Top Ads

Quảng cáo (728 x 90)
» » Sự cấp thiết của vai trò lãnh đạo sau khủng hoảng

Kiva.Dang A+ A- Print Email
Trước tiên phải lãnh lấy phần trách nhiệm của mình, sau đó chúng ta cần vạch ra chiến lược lãnh đạo cho con đường dài phía trước.


Lịch sử - nhà dẫn đường sáng suốt

Có lẽ chúng ta đã nói không ít về nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ hệ thống tài chính – hệ thống mà gần đây được chứng minh là yếu ớt, mỏng manh một cách đáng kinh ngạc. Có lẽ nào không ai trong số chúng ta nhìn thấy những bước đi thầm lặng của cuộc khủng hoảng khi nó dần xảy ra?

Nếu coi lịch sử là một nhà dẫn đường sáng suốt, thì đáng lẽ chúng ta phải nhìn thấy điều đó. Như một người bạn của tôi – ngài Bob Bruner tới từ trường Darden đã từng nhấn mạnh rằng: Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu ai đó liên tưởng cuộc khủng hoảng hiện tại của chúng ta tới cuộc khủng hoảng niềm tin - cơn hoảng loạn năm 1907, nhưng những nét tương đồng thì tương đối rõ rõ ràng.

Trường Kinh doanh Harvard (Harvard Business School –HSB) đã từng vực dậy rồi trở nên lớn mạnh trong bối cảnh kinh tế hỗn loạn những năm đầu thế kỷ trước; bên cạnh đó, điều mà ai cũng nhìn thấy ở tổ chức giáo dục này, đó là một cái nôi nuôi dưỡng các sinh viên, giúp họ học hỏi được các nguyên tắc trong quản lý và lãnh đạo. Cho đến giờ, dường như giá trị và tầm quan trọng của thử thách đặt ra với ngôi trường ngày nào vẫn không hề đổi thay, dù hàng thế kỉ đã trôi qua.

Sự vắng bóng của một tập thể lãnh đạo tốt trong một vài tháng trở lại đây đã rung lên một hồi chuông cảnh báo trực tiếp vào khả năng có thể trả nợ được và lòng tin của chúng ta.

Trách nhiệm - không phải của riêng ai

Vậy thì, xét cho tới cùng ai sẽ là người phải đứng ra chịu trách nhiệm cho cuộc suy thoái kinh tế năm 2008 này? Không thể phủ nhận rằng đó là một thất bại tập thể, không của riêng ai – có nghĩa nó không chỉ là thất bại của những tổ chức an ninh, những thể chế tài chính, mà nó còn là của lãnh đạo tất cả các cấp.

Thất bại này đích thực thuộc về các văn phòng điều hành doanh nghiệp, thuộc về chính phủ, và tất nhiên – thuộc về cả những trường học kinh tế. Đối với cả sinh viên lẫn giảng viên, đội ngũ quản trị của Trường Kinh doanh Harvard mà nói thì đây thực sự là khoảng thời gian quý giá để học hỏi.

Một điều mà có lẽ ai cũng quá rõ là những giải pháp thiết thực, hiệu quả chỉ có thể đến từ sự am hiểu sâu sắc về bản chất của cuộc khủng hoảng; chính vì thế, thử thách trước mắt là cần nhanh chóng cân bằng ý thức về sự cấp bách, phải chuẩn bị tâm lý sẵn sàng với các giải pháp bằng chính những kiến thức mà chúng ta tích lũy được bấy lâu.

Thời buổi này, tất cả chúng ta bất đắc dĩ đều đang trở thành những nhân chứng sống. Ví thử như nền kinh tế đang mắc bệnh, và mặc dù đã có dư thừa các triệu chứng, nhưng việc chẩn đoán nó đâu có dễ dàng gì nếu không nói là vô cùng phức tạp.

Nếu chúng ta tiếp tục phát triển cách thức tư duy vấn đề này theo chiều sâu, chắc chắc gần như mọi thứ chúng ta dạy trong các chương trình MBA (Master of Business Administration – Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh) trong những năm tới sẽ bị tác động mạnh mẽ và có nhiều đổi thay. Cái hay của phương pháp dạy và học mới là chúng ta có thể cập nhật và bổ sung tài liệu giảng dạy theo từng tuần thay vì từng tháng, thậm chí từng năm như hiện nay.

Lấy ví dụ, mùa đông tới, tất cả các sinh viên năm nhất sẽ được dành riêng một ngày để thảo luận về vụ thâu tóm ngân hàng Bear Stearns của JPMorgan Chase. Và điều thú vị đặc biệt là ở chỗ: Các sinh viên sẽ có cơ hội thảo luận về vấn đề này tới ba lần, xem xét vấn đề từ ba góc độ thông qua quan điểm của những lớp khác nhau: Nhóm lớp Kinh doanh - Chính phủ - và Kinh tế Quốc tế (nhấn mạnh chủ yếu vào khủng hoảng các khoản cho vay thế chấp dưới mức tín nhiệm); lớp Tài chính (các vấn đề về vốn và tính thanh khoản); và cuối cùng là lớp Lãnh đạo và Quản lý Doanh nghiệp (những vấn đề quản lý trong và ngoài doanh nghiệp).

Hàng loạt các cuộc hội thảo, trong đó có “Turmoil on the Street” (Náo loạn phố Wall) đã được khởi động, và với những nỗ lực của toàn thể hội đồng, chúng ta đã đào sâu vào một số khía cạnh của cuộc khủng hoảng. Trải qua một thời gian dài, giờ đây chúng ta lại đang phải cẩn trọng quan sát xem làm thế nào để tái định hình chương trình giảng dạy một cách hệ thống hơn, và phải thừa nhận rằng rồi sắp tới các công ty, các tổ chức có lẽ sẽ được xây dựng với một khung cấu trúc hoàn toàn khác biệt so với những mô hình mà chúng ta chứng kiến cho tới hiện nay.

Những minh chứng này chỉ là điều chỉnh bước đầu đối với một chương trình học, mà rồi nó sẽ còn tiếp tục thay đổi, trong khi một hệ thống tài chính toàn cầu mới dần được định hình và phát triển.

Mặc dầu vẫn biết rằng nhu cầu thay đổi và cải tiến chương trình dạy là điều tất yếu, nhưng cũng cần phải nhớ rằng có một số những nguyên tắc căn bản nhất định mà chúng ta cần giữ vững. Một ví dụ dễ thấy là: thế mạnh của chúng ta khi tập trung vào đào tạo quản trị chung sẽ giúp các sinh viên sau này có khả năng nắm bắt được toàn cảnh bức tranh của mọi vấn đề, từ đó gây ảnh hưởng tới những quyết định mang tính sống còn của các nhà lãnh đạo.

Phương pháp sử dụng tình huống thực tế - với sự nhấn mạnh vào việc đưa ra các câu hỏi chính xác chứ không phải đưa ra một câu trả lời hoàn hảo – là cách thức lý tưởng để cung cấp cho các sinh viên một sự am tường sâu sắc về cuộc khủng hoảng.

Những nghiên cứu nhằm gọt giũa các tình huống này sẽ đưa cả hội đồng HBS đến với các công ty ở khắp mọi nơi trên thế giới, và đó là cơ hội để chúng ta có được cái nhìn thấu đáo về cuộc khủng hoảng từ bên trong. Có lẽ vấn đề trọng yếu nhất là chúng ta phải tiếp tục duy trì cách thức tiếp cận của mình với việc đào tạo - giáo dục khả năng lãnh đạo: Tập trung chú ý vào các đánh giá tin cậy, đạo đức và những giá trị đích thực; vào khả năng nghe, lắng nghe và đối thoại; và không thể thiếu một thiên hướng đưa những nghiên cứu vào hành động thực tế.

Bài học cấp thiết về vai trò lãnh đạo

Những biến cố xảy ra trong một vài tháng gần đây đã dạy cho chúng ta nhiều bài học đắt giá, trong đó có tầm quan trọng của việc lấp đi hố sâu ngăn cách về sự hiểu biết đang tồn tại không chỉ giữa những nhà lãnh đạo chính trị và tài chính, mà còn giữa những nhà điều hành của tất cả các loại hình tổ chức.

Những quyết sách được đưa ra tại một nơi hoặc thậm chí có thể tại một văn phòng nhỏ, nhưng phải thể hiện mối liên kết chặt chẽ và tính tức thời với tình hình của mọi người dân ở khắp các ngóc ngách trên toàn thế giới.

Trong kỉ nguyên mới này, các nhà lãnh đạo sẽ rất cần đến khả năng vận hành công việc hiệu quả hơn, đặc biệt là ở thế giới mà cấu thành nên nó chính là những mối quan hệ hữu hảo ngày càng được thắt chặt giữa các chính phủ, doanh nghiệp và các chủ thể khác.

Từ việc thay đổi khí hậu cho tới vấn nạn nghèo đói toàn cầu, những thử thách nặng nề, cấp bách nhất của thời đại đòi hỏi sự phản ứng vượt ra khỏi tầm với của bất kì một nhóm, một tổ chức, một khu vực hay một nền kinh tế đơn lẻ nào. Những nhà lãnh đạo hiệu quả nhất, những người sẽ đứng mũi chịu sào trong công cuộc tái thiết hệ thống tài chính Hoa Kỳ, hơn ai hết, là những người cần nắm bắt được mối tương tác tinh tế này.

Vai trò của các tổ chức giáo dục như Trường Kinh doanh Harvard không gì khác là phải đảm bảo chắc chắn rằng mảnh đất toàn cầu đang thay đổi từng ngày từng giờ, cùng với những sự kiện xảy ra trong một vài tuần gần đây không chỉ đơn giản là những vấn đề, những tình huống đậm chất học thuật được mang ra để thảo luận trên giấy tờ, mà là những bài học rút ra cần phải nghiên cứu và ứng dụng trở lại vào thực tiễn thông qua các chính sách dài hạn.

Chấp nhận ghé vai gánh lấy một phần trách nhiệm gây ra cuộc khủng hoàng tài chính vừa rồi, các trường kinh tế đồng thời càng phải cam kết chặt chẽ hơn bao giờ hết trong việc tìm ra giải pháp cho vấn đề.

Jay O. Light/ HBS In the New
Translate by Tuyết Lan

Post a Comment