“Làm thế nào để nhanh chóng thành công khi doanh nghiệp còn đang trứng nước?” là câu hỏi luôn thường trực trong đầu mỗi doanh nhân khi chập chững dấn thân vào chốn thương trường.
Các ông chủ trẻ luôn phải vắt óc nghĩ “mẹo” để tăng doanh thu cho doanh nghiệp mình.
Một trong những nguyên tắc để đi lên đó là thu hút các khách hàng mới trong khi vẫn không lơ là bỏ qua lượng khách hàng hiện tại. Và để đảm bảo nguyên tắc đó, để thành công, các bậc “tiền bối” đi trước luôn theo một số các thủ thuật như sau:
Tìm cách liên kết với những thương hiệu đại gia
Đối với các công ty còn mới, quy mô còn khiêm tốn, khi tạo liên kết, xây dựng liên minh với những công ty đã có bề dày hoạt động với thương hiệu sừng sỏ sẽ tận dụng được hình ảnh “cây cao – bóng cả” của các bậc tiền bối để nâng nhanh tên tuổi của mình.
Một ví dụ để minh chứng, các chủ doanh nghiệp nhỏ đã bằng mọi cách – kể cả bắt tay với đối thủ cạnh tranh - để được núp dưới bóng dáng “đại thụ”: Jay Bower, Giám đốc công ty Crossbow Group LLC chuyên cung cấp dịch vụ marketing ở Westport thuộc bang Connecticut (Hoa Kỳ) đã từng cố gắng để có được công ty Upromise trở thành thành khách hàng của mình.
Tuy nhiên, Upromise trả lời thẳng họ muốn hợp tác một đối tác lớn hơn, có tên tuổi. Bower đã không ngần ngại quyết định liên kết và chuyển vụ làm ăn này sang cho đối thủ cạnh tranh trực tiếp của mình, công ty Brann Worldwide ở Chicago - một phần của tập đoàn truyền thông khổng lồ Havas ở nước Pháp.
Tất nhiên, công ty Brann đã có được bản hợp đồng với công ty Upromise. Để trả ơn cho Bower, công ty Brann đã nhường lại cho Crosbow một vài hợp đồng với một số khách hàng khác, trong đó có cả những khách hàng khá quan trọng của Brann như FleetBank ở Boston thuộc bang Massachussetts.
Jay Bower còn tỏ rõ nét hồ hởi khi kể về chuyện này “Hết sức có lợi khi thực hiện vụ hợp tác này. Làm việc, phục vụ FleetBank, một công ty tài chính lớn, đã mang lại cho Crossbow Group LLC cơ hội tiếp cận với các đại gia ngân hàng như Citibank”.
Mạnh dạn bỏ đi những "quy tắc truyền thống” nhưng không phù hợp
Tại công ty phần mềm Mindbridge - một công ty chuyên cung cấp dịch vụ giải pháp mạng có trụ sở ở Philadelphia thuộc bang Pennsylvania – khi khách hàng gọi đến Ban hỗ trợ kỹ thuật sẽ được nghe trả lời bởi những nhân viên có trình độ cao và những người “chỉ trả lời điện thoại” này cũng được trả lương rất hậu.
Công ty này đã biết đưa ra đột phá bằng quy định những người làm ở bộ phận hỗ trợ và tư vấn cho khách hàng phải có trình độ từ Cử nhân hoặc Kỹ sư trở lên (trong khi theo truyền thống, các công ty công nghệ cao thường tuyển các nhân viên có trình độ thấp nhất và tất nhiên tương ứng là mức lương thấp nhất cho bộ phận hỗ trợ khách hàng”.
Kể từ khi Mindbridge áp dụng quy định mang tính “phá cách” đó, có tới 98% các hợp đồng hỗ trợ đã từng bỏ đi được nối lại, trị giá tới 15 – 20% tổng doanh thu cả năm của công ty.
Sẵn sàng tìm hiểu khách hàng
Nhiều chủ công ty cho rằng sẽ kiếm được nhiều tiền hơn nữa nếu thu được những phản hồi trung thực nhất từ phía khách hàng để dựa vào đó hoạch định và triển khai công việc kinh doanh.
Do vậy các công ty thường tổ chức những buổi tư vấn với quy mô lớn cho nhiều khách hàng. Mục đích là thu được những phản hồi cùng một lúc từ những khách hàng chủ yếu, để từ đó có thể hiểu được tâm tư – nhu cầu chung của khách hàng… hy vọng sẽ nảy ra được những ý tưởng mới để cải thiện doanh thu và hình ảnh của công ty mình còn đang non nớt.
Các công ty thường tiến hành phỏng vấn những khách hàng chính và từ đó tìm hiểu những mối quan tâm chính của khách hàng, điều gì làm khách hàng chưa hài lòng và cả những điều khiến khách hàng yêu mến.
Và nhờ vậy, chỉ sau một thời gian ngắn (thông thường là 1 hoặc 2 quý), nhiều công ty gặt hái được thành công: “Giờ đây, tất cả những gì chúng tôi nghe được chính là sự hài lòng của khách hàng khi họ nói rằng họ đã có được những điều mà trước đây chưa bao giờ xảy ra: những phàn nàn được giải quyết và các nhà quản trị cấp cao ngồi lắng nghe những ý kiến của họ”. Thực vậy cả khách hàng và công ty đều cùng có lợi.
Liên tục nghĩ ra những phương kế mới để tối đa hoá mức lợi nhuận tiềm tàng là mối lo thường trực đối với mỗi cá nhân chủ DN.
Tuy nhiên, những phương án tưởng chừng là cơ bản không có gì mới như làm đơn giản mẫu đơn đặt hàng hay làm trụ sở của công ty bạn khang trang sạch sẽ… cũng vẫn cần được thường xuyên coi trọng bởi vì chúng luôn vô cùng có ích.
Các ông chủ trẻ luôn phải vắt óc nghĩ “mẹo” để tăng doanh thu cho doanh nghiệp mình.
Một trong những nguyên tắc để đi lên đó là thu hút các khách hàng mới trong khi vẫn không lơ là bỏ qua lượng khách hàng hiện tại. Và để đảm bảo nguyên tắc đó, để thành công, các bậc “tiền bối” đi trước luôn theo một số các thủ thuật như sau:
Tìm cách liên kết với những thương hiệu đại gia
Đối với các công ty còn mới, quy mô còn khiêm tốn, khi tạo liên kết, xây dựng liên minh với những công ty đã có bề dày hoạt động với thương hiệu sừng sỏ sẽ tận dụng được hình ảnh “cây cao – bóng cả” của các bậc tiền bối để nâng nhanh tên tuổi của mình.
Một ví dụ để minh chứng, các chủ doanh nghiệp nhỏ đã bằng mọi cách – kể cả bắt tay với đối thủ cạnh tranh - để được núp dưới bóng dáng “đại thụ”: Jay Bower, Giám đốc công ty Crossbow Group LLC chuyên cung cấp dịch vụ marketing ở Westport thuộc bang Connecticut (Hoa Kỳ) đã từng cố gắng để có được công ty Upromise trở thành thành khách hàng của mình.
Tuy nhiên, Upromise trả lời thẳng họ muốn hợp tác một đối tác lớn hơn, có tên tuổi. Bower đã không ngần ngại quyết định liên kết và chuyển vụ làm ăn này sang cho đối thủ cạnh tranh trực tiếp của mình, công ty Brann Worldwide ở Chicago - một phần của tập đoàn truyền thông khổng lồ Havas ở nước Pháp.
Tất nhiên, công ty Brann đã có được bản hợp đồng với công ty Upromise. Để trả ơn cho Bower, công ty Brann đã nhường lại cho Crosbow một vài hợp đồng với một số khách hàng khác, trong đó có cả những khách hàng khá quan trọng của Brann như FleetBank ở Boston thuộc bang Massachussetts.
Jay Bower còn tỏ rõ nét hồ hởi khi kể về chuyện này “Hết sức có lợi khi thực hiện vụ hợp tác này. Làm việc, phục vụ FleetBank, một công ty tài chính lớn, đã mang lại cho Crossbow Group LLC cơ hội tiếp cận với các đại gia ngân hàng như Citibank”.
Mạnh dạn bỏ đi những "quy tắc truyền thống” nhưng không phù hợp
Tại công ty phần mềm Mindbridge - một công ty chuyên cung cấp dịch vụ giải pháp mạng có trụ sở ở Philadelphia thuộc bang Pennsylvania – khi khách hàng gọi đến Ban hỗ trợ kỹ thuật sẽ được nghe trả lời bởi những nhân viên có trình độ cao và những người “chỉ trả lời điện thoại” này cũng được trả lương rất hậu.
Công ty này đã biết đưa ra đột phá bằng quy định những người làm ở bộ phận hỗ trợ và tư vấn cho khách hàng phải có trình độ từ Cử nhân hoặc Kỹ sư trở lên (trong khi theo truyền thống, các công ty công nghệ cao thường tuyển các nhân viên có trình độ thấp nhất và tất nhiên tương ứng là mức lương thấp nhất cho bộ phận hỗ trợ khách hàng”.
Kể từ khi Mindbridge áp dụng quy định mang tính “phá cách” đó, có tới 98% các hợp đồng hỗ trợ đã từng bỏ đi được nối lại, trị giá tới 15 – 20% tổng doanh thu cả năm của công ty.
Sẵn sàng tìm hiểu khách hàng
Nhiều chủ công ty cho rằng sẽ kiếm được nhiều tiền hơn nữa nếu thu được những phản hồi trung thực nhất từ phía khách hàng để dựa vào đó hoạch định và triển khai công việc kinh doanh.
Do vậy các công ty thường tổ chức những buổi tư vấn với quy mô lớn cho nhiều khách hàng. Mục đích là thu được những phản hồi cùng một lúc từ những khách hàng chủ yếu, để từ đó có thể hiểu được tâm tư – nhu cầu chung của khách hàng… hy vọng sẽ nảy ra được những ý tưởng mới để cải thiện doanh thu và hình ảnh của công ty mình còn đang non nớt.
Các công ty thường tiến hành phỏng vấn những khách hàng chính và từ đó tìm hiểu những mối quan tâm chính của khách hàng, điều gì làm khách hàng chưa hài lòng và cả những điều khiến khách hàng yêu mến.
Và nhờ vậy, chỉ sau một thời gian ngắn (thông thường là 1 hoặc 2 quý), nhiều công ty gặt hái được thành công: “Giờ đây, tất cả những gì chúng tôi nghe được chính là sự hài lòng của khách hàng khi họ nói rằng họ đã có được những điều mà trước đây chưa bao giờ xảy ra: những phàn nàn được giải quyết và các nhà quản trị cấp cao ngồi lắng nghe những ý kiến của họ”. Thực vậy cả khách hàng và công ty đều cùng có lợi.
Liên tục nghĩ ra những phương kế mới để tối đa hoá mức lợi nhuận tiềm tàng là mối lo thường trực đối với mỗi cá nhân chủ DN.
Tuy nhiên, những phương án tưởng chừng là cơ bản không có gì mới như làm đơn giản mẫu đơn đặt hàng hay làm trụ sở của công ty bạn khang trang sạch sẽ… cũng vẫn cần được thường xuyên coi trọng bởi vì chúng luôn vô cùng có ích.
VicBrand tổng hợp từ Doanh nhân Sài Gòn cuối tuần
Post a Comment