Ngày 1-1-2009, thời điểm Việt Nam chính thức mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ theo cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đã gần kề. Sự kiện này mở ra cơ hội cho các nhà phân phối và bán lẻ nước ngoài, đồng thời cũng là thách thức cho các nhà phân phối và bán lẻ trong nước.
Trước hết, hãy cùng trở lại với định nghĩa kênh phân phối. “Kênh phân phối là tập hợp các công ty và cá nhân có tư cách tham gia vào quá trình lưu chuyển sản phẩm hoặc dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng” (Stern LW & El-Ansary AI -1992).
Cụm từ “tập hợp” cần được chú ý bởi nếu các công ty và cá nhân trong hệ thống phân phối không hợp tác chặt chẽ với nhau thì sẽ không thể trụ vững trước sự thâm nhập mạnh mẽ của những nhà bán lẻ hàng đầu thế giới như Metro, Big C, Wal-Mart, Carrefour, Tesco…
Ý thức được điều này nên bốn nhà phân phối lớn của Việt Nam là Co.opMart, Hapro, Phú Thái và Satra đã thành lập liên minh chiến lược VDC (Trung tâm Phân phối Việt Nam) như là sự khởi đầu cho việc tập hợp và liên kết các nhà phân phối với nhau. Nhưng chỉ một mình VDC thì chưa đủ mà cần có thêm nhiều hợp tác, liên minh, liên kết giữa các nhà phân phối và bán lẻ trong nước.
Thứ hai, tại sao các nhà sản xuất trong nước và nước ngoài lại tìm đến các nhà phân phối và bán lẻ nước ngoài như Diethlem, Metro, Big C, Lotte… thay vì các đối tác trong nước? Câu trả lời chính là chất lượng và hiệu quả phân phối.
Các doanh nghiệp này đã thực hiện một cách chuyên nghiệp và hữu hiệu các chức năng cơ bản và quan trọng của kênh phân phối là nghiên cứu, chiêu thị, tiếp xúc, làm thích ứng, đàm phán, kho vận, đầu tư và chấp nhận rủi ro.
Ngoài ra, họ còn sở hữu ba “chữ E” rất quan trọng trong lĩnh vực phân phối và bán lẻ. Đó là sự thông thạo (expertise), vốn (equity) và kinh nghiệm toàn cầu (experience).
Các doanh nghiệp Việt Nam chỉ phân phối và bán lẻ tại thị trường trong nước, do vậy thiếu sự thông thạo về các mô hình phân phối và bán lẻ đã và đang áp dụng trên thế giới. Cùng với đó là thiếu thông tin về các nhà phân phối và bán lẻ nước ngoài. So với các đồng nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam không có tiềm lực tài chính đủ mạnh, lại hoạt động độc lập, thiếu sự liên kết, thiếu kinh nghiệm trong quản lý cũng như trình độ nhân lực còn yếu kém.
Nhìn bề ngoài, ta có thể nhận thấy sự phát triển khá nhanh của các nhà phân phối và bán lẻ Việt Nam với sự gia tăng nhanh chóng về số lượng các cửa hiệu (stores) của Co-opMart, Vinatex, Hapro, G7, Citimart… nhằm chiếm lĩnh những mặt bằng tốt chuẩn bị đón đầu làn sóng các nhà phân phối và bán lẻ nước ngoài. Tuy nhiên, sẽ là chưa đủ và không hiệu quả nếu các doanh nghiệp này không hoàn thiện các yếu tố “3E” cơ bản kể trên.
Hiện tại, hệ thống phân phối của Việt Nam đang chịu những thách thức chính: Đó là kết cấu hạ tầng thương mại còn yếu, thiếu đồng bộ và thiếu liên kết trong hệ thống. Thiếu quy hoạch tổng thể về khu thương mại, mất cân đối cung cầu trong mặt bằng bán lẻ. Hệ thống quản lý, hệ thống công nghệ thông tin lạc hậu. Phương thức kinh doanh lạc hậu, tự phát và thiếu tính chuyên nghiệp. Trình độ nhân lực và đội ngũ quản lý còn yếu, không bắt kịp với xu hướng của thế giới và tiến trình hội nhập. Thông tin thị trường còn yếu, thiếu công khai, minh bạch.
Với những thách thức như vậy, hệ thống phân phối của các doanh nghiệp trong nước phải được hiện đại hóa về kết cấu hạ tầng thương mại thông qua việc quy hoạch, xây dựng và phát triển các loại hình thương mại hiện đại; các trung tâm phân phối, kho hàng… Phát triển các loại hình chợ với nhiều quy mô phù hợp và cải thiện hậu cần phân phối. Phát triển các loại hình và phương thức thương mại hiện đại như sàn giao dịch hàng hóa, trung tâm đấu giá, thương mại điện tử, nhượng quyền kinh doanh, kinh doanh theo chuỗi…
Song song đó là hình thành và phát triển một số tập đoàn thương mại và phân phối hàng hóa mạnh. Phát triển đội ngũ doanh nhân có kiến thức và kỹ năng hiện đại, chuyên nghiệp. Và cuối cùng là hoàn chỉnh hệ thống pháp lý để khuyến khích cạnh tranh công bằng.
Dù muốn hay không, thời điểm 1-1-2009 đã gần kề. Thay vì lo lắng cho thị trường phân phối và bán lẻ sẽ rơi vào tay các tập đoàn xuyên quốc gia, các doanh nghiệp trong nước cần ngồi lại với nhau trên tinh thần hợp tác chặt chẽ, học tập và chia sẻ kinh nghiệm về các phương pháp và mô hình quản lý phân phối và bán lẻ hiệu quả. Cần bắt tay ngay vào việc sửa chữa, nâng cấp hệ thống phân phối để tạo cho mình ưu thế nhất định cũng như lợi thế cạnh tranh bền vững.
Trước hết, hãy cùng trở lại với định nghĩa kênh phân phối. “Kênh phân phối là tập hợp các công ty và cá nhân có tư cách tham gia vào quá trình lưu chuyển sản phẩm hoặc dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng” (Stern LW & El-Ansary AI -1992).
Cụm từ “tập hợp” cần được chú ý bởi nếu các công ty và cá nhân trong hệ thống phân phối không hợp tác chặt chẽ với nhau thì sẽ không thể trụ vững trước sự thâm nhập mạnh mẽ của những nhà bán lẻ hàng đầu thế giới như Metro, Big C, Wal-Mart, Carrefour, Tesco…
Ý thức được điều này nên bốn nhà phân phối lớn của Việt Nam là Co.opMart, Hapro, Phú Thái và Satra đã thành lập liên minh chiến lược VDC (Trung tâm Phân phối Việt Nam) như là sự khởi đầu cho việc tập hợp và liên kết các nhà phân phối với nhau. Nhưng chỉ một mình VDC thì chưa đủ mà cần có thêm nhiều hợp tác, liên minh, liên kết giữa các nhà phân phối và bán lẻ trong nước.
Thứ hai, tại sao các nhà sản xuất trong nước và nước ngoài lại tìm đến các nhà phân phối và bán lẻ nước ngoài như Diethlem, Metro, Big C, Lotte… thay vì các đối tác trong nước? Câu trả lời chính là chất lượng và hiệu quả phân phối.
Các doanh nghiệp này đã thực hiện một cách chuyên nghiệp và hữu hiệu các chức năng cơ bản và quan trọng của kênh phân phối là nghiên cứu, chiêu thị, tiếp xúc, làm thích ứng, đàm phán, kho vận, đầu tư và chấp nhận rủi ro.
Ngoài ra, họ còn sở hữu ba “chữ E” rất quan trọng trong lĩnh vực phân phối và bán lẻ. Đó là sự thông thạo (expertise), vốn (equity) và kinh nghiệm toàn cầu (experience).
Các doanh nghiệp Việt Nam chỉ phân phối và bán lẻ tại thị trường trong nước, do vậy thiếu sự thông thạo về các mô hình phân phối và bán lẻ đã và đang áp dụng trên thế giới. Cùng với đó là thiếu thông tin về các nhà phân phối và bán lẻ nước ngoài. So với các đồng nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam không có tiềm lực tài chính đủ mạnh, lại hoạt động độc lập, thiếu sự liên kết, thiếu kinh nghiệm trong quản lý cũng như trình độ nhân lực còn yếu kém.
Nhìn bề ngoài, ta có thể nhận thấy sự phát triển khá nhanh của các nhà phân phối và bán lẻ Việt Nam với sự gia tăng nhanh chóng về số lượng các cửa hiệu (stores) của Co-opMart, Vinatex, Hapro, G7, Citimart… nhằm chiếm lĩnh những mặt bằng tốt chuẩn bị đón đầu làn sóng các nhà phân phối và bán lẻ nước ngoài. Tuy nhiên, sẽ là chưa đủ và không hiệu quả nếu các doanh nghiệp này không hoàn thiện các yếu tố “3E” cơ bản kể trên.
Hiện tại, hệ thống phân phối của Việt Nam đang chịu những thách thức chính: Đó là kết cấu hạ tầng thương mại còn yếu, thiếu đồng bộ và thiếu liên kết trong hệ thống. Thiếu quy hoạch tổng thể về khu thương mại, mất cân đối cung cầu trong mặt bằng bán lẻ. Hệ thống quản lý, hệ thống công nghệ thông tin lạc hậu. Phương thức kinh doanh lạc hậu, tự phát và thiếu tính chuyên nghiệp. Trình độ nhân lực và đội ngũ quản lý còn yếu, không bắt kịp với xu hướng của thế giới và tiến trình hội nhập. Thông tin thị trường còn yếu, thiếu công khai, minh bạch.
Với những thách thức như vậy, hệ thống phân phối của các doanh nghiệp trong nước phải được hiện đại hóa về kết cấu hạ tầng thương mại thông qua việc quy hoạch, xây dựng và phát triển các loại hình thương mại hiện đại; các trung tâm phân phối, kho hàng… Phát triển các loại hình chợ với nhiều quy mô phù hợp và cải thiện hậu cần phân phối. Phát triển các loại hình và phương thức thương mại hiện đại như sàn giao dịch hàng hóa, trung tâm đấu giá, thương mại điện tử, nhượng quyền kinh doanh, kinh doanh theo chuỗi…
Song song đó là hình thành và phát triển một số tập đoàn thương mại và phân phối hàng hóa mạnh. Phát triển đội ngũ doanh nhân có kiến thức và kỹ năng hiện đại, chuyên nghiệp. Và cuối cùng là hoàn chỉnh hệ thống pháp lý để khuyến khích cạnh tranh công bằng.
Dù muốn hay không, thời điểm 1-1-2009 đã gần kề. Thay vì lo lắng cho thị trường phân phối và bán lẻ sẽ rơi vào tay các tập đoàn xuyên quốc gia, các doanh nghiệp trong nước cần ngồi lại với nhau trên tinh thần hợp tác chặt chẽ, học tập và chia sẻ kinh nghiệm về các phương pháp và mô hình quản lý phân phối và bán lẻ hiệu quả. Cần bắt tay ngay vào việc sửa chữa, nâng cấp hệ thống phân phối để tạo cho mình ưu thế nhất định cũng như lợi thế cạnh tranh bền vững.
By Nguyen Dang Duy Nhat/
The Saigon Times
The Saigon Times
Post a Comment