Gạo Basmati của Ấn Độ và Pakistan, món quà thiên nhiên ban tặng riêng cho một số vùng đất của hai nước này, có chất lượng nổi tiếng thế giới. Giá một tấn gạo Basmati xuất khẩu cao gấp bốn lần giá gạo 5% tấm của Việt Nam. Nước ta cũng có một số loại gạo đặc sản chất lượng độc đáo không thua kém mấy so với gạo Basmati.
Đó là gạo Nàng Hương; gạo Nàng Thơm chợ Đào còn có tên là “Nàng Thơm Mỹ Lệ” của làng Mỹ Lệ, Cần Đước, Long An, năng suất đạt khoảng 3 tấn/héc ta.
Nàng Thơm chợ Đào có ba loại: Nàng Thơm Sớm, Nàng Thơm Lỡ và Nàng Thơm Muộn. Gạo Hoa Lài là giống gạo được nông dân bảo tồn lâu đời và còn trồng ở Long An, Long Thành...
Còn ở Bạc Liêu thì có gạo đặc sản Một Bụi Đỏ Hồng Dân nổi tiếng từ lâu, loại gạo này cơm vừa ngon vừa đảm bảo khá đầy đủ chất dinh dưỡng ví dụ như chất sắt thường có tỷ lệ không cao ở các loại gạo khác. Hiện nay, nhiều giống gạo ngon đang mai một dần do nông dân không chuộng trồng vì là giống lúa mùa trồng dài ngày, năng suất thấp.
Để duy trì và phát triển giống lúa đặc sản Một Bụi Đỏ Hồng Dân, chính quyền và các nhà quản lý khoa học của tỉnh Bạc Liêu đã cùng với các nhà nghiên cứu ở Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long xây dựng cơ cấu và mùa vụ sản xuất, vừa đảm bảo phát triển giống lúa vừa tăng thu nhập cho nông dân và bảo vệ môi trường. Đó là cơ cấu lúa mùa Một Bụi Đỏ Hồng Dân - tôm sú sạch.
Từ nỗ lực trên, loại gạo này đã được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp chứng nhận sản phẩm mang tên gọi chỉ dẫn địa lý: gạo Một Bụi Đỏ Hồng Dân. Bên cạnh đó, các hợp tác xã sản xuất lúa Một Bụi Đỏ Hồng Dân theo tiêu chuẩn GAP cũng đang được hình thành. Những nhà khoa học ở Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long và tỉnh Bạc Liêu đang làm thủ tục để loại gạo đặc sản này được cấp chứng chỉ và giấy chứng nhận nhãn mác và tìm cách giới thiệu loại gạo sạch và ngon này ra thị trường trong nước và quốc tế.
Từ việc làm của tỉnh Bạc Liêu, thiết nghĩ những vùng miền khác có các giống lúa mùa truyền thống nên thiết lập cơ cấu sản xuất theo mùa vụ để duy trì và phát triển giống lúa đặc sản của địa phương mình.
Đó là gạo Nàng Hương; gạo Nàng Thơm chợ Đào còn có tên là “Nàng Thơm Mỹ Lệ” của làng Mỹ Lệ, Cần Đước, Long An, năng suất đạt khoảng 3 tấn/héc ta.
Nàng Thơm chợ Đào có ba loại: Nàng Thơm Sớm, Nàng Thơm Lỡ và Nàng Thơm Muộn. Gạo Hoa Lài là giống gạo được nông dân bảo tồn lâu đời và còn trồng ở Long An, Long Thành...
Còn ở Bạc Liêu thì có gạo đặc sản Một Bụi Đỏ Hồng Dân nổi tiếng từ lâu, loại gạo này cơm vừa ngon vừa đảm bảo khá đầy đủ chất dinh dưỡng ví dụ như chất sắt thường có tỷ lệ không cao ở các loại gạo khác. Hiện nay, nhiều giống gạo ngon đang mai một dần do nông dân không chuộng trồng vì là giống lúa mùa trồng dài ngày, năng suất thấp.
Để duy trì và phát triển giống lúa đặc sản Một Bụi Đỏ Hồng Dân, chính quyền và các nhà quản lý khoa học của tỉnh Bạc Liêu đã cùng với các nhà nghiên cứu ở Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long xây dựng cơ cấu và mùa vụ sản xuất, vừa đảm bảo phát triển giống lúa vừa tăng thu nhập cho nông dân và bảo vệ môi trường. Đó là cơ cấu lúa mùa Một Bụi Đỏ Hồng Dân - tôm sú sạch.
Từ nỗ lực trên, loại gạo này đã được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp chứng nhận sản phẩm mang tên gọi chỉ dẫn địa lý: gạo Một Bụi Đỏ Hồng Dân. Bên cạnh đó, các hợp tác xã sản xuất lúa Một Bụi Đỏ Hồng Dân theo tiêu chuẩn GAP cũng đang được hình thành. Những nhà khoa học ở Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long và tỉnh Bạc Liêu đang làm thủ tục để loại gạo đặc sản này được cấp chứng chỉ và giấy chứng nhận nhãn mác và tìm cách giới thiệu loại gạo sạch và ngon này ra thị trường trong nước và quốc tế.
Từ việc làm của tỉnh Bạc Liêu, thiết nghĩ những vùng miền khác có các giống lúa mùa truyền thống nên thiết lập cơ cấu sản xuất theo mùa vụ để duy trì và phát triển giống lúa đặc sản của địa phương mình.
TS. NGUYỄN CÔNG THÀNH - The Saigon Times
Post a Comment