CAREER - Khi mà cụm từ "nhảy việc" chẳng còn mấy xa lạ với những người trẻ yêu thích chủ nghĩa "xê dịch" việc làm thì cũng là lúc các công ty nhận ra đâu là lý do để nhân viên của mình dăm bữa nửa tháng lại dứt áo ra đi và gắng sức tìm lối thoát cho sự "chảy máu chất xám" với tốc độ nhanh đến chóng mặt như hiện nay.
Thế nhưng với những người không hài lòng với hiện tại và mong muốn sự thay đổi thì "nhảy việc" rõ ràng là một lối thoát duy nhất.
Khi nhảy việc không còn là "vấn đề lớn"
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn nhân viên đến với ý định "nhảy việc": Đó là cuộc chiến tranh giành nhân lực giữa các đối thủ cạnh tranh, áp lực công việc, môi trường làm việc hay thậm chí là sức hấp dẫn của những khoản lương bổng, ưu đãi cao hơn ở những cơ hội khác có thể nắm bắt được trong tầm tay… Với nhiều người, "nhảy việc" xuất phát từ việc họ không có cơ hội để cống hiến hết mình cho công việc, cũng có nghĩa là lộ trình thăng tiến xem ra chẳng sáng sủa gì…
Nga, vốn là cựu sinh viên trường Đại học Ngoại Thương, thừa kinh nghiệm cũng chẳng thiếu năng lực. Ra trường chỉ mới 5 năm nhưng Nga cũng chẳng nhớ rõ cô đã trải qua biết bao nhiêu công ty, doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài. Hễ cảm thấy không hài lòng hoặc nhận ra có điều gì đó bất ổn là Nga sẵn sàng viết đơn xin thôi việc và nhận lời mời đến các công ty khác một cách nhanh chóng. Chẳng bao giờ Nga thiếu thốn những lời mời mọc nên cô không bao giờ cảm thấy lo lắng khi nghỉ việc. "Với tôi, "nhảy việc" không đơn thuần chỉ là một sở thích của tuổi trẻ mà đó còn là một quá trình lựa chọn khi chưa thỏa mãn tham vọng thăng tiến trong sự nghiệp của mình. Nhiều người không hiểu bảo những kẻ "nhảy việc" như chúng tôi là tham lam và thiếu chung thủy với công việc nhưng ở địa vị chúng tôi họ sẽ hiều rằng thu nhập cũng quan trọng nhưng cũng chưa phải là tất cả. Tôi vẫn có thể từ chối một công việc trong mơ của những người khác với mức lương cao, nhiều đãi ngộ nhưng nó khiến tôi "mất lửa" dần", Nga tâm sự.
Với Đức, "nhảy việc" là một quá trình leo thang từ vị trí thấp lên vị trí cao hơn trong sự nghiệp. Qua gần chục lần nhảy từ công ty này sang công ty khác, Đức dần dần sở hữu cái ghế Giám đốc điều hành của một công ty, điều mà trước đây Đức chẳng bao giờ dám nghĩ tới. "Những lần nhảy việc đã mở ra nhiều cơ hội cho tôi thăng tiến nhanh hơn tôi nghĩ. Nếu an phận với mức lương có vẻ không phải lo nghĩ như trước đây thì bây giờ có lẽ tôi không phải chật vật nhưng cũng chỉ là anh nhân viên tiểu tốt. "Nhảy việc", với bản thân tôi có lẽ được nhiều hơn là mất. Nếu có cơ hội tốt hơn, tôi vẫn không ngại ngần cho một sự thay đổi mới", Đức cho biết.
Nhiều nhà tuyển dụng vẫn còn thắc mắc vì với mức thu nhập cao ngất ngưởng nhưng nhân sự trẻ vẫn nói "bye" như thường với các doanh nghiệp. Vậy làm thế nào mới níu chân được những người trẻ thích thay đổi công việc như thế? Họ cần phải nhìn xa trông rộng vào nhu cầu của lớp nhân sự lắm tài nhưng cũng chẳng thiếu "tật" như hiện nay để có đường thoát cho những bế tắc trong cuộc chiến giành và giữ nhân tài khốc liệt và khó lường trước. Với một nhân sự có tầm, khi nộp hồ sơ xin việc là cả một sự cân nhắc không những chỉ có mức lương xứng đáng mà đó còn phải là một công việc phù hợp với ngành học, một môi trường làm việc “pro”, sếp đáng để ngưỡng mộ và những đồng nghiệp thì hẳn là không có gì để phàn nàn.
Thay đổi để tự làm mới mình
Một công việc phải xứng "tầm vóc", đó là hoài bão của những người trẻ "dám nghĩ dám làm" hiện nay. Có bằng cấp nhưng đó chưa phải là tất cả. Nhiều người trẻ chọn con đường "nhảy việc" cho bản thân để đúc rút kinh nghiệm làm việc "càng nhiều càng tốt".
"Ở mỗi công ty, doanh nghiệp đều có những bản sắc riêng, văn hóa công sở riêng. Tôi học được rất nhiều thứ trong quá trình luân chuyển đầu quân liên tục từ công ty này sang công ty nọ", Phương, một nhân viên marketing cho biết: "Tôi sẽ còn "nhảy việc" nếu như cảm thấy có cái gì đó chưa đủ".
Sự hấp dẫn của môi trường làm việc và tính thử thách của công việc đang được đánh giá là những yếu tố hấp dẫn những người trẻ "ưa mạo hiểm". Cứ hễ có công ty nào đáp ứng đầy đủ "tiêu chuẩn vàng" của mình tốt hơn thì họ sẵn sàng cho "nhảy việc". "Thích ứng nhanh, không ngại khó khăn, sẵn sàng chấp nhận thử thách và hầu như không phải đào tạo gì thêm" là nhận xét của các nhà tuyển dụng dành cho những "chuyên gia nhảy việc". Với người thích "nhảy việc" nghiêm túc "biết mình biết ta" thì "nhảy việc" còn đồng nghĩa với quá trình học hỏi không ngừng, phải luôn luôn năng động hơn để có thể xoay mình kịp với môi trường mới.
"Nhảy việc" đã nhanh chóng trở thành một xu hướng lan rộng trong giới nhân viên trẻ. Năng lực, kinh nghiệm và nhiệt huyết với công việc là những nhân tố thúc đẩy họ đến với những đỉnh cao mới hơn qua mỗi bước "nhảy". Có rất nhiều luồng ý kiến khác nhau về cái "được" và "mất" của hiện tượng này, nhưng "được" hay "mất" ở đây thiết nghĩ cũng nằm ở nhận thức của những người trẻ. "Nhảy việc" để thành công cần lắm một thái độ với công việc, mà điều này, không phải người trẻ nào cũng có.
Theo Người Lao Động
Thế nhưng với những người không hài lòng với hiện tại và mong muốn sự thay đổi thì "nhảy việc" rõ ràng là một lối thoát duy nhất.
Khi nhảy việc không còn là "vấn đề lớn"
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn nhân viên đến với ý định "nhảy việc": Đó là cuộc chiến tranh giành nhân lực giữa các đối thủ cạnh tranh, áp lực công việc, môi trường làm việc hay thậm chí là sức hấp dẫn của những khoản lương bổng, ưu đãi cao hơn ở những cơ hội khác có thể nắm bắt được trong tầm tay… Với nhiều người, "nhảy việc" xuất phát từ việc họ không có cơ hội để cống hiến hết mình cho công việc, cũng có nghĩa là lộ trình thăng tiến xem ra chẳng sáng sủa gì…
Nga, vốn là cựu sinh viên trường Đại học Ngoại Thương, thừa kinh nghiệm cũng chẳng thiếu năng lực. Ra trường chỉ mới 5 năm nhưng Nga cũng chẳng nhớ rõ cô đã trải qua biết bao nhiêu công ty, doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài. Hễ cảm thấy không hài lòng hoặc nhận ra có điều gì đó bất ổn là Nga sẵn sàng viết đơn xin thôi việc và nhận lời mời đến các công ty khác một cách nhanh chóng. Chẳng bao giờ Nga thiếu thốn những lời mời mọc nên cô không bao giờ cảm thấy lo lắng khi nghỉ việc. "Với tôi, "nhảy việc" không đơn thuần chỉ là một sở thích của tuổi trẻ mà đó còn là một quá trình lựa chọn khi chưa thỏa mãn tham vọng thăng tiến trong sự nghiệp của mình. Nhiều người không hiểu bảo những kẻ "nhảy việc" như chúng tôi là tham lam và thiếu chung thủy với công việc nhưng ở địa vị chúng tôi họ sẽ hiều rằng thu nhập cũng quan trọng nhưng cũng chưa phải là tất cả. Tôi vẫn có thể từ chối một công việc trong mơ của những người khác với mức lương cao, nhiều đãi ngộ nhưng nó khiến tôi "mất lửa" dần", Nga tâm sự.
Với Đức, "nhảy việc" là một quá trình leo thang từ vị trí thấp lên vị trí cao hơn trong sự nghiệp. Qua gần chục lần nhảy từ công ty này sang công ty khác, Đức dần dần sở hữu cái ghế Giám đốc điều hành của một công ty, điều mà trước đây Đức chẳng bao giờ dám nghĩ tới. "Những lần nhảy việc đã mở ra nhiều cơ hội cho tôi thăng tiến nhanh hơn tôi nghĩ. Nếu an phận với mức lương có vẻ không phải lo nghĩ như trước đây thì bây giờ có lẽ tôi không phải chật vật nhưng cũng chỉ là anh nhân viên tiểu tốt. "Nhảy việc", với bản thân tôi có lẽ được nhiều hơn là mất. Nếu có cơ hội tốt hơn, tôi vẫn không ngại ngần cho một sự thay đổi mới", Đức cho biết.
Nhiều nhà tuyển dụng vẫn còn thắc mắc vì với mức thu nhập cao ngất ngưởng nhưng nhân sự trẻ vẫn nói "bye" như thường với các doanh nghiệp. Vậy làm thế nào mới níu chân được những người trẻ thích thay đổi công việc như thế? Họ cần phải nhìn xa trông rộng vào nhu cầu của lớp nhân sự lắm tài nhưng cũng chẳng thiếu "tật" như hiện nay để có đường thoát cho những bế tắc trong cuộc chiến giành và giữ nhân tài khốc liệt và khó lường trước. Với một nhân sự có tầm, khi nộp hồ sơ xin việc là cả một sự cân nhắc không những chỉ có mức lương xứng đáng mà đó còn phải là một công việc phù hợp với ngành học, một môi trường làm việc “pro”, sếp đáng để ngưỡng mộ và những đồng nghiệp thì hẳn là không có gì để phàn nàn.
Thay đổi để tự làm mới mình
Một công việc phải xứng "tầm vóc", đó là hoài bão của những người trẻ "dám nghĩ dám làm" hiện nay. Có bằng cấp nhưng đó chưa phải là tất cả. Nhiều người trẻ chọn con đường "nhảy việc" cho bản thân để đúc rút kinh nghiệm làm việc "càng nhiều càng tốt".
"Ở mỗi công ty, doanh nghiệp đều có những bản sắc riêng, văn hóa công sở riêng. Tôi học được rất nhiều thứ trong quá trình luân chuyển đầu quân liên tục từ công ty này sang công ty nọ", Phương, một nhân viên marketing cho biết: "Tôi sẽ còn "nhảy việc" nếu như cảm thấy có cái gì đó chưa đủ".
Sự hấp dẫn của môi trường làm việc và tính thử thách của công việc đang được đánh giá là những yếu tố hấp dẫn những người trẻ "ưa mạo hiểm". Cứ hễ có công ty nào đáp ứng đầy đủ "tiêu chuẩn vàng" của mình tốt hơn thì họ sẵn sàng cho "nhảy việc". "Thích ứng nhanh, không ngại khó khăn, sẵn sàng chấp nhận thử thách và hầu như không phải đào tạo gì thêm" là nhận xét của các nhà tuyển dụng dành cho những "chuyên gia nhảy việc". Với người thích "nhảy việc" nghiêm túc "biết mình biết ta" thì "nhảy việc" còn đồng nghĩa với quá trình học hỏi không ngừng, phải luôn luôn năng động hơn để có thể xoay mình kịp với môi trường mới.
"Nhảy việc" đã nhanh chóng trở thành một xu hướng lan rộng trong giới nhân viên trẻ. Năng lực, kinh nghiệm và nhiệt huyết với công việc là những nhân tố thúc đẩy họ đến với những đỉnh cao mới hơn qua mỗi bước "nhảy". Có rất nhiều luồng ý kiến khác nhau về cái "được" và "mất" của hiện tượng này, nhưng "được" hay "mất" ở đây thiết nghĩ cũng nằm ở nhận thức của những người trẻ. "Nhảy việc" để thành công cần lắm một thái độ với công việc, mà điều này, không phải người trẻ nào cũng có.
Theo Người Lao Động
Post a Comment