Top Ads

Quảng cáo (728 x 90)
» » “5-S” ở doanh nghiệp

5-S tượng trưng cho năm bước của một phương pháp tổ chức, sắp xếp lại nơi làm việc.

Các bước này đều bắt đầu bằng chữ S gồm: sàng lọc (sort), sắp xếp (systematize), sạch sẽ (sweep), săn sóc (sanitize) và sẵn sàng (self-discipline).

Vào cuối năm 2003, ông Trần Ngọc Tường, Trưởng ban Chất lượng của Ngân hàng Á Châu (ACB), được cử tham gia khóa học ba ngày về áp dụng chương trình 5-S do Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Tp.HCM tổ chức. Khi đó, cả hệ thống Ngân hàng ACB mới chỉ có khoảng 50 chi nhánh trên cả nước với tổng số nhân viên khoảng 2.000 người, còn ban chất lượng chỉ vỏn vẹn có ba người.

Bước đầu bỡ ngỡ với 5-S

Sau khi học về, ông Tường trình bày lại với ban lãnh đạo ngân hàng về quy trình áp dụng và lợi ích do 5-S mang lại, và ông đã nhận được sự ủng hộ. Chỉ mất hai tháng để xây dựng tiêu chí đánh giá, ACB đã chính thức đưa chương trình 5-S vào triển khai cho tất cả các chi nhánh trong toàn hệ thống.

Ban đầu, rất nhiều nhân viên và ngay cả trưởng các chi nhánh của ACB đã phản ứng rất dữ dội chương trình này vì cho rằng việc này làm mất thời gian, ảnh hưởng đến các thao tác nghiệp vụ. Nhiều nhân viên không chịu thực hiện, họ tiếp nhân viên trong đội đánh giá 5-S với thái độ chẳng vui vẻ gì, có khi còn thể hiện sự bất hợp tác. Nhưng ban lãnh đạo quyết định phải triển khai cho bằng được chương trình 5-S này.

Ông Tường cho biết: “Coi đơn giản vậy thôi chứ phải mất đến khoảng 3-4 năm sau, chương trình mới được thực hiện một cách trơn tru tại tất cả các chi nhánh trong toàn hệ thống của ACB”.

Theo bà Trần Thị Ngọc Bích, Trưởng phòng Năng suất chất lượng của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Tp.HCM, 5-S tượng trưng cho năm bước của một phương pháp tổ chức, sắp xếp lại nơi làm việc, các bước này đều bắt đầu bằng chữ S gồm: sàng lọc (sort), sắp xếp (systematize), sạch sẽ (sweep), săn sóc (sanitize) và sẵn sàng (self-discipline).

Theo đó, doanh nghiệp thực hiện chương trình này sẽ phổ biến cho nhân viên áp dụng trình tự các bước, nhằm tổ chức, sắp xếp lại nơi làm việc của doanh nghiệp được gọn gàng hơn, tạo môi trường làm việc thoải mái nhằm nâng cao năng suất, tạo tinh thần làm việc hăng hái cho nhân viên.

Chẳng hạn như ngay trong bước 1 (sàng lọc), doanh nghiệp cần phổ biến cho nhân viên biết loại bỏ các vật trở ngại ngay tại nơi làm việc để làm việc dễ dàng hơn, không để những vật dụng không cần thiết như sách báo cũ, những loại giấy tờ không sử dụng, hoặc các vật dụng cá nhân gây vướng víu trong quá trình làm việc.

Giữa tháng 1 vừa qua, Trung tâm Năng suất Việt Nam đã trao chứng chỉ thực hành tốt chương trình 5-S cho ba doanh nghiệp tại Tp.HCM gồm: Công ty Cổ phần Vật tư xăng dầu (Comeco), Công ty TNHH Robot và Xí nghiệp Khí cụ điện 2 thuộc Công ty Cổ phần Dây cáp điện Việt Nam (Cadivi).

Chương trình thực hành tốt 5-S nằm trong phong trào năng suất quốc gia được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng khởi xướng từ năm 1998.

Ông Tô Văn Nhơn, Phó giám đốc Xí nghiệp Khí cụ điện 2 của Cadivi, cho biết: “Đầu năm 2007, xí nghiệp cử năm cán bộ đi học lớp tập huấn về 5-S về phổ biến lại cho toàn thể 145 nhân viên của xí nghiệp. Tuy nhiên, những ngày đầu rất khó thực hiện vì công nhân đã quen với thói quen tự do trong quá trình làm việc, không quen sắp xếp. Trong khi đó, tiêu chí đánh giá công nhân nào làm tốt các bước trong 5-S bấy giờ cũng chưa được xây dựng cụ thể và rõ ràng”, ông Nhơn nhớ lại.

Tăng doanh thu nhờ 5-S

Ông Nguyễn Phương Nam, Tổng giám đốc Công ty TNHH Robot, cho biết công ty bắt đầu thực hiện chương trình 5-S từ tháng 3-2007 cho toàn thể 300 nhân viên của công ty theo trình tự phân chia các khu vực làm việc theo quá trình sao cho thời gian chuyển tiếp giữa các công đoạn sản xuất được giảm thiểu, các linh kiện, vật dụng được sắp xếp theo khu vực hợp lý nhất.

VicBrand tổng hợp từ VnEconomy

Post a Comment