Ngày 9/12, làng báo Mỹ xôn xao trước thông tin Tribune Company, một hãng báo chí và truyền thông có tên tuổi của nước này, nộp đơn xin phá sản.
Đại gia truyền thông đầu tiên của Mỹ phá sản
Đây được xem là lựa chọn duy nhất để hãng xuất bản các tờ The Los Angeles và The Chicago Tribune này có thể cơ cấu lại khoản nợ lên tới 13 tỷ USD.
Kinh tế suy thoái, kéo theo với sự sụt giảm mạnh mẽ của doanh số quảng cáo, cộng với những sai lầm trong quản lý là những lý do chính đẩy công ty có doanh số hàng năm 4 tỷ USD và hàng ngàn nhân viên này tới kết cục nói trên.
Ông Sam Zell, Giám đốc Tribune Company cho hay, công ty hiện vẫn có đủ tiền mặt để duy trì hoạt động của 12 tờ báo, 23 trung tâm truyền hình, kênh truyền hình cáp quốc gia và các loại dịch vụ truyền thông khác của hãng.
Tuy nhiên, trong bối cảnh doanh thu sụt giảm và theo yêu cầu của các chủ nợ lớn, Tribune quyết định nộp đơn xin phá sản. Cũng theo ông Sam Zell, vụ phá sản sẽ không ảnh hưởng tới vấn đề lương bổng của công nhân viên cũng như hoạt động bình thường của công ty.
Suy thoái kinh tế cộng với xu thế chuyển quảng cáo sang các website đang khiến doanh số quảng cáo báo giấy ở Mỹ sụt giảm mạnh nhất kể từ Đại khủng hoảng 1929 tới nay. Riêng doanh số quảng cáo trên các tờ báo in của Tribune đã giảm 19% trong quý 3. Một số tờ báo lớn ở Mỹ cũng đã vỡ nợ hoặc phải rao bán lại mà chẳng thể tìm nổi khách mua.
Suy thoái chung, rắc rối riêng
Là một tỷ phú địa ốc ở Chicago, ông Sam Zell mới tiếp quản Chicago Tribune vào ngày 20/12/2007, tức là cách đây chưa đầy một năm. Sau khi nhậm chức, ông chủ này đã tiến hành tư nhân hóa công ty, đồng thời tăng gấp 3 số tiền vay nợ của công ty, khiến tình hình ngày càng tồi tệ.
Với chương trình tư nhân hóa trị giá 8,5 tỷ USD nói trên, toàn bộ số cổ phiếu của Tribune Company được mua lại. Nhân viên trở thành những người sở hữu công ty, nhưng lại không có tiếng nói và quyền quản lý trong công ty, mặc dù được hứa là sau này, họ sẽ được tiếp cận với cổ phần của mình và có thể bán lại cổ phần.
Ông Zell chi có 315 triệu USD để mua cổ phần trong công ty, nhưng lại giành quyền kiểm soát cả công ty, và có quyền mua lại tới 40% cổ phiếu của công ty trong tương lai.
Sau khi giành quyền kiểm soát, ông Zell thành lập một ban quản lý gồm những người cũng… giống ông, nghĩa là chẳng có kiến thức gì về báo chí. Trong quý 3 vừa qua, lợi nhuận hoạt động của cả công ty chỉ còn 37,1 triệu USD, so với mức 216,8 triệu USD cùn kỳ năm ngoái. Các tờ báo in của công ty trong quý 3 thua lỗ tổng số tiền 26,2 triệu USD.
Trong một năm qua, Tribune đã phải liên tục cắt giảm nhân viên và sản phẩm để có tiền trả nợ. Tháng 5 vừa qua, công ty này đã phải bán một trong những tờ báo đem lại nhiều lợi nhuận nhất của mình là tờ Newsday cho một công ty khác với giá 650 triệu USD.
Tribune cũng tìm cách bán lại đội bóng chày Chicago Cubs và sân vận động Wrigley Field của đội bóng để có tiền mặt, nhưng không thể tìm được khách mua.
Trong vòng một năm tới, Tribune phải trả số tiền lãi lên tới 900 triệu USD. Số tiền gốc tới hạn phải trả vào tháng 6/2009 là 512 triệu USD. Giới quan sát cho rằng, với những khoản nợ lớn bất thường như thế này, vụ phá sản của Tribune hoàn toàn không phải là báo hiệu cho một làn sóng phá sản trong làng báo Mỹ.
Phá sản vì sếp không được... yêu mến?
Tuần trước, Giám đốc Zell đã có cuộc họp với các chủ nợ chính của công ty là các ngân hàng Merrill Lynch, JP Morgan, Bank of America, Deutsche Bank và Citigroup. Đây đều là các chủ nợ được ưu tiên trả nợ trước trong trường hợp Tribune phá sản.
Trong cuộc họp này, ông Zell cảnh báo các chủ nợ rằng, nếu công ty cứ tiếp tục phải thanh toán nợ cho các chủ nợ nhỏ hơn, khả năng của họ trong việc trả nợ cho các chủ nợ lớn về sau sẽ bị giảm. Trước cảnh báo này, các chủ nợ lớn tham dự cuộc họp đành khuyên Tribune nộp đơn xin phá sản.
Với việc Tribune xin phá sản, công ty này cũng tuyên bố sẽ không thanh toán khoản nợ 69,55 triệu USD đến hạn vào ngày 8/12 này. Đây là khoản nợ của các chủ nợ nhỏ, không được ưu tiên thanh toán trong trường hợp phá sản.
Sam Zell khẳng định, vụ phá sản này sẽ đặt trọng tâm vào số tiền mà Tribune Company vay nợ, chứ không hề ảnh hưởng tới hoạt động của tờ báo. Tuy nhiên, giới quan sát vẫn tỏ ra lo ngại về tương lai của công ty truyền thông này.
Phá sản là hiện tượng có thể xem là rất hiếm trong làng báo, nhưng vụ phá sản của Tribune Company lại không khiến các nhà báo trong công ty này ngạc nhiên, vì họ đều biết rõ về ông chủ Zell và khả năng điều hành báo chí của ông. “Ở đây, nhân viên chẳng yêu mến gì ông Zell cả”, nhà báo Mitchell Landsberg của tờ Los Angeles Times cho hay.
Đại gia truyền thông đầu tiên của Mỹ phá sản
Đây được xem là lựa chọn duy nhất để hãng xuất bản các tờ The Los Angeles và The Chicago Tribune này có thể cơ cấu lại khoản nợ lên tới 13 tỷ USD.
Kinh tế suy thoái, kéo theo với sự sụt giảm mạnh mẽ của doanh số quảng cáo, cộng với những sai lầm trong quản lý là những lý do chính đẩy công ty có doanh số hàng năm 4 tỷ USD và hàng ngàn nhân viên này tới kết cục nói trên.
Ông Sam Zell, Giám đốc Tribune Company cho hay, công ty hiện vẫn có đủ tiền mặt để duy trì hoạt động của 12 tờ báo, 23 trung tâm truyền hình, kênh truyền hình cáp quốc gia và các loại dịch vụ truyền thông khác của hãng.
Tuy nhiên, trong bối cảnh doanh thu sụt giảm và theo yêu cầu của các chủ nợ lớn, Tribune quyết định nộp đơn xin phá sản. Cũng theo ông Sam Zell, vụ phá sản sẽ không ảnh hưởng tới vấn đề lương bổng của công nhân viên cũng như hoạt động bình thường của công ty.
Suy thoái kinh tế cộng với xu thế chuyển quảng cáo sang các website đang khiến doanh số quảng cáo báo giấy ở Mỹ sụt giảm mạnh nhất kể từ Đại khủng hoảng 1929 tới nay. Riêng doanh số quảng cáo trên các tờ báo in của Tribune đã giảm 19% trong quý 3. Một số tờ báo lớn ở Mỹ cũng đã vỡ nợ hoặc phải rao bán lại mà chẳng thể tìm nổi khách mua.
Suy thoái chung, rắc rối riêng
Là một tỷ phú địa ốc ở Chicago, ông Sam Zell mới tiếp quản Chicago Tribune vào ngày 20/12/2007, tức là cách đây chưa đầy một năm. Sau khi nhậm chức, ông chủ này đã tiến hành tư nhân hóa công ty, đồng thời tăng gấp 3 số tiền vay nợ của công ty, khiến tình hình ngày càng tồi tệ.
Với chương trình tư nhân hóa trị giá 8,5 tỷ USD nói trên, toàn bộ số cổ phiếu của Tribune Company được mua lại. Nhân viên trở thành những người sở hữu công ty, nhưng lại không có tiếng nói và quyền quản lý trong công ty, mặc dù được hứa là sau này, họ sẽ được tiếp cận với cổ phần của mình và có thể bán lại cổ phần.
Ông Zell chi có 315 triệu USD để mua cổ phần trong công ty, nhưng lại giành quyền kiểm soát cả công ty, và có quyền mua lại tới 40% cổ phiếu của công ty trong tương lai.
Sau khi giành quyền kiểm soát, ông Zell thành lập một ban quản lý gồm những người cũng… giống ông, nghĩa là chẳng có kiến thức gì về báo chí. Trong quý 3 vừa qua, lợi nhuận hoạt động của cả công ty chỉ còn 37,1 triệu USD, so với mức 216,8 triệu USD cùn kỳ năm ngoái. Các tờ báo in của công ty trong quý 3 thua lỗ tổng số tiền 26,2 triệu USD.
Trong một năm qua, Tribune đã phải liên tục cắt giảm nhân viên và sản phẩm để có tiền trả nợ. Tháng 5 vừa qua, công ty này đã phải bán một trong những tờ báo đem lại nhiều lợi nhuận nhất của mình là tờ Newsday cho một công ty khác với giá 650 triệu USD.
Tribune cũng tìm cách bán lại đội bóng chày Chicago Cubs và sân vận động Wrigley Field của đội bóng để có tiền mặt, nhưng không thể tìm được khách mua.
Trong vòng một năm tới, Tribune phải trả số tiền lãi lên tới 900 triệu USD. Số tiền gốc tới hạn phải trả vào tháng 6/2009 là 512 triệu USD. Giới quan sát cho rằng, với những khoản nợ lớn bất thường như thế này, vụ phá sản của Tribune hoàn toàn không phải là báo hiệu cho một làn sóng phá sản trong làng báo Mỹ.
Phá sản vì sếp không được... yêu mến?
Tuần trước, Giám đốc Zell đã có cuộc họp với các chủ nợ chính của công ty là các ngân hàng Merrill Lynch, JP Morgan, Bank of America, Deutsche Bank và Citigroup. Đây đều là các chủ nợ được ưu tiên trả nợ trước trong trường hợp Tribune phá sản.
Trong cuộc họp này, ông Zell cảnh báo các chủ nợ rằng, nếu công ty cứ tiếp tục phải thanh toán nợ cho các chủ nợ nhỏ hơn, khả năng của họ trong việc trả nợ cho các chủ nợ lớn về sau sẽ bị giảm. Trước cảnh báo này, các chủ nợ lớn tham dự cuộc họp đành khuyên Tribune nộp đơn xin phá sản.
Với việc Tribune xin phá sản, công ty này cũng tuyên bố sẽ không thanh toán khoản nợ 69,55 triệu USD đến hạn vào ngày 8/12 này. Đây là khoản nợ của các chủ nợ nhỏ, không được ưu tiên thanh toán trong trường hợp phá sản.
Sam Zell khẳng định, vụ phá sản này sẽ đặt trọng tâm vào số tiền mà Tribune Company vay nợ, chứ không hề ảnh hưởng tới hoạt động của tờ báo. Tuy nhiên, giới quan sát vẫn tỏ ra lo ngại về tương lai của công ty truyền thông này.
Phá sản là hiện tượng có thể xem là rất hiếm trong làng báo, nhưng vụ phá sản của Tribune Company lại không khiến các nhà báo trong công ty này ngạc nhiên, vì họ đều biết rõ về ông chủ Zell và khả năng điều hành báo chí của ông. “Ở đây, nhân viên chẳng yêu mến gì ông Zell cả”, nhà báo Mitchell Landsberg của tờ Los Angeles Times cho hay.
VnEconomy
Post a Comment