Đôi khi làm lãnh đạo không chỉ đơn thuần là ngồi “rung đùi” trên chiếc ghế đẹp nhất, sang trọng nhất nơi công sở mà còn phải biết cách đối nhân xử thế với nhân viên để họ luôn có niềm tin và trung thành tuyệt đối.
10 năm trở lại đây, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu bước sang một kỷ nguyên mới, một kỷ nguyên phát triển gần như toàn diện. Nhiều công ty đã hình thành quan niệm tìm kiếm người tài đủ bản lĩnh lái con thuyền danh vọng không khỏi chới với giữa biển nước mênh mông sóng lớn của cuộc khủng hoảng tài chính. Vì vậy, vai trò người quản lý đóng góp không nhỏ vào sự thành công của cả tập thể.
Ngày nay, cũng không ít người sẵn sàng du học để lấy được chứng chỉ quốc tế MBA, nhưng đến khi trở về nước, họ lại bị hẫng hụt vì “dân chúng” không phục. Mà ngộ nghĩnh nhất trong cái không phục ấy lại không nằm ở thái độ coi thường học vấn, tài năng hay kiến thức, mà liên quan đến cách sống và thái độ tiếp đón nhân viên “không thoải mái”, “kém lịch sự” hoặc “tinh vi”. Do đó, hãy tham khảo một số bước sau đây để không bị “tẩy chay” đáng tiếc như vậy.
1. Ghi nhận tài năng cấp dưới
Khi một nhân viên hoàn thành xuất sắc một việc nào đó, thì với tư cách người lãnh đạo, bạn hãy lưu ý điều này để ghi nhận công lao to lớn, gửi lời khen tặng bằng câu nói, chữ viết hoặc khuyến khích bằng tiền thưởng thêm. Đó cũng là một động lực giúp cấp dưới tìm cách phấn đấu tốt hơn nữa, đồng thời kích thích lòng nhiệt tình của họ. Hãy nhớ rằng nhiệt tình có tính chất “truyền nhiễm” nhanh chóng. Nếu bạn biết truyền bầu nhiệt huyết đó cho nhân viên, thì khả năng thắng lớn không cần quá lo nghĩ.
2. Tuyệt đối không được phép hạ nhục nhân viên
Đó là điều tối kỵ nhất nơi công sở. Cho dù có giận dữ đến cỡ mấy, bạn cũng không có quyền nhục mạ nhân viên. Họ là người làm công ăn lương, thích thì ở, không thích thì đi. Nếu cứ để tình trạng đó diễn ra, thì tự nhiên bạn đẩy cấp dưới vào tình cảnh của một kẻ “vãng lai”. Hơn nữa, chê bai, chỉ trích nhân viên trước mặt người khác sẽ khiến họ tự ái và mặc cảm, đôi khi lại dẫn đến nảy sinh những tình huống đối phó trả thù đáng tiếc, ảnh hưởng đến hiệu quả công việc. Do đó cần phải học cách kiềm chế cơn giận để luôn bình tĩnh giải quyết mọi vấn đề.
3. Tạo ra môi trường thân thiện, chấp nhận “sai phạm vô tình”
Chẳng ai là người hoàn hảo. Thế nên khi nhân viên phạm lỗi không cố ý, bạn hãy cho họ một cơ hội sửa chữa, chứ đừng bao giờ sống theo kiểu “hôn quân”, chỉ biết bắt lỗi và nặng tay xử phạt như “đuổi thẳng cổ”, không cho họ có quyền giải thích.
4. Ghi nhớ thông tin cá nhân
Đó là cách dành thời gian làm quen và thân thiết với nhân viên. Bạn đừng cho rằng điều này hết sức vô bổ, mà ngược lại, nó có giá trị vô cùng to lớn, thể hiện sự quan tâm kín đáo của nhà quản lý. Tiện đó, bạn cũng nên thường xuyên kỷ niệm một số ngày trọng đại trong năm như ngày thành lập công ty, ngày sinh nhật nhân viên, ngày “phụ nữ vùng lên”…để tiếp cận, trò chuyện, và tìm hiểu đời sống cấp dưới.
5. Đừng nấp sau vị trí của bản thân
Điều này đồng nghĩa với việc “cậy có chức quyền bắt nạt kẻ yếu thế’. Nếu bạn chỉ biết dùng đến uy lực lãnh đạo ra lệnh cho nhân viên, thì sẽ chẳng khi nào nhận được sự hưởng ứng chân thành và tinh thần hỗ trợ của họ.
6. Thoải mái và vui vẻ
Hãy cho phép bản thân đặt ngang hàng với cấp dưới và đối xử công bằng như hai người bạn. Đó là yêu tố được đánh giá rất cao trong tư chất nhà lãnh đạo. Thử tưởng tượng xem, khi nhân viên coi bạn như một người bạn, họ sẵn sàng tâm sự cùng bạn những nỗi niềm nhạy cảm nhất, bên trong cũng như bên ngoài công ty, thì họ có muốn “lật đổ” bạn hay không? (Tất nhiên, trừ trường hợp “tiếp cận thân thiện” vì một mục đích nham hiểm nào đó).
7. Sếp cũng biết nhận lỗi
Nếu sếp sai, sếp phải nhận lỗi, thì nhân viên mới phục. Nhà quản lý cũng là người bình thường mà thôi. Họ chỉ hơn người ta ở chỗ nổi bật hơn một số điểm nào đó. Còn nhớ, có một cô nhân viên phục vụ khách sạn, đã bất cẩn đánh rơi bát súp, làm bẩn hết đôi giầy của một quan chức có tiếng, khiến ông ta tức giận đòi đuổi việc cô gái ngay lập tức. Nhưng người quản lý khách sạn đã chọn một cách cư xử khiến cho tất cả những người có mặt ở đó đều bất ngờ. Anh khẽ lấy khăn ra nhẹ nhàng cúi xuống lau thật sạch giầy cho khách và hạ thấp đầu nói lời xin lỗi. Bạn đánh giá thế nào về hành động lạ lùng trên?
8. Biết lắng nghe
Làm lãnh đạo không có nghĩa là lúc nào cũng chỉ biết đưa ra chỉ thị. Bạn cũng cần phải lắng nghe cấp dưới nói chuyện, đưa ra ý tưởng. Đó là một phương pháp thảo luận tạo hiệu quả công việc. Khi lắng nghe, cần tỏ ra chăm chú, duy trì ánh mắt với đối phương. Và nghe hết những gì người ta nói, rồi mới đưa ra phản ứng. Không nên cắt ngang hay chen vào khi họ đang nói.
Còn khi chấp nhận nghe họ, thì tuyệt đối phải ngừng tất cả những công việc đang làm để chăm chú hơn.
9. Yêu cầu rõ ràng, rành mạch
Nếu bạn nói ngắn gọn, dễ hiểu, cấp dưới sẽ tuân thủ theo đúng những gì bạn mong muốn. Hơn nữa, khi phân công nhiệm vụ, bạn cũng cấn nhấn mạnh vai trò của từng người, chứ không nên nhập nhằng kẻo dẫn đến tình trạng nhân viên “đạp chân nhau”, so đo, phân bì.
10. Luôn tôn trọng và nhã nhặn
Mỉm cười và đối xử tôn trọng trên cơ sở đôi bên cùng có lợi. Hãy luôn thể hiện là người lịch sự, hiểu biết, và khéo léo trong mọi hoàn cảnh.
10 năm trở lại đây, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu bước sang một kỷ nguyên mới, một kỷ nguyên phát triển gần như toàn diện. Nhiều công ty đã hình thành quan niệm tìm kiếm người tài đủ bản lĩnh lái con thuyền danh vọng không khỏi chới với giữa biển nước mênh mông sóng lớn của cuộc khủng hoảng tài chính. Vì vậy, vai trò người quản lý đóng góp không nhỏ vào sự thành công của cả tập thể.
Ngày nay, cũng không ít người sẵn sàng du học để lấy được chứng chỉ quốc tế MBA, nhưng đến khi trở về nước, họ lại bị hẫng hụt vì “dân chúng” không phục. Mà ngộ nghĩnh nhất trong cái không phục ấy lại không nằm ở thái độ coi thường học vấn, tài năng hay kiến thức, mà liên quan đến cách sống và thái độ tiếp đón nhân viên “không thoải mái”, “kém lịch sự” hoặc “tinh vi”. Do đó, hãy tham khảo một số bước sau đây để không bị “tẩy chay” đáng tiếc như vậy.
1. Ghi nhận tài năng cấp dưới
Khi một nhân viên hoàn thành xuất sắc một việc nào đó, thì với tư cách người lãnh đạo, bạn hãy lưu ý điều này để ghi nhận công lao to lớn, gửi lời khen tặng bằng câu nói, chữ viết hoặc khuyến khích bằng tiền thưởng thêm. Đó cũng là một động lực giúp cấp dưới tìm cách phấn đấu tốt hơn nữa, đồng thời kích thích lòng nhiệt tình của họ. Hãy nhớ rằng nhiệt tình có tính chất “truyền nhiễm” nhanh chóng. Nếu bạn biết truyền bầu nhiệt huyết đó cho nhân viên, thì khả năng thắng lớn không cần quá lo nghĩ.
2. Tuyệt đối không được phép hạ nhục nhân viên
Đó là điều tối kỵ nhất nơi công sở. Cho dù có giận dữ đến cỡ mấy, bạn cũng không có quyền nhục mạ nhân viên. Họ là người làm công ăn lương, thích thì ở, không thích thì đi. Nếu cứ để tình trạng đó diễn ra, thì tự nhiên bạn đẩy cấp dưới vào tình cảnh của một kẻ “vãng lai”. Hơn nữa, chê bai, chỉ trích nhân viên trước mặt người khác sẽ khiến họ tự ái và mặc cảm, đôi khi lại dẫn đến nảy sinh những tình huống đối phó trả thù đáng tiếc, ảnh hưởng đến hiệu quả công việc. Do đó cần phải học cách kiềm chế cơn giận để luôn bình tĩnh giải quyết mọi vấn đề.
3. Tạo ra môi trường thân thiện, chấp nhận “sai phạm vô tình”
Chẳng ai là người hoàn hảo. Thế nên khi nhân viên phạm lỗi không cố ý, bạn hãy cho họ một cơ hội sửa chữa, chứ đừng bao giờ sống theo kiểu “hôn quân”, chỉ biết bắt lỗi và nặng tay xử phạt như “đuổi thẳng cổ”, không cho họ có quyền giải thích.
4. Ghi nhớ thông tin cá nhân
Đó là cách dành thời gian làm quen và thân thiết với nhân viên. Bạn đừng cho rằng điều này hết sức vô bổ, mà ngược lại, nó có giá trị vô cùng to lớn, thể hiện sự quan tâm kín đáo của nhà quản lý. Tiện đó, bạn cũng nên thường xuyên kỷ niệm một số ngày trọng đại trong năm như ngày thành lập công ty, ngày sinh nhật nhân viên, ngày “phụ nữ vùng lên”…để tiếp cận, trò chuyện, và tìm hiểu đời sống cấp dưới.
5. Đừng nấp sau vị trí của bản thân
Điều này đồng nghĩa với việc “cậy có chức quyền bắt nạt kẻ yếu thế’. Nếu bạn chỉ biết dùng đến uy lực lãnh đạo ra lệnh cho nhân viên, thì sẽ chẳng khi nào nhận được sự hưởng ứng chân thành và tinh thần hỗ trợ của họ.
6. Thoải mái và vui vẻ
Hãy cho phép bản thân đặt ngang hàng với cấp dưới và đối xử công bằng như hai người bạn. Đó là yêu tố được đánh giá rất cao trong tư chất nhà lãnh đạo. Thử tưởng tượng xem, khi nhân viên coi bạn như một người bạn, họ sẵn sàng tâm sự cùng bạn những nỗi niềm nhạy cảm nhất, bên trong cũng như bên ngoài công ty, thì họ có muốn “lật đổ” bạn hay không? (Tất nhiên, trừ trường hợp “tiếp cận thân thiện” vì một mục đích nham hiểm nào đó).
7. Sếp cũng biết nhận lỗi
Nếu sếp sai, sếp phải nhận lỗi, thì nhân viên mới phục. Nhà quản lý cũng là người bình thường mà thôi. Họ chỉ hơn người ta ở chỗ nổi bật hơn một số điểm nào đó. Còn nhớ, có một cô nhân viên phục vụ khách sạn, đã bất cẩn đánh rơi bát súp, làm bẩn hết đôi giầy của một quan chức có tiếng, khiến ông ta tức giận đòi đuổi việc cô gái ngay lập tức. Nhưng người quản lý khách sạn đã chọn một cách cư xử khiến cho tất cả những người có mặt ở đó đều bất ngờ. Anh khẽ lấy khăn ra nhẹ nhàng cúi xuống lau thật sạch giầy cho khách và hạ thấp đầu nói lời xin lỗi. Bạn đánh giá thế nào về hành động lạ lùng trên?
8. Biết lắng nghe
Làm lãnh đạo không có nghĩa là lúc nào cũng chỉ biết đưa ra chỉ thị. Bạn cũng cần phải lắng nghe cấp dưới nói chuyện, đưa ra ý tưởng. Đó là một phương pháp thảo luận tạo hiệu quả công việc. Khi lắng nghe, cần tỏ ra chăm chú, duy trì ánh mắt với đối phương. Và nghe hết những gì người ta nói, rồi mới đưa ra phản ứng. Không nên cắt ngang hay chen vào khi họ đang nói.
Còn khi chấp nhận nghe họ, thì tuyệt đối phải ngừng tất cả những công việc đang làm để chăm chú hơn.
9. Yêu cầu rõ ràng, rành mạch
Nếu bạn nói ngắn gọn, dễ hiểu, cấp dưới sẽ tuân thủ theo đúng những gì bạn mong muốn. Hơn nữa, khi phân công nhiệm vụ, bạn cũng cấn nhấn mạnh vai trò của từng người, chứ không nên nhập nhằng kẻo dẫn đến tình trạng nhân viên “đạp chân nhau”, so đo, phân bì.
10. Luôn tôn trọng và nhã nhặn
Mỉm cười và đối xử tôn trọng trên cơ sở đôi bên cùng có lợi. Hãy luôn thể hiện là người lịch sự, hiểu biết, và khéo léo trong mọi hoàn cảnh.
Thu Huyền/ Topten
Post a Comment