Được mệnh danh là “ông vua” của các loại ổ nhớ di động, John Tu - “cậu học trò nổi loạn” gốc Trung Quốc - đã khiến cả thế giới phải ngưỡng mộ khi kiến tạo thành công thương hiệu Kingston cùng khối tài sản cá nhân 2,5 tỷ USD.
Cách đây gần một năm, giới kinh doanh công nghệ thông tin của thế giới đều bị thu hút bởi sự kiện Kingston Technology Company Inc. kỷ niệm 20 năm thành lập. Với tầm hoạt động tại 60 quốc gia cùng số lượng nhân viên lên tới 4.500 người, năm 2007, tổng doanh thu từ các sản phẩm ổ nhớ di động, máy chủ, máy in và máy nghe nhạc của Kingston Technology đã đạt mức kỷ lục 4,5 tỷ USD, tăng 21,6% so với năm 2006 và 20% so với 9 năm trước đó.
Kingston Technology cũng là một trong số ít các doanh nghiệp được Tạp chí Forbes bầu chọn là “Doanh nghiệp tư nhân có tốc độ tăng mức thu nhập nhanh nhất của Mỹ”, và được iSuppli trao danh hiệu “Nhà sản xuất ổ nhớ di động số 1 thế giới tại thị trường thứ 3 trong 4 năm liên tục”.
Ngoài ra, từ 1998 tới 2002, Kingston Technology liên tục lọt vào danh sách “100 Best Companies to Work for in the United States” do Tạp chí Fortune bầu chọn; đồng thời Kingston cũng ghi tên mình vào Top 500 công ty tư nhân lớn nhất tại Mỹ của tạp chí uy tín Forbes liên tiếp trong khoảng 10 năm trở lại đây.
Chiến lược kinh doanh đơn giản nhưng hiệu quả
Tiên phong trong công nghệ, liên tục hoàn thiện sản phẩm và luôn biết tận dụng triệt để cơ hội kinh doanh là một trong những cách thức tiếp cận khách hàng hiệu quả nhất của John Tu. Dịp Euro 2008 vừa qua, bằng một bước đi đơn giản nhưng vô cùng hữu hiệu của John Tu, Kingston Technology Company Inc. đã thực hiện thành công chiến lược quảng bá thương hiệu tới hàng triệu người hâm mộ bóng đá.
Để chắc chắn thực hiện thành công chiến dịch quảng cáo “Vienna 2008 - Con đường tới trận chung kết”, Kingston Technology Company Inc. đã tiến hành chương trình liên kết với Công ty marketing quốc tế Licensing Agency của Jill Goldworn và Denis Huré. Theo đó, dưới sự hỗ trợ của Licensing Agency, khi khách hàng mua những chiếc USB 2GB mang tên “DataTraveler Vienna” của Kingston trong dịp Euro sẽ đều được nhận một phần quà là những nội dung đặc sắc về các trận đấu, các cuộc phỏng vấn cầu thủ và huấn luyện viên nổi tiếng.
Mặc dù không mang lại giá trị vật chất lớn, song hiệu quả đạt được của chiến dịch quảng cáo này lại vượt khỏi sự mong đợi của Kingston nhờ đánh đúng tâm lý của những người hâm mộ môn thể thao vua. Theo đánh giá của Giám đốc marketing khu vực châu Âu của Kingston, đồng thời cũng là người được giao trực tiếp tiến hành chương trình này, thì “việc mang đến cho người hâm mộ bóng đá những thời khắc, những sự kiện của kỳ Euro đã tạo được sự gắn kết bền lâu của người tiêu dùng khắp châu Âu với các sản phẩm ổ cứng di động của Kingston”.
Còn theo lời Giám đốc phụ trách phân phối sản phẩm của The Licensing Agency, ông Erik Haugen, “chỉ cần thông qua một sự kiện bóng đá, một lần nữa, Kingston đã nâng cao được tầm ảnh hưởng cho các sản phẩm của mình trước người tiêu dùng. Đây có thể là một trong những bước chuẩn bị cho những thành công tiếp theo của Kingston trên thị trường ổ cứng di động thế giới trong thời gian tới”.
Trưởng thành từ một “cậu học trò nổi loạn”
Nhiều người chưa biết rằng John Tu từng là một cậu học trò nổi loạn, một người con bất trị của một cố Bộ trưởng Bộ Văn hóa dưới chế độ Tưởng Giới Thạch. John Tu sinh ngày 21 tháng 08 năm 1941 tại Trùng Khánh, Trung Quốc. Năm 1949, sau khi Mao Trạch Đông tiến hành thành công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, John Tu và gia đình phải chạy sang Đài Loan cùng với chính quyền của Tưởng Giới Thạch.
Có lẽ do trưởng thành trong thời kỳ hỗn loạn của lịch sử đất nước với hoàn cảnh gia đình như vậy nên ngay từ khi còn là một học sinh trung học, John Tu rất ngỗ ngược. Mặc dù có điều kiện tốt nhưng John Tu lại không hề chú tâm vào học tập.
Với cá tính tinh nghịch, bướng bỉnh và ham chơi, John Tu hầu như không tiếp thu được một môn học nào trên lớp học; thay vào đó, cậu chỉ dành thời gian đi chơi bi-a, tụ tập cùng bạn bè. Thậm chí, John Tu còn tỏ ra khinh thường thầy giáo cùng những kiến thức được giảng dạy trên lớp. Sau này, khi được hỏi về những kỷ niệm thuở học trò nông nổi của mình, John Tu từng thú thật: “Khi còn ở trường trung học, tôi thấy việc học tập thật nhảm nhí”.
Như một hệ quả tất yếu, John Tu dần tự loại mình ra khỏi danh sách của lớp học và cuối cùng, cậu đã bị trượt trong kỳ thi tốt nghiệp. Thế nhưng, một chuyện xảy tới mà đến giờ John Tu cũng không thể lý giải nổi, đó là “bỗng nhiên tôi trở thành một con người khác hẳn... Tôi lại muốn đi học trở lại”. Tuy nhiên, với điểm số và những gì John Tu thể hiện khi còn ở trong trường, không một trường đại học danh tiếng nào ở Đài Loan có thể mở rộng cánh cửa với cậu.
Không còn cách nào khác, John Tu mong muốn làm lại từ đầu ở nước ngoài, đặc biệt là miền đất hứa Mỹ; nhưng tốt nghiệp trung học là yêu cầu đầu tiên cho việc cấp visa sang Mỹ. Nguy cơ phải đi lính nghĩa vụ buộc John Tu phải đi ra nước ngoài càng sớm càng tốt; và Bremen, Germany - nơi John Tu có người cậu làm chủ một quán ăn Trung Hoa - là lựa chọn tối ưu của người thanh niên trẻ.
Tới Đức với bao hoài bão và hy vọng, John Tu gần như bị suy sụp hoàn toàn khi thấy rằng người cậu của mình cũng không thể giúp được gì. Sau vài năm làm việc tại nhà hàng, những gì John Tu tích lũy được cũng chỉ là vài từ tiếng Đức và vốn kiến thức xã hội nghèo nàn không đủ để ghi danh vào bất cứ trường đại học nào. Thất vọng tràn trề nhưng Tu cũng không thể trở về Đài Loan với hai bàn tay trắng của một kẻ bại trận.
Bỏ việc ở nhà hàng, ngay lập tức, John Tu bước ra ngoài phố và với thứ tiếng Anh bập bõm, cậu hỏi đường tới nhà thờ. Tu đã gặp may vì người đàn ông đó đã chỉ cho cậu tới gặp một vị linh mục đã sống ở Trung Quốc 30 năm trước đây.
Với sự giúp đỡ của vị linh mục, Tu được gửi tới học tiếng Đức ở một nhà thờ. Sau 3 tháng tập trung học tiếng vất vả, những tưởng đã có thể ghi danh đi học kỹ sư điện, nhưng John Tu nhận ra rằng, cậu vẫn phải mất thêm 2 năm thực hành trước nếu muốn thực sự vững vàng. Hai năm học việc ở một thị trấn nhỏ ở Kiel thực sự là khoảng thời gian khốn khó với John.
Cậu vừa phải thích ứng với những người Trung Quốc không còn biết gì về đất nước sinh ra mình, nhưng lại vẫn mang trong họ phong cách sống của người Á Đông điển hình trên đất Âu; vừa phải chống chọi với mùa đông giá rét nơi đây khi cứ mới 4 giờ sáng, John đều phải rửa mặt với nước đã đóng băng trong xô.
Căn gác xép cậu thuê còn không có nhà tắm, và John chỉ có thể xa xỉ một lần đi tắm giặt mỗi tuần tại nhà tắm công cộng. Thời gian sau đó, khi học tập tại trường Đại học Darmstadt, John Tu tiếp tục phải trải qua rất nhiều khó khăn và cực nhọc do không nhận được bất kỳ khoản học bổng nào. Tuy nhiên, khác với thuở còn học trung học, Tu vẫn kiên trì theo học vì cậu cảm thấy đây là món nợ phải trả cho cha mẹ.
Bước ngoặt trong cuộc đời của John Tu tới vào mùa hè năm 1966, khi vẫn còn đang học, ông tới thăm chị gái tại Mỹ. “Khi tôi vừa đặt chân tới New York, tôi đã thấy yêu ngay đất nước này. Cảm nhận đầu tiên là không ai coi tôi như người ngoại quốc”, John Tu nhớ lại. Quả thực, trải nghiệm này thực sự khác biệt so với ở Đức; và Tu đã quyết định sẽ tới Mỹ ngay sau khi tốt nghiệp.
Xây dựng thành công thương hiệu Kingston
Sau nhiều năm học đại học, tới Mỹ, John Tu bỗng nhận ra rằng trở thành kỹ sư điện giờ đây không phải là niềm ham thích của ông. Với quan niệm “Cho dù bạn có làm gì, bạn cũng nên là người xuất sắc nhất”, rất thản nhiên như bao lần trước đó: “Tôi khám phá hướng đi mới”, John Tu chia sẻ. Sự khởi đầu mới của John Tu là cửa hàng bán đồ lưu niệm Scottsdale. Các mặt hàng bày bán trong cửa hàng chỉ là những mặt hàng trang sức mỹ ký lẻ nhập từ Đài Loan.
Qua một năm kinh doanh, Tu nhận thấy hàng bán cũng khá chạy, nhưng lợi nhuận thu được chẳng đáng là bao so với công sức bỏ ra vì chỉ riêng tiền thuê cửa hàng đã chiếm một phần quá lớn trong doanh thu. Do đó, John Tu đã quyết định đi vay thế chấp ngân hàng khoản tiền 50 nghìn USD để mua đất và thế chấp bằng chính mảnh đất đó. Nơi đây, John Tu định sẽ xây dựng trung tâm bán lẻ. Thật may mắn, giá bất động sản tại Arizona sau đó tăng vọt đã mang lại cho John Tu những khoản lợi nhuận kha khá cùng một nguồn cảm hứng đối với lĩnh vực kinh doanh.
Những năm đầu thập niên 80 chứng kiến sự phát triển bùng nổ của thị trường công nghệ thông tin tại Mỹ. Những tên tuổi như Apple, IBM hay Microsoft bắt đầu tung ra những sản phẩm computer để chiếm lĩnh thị trường. Nhận thức được đây là một trong những cơ hội để phát triển kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ thông tin, John Tu đã cùng với người bạn gốc đồng hương David Sun thành lập nên doanh nghiệp công nghệ thông tin Camintonn Corpoation.
Thời gian đầu mới được thành lập, căn cứ vào xu thế chung của thị trường, John Tu và David Sun tập trung hướng doanh nghiệp vào nhập và phân phối lẻ một số loại computer và thiết bị thay thế. Tới năm 1987, nhằm đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh đang đi theo chiều hướng thuận lợi, John Tu và Divid Sun bán Camintonn Corpoation và chính thức thành lập nên Công ty Kingston Technology.
Tham vọng sẽ tạo bước đột phá trong dòng sản phẩm ổ nhớ, sớm xây dựng được chỗ đứng vững chắc trên thị trường công nghệ thông tin của Mỹ vốn đang nóng lên bởi sức ép cạnh tranh của các tên tuổi lớn, bên cạnh việc phân phối lẻ computer và các loại thiết bị phụ trợ, John Tu đã chủ động đầu tư chuyên sâu vào sản xuất ổ nhớ.
Không lâu sau đó, John Tu tìm kiếm được bản hợp đồng lớn cung cấp 50 nghìn modul ổ nhớ SIMMs cho Everex Computers, mang lại cho Kingston Technology những khoản lợi nhuận lớn đi đôi với uy tín trên thị trường công nghệ thông tin của Mỹ. Chỉ sau đúng 1 năm thành lập, Kingston đã đạt được tốc độ phát triển bùng nổ với số tài sản lên tới 12 triệu USD.
Trong quá trình điều hành doanh nghiệp, yếu tố được John Tu coi trọng hàng đầu và cũng là một bí quyết thành công của cá nhân ông cũng như thương hiệu Kingston là nguồn nhân lực. Luôn đòi hỏi khắt khe trong công việc nhưng John Tu cũng là một nhà quản lý phóng khoáng đối với nhân viên. Năm 1996, khi John Tu chuyển nhượng thương hiệu Kingston cho SoftBank Corporation với mức giá 1,5 tỷ USD, ông không ngần ngại trích ra 100 triệu USD để thưởng cho nhân viên.
Bằng phương pháp quản lý độc đáo của mình, John Tu đã thu hút và phát huy được tối đa hiệu quả của đội ngũ nhân viên tài năng trong cả mảng kinh doanh lẫn nghiên cứu và phát triển các dòng sản phẩm mới. Đây cũng là lời giải đáp hợp lý nhất cho việc Kingston liên tục đạt tốc độ phát triển cao, dịch vụ hoàn hảo, đoạt nhiều giải thưởng lớn, khẳng định vị trí thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ thông tin của thế giới từ thập niên 90 tới nay.
Cách đây gần một năm, giới kinh doanh công nghệ thông tin của thế giới đều bị thu hút bởi sự kiện Kingston Technology Company Inc. kỷ niệm 20 năm thành lập. Với tầm hoạt động tại 60 quốc gia cùng số lượng nhân viên lên tới 4.500 người, năm 2007, tổng doanh thu từ các sản phẩm ổ nhớ di động, máy chủ, máy in và máy nghe nhạc của Kingston Technology đã đạt mức kỷ lục 4,5 tỷ USD, tăng 21,6% so với năm 2006 và 20% so với 9 năm trước đó.
Kingston Technology cũng là một trong số ít các doanh nghiệp được Tạp chí Forbes bầu chọn là “Doanh nghiệp tư nhân có tốc độ tăng mức thu nhập nhanh nhất của Mỹ”, và được iSuppli trao danh hiệu “Nhà sản xuất ổ nhớ di động số 1 thế giới tại thị trường thứ 3 trong 4 năm liên tục”.
Ngoài ra, từ 1998 tới 2002, Kingston Technology liên tục lọt vào danh sách “100 Best Companies to Work for in the United States” do Tạp chí Fortune bầu chọn; đồng thời Kingston cũng ghi tên mình vào Top 500 công ty tư nhân lớn nhất tại Mỹ của tạp chí uy tín Forbes liên tiếp trong khoảng 10 năm trở lại đây.
Chiến lược kinh doanh đơn giản nhưng hiệu quả
Tiên phong trong công nghệ, liên tục hoàn thiện sản phẩm và luôn biết tận dụng triệt để cơ hội kinh doanh là một trong những cách thức tiếp cận khách hàng hiệu quả nhất của John Tu. Dịp Euro 2008 vừa qua, bằng một bước đi đơn giản nhưng vô cùng hữu hiệu của John Tu, Kingston Technology Company Inc. đã thực hiện thành công chiến lược quảng bá thương hiệu tới hàng triệu người hâm mộ bóng đá.
Để chắc chắn thực hiện thành công chiến dịch quảng cáo “Vienna 2008 - Con đường tới trận chung kết”, Kingston Technology Company Inc. đã tiến hành chương trình liên kết với Công ty marketing quốc tế Licensing Agency của Jill Goldworn và Denis Huré. Theo đó, dưới sự hỗ trợ của Licensing Agency, khi khách hàng mua những chiếc USB 2GB mang tên “DataTraveler Vienna” của Kingston trong dịp Euro sẽ đều được nhận một phần quà là những nội dung đặc sắc về các trận đấu, các cuộc phỏng vấn cầu thủ và huấn luyện viên nổi tiếng.
Mặc dù không mang lại giá trị vật chất lớn, song hiệu quả đạt được của chiến dịch quảng cáo này lại vượt khỏi sự mong đợi của Kingston nhờ đánh đúng tâm lý của những người hâm mộ môn thể thao vua. Theo đánh giá của Giám đốc marketing khu vực châu Âu của Kingston, đồng thời cũng là người được giao trực tiếp tiến hành chương trình này, thì “việc mang đến cho người hâm mộ bóng đá những thời khắc, những sự kiện của kỳ Euro đã tạo được sự gắn kết bền lâu của người tiêu dùng khắp châu Âu với các sản phẩm ổ cứng di động của Kingston”.
Còn theo lời Giám đốc phụ trách phân phối sản phẩm của The Licensing Agency, ông Erik Haugen, “chỉ cần thông qua một sự kiện bóng đá, một lần nữa, Kingston đã nâng cao được tầm ảnh hưởng cho các sản phẩm của mình trước người tiêu dùng. Đây có thể là một trong những bước chuẩn bị cho những thành công tiếp theo của Kingston trên thị trường ổ cứng di động thế giới trong thời gian tới”.
Trưởng thành từ một “cậu học trò nổi loạn”
Nhiều người chưa biết rằng John Tu từng là một cậu học trò nổi loạn, một người con bất trị của một cố Bộ trưởng Bộ Văn hóa dưới chế độ Tưởng Giới Thạch. John Tu sinh ngày 21 tháng 08 năm 1941 tại Trùng Khánh, Trung Quốc. Năm 1949, sau khi Mao Trạch Đông tiến hành thành công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, John Tu và gia đình phải chạy sang Đài Loan cùng với chính quyền của Tưởng Giới Thạch.
Có lẽ do trưởng thành trong thời kỳ hỗn loạn của lịch sử đất nước với hoàn cảnh gia đình như vậy nên ngay từ khi còn là một học sinh trung học, John Tu rất ngỗ ngược. Mặc dù có điều kiện tốt nhưng John Tu lại không hề chú tâm vào học tập.
Với cá tính tinh nghịch, bướng bỉnh và ham chơi, John Tu hầu như không tiếp thu được một môn học nào trên lớp học; thay vào đó, cậu chỉ dành thời gian đi chơi bi-a, tụ tập cùng bạn bè. Thậm chí, John Tu còn tỏ ra khinh thường thầy giáo cùng những kiến thức được giảng dạy trên lớp. Sau này, khi được hỏi về những kỷ niệm thuở học trò nông nổi của mình, John Tu từng thú thật: “Khi còn ở trường trung học, tôi thấy việc học tập thật nhảm nhí”.
Như một hệ quả tất yếu, John Tu dần tự loại mình ra khỏi danh sách của lớp học và cuối cùng, cậu đã bị trượt trong kỳ thi tốt nghiệp. Thế nhưng, một chuyện xảy tới mà đến giờ John Tu cũng không thể lý giải nổi, đó là “bỗng nhiên tôi trở thành một con người khác hẳn... Tôi lại muốn đi học trở lại”. Tuy nhiên, với điểm số và những gì John Tu thể hiện khi còn ở trong trường, không một trường đại học danh tiếng nào ở Đài Loan có thể mở rộng cánh cửa với cậu.
Không còn cách nào khác, John Tu mong muốn làm lại từ đầu ở nước ngoài, đặc biệt là miền đất hứa Mỹ; nhưng tốt nghiệp trung học là yêu cầu đầu tiên cho việc cấp visa sang Mỹ. Nguy cơ phải đi lính nghĩa vụ buộc John Tu phải đi ra nước ngoài càng sớm càng tốt; và Bremen, Germany - nơi John Tu có người cậu làm chủ một quán ăn Trung Hoa - là lựa chọn tối ưu của người thanh niên trẻ.
Tới Đức với bao hoài bão và hy vọng, John Tu gần như bị suy sụp hoàn toàn khi thấy rằng người cậu của mình cũng không thể giúp được gì. Sau vài năm làm việc tại nhà hàng, những gì John Tu tích lũy được cũng chỉ là vài từ tiếng Đức và vốn kiến thức xã hội nghèo nàn không đủ để ghi danh vào bất cứ trường đại học nào. Thất vọng tràn trề nhưng Tu cũng không thể trở về Đài Loan với hai bàn tay trắng của một kẻ bại trận.
Bỏ việc ở nhà hàng, ngay lập tức, John Tu bước ra ngoài phố và với thứ tiếng Anh bập bõm, cậu hỏi đường tới nhà thờ. Tu đã gặp may vì người đàn ông đó đã chỉ cho cậu tới gặp một vị linh mục đã sống ở Trung Quốc 30 năm trước đây.
Với sự giúp đỡ của vị linh mục, Tu được gửi tới học tiếng Đức ở một nhà thờ. Sau 3 tháng tập trung học tiếng vất vả, những tưởng đã có thể ghi danh đi học kỹ sư điện, nhưng John Tu nhận ra rằng, cậu vẫn phải mất thêm 2 năm thực hành trước nếu muốn thực sự vững vàng. Hai năm học việc ở một thị trấn nhỏ ở Kiel thực sự là khoảng thời gian khốn khó với John.
Cậu vừa phải thích ứng với những người Trung Quốc không còn biết gì về đất nước sinh ra mình, nhưng lại vẫn mang trong họ phong cách sống của người Á Đông điển hình trên đất Âu; vừa phải chống chọi với mùa đông giá rét nơi đây khi cứ mới 4 giờ sáng, John đều phải rửa mặt với nước đã đóng băng trong xô.
Căn gác xép cậu thuê còn không có nhà tắm, và John chỉ có thể xa xỉ một lần đi tắm giặt mỗi tuần tại nhà tắm công cộng. Thời gian sau đó, khi học tập tại trường Đại học Darmstadt, John Tu tiếp tục phải trải qua rất nhiều khó khăn và cực nhọc do không nhận được bất kỳ khoản học bổng nào. Tuy nhiên, khác với thuở còn học trung học, Tu vẫn kiên trì theo học vì cậu cảm thấy đây là món nợ phải trả cho cha mẹ.
Bước ngoặt trong cuộc đời của John Tu tới vào mùa hè năm 1966, khi vẫn còn đang học, ông tới thăm chị gái tại Mỹ. “Khi tôi vừa đặt chân tới New York, tôi đã thấy yêu ngay đất nước này. Cảm nhận đầu tiên là không ai coi tôi như người ngoại quốc”, John Tu nhớ lại. Quả thực, trải nghiệm này thực sự khác biệt so với ở Đức; và Tu đã quyết định sẽ tới Mỹ ngay sau khi tốt nghiệp.
Xây dựng thành công thương hiệu Kingston
Sau nhiều năm học đại học, tới Mỹ, John Tu bỗng nhận ra rằng trở thành kỹ sư điện giờ đây không phải là niềm ham thích của ông. Với quan niệm “Cho dù bạn có làm gì, bạn cũng nên là người xuất sắc nhất”, rất thản nhiên như bao lần trước đó: “Tôi khám phá hướng đi mới”, John Tu chia sẻ. Sự khởi đầu mới của John Tu là cửa hàng bán đồ lưu niệm Scottsdale. Các mặt hàng bày bán trong cửa hàng chỉ là những mặt hàng trang sức mỹ ký lẻ nhập từ Đài Loan.
Qua một năm kinh doanh, Tu nhận thấy hàng bán cũng khá chạy, nhưng lợi nhuận thu được chẳng đáng là bao so với công sức bỏ ra vì chỉ riêng tiền thuê cửa hàng đã chiếm một phần quá lớn trong doanh thu. Do đó, John Tu đã quyết định đi vay thế chấp ngân hàng khoản tiền 50 nghìn USD để mua đất và thế chấp bằng chính mảnh đất đó. Nơi đây, John Tu định sẽ xây dựng trung tâm bán lẻ. Thật may mắn, giá bất động sản tại Arizona sau đó tăng vọt đã mang lại cho John Tu những khoản lợi nhuận kha khá cùng một nguồn cảm hứng đối với lĩnh vực kinh doanh.
Những năm đầu thập niên 80 chứng kiến sự phát triển bùng nổ của thị trường công nghệ thông tin tại Mỹ. Những tên tuổi như Apple, IBM hay Microsoft bắt đầu tung ra những sản phẩm computer để chiếm lĩnh thị trường. Nhận thức được đây là một trong những cơ hội để phát triển kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ thông tin, John Tu đã cùng với người bạn gốc đồng hương David Sun thành lập nên doanh nghiệp công nghệ thông tin Camintonn Corpoation.
Thời gian đầu mới được thành lập, căn cứ vào xu thế chung của thị trường, John Tu và David Sun tập trung hướng doanh nghiệp vào nhập và phân phối lẻ một số loại computer và thiết bị thay thế. Tới năm 1987, nhằm đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh đang đi theo chiều hướng thuận lợi, John Tu và Divid Sun bán Camintonn Corpoation và chính thức thành lập nên Công ty Kingston Technology.
Tham vọng sẽ tạo bước đột phá trong dòng sản phẩm ổ nhớ, sớm xây dựng được chỗ đứng vững chắc trên thị trường công nghệ thông tin của Mỹ vốn đang nóng lên bởi sức ép cạnh tranh của các tên tuổi lớn, bên cạnh việc phân phối lẻ computer và các loại thiết bị phụ trợ, John Tu đã chủ động đầu tư chuyên sâu vào sản xuất ổ nhớ.
Không lâu sau đó, John Tu tìm kiếm được bản hợp đồng lớn cung cấp 50 nghìn modul ổ nhớ SIMMs cho Everex Computers, mang lại cho Kingston Technology những khoản lợi nhuận lớn đi đôi với uy tín trên thị trường công nghệ thông tin của Mỹ. Chỉ sau đúng 1 năm thành lập, Kingston đã đạt được tốc độ phát triển bùng nổ với số tài sản lên tới 12 triệu USD.
Trong quá trình điều hành doanh nghiệp, yếu tố được John Tu coi trọng hàng đầu và cũng là một bí quyết thành công của cá nhân ông cũng như thương hiệu Kingston là nguồn nhân lực. Luôn đòi hỏi khắt khe trong công việc nhưng John Tu cũng là một nhà quản lý phóng khoáng đối với nhân viên. Năm 1996, khi John Tu chuyển nhượng thương hiệu Kingston cho SoftBank Corporation với mức giá 1,5 tỷ USD, ông không ngần ngại trích ra 100 triệu USD để thưởng cho nhân viên.
Bằng phương pháp quản lý độc đáo của mình, John Tu đã thu hút và phát huy được tối đa hiệu quả của đội ngũ nhân viên tài năng trong cả mảng kinh doanh lẫn nghiên cứu và phát triển các dòng sản phẩm mới. Đây cũng là lời giải đáp hợp lý nhất cho việc Kingston liên tục đạt tốc độ phát triển cao, dịch vụ hoàn hảo, đoạt nhiều giải thưởng lớn, khẳng định vị trí thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ thông tin của thế giới từ thập niên 90 tới nay.
Post a Comment