Vì thế, bạn cần phải có chiến lược quản lý thời gian của riêng mình. Khi nói về cuộc sống của các nhà quản lý, tôi nhận thấy rằng lúc nào họ cũng vô cùng bận rộn: Lúc nào cũng phải chạy vội vã từ cuộc họp này đến cuộc họp khác, hoặc dán mắt vào màn hình BlackBerry như những kẻ đang cầu nguyện và làm việc thâu đêm suốt sáng để trả lời cả núi thư điện tử.
Vào thời điểm mà những người được khảo sát trong nghiên cứu này phải phụ trách cùng một lúc bảy dự án, thời gian làm việc hiệu quả của họ giảm xuống chỉ còn khoảng 15%. Có một điều nghịch lý là một người càng phải thực hiện nhiều công việc một lúc thì số việc mà họ hoàn thành lại càng ít đi. Vậy, làm thế nào để bạn có thêm nhiều thời gian làm việc hiệu quả trong cuộc sống hàng ngày? Dưới đây là một vài gợi ý:
Xây dựng một danh sách hoặc đầu mục để giúp bạn có thể chọn lọc có hệ thống những cơ hội hấp dẫn từ vô số những cơ hội khác kém hấp dẫn hơn. Tôi cũng có một danh sách như vậy để sử dụng khi đánh giá các khách hàng mới và nó giúp tôi vạch ra những ưu tiên trong công việc.
Cố gắng hoàn thành những dự án cũ, trước khi thêm những dự án mới vào danh sách này.
Cố gắng dành thời gian để suy nghĩ về chiến lược để thực hiện các dự án đó, nhưng những công việc không quá gấp (như suy nghĩ hay viết lách) cần được thay thế bằng những yêu cầu công việc cấp bách hơn.
Ví dụ: Tôi có một khách hàng có tính cách rất đặc biệt tên là Joe. Những lần gặp gỡ với Joe là để dành cho việc suy nghĩ, và chúng tôi đều thỏa thuận rằng những lần gặp gỡ đó đều sẽ không bị cắt ngang.
Kiểm tra email hai lần một ngày (đảm bảo rằng sẽ không quá mất thời gian của bạn).
Cố gắng làm cho những người như sếp hay đồng nghiệp - những người có thể mang lại khối lượng công việc vượt trội cho bạn - hiểu rõ hậu quả của việc bạn phải đánh đổi thời gian để làm thêm việc khác ngoài các công việc chính của mình.
Post a Comment