Giám đốc điều hành (CEO) Edward Liddy của hãng bảo hiểm khổng lồ của Mỹ AIG đã chấp nhận mức lương 1 USD trong năm nay và năm sau. Đồng thời, ông cũng sẽ không nhận được một đồng tiền thưởng nào trong thời gian này.
Tình hình lương thưởng cho lãnh đạo các tập đoàn tài chính lớn khác ở Mỹ trong năm nay và năm sau cũng ảm đạm không kém.
Động thái nói trên của CEO AIG nằm trong loạt hạn chế lương thưởng tự nguyện của quan chức AIG như một điều kiện để có được gói giải cứu khổng lồ mà Chính phủ Mỹ đã dành cho tập đoàn này. Theo đó, AIG sẽ không thưởng cho lãnh đạo tập đoàn trong năm nay. Thêm vào đó, trong năm 2009, tập đoàn này sẽ không tăng lương cho các quan chức cao cấp.
Với quyết định nói trên, thu nhập của CEO Liddy trong năm 2008 - 2009 từ AIG sẽ chỉ là thu nhập từ cổ phần của ông tại tập đoàn. Trong trường hợp bị thôi việc, ông cũng sẽ không được nhận gói bồi thường như các CEO mất việc của Mỹ vẫn được nhận. Tuy nhiên, tới năm 2010, nếu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, ông sẽ được thưởng trở lại.
Cùng với vị CEO này, Giám đốc tái cơ cấu của AIG là Paula Reynolds cũng sẽ không nhận được một đồng tiền lương, thưởng nào trong năm 2008. Từ năm 2009 trở đi, bất kỳ khoản lương, thưởng nào ngoài lương cơ bản của bà sẽ phụ thuộc vào quá trình tái cơ cấu của AIG.
“Động thái này của các nhà lãnh đạo hàng đầu của AIG không chỉ cho thấy chúng tôi hiểu trách nhiệm của mình đối với người nộp thuế và các cổ đông, mà còn cho thấy những cam kết của chúng tôi về sự thành công của tập đoàn trong tương lai”, ông Liddy nói.
“Sẽ là công bằng nếu các quan chức hàng đầu doanh nghiệp, những người được hưởng lợi nhiều nhất trong thời kỳ doanh nghiệp ăn nên làm ra, cũng phải san sẻ gánh nặng trong trường hợp công ty gặp khó khăn”, Chưởng lý bang New York Andrew Cuomo nhận xét về động thái nói trên của các quan chức AIG.
Vào tháng 10 vừa qua, chính ông Cuomo đã lên tiếng bày tỏ sự lo ngại về việc chi tiêu lãng phí của AIG, sau khi có thông tin cho hay, tập đoàn này chi tới 440.000 USD cho một cuộc họp cuối tuần tại một khu nghỉ dưỡng. Sau đó, AIG đã ngay lập tức huỷ bỏ 160 sự kiện dự kiến tổ chức, với chi phí có thể lên tới 8 triệu USD.
Từ đó tới nay, AIG đã tiến hành cắt giảm chi phí ở mức mạnh nhất có thể do tập đoàn này đang trong quá trình tiếp nhận hàng trăm tỷ USD cứu trợ từ Chính phủ Mỹ. Tới tháng này, tiền giải cứu mà AIG nhận được từ Chính phủ đã lên tới con số 152,5 tỷ USD.
Giới quan sát dự báo, năm nay sẽ là năm mà tiền thưởng trong ngành tài chính, ngân hàng ở Mỹ bị cắt giảm mạnh, nhất là tại những tập đoàn nhận được tiền cứu trợ từ chính phủ. Mới đây, ngân hàng Goldman Sachs cũng tuyên bố sẽ không thưởng tiền mặt hay cổ phiếu nào cho CEO Lloyd Blankfein và 6 quan chức hàng đầu khác.
Tại châu Âu, một cuộc điều tra của công ty tuyển dụng Amstrong International có trụ sở tại London cho thấy, sẽ có khoảng 1/4 lãnh đạo các ngân hàng không nhận được tiền thưởng trong năm nay như một điều kiện để có được sự giải cứu của chính phủ.
Hiện một số ngân hàng lớn của châu lục này như Barclays của Anh, UBS của Thuỵ Sỹ và Deutsche Bank của Đức đều đã tuyên bố sẽ không thưởng cho lãnh đạo trong năm nay. Ngân hàng Parisbas SA của Pháp, ngân hàng lớn thứ 3 ở châu Âu, có khả năng sẽ giảm 70% tiền thưởng cho lãnh đạo ở bộ phận ngân hàng doanh nghiệp và ngân hàng đầu tư.
Tại các công ty dịch vụ tài chính của châu Âu, thưởng tiền mặt cũng có thể được điều chỉnh giảm, trong khi thưởng bằng cổ phiếu sẽ tăng lên.
Thống kê cho thấy, riêng ở Anh, trong vòng 4 năm qua, lãnh đạo ngành ngân hàng đã được thưởng tới 31 tỷ Bảng, tương đương 47 tỷ USD.
Tình hình lương thưởng cho lãnh đạo các tập đoàn tài chính lớn khác ở Mỹ trong năm nay và năm sau cũng ảm đạm không kém.
Động thái nói trên của CEO AIG nằm trong loạt hạn chế lương thưởng tự nguyện của quan chức AIG như một điều kiện để có được gói giải cứu khổng lồ mà Chính phủ Mỹ đã dành cho tập đoàn này. Theo đó, AIG sẽ không thưởng cho lãnh đạo tập đoàn trong năm nay. Thêm vào đó, trong năm 2009, tập đoàn này sẽ không tăng lương cho các quan chức cao cấp.
Với quyết định nói trên, thu nhập của CEO Liddy trong năm 2008 - 2009 từ AIG sẽ chỉ là thu nhập từ cổ phần của ông tại tập đoàn. Trong trường hợp bị thôi việc, ông cũng sẽ không được nhận gói bồi thường như các CEO mất việc của Mỹ vẫn được nhận. Tuy nhiên, tới năm 2010, nếu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, ông sẽ được thưởng trở lại.
Cùng với vị CEO này, Giám đốc tái cơ cấu của AIG là Paula Reynolds cũng sẽ không nhận được một đồng tiền lương, thưởng nào trong năm 2008. Từ năm 2009 trở đi, bất kỳ khoản lương, thưởng nào ngoài lương cơ bản của bà sẽ phụ thuộc vào quá trình tái cơ cấu của AIG.
“Động thái này của các nhà lãnh đạo hàng đầu của AIG không chỉ cho thấy chúng tôi hiểu trách nhiệm của mình đối với người nộp thuế và các cổ đông, mà còn cho thấy những cam kết của chúng tôi về sự thành công của tập đoàn trong tương lai”, ông Liddy nói.
“Sẽ là công bằng nếu các quan chức hàng đầu doanh nghiệp, những người được hưởng lợi nhiều nhất trong thời kỳ doanh nghiệp ăn nên làm ra, cũng phải san sẻ gánh nặng trong trường hợp công ty gặp khó khăn”, Chưởng lý bang New York Andrew Cuomo nhận xét về động thái nói trên của các quan chức AIG.
Vào tháng 10 vừa qua, chính ông Cuomo đã lên tiếng bày tỏ sự lo ngại về việc chi tiêu lãng phí của AIG, sau khi có thông tin cho hay, tập đoàn này chi tới 440.000 USD cho một cuộc họp cuối tuần tại một khu nghỉ dưỡng. Sau đó, AIG đã ngay lập tức huỷ bỏ 160 sự kiện dự kiến tổ chức, với chi phí có thể lên tới 8 triệu USD.
Từ đó tới nay, AIG đã tiến hành cắt giảm chi phí ở mức mạnh nhất có thể do tập đoàn này đang trong quá trình tiếp nhận hàng trăm tỷ USD cứu trợ từ Chính phủ Mỹ. Tới tháng này, tiền giải cứu mà AIG nhận được từ Chính phủ đã lên tới con số 152,5 tỷ USD.
Giới quan sát dự báo, năm nay sẽ là năm mà tiền thưởng trong ngành tài chính, ngân hàng ở Mỹ bị cắt giảm mạnh, nhất là tại những tập đoàn nhận được tiền cứu trợ từ chính phủ. Mới đây, ngân hàng Goldman Sachs cũng tuyên bố sẽ không thưởng tiền mặt hay cổ phiếu nào cho CEO Lloyd Blankfein và 6 quan chức hàng đầu khác.
Tại châu Âu, một cuộc điều tra của công ty tuyển dụng Amstrong International có trụ sở tại London cho thấy, sẽ có khoảng 1/4 lãnh đạo các ngân hàng không nhận được tiền thưởng trong năm nay như một điều kiện để có được sự giải cứu của chính phủ.
Hiện một số ngân hàng lớn của châu lục này như Barclays của Anh, UBS của Thuỵ Sỹ và Deutsche Bank của Đức đều đã tuyên bố sẽ không thưởng cho lãnh đạo trong năm nay. Ngân hàng Parisbas SA của Pháp, ngân hàng lớn thứ 3 ở châu Âu, có khả năng sẽ giảm 70% tiền thưởng cho lãnh đạo ở bộ phận ngân hàng doanh nghiệp và ngân hàng đầu tư.
Tại các công ty dịch vụ tài chính của châu Âu, thưởng tiền mặt cũng có thể được điều chỉnh giảm, trong khi thưởng bằng cổ phiếu sẽ tăng lên.
Thống kê cho thấy, riêng ở Anh, trong vòng 4 năm qua, lãnh đạo ngành ngân hàng đã được thưởng tới 31 tỷ Bảng, tương đương 47 tỷ USD.
Kiều Oanh/ CNN, Bloomberg
Post a Comment