về một giám đốc tài chính là "tránh được những hậu quả xấu không mong muốn".

Quan tâm nhiều hơn tới công ty: Hãy làm việc trên cương vị của một thành viên hội đồng quản trị để có một cái nhìn bao quát về công ty của bạn. Hãy xuất hiện trước công ty nhiều hơn thay vì chỉ làm công việc cung cấp các con số. Bạn phải có kinh nghiệm thực sự về sản phẩm hay dịch vụ của công ty mình. Bạn phải hiểu được những người đang tạo ra sản phẩm hay dịch vụ đó.

VicBrand tổng hợp từ Vieclambank

Post a Comment