Sự quan tâm, chăm sóc sẽ là con đường dẫn tới tình yêu. Vâng, tình yêu. Nhiều người sẽ buồn cười khi thấy cụm từ tình yêu trong kinh doanh hay trong công việc.
Nhưng sự thực là nếu bạn tạo ra được một môi trường mà ở đó có hai chữ "tình yêu", bạn sẽ thấy mọi việc trở nên thật dễ dàng.
Quan tâm tới nhân viên của bạn sẽ khiến cho bạn nhận được sự tôn trọng của họ. Chữ "care" có nghĩa là thể hiện một sự quan tâm tích cực và chân thật đến nhau.
Để xây dựng được tình yêu, trước hết phải có sự quan tâm, và như thế bạn sẽ tránh được những phiền toái tại nơi làm việc, bạn sẽ củng cố được những mối quan hệ bền chặt với khách hàng và nhân viên của mình.
Có rất nhiều cung bậc khác nhau của "tình yêu" trong kinh doanh và công việc.
Và mỗi người lại có một cách đánh giá, một sự đề cao riêng, và tuỳ theo giới hạn của từng cá nhân, nhưng chắc chắn mục tiêu của "tình yêu" chính là để giúp bạn giải quyết tốt các vấn đề và ngăn chặn những thái độ thù địch.
Trước tiên, tình yêu cần phải đến từ những người đánh giá cao tình yêu, và thực tế là sẵn lòng đem tình yêu đến cho người khác (chúng ta đang không nói đến tình yêu nam nữ), vậy nên, những người có trong danh sách "người tình" trong kinh doanh là ai?
1. Những người yêu bản thân họ. Như thế họ biết chính xác "yêu" nghĩa là gì và họ có thể làm được điều đó với người khác, nghĩa là yêu người khác.
2. Họ yêu người khác, những người cùng nhóm với mình. Đó là những người gần gũi với họ như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp.
3. Họ yêu khách hàng. Không có khách hàng, sẽ không có công việc kinh doanh, cho nên hãy yêu khách hàng nhé!
4. Yêu công việc kinh doanh. Sẽ chẳng có gì phải bàn nữa khi bạn lại làm cái việc mà mình chẳng thích thú một tẹo nào.
5. Yêu những gì bạn đem đến cho người khác. Bạn có đang bán một sản phẩm hay một dịch vụ tốt không? Nếu bạn cũng nghi ngờ điều đó, ai sẽ là người tin bạn nhỉ?
6. Yêu môi trường mà bạn đang kinh doanh. Hãy nhìn xung quanh, đây có phải là một môi trường lý tưởng để bạn làm việc không? Hãy nhìn bao quát và đưa ra vài chi tiết mà bạn thấy đây là một môi trường lý tưởng cho mình.
7.Yêu tinh thần đồng đội. Bạn có thể sẽ không tham dự được nhiều vào công việc của người khác nhưng nếu bạn yêu thích tinh thần đồng đội và bạn tuân thủ những nguyên tắc làm việc nhóm, bạn sẽ trở nên năng suất hơn và tìm được nhiều niềm vui trong công việc hơn.
8. Yêu cách giao tiếp của mình. Hãy nói chuyện với những người khác để tạo ra những mối quan hệ tốt, xoá bỏ những rào cản và hãy chờ đợi cả nhóm cùng toả sáng.
9. Xây dựng tình yêu dành cho vị trí lãnh đạo. Hãy khiến cho tất cả mọi người đều có tinh thần và khả năng lãnh đạo dự án của chính mình.
Làm thế nào để ánh sáng chói rọi quay trở lại với hoạt động kinh doanh của mình? Câu trả lời có thể chỉ là dành tình yêu với hoạt động kinh doanh của bạn, với nhân viên của bạn và với tất cả các khách hàng của bạn.
Nếu bạn thực hiện được những điều này, bạn sẽ tạo được một văn hoá làm việc mà ở đó sự hỗ trợ, chia sẻ, đánh giá cao người khác... được thể hiện. Và đó chính là cách mà tình yêu thể hiện trong môi trường công việc.
Quan tâm tới nhân viên của bạn sẽ khiến cho bạn nhận được sự tôn trọng của họ. Chữ "care" có nghĩa là thể hiện một sự quan tâm tích cực và chân thật đến nhau.
Để xây dựng được tình yêu, trước hết phải có sự quan tâm, và như thế bạn sẽ tránh được những phiền toái tại nơi làm việc, bạn sẽ củng cố được những mối quan hệ bền chặt với khách hàng và nhân viên của mình.
Có rất nhiều cung bậc khác nhau của "tình yêu" trong kinh doanh và công việc.
Và mỗi người lại có một cách đánh giá, một sự đề cao riêng, và tuỳ theo giới hạn của từng cá nhân, nhưng chắc chắn mục tiêu của "tình yêu" chính là để giúp bạn giải quyết tốt các vấn đề và ngăn chặn những thái độ thù địch.
Trước tiên, tình yêu cần phải đến từ những người đánh giá cao tình yêu, và thực tế là sẵn lòng đem tình yêu đến cho người khác (chúng ta đang không nói đến tình yêu nam nữ), vậy nên, những người có trong danh sách "người tình" trong kinh doanh là ai?
1. Những người yêu bản thân họ. Như thế họ biết chính xác "yêu" nghĩa là gì và họ có thể làm được điều đó với người khác, nghĩa là yêu người khác.
2. Họ yêu người khác, những người cùng nhóm với mình. Đó là những người gần gũi với họ như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp.
3. Họ yêu khách hàng. Không có khách hàng, sẽ không có công việc kinh doanh, cho nên hãy yêu khách hàng nhé!
4. Yêu công việc kinh doanh. Sẽ chẳng có gì phải bàn nữa khi bạn lại làm cái việc mà mình chẳng thích thú một tẹo nào.
5. Yêu những gì bạn đem đến cho người khác. Bạn có đang bán một sản phẩm hay một dịch vụ tốt không? Nếu bạn cũng nghi ngờ điều đó, ai sẽ là người tin bạn nhỉ?
6. Yêu môi trường mà bạn đang kinh doanh. Hãy nhìn xung quanh, đây có phải là một môi trường lý tưởng để bạn làm việc không? Hãy nhìn bao quát và đưa ra vài chi tiết mà bạn thấy đây là một môi trường lý tưởng cho mình.
7.Yêu tinh thần đồng đội. Bạn có thể sẽ không tham dự được nhiều vào công việc của người khác nhưng nếu bạn yêu thích tinh thần đồng đội và bạn tuân thủ những nguyên tắc làm việc nhóm, bạn sẽ trở nên năng suất hơn và tìm được nhiều niềm vui trong công việc hơn.
8. Yêu cách giao tiếp của mình. Hãy nói chuyện với những người khác để tạo ra những mối quan hệ tốt, xoá bỏ những rào cản và hãy chờ đợi cả nhóm cùng toả sáng.
9. Xây dựng tình yêu dành cho vị trí lãnh đạo. Hãy khiến cho tất cả mọi người đều có tinh thần và khả năng lãnh đạo dự án của chính mình.
Làm thế nào để ánh sáng chói rọi quay trở lại với hoạt động kinh doanh của mình? Câu trả lời có thể chỉ là dành tình yêu với hoạt động kinh doanh của bạn, với nhân viên của bạn và với tất cả các khách hàng của bạn.
Nếu bạn thực hiện được những điều này, bạn sẽ tạo được một văn hoá làm việc mà ở đó sự hỗ trợ, chia sẻ, đánh giá cao người khác... được thể hiện. Và đó chính là cách mà tình yêu thể hiện trong môi trường công việc.
(Kinhdoanh)
Post a Comment