Top Ads

Quảng cáo (728 x 90)
» » » Xây dựng thương hiệu Việt: Mấu chốt là con người

Thương hiệu Việt Nam đã bắt đầu được biết tới nhiều hơn trên thị trường thế giới vài năm gần đây. Có thể nói, tất cả các thương hiệu Việt Nam đều có cơ hội vươn tầm thế giới nếu được đầu tư đúng đắn.

Thiếu thương hiệu quốc gia


Cho tới nay chúng ta đã có một vài thương hiệu đứng được ở thị trường quốc tế như Café Trung Nguyên, các mặt hàng nông sản phẩm, may mặc… Tuy nhiên hầu hết chỉ là các mặt hàng phục vụ các cộng đồng Á đông ở phương Tây. Hầu như chưa có hoặc rất ít những thương hiệu Việt có thể cạnh tranh trên thương trường quốc tế và thoát khỏi cảnh làm gia công cho các tập đoàn đa quốc gia.


Việc các thương hiệu Việt vẫn còn “ẩn danh” trên thị trường quốc tế phụ thuộc vào nhiều lý do cả chủ quan và khách quan. Yếuu tố chủ quan nằm ở chỗ Việt Nam chưa có một định hướng phát triển chất lượng đúng đắn và có tầm nhìn mang tính thấu trí cho cả nước. Chất lượng của sản phẩm Việt còn nặng tính hình thức và hô hào hơn là thực sự đem lại giá trị lợi nhuận cụ thể cho doanh nghiệp và khách hàng.


Chính vì điều này mà khách hàng quốc tế không (hoặc chưa) tin tưởng vào thương hiệu chất lượng Việt Nam, khác hẳn khi nhắc đến "made in Japan" hay "made in Germany"...


Chúng ta không nên nhìn nhận rất thiển cận rằng thị trường quốc tế chỉ dành cho những giá trị chất lượng cao cấp. Ở các thị trường quốc tế cũng có rất nhiều cấp độ (Ví dụ của Trung Quốc: S1 là thị trường hàng xuất nhập khẩu cao cấp, S2: thị trường của các thương hiệu “copy” loại tốt, S3 & S4 là loại hàng rẻ tiền nội địa, v.v... Do vậy những thương hiệu Việt Nam ở thị trường S2, S3, S4 vẫn có thể xuất khẩu sang Trung Quốc, Châu Phi và các nước khác nếu có chiến lược cạnh tranh, quảng cáo và thương hiệu chất lượng tốt.


Chất lượng quyết định thương hiệu


Ở Việt Nam, chưa có một doanh nghiệp nào thật sự xây dựng một chiến lược chất lượng toàn diện. Sự hỗ trợ của các tổ chức nhà nước, Tổng cục Đo lường Chất lượng cũng rất hạn chế. Các giải thưởng chất lượng và phong trào chất lượng ngày càng xuống cấp và nặng về hô hào, hình thức do thiếu đi vào thực tế và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.


Việt Nam đang áp dụng những quy trình quản lý ISO một cách không đúng mực, và chưa tận dụng được hết lợi thế mà hệ thống này có thể mang lại. Chừng nào các doanh nghiệp nhìn hệ thống ISO là một công cụ để giúp cho họ trong quy trình sản xuất và quản lý chất lượng và thực hiện quy trình ISO một cách nghiêm túc, lúc ấy chúng ta có thể mơ đến sự phát triển bền vững và thành công”.


Tuy nhiên trên tất cả yếu tố quan trọng quyết định thành công của một hệ thống quản lý lại là “con người”. Từng con người trong hệ thống quyết định sự thành bại của hệ thống đó. Chúng ta cần thay đổi khái niệm về khách hàng. Chúng ta thường quan niệm khách hàng là người cuối cùng nhận và sử dụng sản phẩm. Và người Việt Nam thì luôn chú trọng đến khâu kiểm tra chất lượng sau cùng để lọc lại sản phẩm hư trước khi gửi ra ngoài. Nhưng như thế là quá chậm vì khi đã thành sản phẩm thì chúng ta đã tốn bao nhiêu tiền của và nhân lực để làm ra những sản phẩm hư.

Cần quan niệm trong một hệ thống khách hàng là người tiếp theo nhận sản phẩm. Ví dụ: trong một dây chuyền sản xuất cô công nhân A đưa cho cô công nhân B một sản phẩm, thì cô công nhân B là khách hàng của cô công nhân A, nếu cô công nhân A luôn đưa cho cô công nhân B sản phẩm tốt thì sản phẩm cuối cùng khi đến tay người tiêu dùng sẽ luôn tốt.

(DĐDN)

Post a Comment