Anh không có quyền quyết định việc thất bại như thế nào, nhưng anh hoàn toàn có khả năng quyết định cách phục hồi và chuẩn bị cho chiến thắng lần tới" - Pat Riley huấn luyện viên bóng rổ chuyên nghiệp đã thành công.
Coi thất bại là động lực tăng trưởng. Các nhà lãnh đạo chuyên nghiệp đều cho rằng khái niệm thất bại không hề tồn tại. Họ chỉ nhận được những kết quả mà họ gọi là sự thất bại. Chúng ta gắn danh hiệu nhà lãnh đạo bẩm sinh cho những người luôn tìm thấy giá trị trong mọi trải nghiệm, đặc biệt khi họ không nhận được những kết quả theo đúng mong muốn. Thất bại thực ra là cơ hội để bắt đầu lại với bộ óc sáng suốt hơn. Không ai có thể thành công trong mọi công việc. Tuy nhiên, ý nghĩa của chiến thắng lại phụ thuộc vào cách chúng ta chấm điểm. Những nhà lãnh đạo xuất sắc thường không tự dồn mình vào tình huống khó khăn với việc tính điểm âm, kém hiệu quả hay đáng thất vọng. Họ tìm ra những bài học có ý nghĩa, tiếp thu bài học đó và tiếp tục tiến lên. Họ giải phóng bản thân khỏi suy nghĩ rằng mình có thể “thất bại” bằng cách coi những trải nghiệm đó như một lần học hỏi, rút kinh nghiệm.
Những nhà lãnh đạo giỏi nhất luôn đặt trọng tâm vào mục tiêu và rút ra bài học từ toàn bộ quá trình tiến tới mục tiêu đó, bất chấp những trắc trở trên đường đi. Hãy bắt đầu phát triển kỹ năng này với việc đảm nhận mọi trách nhiệm đối với những trải nghiệm của chúng ta. Nhưng “đảm nhận mọi trách nhiệm” có nghĩa như thế nào? Hãy nhớ lại thời gian hay không gian, nơi chúng ta không nhận được những kết quả như mong muốn. Hãy nhớ rằng khi đó chúng ta có vài cách giải quyết.
Cách đơn giản là chúng ta chấp nhận những gì ta có và không làm gì cả. Nhưng những người lựa chọn giải pháp này sẽ sụp đổ, là hậu quả của thất bại. Hoặc chúng ta có thể kêu ca, phàn nàn về thất bại. Hoặc chúng ta có thể chạy trốn khỏi kết cục đó. Hoặc chúng ta quyết tâm thay đổi bản thân bằng cách coi trải nghiệm đó là một lần học hỏi, rút kinh nghiệm. Cách phản ứng này đồng nghĩa với việc chúng ta đã đứng ra “đảm nhận mọi trách nhiệm”.
Thất bại thường xuyên sẽ sớm mang lại thành công. Hãy coi thất bại là một điều kiện tiên quyết đưa tới thành công. Những người bán hàng giỏi biết rằng cứ mười cuộc gọi chào hàng, họ sẽ thành công một lần. Mỗi lần không bán được, người bán hàng thành công nghĩ rằng: “Thật tuyệt, vậy là ta đã loại bỏ được một lời từ chối nữa”. Hãy loại thất bại ra khỏi đường đi của anh bằng cách học hỏi, rút kinh nghiệm từ chúng.
Hãy sử dụng những thất bại đó để giúp anh tránh phải đi lại con đường anh đã đi. Hãy theo dõi khuynh hướng chung về việc biến một kết quả không mong muốn thành “câu chuyện để đời”.Trên thực tế chúng ta không thể đánh giá cao những người làm trầm trọng hoá sự thất bại bằng cách lảm nhảm câu chuyện họ đã “làm hỏng”, “thất bại thảm hoạ”, “sụp đổ” và “bỏ lỡ cơ hội” như thế nào.
Khi không nhận được kết quả đúng như mong muốn hãy kể một câu chuyện với kết thúc lạc quan, hơn là biến nó thành một kết cục thảm thương. Hãy miêu tả những thách thức, chi tiết hoá các hành động chúng ta đã thực hiện. Đừng quên tìm ra những điểm thay đổi bất ngờ dẫn tới kết quả không mong muốn. Hãy trình bày về những điều khiến chúng ta thất vọng nếu thực sự phải làm như vậy. Tiếp đó, hãy nói rõ những điều chúng ta đã học được từ kinh nghiệm đó. Hãy kết thúc câu chuyện của mình bằng một lời khẳng định “Nhu cầu là vũ khí mạnh mẽ nhất của chúng ta”, thất bại chính là một động lực cần thiết thúc đẩy sự tăng trưởng.
Coi thất bại là động lực tăng trưởng. Các nhà lãnh đạo chuyên nghiệp đều cho rằng khái niệm thất bại không hề tồn tại. Họ chỉ nhận được những kết quả mà họ gọi là sự thất bại. Chúng ta gắn danh hiệu nhà lãnh đạo bẩm sinh cho những người luôn tìm thấy giá trị trong mọi trải nghiệm, đặc biệt khi họ không nhận được những kết quả theo đúng mong muốn. Thất bại thực ra là cơ hội để bắt đầu lại với bộ óc sáng suốt hơn. Không ai có thể thành công trong mọi công việc. Tuy nhiên, ý nghĩa của chiến thắng lại phụ thuộc vào cách chúng ta chấm điểm. Những nhà lãnh đạo xuất sắc thường không tự dồn mình vào tình huống khó khăn với việc tính điểm âm, kém hiệu quả hay đáng thất vọng. Họ tìm ra những bài học có ý nghĩa, tiếp thu bài học đó và tiếp tục tiến lên. Họ giải phóng bản thân khỏi suy nghĩ rằng mình có thể “thất bại” bằng cách coi những trải nghiệm đó như một lần học hỏi, rút kinh nghiệm.
Những nhà lãnh đạo giỏi nhất luôn đặt trọng tâm vào mục tiêu và rút ra bài học từ toàn bộ quá trình tiến tới mục tiêu đó, bất chấp những trắc trở trên đường đi. Hãy bắt đầu phát triển kỹ năng này với việc đảm nhận mọi trách nhiệm đối với những trải nghiệm của chúng ta. Nhưng “đảm nhận mọi trách nhiệm” có nghĩa như thế nào? Hãy nhớ lại thời gian hay không gian, nơi chúng ta không nhận được những kết quả như mong muốn. Hãy nhớ rằng khi đó chúng ta có vài cách giải quyết.
Cách đơn giản là chúng ta chấp nhận những gì ta có và không làm gì cả. Nhưng những người lựa chọn giải pháp này sẽ sụp đổ, là hậu quả của thất bại. Hoặc chúng ta có thể kêu ca, phàn nàn về thất bại. Hoặc chúng ta có thể chạy trốn khỏi kết cục đó. Hoặc chúng ta quyết tâm thay đổi bản thân bằng cách coi trải nghiệm đó là một lần học hỏi, rút kinh nghiệm. Cách phản ứng này đồng nghĩa với việc chúng ta đã đứng ra “đảm nhận mọi trách nhiệm”.
Thất bại thường xuyên sẽ sớm mang lại thành công. Hãy coi thất bại là một điều kiện tiên quyết đưa tới thành công. Những người bán hàng giỏi biết rằng cứ mười cuộc gọi chào hàng, họ sẽ thành công một lần. Mỗi lần không bán được, người bán hàng thành công nghĩ rằng: “Thật tuyệt, vậy là ta đã loại bỏ được một lời từ chối nữa”. Hãy loại thất bại ra khỏi đường đi của anh bằng cách học hỏi, rút kinh nghiệm từ chúng.
Hãy sử dụng những thất bại đó để giúp anh tránh phải đi lại con đường anh đã đi. Hãy theo dõi khuynh hướng chung về việc biến một kết quả không mong muốn thành “câu chuyện để đời”.Trên thực tế chúng ta không thể đánh giá cao những người làm trầm trọng hoá sự thất bại bằng cách lảm nhảm câu chuyện họ đã “làm hỏng”, “thất bại thảm hoạ”, “sụp đổ” và “bỏ lỡ cơ hội” như thế nào.
Khi không nhận được kết quả đúng như mong muốn hãy kể một câu chuyện với kết thúc lạc quan, hơn là biến nó thành một kết cục thảm thương. Hãy miêu tả những thách thức, chi tiết hoá các hành động chúng ta đã thực hiện. Đừng quên tìm ra những điểm thay đổi bất ngờ dẫn tới kết quả không mong muốn. Hãy trình bày về những điều khiến chúng ta thất vọng nếu thực sự phải làm như vậy. Tiếp đó, hãy nói rõ những điều chúng ta đã học được từ kinh nghiệm đó. Hãy kết thúc câu chuyện của mình bằng một lời khẳng định “Nhu cầu là vũ khí mạnh mẽ nhất của chúng ta”, thất bại chính là một động lực cần thiết thúc đẩy sự tăng trưởng.
Sự khác biệt giữa thành công và thất bại:
Người thành công biết chính xác những gì mình muốn, tin tưởng vào khả năng của mình và sẵn sàng cống hiến hết thời gian của cuộc đời để đạt được điều đó.
Người thất bại không có mục đích cụ thể cho cuộc sống, luôn tin rằng mọi thành công đều là kết quả của vận may và chỉ thật sự bắt tay vào việc khi có sự tác động từ bên ngoài.
Người thành công có khả năng ảnh hưởng đến những người xung quanh và hợp tác với họ trong thái độ thân thiện.
Người thất bại tìm thấy khuyết điểm của mình ở người khác.
Người thành công chỉ bày tỏ ý kiến về những điều mình biết và họ hoàn toàn có thể thực hiện điều đó một cách rất khôn ngoan.
Người thất bại phát biểu ý kiến về mọi vấn đề mà họ chỉ biết chút ít hoặc hoàn toàn không có một chút kiến thức gì về chúng.
Người thành công dung hoà quan hệ với tất cả mọi người mà không quan tâm đến lợi ích đạt được.
Người thất bại chỉ nuôi dưỡng quan hệ với những ai mà từ đó họ sẽ có những thứ mà họ muốn.
Người thành công luôn trau dồi kiến thức và mở rộng lòng khoan dung. Họ sống hướng đến quyền lợi chung của cộng đồng.
Người thất bại có trí tuệ hạn chế, sự vị kỷ chiến thắng lòng vị tha. Vì vậy họ tách khỏi những cơ hội thuận lợi và mối quan hệ thân thiện với xã hội.
Người thành công theo kịp thời đại và xem đây là một trách nhiệm quan trọng để biết được điều gì đang diễn ra.
Người thất bại chỉ quan tâm đến bản thân với những nhu cầu trước mắt và bất chấp mọi thứ để thực hiện, không cần biết đó là điều tốt hay xấu.
VicBrand tổng hợp.
Post a Comment