SILICON - Giữa thung lũng Silicon, anh nổi tiếng với những sản phẩm chăm sóc sức khỏe hiện đại và tiện lợi, trong khi cô là một thủ khoa xinh đẹp, dịu dàng mà quyết đoán.
Trung tâm bồi dưỡng người nhập cư (ILC) của Mỹ trong một ấn phẩm năm 2007 ghi nhận Sonny Vu là một trong những người nhập cư có đóng góp lớn cho ngành công nghệ sinh học ở bang Massachusetts và vùng New England phía đông bắc nước này. Đây là nơi tập trung nhiều đại học hàng đầu của Mỹ và quy tập chất xám của thế giới như ĐH Harvard, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT)...
Mới đây nhất, ngày 11/1/2013, cái tên Sonny Vu lại tiếp tục trở nên “đình đám” khi thiết bị theo dõi hoạt động thể chất cá nhân có tên Misfit Shine do công ty của anh sáng tạo giành giải nhì Hội chợ hàng tiêu dùng điện tử (CES) tại Las Vegas (Mỹ) nổi tiếng nhất thế giới. Misfit Shine đã dẫn đầu và bỏ xa hàng trăm sản phẩm khác trong cuộc bình chọn online kéo dài nhiều ngày, nhưng cuối cùng rớt xuống hạng hai vì cú ra đòn chiến thuật bất ngờ phút chót của hãng máy tính Lenovo.
Bỏ học để khởi nghiệp
Sonny Vu, tên tiếng Việt đầy đủ là Vũ Xuân Sơn, sinh năm 1973 ở Long Xuyên. Anh rời Việt Nam cùng gia đình năm 1979. Trò chuyện từ San Francisco, bang California, Sơn cho biết những ngày đầu đến Mỹ thật khó khăn, nhưng anh chưa bao giờ là một đứa trẻ nhút nhát, nên hòa nhập rất nhanh. Với tư chất thông minh, nhanh nhẹn, việc học của Sơn hoàn toàn thuận lợi, suôn sẻ cho đến khi học… tiến sĩ.
Sơn tốt nghiệp bằng đôi về toán học và ngôn ngữ học tại ĐH Illinois nhánh Urbana-Champaign. Có lẽ do “máu kinh doanh” luôn căng tràn nên trong lúc đang làm nghiên cứu sinh tại MIT năm 1996, Sơn bỏ ngang để ra mở doanh nghiệp nhưng thất bại. Dù không áp đặt nguyện vọng của mình lên lựa chọn nghề nghiệp của con, nhưng “khỏi phải nói ba mẹ mình tức giận đến thế nào”, anh kể. Sau đó, anh chọn đi làm nghiên cứu viên cho Tập đoàn máy tính Microsoft.
Năm 1999, giữa lúc đang thành công rực rỡ trong vai trò người thành lập và đào tạo nhân lực Phòng Nghiên cứu xử lý ngôn ngữ Trung Hoa cho máy tính của Microsoft ở Bắc Kinh, Sơn lại nghỉ ngang và quay trở lại MIT. Rồi anh lại cắt ngang chương trình tại MIT một lần nữa để lập ra công ty công nghệ phần mềm xử lý ngôn ngữ FireSpout. “Đó là một bước khởi đầu ngu xuẩn. Mình đã đổ bao nhiêu tiền vào đó. Có điều công nghệ này đã bán được”, Sơn chia sẻ về “đứa con” đầu lòng của mình. Anh bán công nghệ FireSpout cho một tập đoàn lớn năm 2001, sau khi đã hoàn tất luận án tiến sĩ về ngôn ngữ học ở MIT.
Bán FireSpout, Sơn lại cùng người bạn đại học cũ là Sridhar Iyengar lập Công ty AgaMatrix. “Điều trớ trêu là công ty thành lập vào tháng 10.2001, ngay sau sự kiện 11/9 chấn động nước Mỹ và thế giới”, Sơn kể. Còn Sridhar nhớ lại vào thời điểm đó việc huy động vốn khó, nhưng bù lại có rất nhiều người giỏi sẵn sàng làm việc với mức lương thấp hơn trước đó. Sau những chật vật “đầu tiên”, sự kết hợp giữa Sridhar chuyên sâu về cảm ứng sinh học và phụ trách chế tạo sản phẩm cùng với Sơn phụ trách phát triển kinh doanh đã đưa AgaMatrix cất cánh. Sản phẩm nổi bật của công ty này là thiết bị theo dõi lượng đường máu ở bệnh nhân tiểu đường. Ngày nay, AgaMatrix với 150 con người ở Boston (Mỹ) và 300 nhân viên khác ở châu Á có doanh thu hằng năm gần 100 triệu USD.
Nhưng đến năm 2011, Sơn tiếp tục rời khỏi vị trí quản lý AgaMatrix, dù vẫn là cổ đông lớn, để thành lập công ty của riêng mình - Misfit Wearables. Đồng sáng lập cùng anh vẫn là người bạn nhập cư gốc Ấn Sridhar và John Sculley - cựu tổng giám đốc của tập đoàn máy tính Apple và nước giải khát Pepsi. Misfit Shine - được chế tạo tại Hàn Quốc bằng vật liệu nhôm máy bay, với kích thước và hình dáng gần như đồng xu, có thể gắn vào bất cứ chỗ nào trên cơ thể và không thấm nước - là sản phẩm đầu tay của công ty.
Thiết bị này cũng có thể kết nối với máy tính của bác sĩ để giúp bác sĩ theo dõi và có lời khuyên kịp thời đối với người sử dụng. Với giá ưu đãi 69 USD/cái cho khách hàng đặt mua online tại địa chỉ indiegogo.com/misfitshine trước khi sản phẩm ra thị trường trong năm nay (giá bán chính thức về sau là 99 USD), hiện đã có 7.500 người đăng ký mua. Sơn cho biết chỉ trong một tuần qua, có đến 6 sản phẩm chăm sóc sức khỏe tương tự được ra mắt, cạnh tranh vì thế rất khốc liệt. Nhưng anh hoàn toàn tự tin với sản phẩm của mình.
Sơn không ngần ngại nói rằng làm ông này ông kia ở những tập đoàn đa quốc gia chưa bao giờ là điều anh mong ước. “Tự mình tạo ra những sản phẩm tuyệt vời cho người tiêu dùng” là lý tưởng sống của anh. Bên cạnh Sridhar sẵn sàng hỗ trợ anh về kỹ thuật cảm ứng sinh học, John Sculley và Vinod Khosla - người đồng sáng lập công ty chuyên về mạng máy tính Sun Microsystems - là những người thầy thường cho anh các lời khuyên bổ ích.
Cưới người đẹp học giỏi
Không chỉ sớm khẳng định tên tuổi ở Thung lũng Silicon, Sơn còn nổi danh trong cộng đồng du học sinh Việt khắp thế giới bởi thành tích chinh phục “cô nàng thủ khoa” xinh đẹp Lê Diệp Kiều Trang. Sơn gặp Trang năm 2006 tại TP.HCM trong lần về nước theo lời mời của bà Tôn Nữ Thị Ninh, người khi ấy mang hoài bão xây dựng một ĐH Trí Việt đẳng cấp thế giới và ra sức chiêu mộ tài năng Việt ở nước ngoài.
Năm 2008, cô thạc sĩ thủ khoa ngành kinh tế học ở ĐH Oxford (Anh) khóa 2003 - 2005 và đang làm việc cho Ngân hàng HSBC tại TP.HCM đã “bỏ cuộc chơi” theo Sơn về thung lũng Silicon.
Tại đây, Trang tiếp tục học thạc sĩ quản trị kinh doanh tại trường Quản trị Sloan của MIT và lại tốt nghiệp thủ khoa năm 2011. Sau đó, Trang đầu quân cho Tập đoàn tư vấn tài chính McKinsey tại Boston, bang Massachusetts. “McKinsey là một công ty tuyệt vời với môi trường làm việc, con người và những giá trị tuyệt vời. Nhưng trong vài tuần nữa, mình sẽ nghỉ việc ở đây để tập trung cho Misfit Wearables”, Trang tiết lộ.
Trang không cho đó là một sự hy sinh vì người bạn đời. Trái lại, “Misfit có sức thu hút lớn đối với mình. Và đương nhiên, ở đó mình có cảm giác mình thuộc về nó, cảm giác về một công việc có ý nghĩa, dù tự kinh doanh là một việc đầy rủi ro”. Trang cũng cho biết trong 2 năm qua, ngoài làm việc cật lực cho McKinsey, cô cũng dành nhiều thời gian cho Misfit. Với kiến thức quản trị kinh doanh, Trang tham gia vào công tác tài chính, phát triển kinh doanh, kết nối giữa nhóm thiết kế sản phẩm 12 người ở San Francisco và nhóm 25 người ở Việt Nam phụ trách các mảng khác, và công tác nhân sự của công ty.
Trong lúc Sơn xác định Misfit Wearables là sự nghiệp lâu dài của mình và đang chuẩn bị cho sự ra đời của một sản phẩm khác, quyết định “trong 2 giây” dứt áo với McKinsey để đồng hành với công ty của chồng là minh chứng cụ thể nhất của cái “duyên trời định” mà Trang mô tả về sự kết đôi giữa cô và Sơn.
Trung tâm bồi dưỡng người nhập cư (ILC) của Mỹ trong một ấn phẩm năm 2007 ghi nhận Sonny Vu là một trong những người nhập cư có đóng góp lớn cho ngành công nghệ sinh học ở bang Massachusetts và vùng New England phía đông bắc nước này. Đây là nơi tập trung nhiều đại học hàng đầu của Mỹ và quy tập chất xám của thế giới như ĐH Harvard, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT)...
Mới đây nhất, ngày 11/1/2013, cái tên Sonny Vu lại tiếp tục trở nên “đình đám” khi thiết bị theo dõi hoạt động thể chất cá nhân có tên Misfit Shine do công ty của anh sáng tạo giành giải nhì Hội chợ hàng tiêu dùng điện tử (CES) tại Las Vegas (Mỹ) nổi tiếng nhất thế giới. Misfit Shine đã dẫn đầu và bỏ xa hàng trăm sản phẩm khác trong cuộc bình chọn online kéo dài nhiều ngày, nhưng cuối cùng rớt xuống hạng hai vì cú ra đòn chiến thuật bất ngờ phút chót của hãng máy tính Lenovo.
Bỏ học để khởi nghiệp
Sonny Vu, tên tiếng Việt đầy đủ là Vũ Xuân Sơn, sinh năm 1973 ở Long Xuyên. Anh rời Việt Nam cùng gia đình năm 1979. Trò chuyện từ San Francisco, bang California, Sơn cho biết những ngày đầu đến Mỹ thật khó khăn, nhưng anh chưa bao giờ là một đứa trẻ nhút nhát, nên hòa nhập rất nhanh. Với tư chất thông minh, nhanh nhẹn, việc học của Sơn hoàn toàn thuận lợi, suôn sẻ cho đến khi học… tiến sĩ.
Sơn tốt nghiệp bằng đôi về toán học và ngôn ngữ học tại ĐH Illinois nhánh Urbana-Champaign. Có lẽ do “máu kinh doanh” luôn căng tràn nên trong lúc đang làm nghiên cứu sinh tại MIT năm 1996, Sơn bỏ ngang để ra mở doanh nghiệp nhưng thất bại. Dù không áp đặt nguyện vọng của mình lên lựa chọn nghề nghiệp của con, nhưng “khỏi phải nói ba mẹ mình tức giận đến thế nào”, anh kể. Sau đó, anh chọn đi làm nghiên cứu viên cho Tập đoàn máy tính Microsoft.
Năm 1999, giữa lúc đang thành công rực rỡ trong vai trò người thành lập và đào tạo nhân lực Phòng Nghiên cứu xử lý ngôn ngữ Trung Hoa cho máy tính của Microsoft ở Bắc Kinh, Sơn lại nghỉ ngang và quay trở lại MIT. Rồi anh lại cắt ngang chương trình tại MIT một lần nữa để lập ra công ty công nghệ phần mềm xử lý ngôn ngữ FireSpout. “Đó là một bước khởi đầu ngu xuẩn. Mình đã đổ bao nhiêu tiền vào đó. Có điều công nghệ này đã bán được”, Sơn chia sẻ về “đứa con” đầu lòng của mình. Anh bán công nghệ FireSpout cho một tập đoàn lớn năm 2001, sau khi đã hoàn tất luận án tiến sĩ về ngôn ngữ học ở MIT.
Bán FireSpout, Sơn lại cùng người bạn đại học cũ là Sridhar Iyengar lập Công ty AgaMatrix. “Điều trớ trêu là công ty thành lập vào tháng 10.2001, ngay sau sự kiện 11/9 chấn động nước Mỹ và thế giới”, Sơn kể. Còn Sridhar nhớ lại vào thời điểm đó việc huy động vốn khó, nhưng bù lại có rất nhiều người giỏi sẵn sàng làm việc với mức lương thấp hơn trước đó. Sau những chật vật “đầu tiên”, sự kết hợp giữa Sridhar chuyên sâu về cảm ứng sinh học và phụ trách chế tạo sản phẩm cùng với Sơn phụ trách phát triển kinh doanh đã đưa AgaMatrix cất cánh. Sản phẩm nổi bật của công ty này là thiết bị theo dõi lượng đường máu ở bệnh nhân tiểu đường. Ngày nay, AgaMatrix với 150 con người ở Boston (Mỹ) và 300 nhân viên khác ở châu Á có doanh thu hằng năm gần 100 triệu USD.
Nhưng đến năm 2011, Sơn tiếp tục rời khỏi vị trí quản lý AgaMatrix, dù vẫn là cổ đông lớn, để thành lập công ty của riêng mình - Misfit Wearables. Đồng sáng lập cùng anh vẫn là người bạn nhập cư gốc Ấn Sridhar và John Sculley - cựu tổng giám đốc của tập đoàn máy tính Apple và nước giải khát Pepsi. Misfit Shine - được chế tạo tại Hàn Quốc bằng vật liệu nhôm máy bay, với kích thước và hình dáng gần như đồng xu, có thể gắn vào bất cứ chỗ nào trên cơ thể và không thấm nước - là sản phẩm đầu tay của công ty.
Thiết bị này cũng có thể kết nối với máy tính của bác sĩ để giúp bác sĩ theo dõi và có lời khuyên kịp thời đối với người sử dụng. Với giá ưu đãi 69 USD/cái cho khách hàng đặt mua online tại địa chỉ indiegogo.com/misfitshine trước khi sản phẩm ra thị trường trong năm nay (giá bán chính thức về sau là 99 USD), hiện đã có 7.500 người đăng ký mua. Sơn cho biết chỉ trong một tuần qua, có đến 6 sản phẩm chăm sóc sức khỏe tương tự được ra mắt, cạnh tranh vì thế rất khốc liệt. Nhưng anh hoàn toàn tự tin với sản phẩm của mình.
Sơn không ngần ngại nói rằng làm ông này ông kia ở những tập đoàn đa quốc gia chưa bao giờ là điều anh mong ước. “Tự mình tạo ra những sản phẩm tuyệt vời cho người tiêu dùng” là lý tưởng sống của anh. Bên cạnh Sridhar sẵn sàng hỗ trợ anh về kỹ thuật cảm ứng sinh học, John Sculley và Vinod Khosla - người đồng sáng lập công ty chuyên về mạng máy tính Sun Microsystems - là những người thầy thường cho anh các lời khuyên bổ ích.
Cưới người đẹp học giỏi
Không chỉ sớm khẳng định tên tuổi ở Thung lũng Silicon, Sơn còn nổi danh trong cộng đồng du học sinh Việt khắp thế giới bởi thành tích chinh phục “cô nàng thủ khoa” xinh đẹp Lê Diệp Kiều Trang. Sơn gặp Trang năm 2006 tại TP.HCM trong lần về nước theo lời mời của bà Tôn Nữ Thị Ninh, người khi ấy mang hoài bão xây dựng một ĐH Trí Việt đẳng cấp thế giới và ra sức chiêu mộ tài năng Việt ở nước ngoài.
Năm 2008, cô thạc sĩ thủ khoa ngành kinh tế học ở ĐH Oxford (Anh) khóa 2003 - 2005 và đang làm việc cho Ngân hàng HSBC tại TP.HCM đã “bỏ cuộc chơi” theo Sơn về thung lũng Silicon.
Tại đây, Trang tiếp tục học thạc sĩ quản trị kinh doanh tại trường Quản trị Sloan của MIT và lại tốt nghiệp thủ khoa năm 2011. Sau đó, Trang đầu quân cho Tập đoàn tư vấn tài chính McKinsey tại Boston, bang Massachusetts. “McKinsey là một công ty tuyệt vời với môi trường làm việc, con người và những giá trị tuyệt vời. Nhưng trong vài tuần nữa, mình sẽ nghỉ việc ở đây để tập trung cho Misfit Wearables”, Trang tiết lộ.
Trang không cho đó là một sự hy sinh vì người bạn đời. Trái lại, “Misfit có sức thu hút lớn đối với mình. Và đương nhiên, ở đó mình có cảm giác mình thuộc về nó, cảm giác về một công việc có ý nghĩa, dù tự kinh doanh là một việc đầy rủi ro”. Trang cũng cho biết trong 2 năm qua, ngoài làm việc cật lực cho McKinsey, cô cũng dành nhiều thời gian cho Misfit. Với kiến thức quản trị kinh doanh, Trang tham gia vào công tác tài chính, phát triển kinh doanh, kết nối giữa nhóm thiết kế sản phẩm 12 người ở San Francisco và nhóm 25 người ở Việt Nam phụ trách các mảng khác, và công tác nhân sự của công ty.
Trong lúc Sơn xác định Misfit Wearables là sự nghiệp lâu dài của mình và đang chuẩn bị cho sự ra đời của một sản phẩm khác, quyết định “trong 2 giây” dứt áo với McKinsey để đồng hành với công ty của chồng là minh chứng cụ thể nhất của cái “duyên trời định” mà Trang mô tả về sự kết đôi giữa cô và Sơn.
Lê Diệp Kiều Trang sinh năm 1980 tại TP.HCM trong một gia đình trí thức khá giả. Tốt nghiệp PTTH xuất sắc từ Trường chuyên Lê Hồng Phong năm 1998, Trang nhận đượchọc bổng học dự bị đại học 2 năm (A-Level) tại Anh. Xong A-Level với điểm cao, Trang được học bổng ĐH Oxford và tốt nghiệp cử nhân kinh tế và quản trị trong vòng 3 năm. Với điểm số nằm trong top 5 của trường, Trang được tiếp học bổng thạc sĩ.
Đỗ thủ khoa thạc sĩ ngành kinh tế, Trang được tiếp học bổng tiến sĩ, nhưng cô thấy hướng học thuật không phù hợp với mình nên tạm gác học bổng và về Việt Nam làm việc năm 2005. Sau khi kết hôn, Trang sang Mỹ và được học bổng Legatum cho ngành thạc sĩ quản trị kinh doanh của MIT.
Từ 19-31/1, Sơn và Trang có chuyến công tác nhiều nước để mở rộng quan hệ kinh doanh, trong đó có Việt Nam và Singapore. Tại Singapore chiều 26/1, “cặp đôi hoàn hảo” này sẽ có cuộc gặp gỡ kéo dài 3 giờ với các sinh viên và trí thức trẻ tại đây với mục tiêu chiêu mộ tài năng Việt cho Misfit Wearables.
Theo Thanh Niên
Post a Comment