Khi nhìn xung quanh có bao giờ bạn thấy có những người luôn luôn tìm được những ý tưởng tuyệt vời mà bạn thì không ?
Và từ đó bạn chấp nhận rằng khả năng sáng tạo của mình là bị giới hạn so với họ, hay là khả năng tìm kiếm ý tưởng là một thứ của trời cho được ban phát không đồng đều ? Nhưng nếu ngay cả như vậy thì có giải pháp nào khắc phục và phát huy hết khả năng của mỗi người không ? Đó chính là lúc bạn cần đến kỹ thuật Brainstorming. Vậy kỹ thuật Brainstoming là gì ?
Đơn giản đây là phương pháp giúp cho não của bạn hoạt động một cách hiệu quả và sáng tạo nhất. Brainstorming không chỉ dành riêng cho những họa sĩ bậc thầy hay những nhà thiết kế đồ họa lâu năm mà còn có thể được sử dụng bởi tất cả mọi đối tượng, những người cần tới sự sáng tạo, tìm kiếm cái mới cho dù họ là họa sĩ, kỹ sư hay một chuyên gia kinh tế.
Điều gì tạo nên sự khác biệt giữa một nhà thiết kế và số còn lại ? Đó chính là sự độc đáo trong ý tưởng và cách thể hiện. Vậy làm cách nào để có những ý tưởng thật sự độc đáo ? Hãy ví dụ có 100 nhà thiết kế nghĩ ra đuợc 100 ý tưởng khác nhau, và nếu ý tưởng của bạn không thể nào vượt qua ranh giới của 100 ý tưởng này thì chắc chắn rằng cho dù ý tưởng của bạn có hay tới mức nào thì cũng chỉ là một sự sao chép.
Nhưng hãy hình dung nếu bạn có thể đưa ra được 101 ý tưởng, điều này có nghĩa chắc chắn bạn đã tạo ra được một điều gì đó hoàn toàn mới mẻ. Bạn đã đạt được 1 sự khác biệt so với những người còn lại, nhưng nếu bạn đã có 1 ý tưởng mới rồi, vậy chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn có thể nghĩ ra tới 110 ý tưởng. Khi đó bạn sẽ có rất nhiều cơ hội để có thể so sánh và lựa chọn ra ý tưởng nào là tối ưu nhất để có thể ứng dụng vào thực tế.
Câu hỏi ở đây là: vậy số ý tưởng đưa ra bao nhiêu là đủ? bạn có thể thỏa mãn chỉ với một ý tưởng mới, nhưng cứ thử nghĩ nếu ta phát triển thêm từ nó thì kết quả đạt được sẽ hiệu quả hơn biết chừng nào. Vậy câu trả lời cho câu hỏi trên là giới hạn của số ý tưởng đưa ra chính là tất cả những ý tưởng mà bạn còn có thể nghĩ ra và phát triển được. Hãy bỏ qua những giới hạn và bắt bộ nào hoạt động hết khả năng, khi đó bạn sẽ thật sự bị bất ngờ bở khả năng sáng tạo của chính mình.
Đôi lúc chúng ta suy nghĩ thường đi theo một lối cố định nào đó, ví dụ những một đứa bé xây dựng những ngôi nhà đồ chơi, thì theo logic luôn luôn ây từ sàn cho tới nóc. Vậy bây giờ nếu ta đảo ngược toàn bộ tiến trình xây dựng lại hay thậm chí sắp xếp một cách ngẫu nhiên thì sao ? Đã bao giờ bạn đọn dẹp lại những đồ đạc mà bạn nghĩ đã được sắp xếp một cách ngăn nắp và phát hiện ra những thứ mà bạn đã bỏ nhiều công sức để tìm tại một chỗ khác ?
Đó chính là suy nghĩ theo một mô hình có sẵn rằng đồ vật đó không thể được tìm thấy tại nơi mình đã sắp xếp. Cũng như vậy, ý tưởng luôn nằm ở nơi bạn hoàn toàn không ngờ tới, cách hiệu quả nhất để tìm kiếm là hãy lục tung tất cả lên, phá vỡ sự ngăn nắp trong suy nghĩ của bạn, bày bữa tất cả chúng ra trên mặt đất để có thể nhìn ngắm ở nhiều góc độ, kết hợp nhiều thứ với nhau… Tới đây bạn có thể sẽ thắc mắc, làm sao có thể bày tất cả ý tưởng của mình ra như đồ vật trong một căn phòng?
Thật đơn giản, hãy viết tất cả ra giấy, tất nhiên với một cây viết. Hãy viết bất cứ thứ gì có trong đầu bạn ra mặt giấy (brain dumping), không cần phải suy nghĩ nó là một ý tưởng tốt hay chỉ là một suy nghĩ thoảng qua trong đầu. Bạn càng không cần phải bận tâm đến việc mình có viết đẹp, ngay hàng thẳng lối hay không, nếu cần diễn tả một hình ảnh, cứ việc vẽ ra nếu bạn thích, nhưng hãy phác hoạ thật nhanh chóng, hay khi phát hiện ra mình viết sai thì cũng chẳng cần phải quay lại để sửa chữa, hãy để suy nghĩ của bạn liên tục.
Đừng chỉ suy nghĩ về chỉ 1 thứ mà hãy suy nghĩ đến tất cả những thứ có liên quan đến nó, ví dụ như bạn đang tập trung về chủ đế ngôi nhà đồ chơi, hãy nghĩ tới những món đồ chơi khác mà bạn có, về ngôi nhà thật, về những người công nhân xây dựng… Cứ viết và đừng dừng bút để suy nghĩ. Nếu bạn dừng bút trong khoảng thời gian dài hơn 10 giây, điều đó có nghĩa là bạn đã khai thác quá nhiều về ý tưởng đó, hãy lập tức bỏ qua một bên và quay sang những thứ liên quan khác, ta sẽ quay lại với nó sau.
Có thể bạn cảm thấy hơi ngớ ngẩn, nếu chỉ viết ra tất cả mọi thứ như vậy thì bạn sẽ đạt được cái gì cụ thể ? Mục đích của quá trình Brainstorming này không phải là tìm được chính xác một ý tưởng hoàn thiện mà là đưa ra được càng nhiều ý tưởng càng tốt, do đó e ngại khi viết ra những điều mà bình thưởng bạn nghĩ sẽ rất ngớ ngẩn, ví dụ như xây dựng một ngôi nhà không cần tới mái chẳng hạn, thật sự thì bạn cũng đã thấy bây giờ đã có những ngôi nhà không có mái trong thực tế.
Nếu không có ý tưởng thì không thể nào có kết quả. Một người từng nhận giải Nobel đã phát biểu: “Cách tốt nhất để có được một ý tưởng tốt là bạn phải có thật nhiều ý tưởng” (The best way to get a good idea is to get a lot of ideas – Linus Carl Pauling – Nobel hòa bình 1963). Vậy Brainstorming ngoài việc đưa ra thật nhiều ý tưởng, nó còn giúp ta được gì nữa không ?
Brainstorming giúp ta phân tích kỹ vấn đề, tự xem xét tất cả vấn đề có thể xảy ra khi trong khi ta liên tục đặt ra những câu hỏi: Nếu vậy, giả sử như …
Ví dụ: bạn sẽ nhìn thấy rất rõ được chức năng của từng bộ phận trong căn nhà của bạn nếu liên tục đặt ra những câu hỏi nếu như không có nó thì sẽ như thế nào ? hay giả sử nó để vào chỗ khác thì có ảnh hưởng ko ? tổng thể sẽ ra sao nếu nó có hình dạng khác với hình dạng chuẩn ? … Hay khi đặt câu hỏi nếu đang làm mà mất đi một bộ phận của nhà thì sẽ lấy gì để thay thế ?... Những câu hỏi như vậy sẽ giúp bạn hình dung và đưa ra giải pháp xử lý tình huống bất ngờ một cách sáng suốt nhất.
Đưa ra nhiều tham số để lựa chọn, bạn sẽ dễ dàng để lựa chọn được cách tối ưu nhất. Như khi bạn chỉ có 2 màu sơn để sơn một căn phòng cho thích hợp, bạn sẽ phải buộc hài lòng với một trong hai, nhưng khi có trong tay tới 20 màu sơn thì bạn hoàn toàn lựa chọn màu sắc nào là thích hợp với tính cách bản thân mình nhất. Bạn chỉ có thể có được kết quả tốt nhất khi bạn có được ý tưởng tốt nhất. Brainstorming có những phương pháp và kỹ thuật nào?
Khi bắt đầu brainstorming, bạn hãy chú ý đến những kỹ thuật:
1. Quan sát những điều mới mẻ
Khi đứng trước một đồ vật là lùng, câu hỏi đầu tiên của bạn sẽ là chính xác đây là cái gì ? nó có công dụng gì và dùng ra sao ? chính sự phán đoán khi không biết rõ sẽ dẫn tới những ý tưởng thú vị, ngay cả khi những phán toán đó hoàn toàn không đúng với thực tế.
Đã bao giờ bạn nghĩ một cây antena có kiểu dạng lạ là một cây cột thu lôi hay chưa ? Hay mỗi ngày khi đi về nhà bạn đều đi đúng một con đường duy nhất, nhìn cùng một cảnh vật nên lâu ngày sẽ chẳng buồn ngó đến cảnh vật xung quanh. Hãy thử một lần khám phá một con đường mới về nhà mà bạn chưa từng đi, khi đó bạn thấy bạn sẽ phải chú ý đến cảnh vật xung anh nhiều hơn. Du lịch, gặp gỡ những người bạn mới đều là những cách để khám phá và tích lũy những ý tưởng mới để có thể sử dụng khi cần thiết. 2. Hãy nhìn lại thật kỹ những thứ bình thường mà bạn nhìn thấy hàng ngày.
Một vết loang trên bàn gỗ trên bàn làm việc, đã bao giờ bạn nhìn kỹ nó thật gần để tìm hiểu nó là do trà, café hay thứ gì để lại… Nhìn kỹ những bảng hiệu, con người trên đoạn đường đi về hàng ngày, bạn sẽ nhật thấy những điều vô cùng ngạc nhiên mà bình thường bạn bỏ qua hay nghĩ là không cần thiết.
Hãy tìm cách suy nghĩ phát triển những điều mình thấy, ví dụ như nhìn thấy một ngã tư, bạn hãy hình dung nếu có đèn tín hiệu giao thông thì sẽ thế nào ? nếu không có thì sao hay thậm chí giải sử có một vòng xoay thì giao thông và cảnh vật sẽ thế nào ? Cuối cùng, hãy quan sát thật kỹ những thành phần cấu tạo nên thứ bạn đang nhìn. Có trong tay một hộp quà, hãy khoan vội mở nó ra để lấy thứ bên trong, hãy quan sát thật kỹ tới hộp đựng, giấy gói, nơ, hoa văn trên giấy, kết dính ra sao ? … 3. Kết hợp nhiều ý tưởng để tạo ra ý tưởng mới:
Đây là một bước vô cùng quan trọng trong việc tìm kiếm những ý tưởng mới. Giả sử ta có một cây đèn và một chiếc đồng hồ trong tay, nếu kết hợp chúng lại thì sẽ như thế nào ? một cây đèn có gắn đồng hồ ? một chiếc đèn hẹn giờ bật tắt ? một chiếc đồng hồ dạ quang ? hay đồng hồ sử dụng năng lượng ánh sáng ? một chiếc đồng hồ du lịch có thể phát sáng để soi đường ? Kết hợp hai hay nhiều thứ khác nhau lại với nhau theo chức năng, hình dạng, cấu tạo và bạn sẽ bất ngờ với những ý tưởng mới nghe có thể là vô lý những hoàn toàn có thể là bước bắt đầu cho một sản phẩm đột phá.
4. Đặt ý tưởng trong những điều kiện khác thường và đối nghịch:
Cố gắng khai thác sự đối nghịch với ý tưởng đang có sẽ giúp ta có 2 ý tưởng hoàn toàn khách nhau. Ví dụ như tại sai phải xây một ngôi nhà đầy góc cạnh mà không xây một ngôi nhà tròn ? hay tại sao phải lắp ráp một máy tính có kích thước lớn mà không lắp ráp một máy tính thật nhỏ gọn, tiết kiệm diện tích ?
Bên cạnh đó hãy đặt ý tưởng vào trong những điều kiện khác thường,. Ví dụ một chiếc máy tính thu nhỏ hết cỡ thì sẽ như thế nào ? Có thể xách tay ? có thể bỏ túi áo ? hay thậm chí có thể ghép dưới da ?, một chiếc bánh nếu phóng thật lớn trông nó sẽ ra sao ?
5. Cuối cùng là phải biết đặt ra những giới hạn và luật lệ khi Brainstorming.
Việc liệt kê các ý tưởng một cách lan tràn sẽ dễ dẫn tới đi qua xa vấn đề cần giải quyết nếu bạn không đặt ra một hàng rào giới hạn nó và thực hiện theo. Ví dụ, khi nghĩ về quảng cáo một loại nước hoa thì bạn không phải suy nghĩ phát triển ra tới tình hình thế giới, hay khi tìm hiểu về con đường thì không cần phát triển ý tưởng lan qua lãnh vực thể thao chẳng hạn. Giới hạn hợp lý giúp bạn tập trung vấn đề và kiếm thật nhiều ý tưởng hữu dụng mà không mất quá nhiều thời gian, nhưng nếu giới hạn quá nhỏ có thể sẽ giới hạn luồng suy nghĩ của bạn.
Đến đây bạn đã nắm bắt được cơ bản của kỹ thuật Brainstorming. Ý tưởng sáng là thứ đóng vai trò quyết định trong bất cứ lĩnh vực nào và giới hạn của bộ não bạn là vô cùng. Hãy kết hợp và sử dụng Brainstorming đúng lúc để khai thác nó một cách hiệu quả nhất. Tập thành thói quen thúc đẩy não làm việc hết sức khi cần ý tư
(Zidean.com)
Post a Comment