STARTUP - Ở Mỹ, 39 là độ tuổi lập DN thành công với doanh thu trên 1 triệu USD/năm. Số nhà sáng lập ở tuổi 50 cao gấp đôi số người dưới 25, số người thành công trên 60 tuổi cũng gấp đôi số người dưới 20.
Khởi nghiệp. Hai chữ nói lên cái gì đó đẹp, cao quý và tinh hoa của một đời người! Đó không chỉ là những kỷ niệm mà là vận mệnh đi kèm với ý chí, nghị lực và cả khát vọng của một người muốn tự tạo cho mình một vị thế xã hội.
Ngày nay, thế giới công nghệ chứng kiến không ít những người khởi nghiệp thành công chỉ ở lứa tuổi trên 20. Tại nhiều nền kinh tế, nơi mà phương pháp giáo dục kiến tạo chưa kịp phổ cập, nền văn hóa kiến tạo mang tính toàn cầu đã nhanh chóng đặt thành tiêu chí cho việc giải quyết các vấn đề cộng đồng bằng phát minh sáng chế hay giải pháp sáng tạo. Một số người chọn việc tạo lập doanh nghiệp nhằm thực hiện ý tưởng sáng tạo của chính mình trong nhiều lĩnh vực.
Steve Jobs của Apple, Sergey Brin và Larry Page của Google, Bill Gates của Microsoft, Larry Ellison của Oracle và gần đây nổi đình nổi đám là Zuckerberg của Facebook đều đã lập nghiệp và thành công khi còn ở lứa tuổi đôi mươi. Trong các ngành nghiên cứu sáng chế hay kỹ nghệ phức tạp như dầu khí cũng có không ít người tuổi trẻ tài cao. Michael Reger đã tạo dựng nên tập đoàn Northern Oil and Gas ở lứa tuổi 30. Phải chăng đã có sự trẻ hóa độ tuổi thành lập doanh nghiệp?
Đã có lúc các nhà đầu tư mạo hiểm coi việc bỏ vốn vào các doanh nghiệp trẻ, đặc biệt trong ngành công nghệ thông tin, là một chuẩn mực. Đã có thời người Mỹ quan niệm “đủ thông minh thì vào Stanfort, Harvard, đủ khôn ngoan thì bỏ học ra đời lập nghiệp”.
Trẻ hóa tuổi khởi nghiệp nhờ Internet
Ở một góc độ nào đó nền công nghệ thông tin mà thường biết đến dưới cái tên “văn hóa Thung lũng Silicon” được xây dựng quanh những người trẻ, đặc biệt trong lĩnh vực Internet và thiết bị di động. Tuổi trẻ có được thuận lợi lớn ở chỗ họ không phải lúng túng về quá khứ.
Các tân khoa thường mang trong mình những ý tưởng và hoài bão lớn. Họ lớn lên trong thời đại mà mọi thứ đều có thể kết nối qua mạng Internet. Với họ thế giới là một mạng xã hội khổng lồ nơi mà họ có thể vừa chơi trò chơi trực tuyến vừa làm việc với bất kỳ ai ở bất cứ nơi đâu. Đây không phải là tình trạng chỉ ở riêng nước Mỹ, mà cả ở Ai Cập, Trung Quốc và mọi nơi trên trái đất.
Với thông tin cập nhật từ các đầu ngón tay, những người trẻ có thể vượt lên trên sự sợ hãi và các thành kiến mà vốn trước đó có thể ngăn cản các bậc phụ huynh của họ. Sáng tạo là căn bản của khởi nghiệp, mà sáng tạo là chiếc chìa khóa để từ đó mở cánh cửa giải pháp cho các vấn đề, dù đã kéo dài trong nhiều năm hay mới phát sinh trong thời đại công nghệ. Chính Internet đang cung cấp cho họ chiếc chìa khóa đó.
Giới trẻ hiểu rõ giới hạn tạo ra bởi các trang web nhưng lại không biết cái giới hạn của chính mình. Đây chính là thứ sức mạnh mãnh liệt bởi một khi quan niệm “không có cái gì là không thể”, những “Zuckerberg” có thể vượt qua các vấn đề cũ bằng những giải pháp mới. Nhưng chỉ với ý tưởng táo bạo không thì chưa đủ, chưa có khả năng đột phá để đưa doanh nghiệp tới thành công.
Giá trị nằm ở chỗ chuyển hóa ý tưởng thành phát minh, và từ phát minh đến sự thành công. Đây là cả một quá trình gồm những sự phối hợp và cộng tác để tìm ra nguồn vốn, sự hiểu biết thị trường, đánh giá sản phẩm, tổ chức phân phối và cả cách vượt qua những cú sốc khi hàng hóa hay dịch vụ của mình bị từ chối hay loại bỏ. Chính nơi đây họ thể hiện năng khiếu quản trị kinh doanh mà họ đã học hỏi được ở cả trong nhà trường và ngoài xã hội.
Mở rộng biên độ tuổi lập nghiệp
Nhóm nghiên cứu do nữ giáo sư Vivek Wadhwa thuộc trường Đại học Singularity (Mỹ) dẫn đầu đã đưa ra bản báo cáo cho thấy lứa tuổi thành lập doanh nghiệp thành công đạt đến doanh thu hằng năm lên trên 1 triệu đô la Mỹ ở nước Mỹ là 39 tuổi. Cuộc nghiên cứu này cũng cho thấy số nhà sáng lập ở lứa tuổi 50 cao gấp đôi số người dưới tuổi 25, và số người thành công trên 60 tuổi cũng cao gấp đôi số người dưới 20 tuổi. Như vậy mỗi người đều có cơ hội thành công, nhưng mỗi lứa tuổi có những thuận lợi riêng.
Một cuộc khảo sát khác của tổ chức Kauffman Foundation cho thấy trong khoảng 1996-2007 khi mà các nhà đầu tư mạo hiểm đang coi trọng việc bỏ vốn vào nhóm doanh nghiệp trẻ thì năng lực khai mở công ty cao nhất lại thuộc về lứa tuổi 55-64 và thấp nhất thuộc về thế hệ Google tức những người nằm trong độ tuổi 20-34. Lứa tuổi khởi nghiệp không chỉ mỗi lúc một trẻ như chúng ta đã thấy mà đồng thời cũng mỗi lúc một già với tỷ lệ người lập nghiệp ở tuổi 55-64 của năm 2010 lên đến 23% so với 15% của năm 1996. Điều này nói lên hiện tượng mở rộng biên độ tuổi lập nghiệp là một xu thế hiện nay chứ không riêng gì việc trẻ hóa.
Ở Ấn Độ, Ireland, Brazil hay bất kỳ nơi nào khác trên thế giới những người trẻ có những ý kiến mãnh liệt nhưng những người lớn tuổi lại luôn thành công hơn. Trong “văn hóa Thung lũng Silicon”, nghĩa là trong ngành công nghệ thông tin mà không chỉ riêng ở Mỹ, người ta chấp nhận thất bại và khuyến khích doanh nhân tiếp tục thử thách. Ngược lại trong nhiều lĩnh vực khác, nếu thất bại bạn không có thêm cơ hội thứ hai!.
Những người chấp nhận thất bại để tái khởi động trở nên già dặn hơn, khôn ngoan hơn, và lẽ dĩ nhiên có khả năng thành công cao hơn. Ở Ấn Độ có đến 95% những người khởi nghiệp đã có thời gian làm việc cho một công ty khác, trong đó 67% có thời gian phục vụ dưới năm năm. Ở các công ty đó họ đã học hỏi được những kinh nghiệm và thực hành. 83% trong số đó cho biết họ thoát ly để thành lập doanh nghiệp nhằm thực hiện ý tưởng mới, sáng tạo hơn, có hiệu quả hơn mà trước đó họ không thể thực hiện trong khuôn khổ công ty hay do bị ban giám đốc từ chối.
Ngành nghề lập nghiệp mỗi ngày một nhiều
Việc mở rộng biên độ lập nghiệp liên quan chặt chẽ đến Internet và các ứng dụng công nghệ thông tin. Việc học tập, tích lũy kinh nghiệm và trau dồi kiến thức hay kỹ năng không còn khu trú trong khuôn viên trường đại học hay học viện. Bất cứ ai cũng có thể cập nhật kiến thức và kỹ năng không chỉ khi còn ngồi trên ghế nhà trường mà bất cứ nơi đâu trong suốt cuộc đời.
Các tân khoa ngày càng được trang bị kiến thức tốt hơn nhờ phương pháp giáo dục kiến tạo (constructivism) giúp họ nhận ra các sự vật và sự việc một cách thực tế, và cho họ lộ trình lý luận để tìm ra giải pháp sáng tạo vốn là việc mà lớp người đi trước đã bị ngăn cản hay chật vật lắm mới có thể vượt qua. Nhưng cái quan trọng hơn hết là sự bùng nổ như vũ bão của ngành công nghệ thông tin giúp cho các ngành kinh tế và kỹ thuật khác có phương tiện phát triển theo cấp số nhân và nhiều ngành nghề mới đang được thiết lập. Điều này mở ra những chân trời ứng dụng mới và môi trường tạo lập doanh nghiệp mới cho không chỉ tuổi trẻ mà mọi lứa tuổi ở mỗi nền kinh tế.
Ngày nay, có rất nhiều lĩnh vực khoa học phát triển rất nhanh như ngành robot, sinh học tổng hợp, y dược, năng lượng tái sinh hay vật liệu nano. Một thập kỷ trước chúng ta phải tốn hơn 1 tỉ đô la để giải mã bộ gen con người thì nay cùng một việc tương tự chúng ta chỉ tiêu tốn có 1.000 đô la. Những tiến bộ khoa học đang giúp con người vượt qua thách thức để bảo đảm có nền giáo dục thích đáng, đáp ứng nhu cầu về nước, thực phẩm, nơi ở, sự an ninh và cả việc làm.
Các doanh nghiệp nhỏ đã có thể thực hiện những việc mà trước đây chỉ có các chính phủ hay tập đoàn kinh tế làm được. Sự thật là không có giới hạn lứa tuổi lập nghiệp. Lớp trẻ làm chủ các phần mềm công nghệ thông tin tạo thành nơi hội tụ cho các ngành công nghiệp khác mở ra hay phát triển. Xã hội cần đến giới trẻ và cũng cần đến những người lớn tuổi mà sự am hiểu và kinh nghiệm của họ tạo nên các giải pháp liên ngành cần thiết cho việc giải quyết các thách thức mỗi ngày một nhiều, một lớn và một phức tạp hơn của nhân loại hiện nay.
Theo Cafef
Khởi nghiệp. Hai chữ nói lên cái gì đó đẹp, cao quý và tinh hoa của một đời người! Đó không chỉ là những kỷ niệm mà là vận mệnh đi kèm với ý chí, nghị lực và cả khát vọng của một người muốn tự tạo cho mình một vị thế xã hội.
Ngày nay, thế giới công nghệ chứng kiến không ít những người khởi nghiệp thành công chỉ ở lứa tuổi trên 20. Tại nhiều nền kinh tế, nơi mà phương pháp giáo dục kiến tạo chưa kịp phổ cập, nền văn hóa kiến tạo mang tính toàn cầu đã nhanh chóng đặt thành tiêu chí cho việc giải quyết các vấn đề cộng đồng bằng phát minh sáng chế hay giải pháp sáng tạo. Một số người chọn việc tạo lập doanh nghiệp nhằm thực hiện ý tưởng sáng tạo của chính mình trong nhiều lĩnh vực.
Steve Jobs của Apple, Sergey Brin và Larry Page của Google, Bill Gates của Microsoft, Larry Ellison của Oracle và gần đây nổi đình nổi đám là Zuckerberg của Facebook đều đã lập nghiệp và thành công khi còn ở lứa tuổi đôi mươi. Trong các ngành nghiên cứu sáng chế hay kỹ nghệ phức tạp như dầu khí cũng có không ít người tuổi trẻ tài cao. Michael Reger đã tạo dựng nên tập đoàn Northern Oil and Gas ở lứa tuổi 30. Phải chăng đã có sự trẻ hóa độ tuổi thành lập doanh nghiệp?
Đã có lúc các nhà đầu tư mạo hiểm coi việc bỏ vốn vào các doanh nghiệp trẻ, đặc biệt trong ngành công nghệ thông tin, là một chuẩn mực. Đã có thời người Mỹ quan niệm “đủ thông minh thì vào Stanfort, Harvard, đủ khôn ngoan thì bỏ học ra đời lập nghiệp”.
Trẻ hóa tuổi khởi nghiệp nhờ Internet
Ở một góc độ nào đó nền công nghệ thông tin mà thường biết đến dưới cái tên “văn hóa Thung lũng Silicon” được xây dựng quanh những người trẻ, đặc biệt trong lĩnh vực Internet và thiết bị di động. Tuổi trẻ có được thuận lợi lớn ở chỗ họ không phải lúng túng về quá khứ.
Các tân khoa thường mang trong mình những ý tưởng và hoài bão lớn. Họ lớn lên trong thời đại mà mọi thứ đều có thể kết nối qua mạng Internet. Với họ thế giới là một mạng xã hội khổng lồ nơi mà họ có thể vừa chơi trò chơi trực tuyến vừa làm việc với bất kỳ ai ở bất cứ nơi đâu. Đây không phải là tình trạng chỉ ở riêng nước Mỹ, mà cả ở Ai Cập, Trung Quốc và mọi nơi trên trái đất.
Với thông tin cập nhật từ các đầu ngón tay, những người trẻ có thể vượt lên trên sự sợ hãi và các thành kiến mà vốn trước đó có thể ngăn cản các bậc phụ huynh của họ. Sáng tạo là căn bản của khởi nghiệp, mà sáng tạo là chiếc chìa khóa để từ đó mở cánh cửa giải pháp cho các vấn đề, dù đã kéo dài trong nhiều năm hay mới phát sinh trong thời đại công nghệ. Chính Internet đang cung cấp cho họ chiếc chìa khóa đó.
Giới trẻ hiểu rõ giới hạn tạo ra bởi các trang web nhưng lại không biết cái giới hạn của chính mình. Đây chính là thứ sức mạnh mãnh liệt bởi một khi quan niệm “không có cái gì là không thể”, những “Zuckerberg” có thể vượt qua các vấn đề cũ bằng những giải pháp mới. Nhưng chỉ với ý tưởng táo bạo không thì chưa đủ, chưa có khả năng đột phá để đưa doanh nghiệp tới thành công.
Giá trị nằm ở chỗ chuyển hóa ý tưởng thành phát minh, và từ phát minh đến sự thành công. Đây là cả một quá trình gồm những sự phối hợp và cộng tác để tìm ra nguồn vốn, sự hiểu biết thị trường, đánh giá sản phẩm, tổ chức phân phối và cả cách vượt qua những cú sốc khi hàng hóa hay dịch vụ của mình bị từ chối hay loại bỏ. Chính nơi đây họ thể hiện năng khiếu quản trị kinh doanh mà họ đã học hỏi được ở cả trong nhà trường và ngoài xã hội.
Mở rộng biên độ tuổi lập nghiệp
Nhóm nghiên cứu do nữ giáo sư Vivek Wadhwa thuộc trường Đại học Singularity (Mỹ) dẫn đầu đã đưa ra bản báo cáo cho thấy lứa tuổi thành lập doanh nghiệp thành công đạt đến doanh thu hằng năm lên trên 1 triệu đô la Mỹ ở nước Mỹ là 39 tuổi. Cuộc nghiên cứu này cũng cho thấy số nhà sáng lập ở lứa tuổi 50 cao gấp đôi số người dưới tuổi 25, và số người thành công trên 60 tuổi cũng cao gấp đôi số người dưới 20 tuổi. Như vậy mỗi người đều có cơ hội thành công, nhưng mỗi lứa tuổi có những thuận lợi riêng.
Một cuộc khảo sát khác của tổ chức Kauffman Foundation cho thấy trong khoảng 1996-2007 khi mà các nhà đầu tư mạo hiểm đang coi trọng việc bỏ vốn vào nhóm doanh nghiệp trẻ thì năng lực khai mở công ty cao nhất lại thuộc về lứa tuổi 55-64 và thấp nhất thuộc về thế hệ Google tức những người nằm trong độ tuổi 20-34. Lứa tuổi khởi nghiệp không chỉ mỗi lúc một trẻ như chúng ta đã thấy mà đồng thời cũng mỗi lúc một già với tỷ lệ người lập nghiệp ở tuổi 55-64 của năm 2010 lên đến 23% so với 15% của năm 1996. Điều này nói lên hiện tượng mở rộng biên độ tuổi lập nghiệp là một xu thế hiện nay chứ không riêng gì việc trẻ hóa.
Ở Ấn Độ, Ireland, Brazil hay bất kỳ nơi nào khác trên thế giới những người trẻ có những ý kiến mãnh liệt nhưng những người lớn tuổi lại luôn thành công hơn. Trong “văn hóa Thung lũng Silicon”, nghĩa là trong ngành công nghệ thông tin mà không chỉ riêng ở Mỹ, người ta chấp nhận thất bại và khuyến khích doanh nhân tiếp tục thử thách. Ngược lại trong nhiều lĩnh vực khác, nếu thất bại bạn không có thêm cơ hội thứ hai!.
Những người chấp nhận thất bại để tái khởi động trở nên già dặn hơn, khôn ngoan hơn, và lẽ dĩ nhiên có khả năng thành công cao hơn. Ở Ấn Độ có đến 95% những người khởi nghiệp đã có thời gian làm việc cho một công ty khác, trong đó 67% có thời gian phục vụ dưới năm năm. Ở các công ty đó họ đã học hỏi được những kinh nghiệm và thực hành. 83% trong số đó cho biết họ thoát ly để thành lập doanh nghiệp nhằm thực hiện ý tưởng mới, sáng tạo hơn, có hiệu quả hơn mà trước đó họ không thể thực hiện trong khuôn khổ công ty hay do bị ban giám đốc từ chối.
Ngành nghề lập nghiệp mỗi ngày một nhiều
Việc mở rộng biên độ lập nghiệp liên quan chặt chẽ đến Internet và các ứng dụng công nghệ thông tin. Việc học tập, tích lũy kinh nghiệm và trau dồi kiến thức hay kỹ năng không còn khu trú trong khuôn viên trường đại học hay học viện. Bất cứ ai cũng có thể cập nhật kiến thức và kỹ năng không chỉ khi còn ngồi trên ghế nhà trường mà bất cứ nơi đâu trong suốt cuộc đời.
Các tân khoa ngày càng được trang bị kiến thức tốt hơn nhờ phương pháp giáo dục kiến tạo (constructivism) giúp họ nhận ra các sự vật và sự việc một cách thực tế, và cho họ lộ trình lý luận để tìm ra giải pháp sáng tạo vốn là việc mà lớp người đi trước đã bị ngăn cản hay chật vật lắm mới có thể vượt qua. Nhưng cái quan trọng hơn hết là sự bùng nổ như vũ bão của ngành công nghệ thông tin giúp cho các ngành kinh tế và kỹ thuật khác có phương tiện phát triển theo cấp số nhân và nhiều ngành nghề mới đang được thiết lập. Điều này mở ra những chân trời ứng dụng mới và môi trường tạo lập doanh nghiệp mới cho không chỉ tuổi trẻ mà mọi lứa tuổi ở mỗi nền kinh tế.
Ngày nay, có rất nhiều lĩnh vực khoa học phát triển rất nhanh như ngành robot, sinh học tổng hợp, y dược, năng lượng tái sinh hay vật liệu nano. Một thập kỷ trước chúng ta phải tốn hơn 1 tỉ đô la để giải mã bộ gen con người thì nay cùng một việc tương tự chúng ta chỉ tiêu tốn có 1.000 đô la. Những tiến bộ khoa học đang giúp con người vượt qua thách thức để bảo đảm có nền giáo dục thích đáng, đáp ứng nhu cầu về nước, thực phẩm, nơi ở, sự an ninh và cả việc làm.
Các doanh nghiệp nhỏ đã có thể thực hiện những việc mà trước đây chỉ có các chính phủ hay tập đoàn kinh tế làm được. Sự thật là không có giới hạn lứa tuổi lập nghiệp. Lớp trẻ làm chủ các phần mềm công nghệ thông tin tạo thành nơi hội tụ cho các ngành công nghiệp khác mở ra hay phát triển. Xã hội cần đến giới trẻ và cũng cần đến những người lớn tuổi mà sự am hiểu và kinh nghiệm của họ tạo nên các giải pháp liên ngành cần thiết cho việc giải quyết các thách thức mỗi ngày một nhiều, một lớn và một phức tạp hơn của nhân loại hiện nay.
Theo Cafef
Post a Comment