Top Ads

Quảng cáo (728 x 90)
» » » Không thể "sống hai cuộc sống"

Cả nước đang vào cuộc chống lại phát. Cắt giảm các hạng mục, công trình không thật sự cần thiết, tạm dừng hoặc dừng hẳn việc mua sắm các thiết bị đắt tiền, lãng phí là việc phải làm. Nhiều chuyện lẽ ra không cần phải đợi đến lạm phát mới cần "siết lại", ví như xây trụ sở "hoành tráng" và sắm ô tô đắt tiền.

Dù các công luận đã lên tiếng nhiều lần, Chính phủ đã tỏ thái độ kiên quyết nhưng lâu nay, chuyện mua xe vượt tiêu chuẩn, chuyện dùng xe công vô tội vạ ở ta đã thành "quốc nạn". Khánh thành một cây cầu, hàng trăm xe ô tô xịn, nối nhau diễu qua. Đến cùng một nơi, vào cùng một thời điểm xác định, tại sao nhiều vị lại không muốn và không thể đi chung xe? Tại sao không thoang thả xuống từ đầu cầu, thong thả đi bộ lên mà hưởng làn gió khoáng đạt của thiên nhiên, cũng như lòng dân ấm áp nhìn vào những "công bộc" của mình? Tại sao có lãnh đạo tỉnh nghèo, tiêu chuẩn xe đã khá "xịn" nhưng vẫn muốn vươn tay lên những chiếc xe vượt tiêu chuẩn để "làm sang"?


Thực ra, cái tâm lý "nhanh là được" không chỉ đơn thuần nảy sinh từ lòng tham cá nhân mà từ cơ chế, và phần nào đó cả bệnh giáo điều, không muốn và không dám thừa nhận những vấn đề thực tế đã rõ như ban ngày. Một vị lãnh đạo doanh nghiệp khi được đề bạt lên cấp cao hơn kê khai tài sản chỉ vài chục triệu. Đó là con số ai cũng thấy là không tin được, nếu nhìn vào mức sống thực tế, nhìn vào chuyện con cái du học nước ngoài, rồi nhà cửa, đất đai... Bản kê khai vô lý ấy rồi sẽ nằm im trong những ngăn tủ quan liêu, làm cơ sở để đánh giá đảng viên tốt, để đề bạt, bổ nhiệm lên những vị trí cao hơn. Nhưng nếu vị đó trung thực với tổ chức về tài sản của mình, dù tài sản ấy là mồ hôi công sức thật, mọi việc sẽ ra sao? Loại trừ những trường hợp tham nhũng, bòn rút công quỹ, làm giàu trên mồ hôi, công sức tập thể, rất nhiều cán bộ bình thường, tài sản kê khai ra vẫn có nguy cơ là "bất minh" nếu so với đồng lương quá "hẻo". Nghịch lý như giáo sư Hoàng Tụy nói: "đồng lương không đủ sống nhưng ai cũng sống được" đâu phải chỉ là chuyện của ngành giáo dục? Cơ chế "ngầm" ấy đang làm nảy sinh bao nhiêu vấn đề, tạo ra bao nhiêu giả dối, bất cập, mà hậu quả còn rất lâu dài.


Nghịch lý lương không đủ sống chính là "cái bóng" cần phải vượt qua. Thu nhập của cán bộ, quản lý về hình thức không cao hơn cán bộ, nhân viên bình thường là mấy, trong khi cơ chế giám sát chưa thật chặt chẽ, hệ thống luật pháp có nơi, có chỗ còn lỏng lẻo. Không khó giải thích vì sao nhiều lãnh đạo không tập trung làm chuyên môn, không quan tâm nâng cao đời sống cán bộ, nhân viên mà chỉ nhăm nhăm chạy vốn sửa chữa, xây dựng cơ bản, mua ô tô xịn, để ăn "lại quả", "phần trăm". Nhiều cơ quan, đời sống phần đông cán bộ chật vật, nhưng ô tô vẫn đầy sân, trụ sở hết xây lại sửa, thậm chí lại mốt hơn. Nhiều cán bộ "sống hai cuộc sống", cuộc sống thực "biết lo cho mình", và cuộc sống lý thuyết, biết báo cáo hợp lý hóa "từ buôn mật gấu, bóc lạc, nuôi lợn..." khi tổ chức và công luận hỏi đến nguồn gốc tài sản thực.


Cơ chế bất hợp lý đang tạo nên tình trạng thiếu minh bạch, kìm hãm sự phát triển. Thực trạng này cần phải thay đổi nếu chúng ta muốn bước những bước xa hơn, hội nhập vào sân chơi thế giới!


Post a Comment