PROFILE - Căn phòng làm việc ngăn nắp của ông tại tầng thứ 14 Toà nhà Sacombank, nơi có thể nhìn xuống con đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (TP.HCM) người xe ồn ào hay phóng tầm mắt ra bao quát cả một góc thành phố. Vào một buổi chiều tháng 7, câu chuyện của chúng tôi với vị Chủ tịch HĐQT của Sacombank - Ông Đặng Văn Thành ngày càng sôi nổi, từ những hồi ức về khát vọng thời trai trẻ, sự tự hào về bước đường thành công, vị thế của Sacombank ngày nay và cả những tâm sự riêng tư về tổ ấm…
Máu kinh doanh đã thấm vào tôi
Sự thành công của Sacombank gắn liền với vai trò kiến tạo rất lớn của người thuyền trưởng. Tuy nhiên, khi khởi nghiệp, ông lại bắt đầu với lĩnh vực kinh doanh đường, vậy cơ duyên nào đưa ông đến với lĩnh vực tài chính - ngân hàng?
Tôi sinh trưởng trong một gia đình có bố là Đông y sĩ. Các anh em tôi mỗi người đều chọn cho mình một hướng đi riêng, tuy nhiên, không ai mặn mà với nghiệp doanh nhân. Dường như chỉ riêng tôi là có máu kinh doanh thấm trong người. Quãng độ những năm 1989 - 1990, khi đang có Công ty Thành Thành Công - một Công ty quy mô tương đối lớn tại miền Nam chuyên kinh doanh, phân phối đường cát, mật rỉ, thực phẩm công nghệ, cồn… thì Nhà nước khuyến khích thành lập Hợp tác xã tín dụng. Giai đoạn đó nước mình mới bắt đầu chập chững chuyển sang nền kinh tế thị trường, phong trào này nổi lên khắp nơi nhằm hỗ trợ cho thị trường tài chính. Tôi là người có máu kinh doanh nên tự nhủ kinh doanh tiền tệ là ngành kinh doanh có nhiều tiềm năng bởi nền kinh tế thị trường vừa mới vận hành, dư địa phát triển cho mô hình các tổ chức tín dụng rất lớn, tôi quyết tâm theo ngã rẽ mới sau 12 năm gắn bó với kinh doanh đường. Nhìn thấy cơ hội lớn sao ta không thử dấn thân?
Tuy nhiên sau đó phong trào này cũng nhanh chóng đổ vỡ dây chuyền. Hợp tác xã tín dụng nơi ông làm việc lúc đó ra sao?
Lúc bấy giờ, kinh doanh loại hàng hoá đặc biệt như tiền tệ có rất nhiều khó khăn như nguyên lý kinh doanh chưa rõ ràng, những người có chuyên môn thực sự rất ít, hành lang pháp lý chưa hoàn chỉnh. Những khái niệm như “thế chấp”, các Hợp tác xã tín dụng cũng còn bỡ ngỡ. Chúng tôi phải vừa làm vừa học, học từ sách vở, học từ thực tế và vận dụng cả các kinh nghiệm ngoài thương trường trước đó. Trong giai đoạn khó khăn này, rất ít Hợp tác xã tín dụng có thể tồn tại được lâu. Ấn tượng lớn nhất trong giai đoạn đó là chúng tôi nỗ lực dốc hết sức người, sức của kể cả việc dùng nguồn vốn của gia đình, bạn bè tập trung phát triển Hợp tác xã tín dụng. Cuối cùng thì toàn TP.HCM chỉ có 13 đơn vị trụ lại được, 4 trong số 13 đơn vị được cải tổ mô hình hoạt động và sau đó trở thành Sacombank. Ra đời năm 1991, đến nay Sacombank đã tròn 19 tuổi nhưng tôi đã có tới 21 tuổi nghề, cái nghề đã có trước khi ngân hàng thực sự được khai sinh.
Sacombank - Chặng đường phát triển
Sacombank là một trong các ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên có cổ đông chiến lược nước ngoài. Ông có thể chia sẻ kinh nghiệm trong hợp tác chiến lược của mình?
Khi Sacombank được phép kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài, sự thật lúc đó ngân hàng rất cần sự hỗ trợ tài chính và kinh nghiệm từ bên ngoài để tạo nên động lực tăng trưởng mới. Việc chọn đối tác chiến lược của Sacombank rất kỹ lưỡng. Khi được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước, chúng tôi đã bắt đầu đưa ra tiêu chí và tiêu chuẩn đầu tiên, đó là đối tác chiến lược phải thực sự quan tâm đến thị trường vốn Việt Nam và có khả năng hỗ trợ Sacombank. Ban đầu chúng tôi chọn Công ty Tài chính Quốc tế IFC - một định chế tài chính lớn, đáp ứng được mọi tiêu chí đề ra. Đối tác tiếp theo là Ngân hàng ANZ, nắm giữ 9.93% vốn điều lệ đến với chúng tôi vào năm 2005. Riêng Dragon Capital đến với Sacombank sớm hơn từ năm 2001. Tôi rất cảm kích Dominic Scriven - một người đồng cảm, tâm huyết với thị trường vốn Việt Nam trong thuở khó khăn ban đầu. Các cổ đông chiến lược nước ngoài đã hỗ trợ rất lớn, góp phần giúp Sacombank lớn mạnh, tạo nên diện mạo như ngày nay. Thời gian gần đây một số đối tác nước ngoài đã thoái bớt vốn, chúng tôi xem đó là chuyện bình thường, cũng phải thông cảm vì họ đều có những kế hoạch, chiến lược phát triển riêng. Tham vọng muốn họ cùng đi với ngân hàng trong cả chặng đường dài là rất khó.
Cuộc khủng hoảng năm 2008 khiến các doanh nghiệp chịu nhiều tác động. Với Sacombank, ngân hàng đã chủ động xây dựng và thực thi “chiến lược tình thế 2009 - 2010”. Ông có thể chia sẻ về điều này?
Trong năm 2009 - 2010, chúng tôi đã có những bước đi tình thế mềm dẻo, quản trị ngân hàng theo hướng “vừa phòng thủ vừa tiến công”. Phòng thủ là không được chủ quan, tiếp tục đưa ra các biện pháp quản trị rủi ro nhưng không co cụm tiêu cực mà vẫn chủ động chờ đợi cơ hội nhằm vươn lên gia tăng chiếm lĩnh thị phần. Chẳng hạn, năm 2008, Sacombank đã tổ chức lễ ký kết hợp tác chiến lược toàn diện với Trường Hải, Hoàng Anh Gia Lai, Đồng Tâm Long An… Đồng thời, chúng tôi cũng đã hỗ trợ về tài chính nhiều cho khách hàng lâu năm, đối tác thân thiết của Sacombank. Minh chứng rõ nhất cho tư tưởng “tấn công” này là Sacombank vẫn tái cơ cấu và chuyển đổi thành công, ra mắt mô hình hoạt động mới là Tập đoàn Sacombank. Cuộc khủng hoảng năm 2008 là một thách thức mà có thể vài chục năm mới tái diễn. Tác động khủng hoảng là rất nặng nề, cơn địa chấn đã đào thải nhiều doanh nghiệp nhưng mặt khác cũng giúp các doanh nghiệp trưởng thành hơn, trong đó có Sacombank. Trong lúc khó khăn thị trường vẫn thường xuyên xuất hiện những cơ hội.
Ông tổng kết lại chặng đường phát triển của Sacombank như thế nào?
Năm 2000, Sacombank đã đề ra chiến lược 10 năm. Năm nay là năm cuối trong chặng đường phát triển đó và Sacombank từng bước trở thành một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu tại Việt Nam. Từ lúc thành lập vốn điều lệ chỉ vỏn vẹn 3 tỷ đồng nhưng giờ đây Sacombank nâng vốn lên 9,200 tỷ đồng. Sacombank cũng đã lớn mạnh và vươn hoạt động ra tầm khu vực. Sự thành công của Sacombank xuất phát từ 4 nhóm giải pháp lớn mang tính chiến lược: Thứ nhất là mở rộng mạng lưới phát triển theo bề rộng từ thành thị xuống nông thôn, có chú trọng phát triển địa điểm chiến lược tận dụng địa lợi. Thứ hai tăng cường về quy mô vốn và tài sản nhằm gia tăng sức mạnh cạnh tranh. Thứ ba là giải pháp về công nghệ và cuối cùng, Sacombank chú trọng phát triển đạo tạo nguồn nhân lực. Trên thị trường tài chính, rủi ro của mọi rủi ro là con người nên Sacombank luôn chú tâm xây dựng, đào tạo nguồn nhân lực. Điều hạnh phúc là tôi có các cộng sự và trên 8,000 CBNV luôn có tinh thần trách nhiệm, lòng đam mê, cần cù lao động, sát cánh cùng tôi trong suốt thời gian qua.
Tôi là người hạnh phúc nhất!
Mọi người thường nói rằng “phía sau một người đàn ông thành đạt là bóng dáng một người phụ nữ với một gia đình êm ấm”. Với sự nghiệp thành công của ông câu danh ngôn trên có đúng không?
Sau khi chuyển hướng hoạt động qua lĩnh vực tài chính - tiền tệ, tôi giao lại Thành Thành Công cho bà xã quản lý. Bất ngờ nhất là sau nhiều năm chỉ làm nội trợ và chăm sóc con cái, ra thương trường bà xã tôi ngay lập tức có thể đảm đương xuất sắc công việc kinh doanh. 19 năm nay kể khi bà xã trực tiếp điều hành Thành Thành Công, quy mô Công ty đã lớn gấp 10 lần so với trước. Vợ chồng cùng là doanh nhân, bà xã tôi là người rất hiểu và đồng cảm cho chồng, ngoài tình cảm, con cái, chúng tôi còn có nhiều thứ để chia sẻ trong công việc. Ra xã hội, bà xã tôi là một doanh nhân cừ khôi nhưng về nhà thì vẫn là một người phụ nữ truyền thống: nhân hậu, dịu dàng, chăm sóc chồng con tốt, biết cách thu vén nhà cửa, nấu ăn ngon…
Gia đình tôi là một gia đình doanh nhân đúng nghĩa, ngoài tôi và bà xã, con trai cả Đặng Hồng Anh cũng đang là Chủ tịch HĐQT của Sacomreal, con gái và con dâu cũng theo nghiệp kinh doanh. Gia đình có một nguyên tắc là mọi thành viên đều tập hợp quây quần tại bữa cơm trưa bởi lẽ vào buổi chiều doanh nhân thường xuyên phải tiếp khách. Ngày xưa, đây là lúc để vợ chồng tôi giải đáp những thắc mắc với con cái, tâm sự, trao đổi kinh nghiệm sống. Bây giờ mỗi buổi trưa gia đình tụ họp ăn cơm cùng nhau, nhiều khi để trao đổi thông tin thương trường, chia sẻ kinh nhiệm quản lý… Tôi nghĩ các thành viên trong gia đình rất cần có một sự đồng cảm. Với công việc, tôi hạnh phúc vì có được đội ngũ đồng sự kế cận tin cậy, khi trở về gia đình thì tôi càng hạnh phúc hơn vì đây thực sự là hậu phương vững chắc.
Áp lực trong công việc là điều khó tránh khỏi với một doanh nhân, ông đã giải toả điều này như thế nào?
Tôi xem thể thao là phương pháp tốt để rèn luyện sức khoẻ cũng như để cân bằng cuộc sống. Hơn 15 năm nay, mỗi sáng tôi đều chạy bộ từ 5 đến 10km. Thời gian gần đây, tôi chơi thêm golf mỗi tuần hai buổi. Nhờ tập thể thao đều đặn tôi có sức khoẻ và sự dẻo dai, điều này góp phần vào sự thành công trong công việc của tôi. Một trong các ví dụ, tôi có thể đứng diễn thuyết trong các buổi hội thảo ít nhất là 4 giờ đồng hồ liền. Tôi nghĩ sức khoẻ là quan trọng nhất, nếu có hoài bão, tham vọng, chiến lược mà không có sức khoẻ để thực thi thì cơ hội cũng sẽ trôi qua trước mắt. Tôi thấy rằng tình thương yêu, không khí gia đình ấm cúng là nơi giải toả áp lực công việc nhanh nhất. Thương trường với những áp lực là chuyện bình thường, nhưng cần phải biết cân bằng và xử lý nó trước khi về đến gia đình.
Là một doanh nhân thành đạt và giàu kinh nghiệm, ông muốn chia sẻ điều gì với thế hệ trẻ đang nuôi khát vọng tiếp bước các đàn anh?
Có thể nói thế hệ chúng tôi không có nhiều cơ hội học tập cao nhưng có cơ hội nhiều hơn trên thương trường. Hiện tại thế hệ trẻ đứng trước nhiều thách thức lớn hơn, để thành công có lẽ cần sự hội tụ của nhiều yếu tố: thiên thời, địa lợi, nhân hoà... Thế hệ trẻ bây giờ tự tin hơn, có điều kiện tốt, tuy nhiên cần phải có phương pháp làm việc, có tinh thần cầu tiến với hoài bão lớn thì mới thành công. Kinh tế thị trường sẽ đào thải những người có lối sống thiển cận, kinh doanh chộp giật. Với tôi, nếu như lúc trẻ mình đầy nhiệt huyết, hào hứng bao nhiêu trong việc làm giàu thì bây giờ tôi muốn làm những việc mang tính cống hiến cho xã hội bấy nhiêu.
Theo Danh Nhân
Máu kinh doanh đã thấm vào tôi
Sự thành công của Sacombank gắn liền với vai trò kiến tạo rất lớn của người thuyền trưởng. Tuy nhiên, khi khởi nghiệp, ông lại bắt đầu với lĩnh vực kinh doanh đường, vậy cơ duyên nào đưa ông đến với lĩnh vực tài chính - ngân hàng?
Tôi sinh trưởng trong một gia đình có bố là Đông y sĩ. Các anh em tôi mỗi người đều chọn cho mình một hướng đi riêng, tuy nhiên, không ai mặn mà với nghiệp doanh nhân. Dường như chỉ riêng tôi là có máu kinh doanh thấm trong người. Quãng độ những năm 1989 - 1990, khi đang có Công ty Thành Thành Công - một Công ty quy mô tương đối lớn tại miền Nam chuyên kinh doanh, phân phối đường cát, mật rỉ, thực phẩm công nghệ, cồn… thì Nhà nước khuyến khích thành lập Hợp tác xã tín dụng. Giai đoạn đó nước mình mới bắt đầu chập chững chuyển sang nền kinh tế thị trường, phong trào này nổi lên khắp nơi nhằm hỗ trợ cho thị trường tài chính. Tôi là người có máu kinh doanh nên tự nhủ kinh doanh tiền tệ là ngành kinh doanh có nhiều tiềm năng bởi nền kinh tế thị trường vừa mới vận hành, dư địa phát triển cho mô hình các tổ chức tín dụng rất lớn, tôi quyết tâm theo ngã rẽ mới sau 12 năm gắn bó với kinh doanh đường. Nhìn thấy cơ hội lớn sao ta không thử dấn thân?
Tuy nhiên sau đó phong trào này cũng nhanh chóng đổ vỡ dây chuyền. Hợp tác xã tín dụng nơi ông làm việc lúc đó ra sao?
Lúc bấy giờ, kinh doanh loại hàng hoá đặc biệt như tiền tệ có rất nhiều khó khăn như nguyên lý kinh doanh chưa rõ ràng, những người có chuyên môn thực sự rất ít, hành lang pháp lý chưa hoàn chỉnh. Những khái niệm như “thế chấp”, các Hợp tác xã tín dụng cũng còn bỡ ngỡ. Chúng tôi phải vừa làm vừa học, học từ sách vở, học từ thực tế và vận dụng cả các kinh nghiệm ngoài thương trường trước đó. Trong giai đoạn khó khăn này, rất ít Hợp tác xã tín dụng có thể tồn tại được lâu. Ấn tượng lớn nhất trong giai đoạn đó là chúng tôi nỗ lực dốc hết sức người, sức của kể cả việc dùng nguồn vốn của gia đình, bạn bè tập trung phát triển Hợp tác xã tín dụng. Cuối cùng thì toàn TP.HCM chỉ có 13 đơn vị trụ lại được, 4 trong số 13 đơn vị được cải tổ mô hình hoạt động và sau đó trở thành Sacombank. Ra đời năm 1991, đến nay Sacombank đã tròn 19 tuổi nhưng tôi đã có tới 21 tuổi nghề, cái nghề đã có trước khi ngân hàng thực sự được khai sinh.
Sacombank - Chặng đường phát triển
Sacombank là một trong các ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên có cổ đông chiến lược nước ngoài. Ông có thể chia sẻ kinh nghiệm trong hợp tác chiến lược của mình?
Khi Sacombank được phép kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài, sự thật lúc đó ngân hàng rất cần sự hỗ trợ tài chính và kinh nghiệm từ bên ngoài để tạo nên động lực tăng trưởng mới. Việc chọn đối tác chiến lược của Sacombank rất kỹ lưỡng. Khi được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước, chúng tôi đã bắt đầu đưa ra tiêu chí và tiêu chuẩn đầu tiên, đó là đối tác chiến lược phải thực sự quan tâm đến thị trường vốn Việt Nam và có khả năng hỗ trợ Sacombank. Ban đầu chúng tôi chọn Công ty Tài chính Quốc tế IFC - một định chế tài chính lớn, đáp ứng được mọi tiêu chí đề ra. Đối tác tiếp theo là Ngân hàng ANZ, nắm giữ 9.93% vốn điều lệ đến với chúng tôi vào năm 2005. Riêng Dragon Capital đến với Sacombank sớm hơn từ năm 2001. Tôi rất cảm kích Dominic Scriven - một người đồng cảm, tâm huyết với thị trường vốn Việt Nam trong thuở khó khăn ban đầu. Các cổ đông chiến lược nước ngoài đã hỗ trợ rất lớn, góp phần giúp Sacombank lớn mạnh, tạo nên diện mạo như ngày nay. Thời gian gần đây một số đối tác nước ngoài đã thoái bớt vốn, chúng tôi xem đó là chuyện bình thường, cũng phải thông cảm vì họ đều có những kế hoạch, chiến lược phát triển riêng. Tham vọng muốn họ cùng đi với ngân hàng trong cả chặng đường dài là rất khó.
Cuộc khủng hoảng năm 2008 khiến các doanh nghiệp chịu nhiều tác động. Với Sacombank, ngân hàng đã chủ động xây dựng và thực thi “chiến lược tình thế 2009 - 2010”. Ông có thể chia sẻ về điều này?
Trong năm 2009 - 2010, chúng tôi đã có những bước đi tình thế mềm dẻo, quản trị ngân hàng theo hướng “vừa phòng thủ vừa tiến công”. Phòng thủ là không được chủ quan, tiếp tục đưa ra các biện pháp quản trị rủi ro nhưng không co cụm tiêu cực mà vẫn chủ động chờ đợi cơ hội nhằm vươn lên gia tăng chiếm lĩnh thị phần. Chẳng hạn, năm 2008, Sacombank đã tổ chức lễ ký kết hợp tác chiến lược toàn diện với Trường Hải, Hoàng Anh Gia Lai, Đồng Tâm Long An… Đồng thời, chúng tôi cũng đã hỗ trợ về tài chính nhiều cho khách hàng lâu năm, đối tác thân thiết của Sacombank. Minh chứng rõ nhất cho tư tưởng “tấn công” này là Sacombank vẫn tái cơ cấu và chuyển đổi thành công, ra mắt mô hình hoạt động mới là Tập đoàn Sacombank. Cuộc khủng hoảng năm 2008 là một thách thức mà có thể vài chục năm mới tái diễn. Tác động khủng hoảng là rất nặng nề, cơn địa chấn đã đào thải nhiều doanh nghiệp nhưng mặt khác cũng giúp các doanh nghiệp trưởng thành hơn, trong đó có Sacombank. Trong lúc khó khăn thị trường vẫn thường xuyên xuất hiện những cơ hội.
Ông tổng kết lại chặng đường phát triển của Sacombank như thế nào?
Năm 2000, Sacombank đã đề ra chiến lược 10 năm. Năm nay là năm cuối trong chặng đường phát triển đó và Sacombank từng bước trở thành một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu tại Việt Nam. Từ lúc thành lập vốn điều lệ chỉ vỏn vẹn 3 tỷ đồng nhưng giờ đây Sacombank nâng vốn lên 9,200 tỷ đồng. Sacombank cũng đã lớn mạnh và vươn hoạt động ra tầm khu vực. Sự thành công của Sacombank xuất phát từ 4 nhóm giải pháp lớn mang tính chiến lược: Thứ nhất là mở rộng mạng lưới phát triển theo bề rộng từ thành thị xuống nông thôn, có chú trọng phát triển địa điểm chiến lược tận dụng địa lợi. Thứ hai tăng cường về quy mô vốn và tài sản nhằm gia tăng sức mạnh cạnh tranh. Thứ ba là giải pháp về công nghệ và cuối cùng, Sacombank chú trọng phát triển đạo tạo nguồn nhân lực. Trên thị trường tài chính, rủi ro của mọi rủi ro là con người nên Sacombank luôn chú tâm xây dựng, đào tạo nguồn nhân lực. Điều hạnh phúc là tôi có các cộng sự và trên 8,000 CBNV luôn có tinh thần trách nhiệm, lòng đam mê, cần cù lao động, sát cánh cùng tôi trong suốt thời gian qua.
Tôi là người hạnh phúc nhất!
Mọi người thường nói rằng “phía sau một người đàn ông thành đạt là bóng dáng một người phụ nữ với một gia đình êm ấm”. Với sự nghiệp thành công của ông câu danh ngôn trên có đúng không?
Sau khi chuyển hướng hoạt động qua lĩnh vực tài chính - tiền tệ, tôi giao lại Thành Thành Công cho bà xã quản lý. Bất ngờ nhất là sau nhiều năm chỉ làm nội trợ và chăm sóc con cái, ra thương trường bà xã tôi ngay lập tức có thể đảm đương xuất sắc công việc kinh doanh. 19 năm nay kể khi bà xã trực tiếp điều hành Thành Thành Công, quy mô Công ty đã lớn gấp 10 lần so với trước. Vợ chồng cùng là doanh nhân, bà xã tôi là người rất hiểu và đồng cảm cho chồng, ngoài tình cảm, con cái, chúng tôi còn có nhiều thứ để chia sẻ trong công việc. Ra xã hội, bà xã tôi là một doanh nhân cừ khôi nhưng về nhà thì vẫn là một người phụ nữ truyền thống: nhân hậu, dịu dàng, chăm sóc chồng con tốt, biết cách thu vén nhà cửa, nấu ăn ngon…
Gia đình tôi là một gia đình doanh nhân đúng nghĩa, ngoài tôi và bà xã, con trai cả Đặng Hồng Anh cũng đang là Chủ tịch HĐQT của Sacomreal, con gái và con dâu cũng theo nghiệp kinh doanh. Gia đình có một nguyên tắc là mọi thành viên đều tập hợp quây quần tại bữa cơm trưa bởi lẽ vào buổi chiều doanh nhân thường xuyên phải tiếp khách. Ngày xưa, đây là lúc để vợ chồng tôi giải đáp những thắc mắc với con cái, tâm sự, trao đổi kinh nghiệm sống. Bây giờ mỗi buổi trưa gia đình tụ họp ăn cơm cùng nhau, nhiều khi để trao đổi thông tin thương trường, chia sẻ kinh nhiệm quản lý… Tôi nghĩ các thành viên trong gia đình rất cần có một sự đồng cảm. Với công việc, tôi hạnh phúc vì có được đội ngũ đồng sự kế cận tin cậy, khi trở về gia đình thì tôi càng hạnh phúc hơn vì đây thực sự là hậu phương vững chắc.
Áp lực trong công việc là điều khó tránh khỏi với một doanh nhân, ông đã giải toả điều này như thế nào?
Tôi xem thể thao là phương pháp tốt để rèn luyện sức khoẻ cũng như để cân bằng cuộc sống. Hơn 15 năm nay, mỗi sáng tôi đều chạy bộ từ 5 đến 10km. Thời gian gần đây, tôi chơi thêm golf mỗi tuần hai buổi. Nhờ tập thể thao đều đặn tôi có sức khoẻ và sự dẻo dai, điều này góp phần vào sự thành công trong công việc của tôi. Một trong các ví dụ, tôi có thể đứng diễn thuyết trong các buổi hội thảo ít nhất là 4 giờ đồng hồ liền. Tôi nghĩ sức khoẻ là quan trọng nhất, nếu có hoài bão, tham vọng, chiến lược mà không có sức khoẻ để thực thi thì cơ hội cũng sẽ trôi qua trước mắt. Tôi thấy rằng tình thương yêu, không khí gia đình ấm cúng là nơi giải toả áp lực công việc nhanh nhất. Thương trường với những áp lực là chuyện bình thường, nhưng cần phải biết cân bằng và xử lý nó trước khi về đến gia đình.
Là một doanh nhân thành đạt và giàu kinh nghiệm, ông muốn chia sẻ điều gì với thế hệ trẻ đang nuôi khát vọng tiếp bước các đàn anh?
Có thể nói thế hệ chúng tôi không có nhiều cơ hội học tập cao nhưng có cơ hội nhiều hơn trên thương trường. Hiện tại thế hệ trẻ đứng trước nhiều thách thức lớn hơn, để thành công có lẽ cần sự hội tụ của nhiều yếu tố: thiên thời, địa lợi, nhân hoà... Thế hệ trẻ bây giờ tự tin hơn, có điều kiện tốt, tuy nhiên cần phải có phương pháp làm việc, có tinh thần cầu tiến với hoài bão lớn thì mới thành công. Kinh tế thị trường sẽ đào thải những người có lối sống thiển cận, kinh doanh chộp giật. Với tôi, nếu như lúc trẻ mình đầy nhiệt huyết, hào hứng bao nhiêu trong việc làm giàu thì bây giờ tôi muốn làm những việc mang tính cống hiến cho xã hội bấy nhiêu.
Theo Danh Nhân
Post a Comment