Ngày này, các cuộc chiến về công nghệ nền không còn giống như trước đây. Bởi các công ty có thể tạo dựng được thế mạnh riêng cho mình nhờ chiến lược về công nghệ nền.
Ngày nay, các cuộc chiến về công nghệ nền (platform)không còn giống như trước đây.
Hãy xem một bên là Facebook, dù thực hiện những kế hoạch chuẩn mực về chiến lược công nghệ nền, song họ lại đang dần tự bóp nghẹt những tiện ích trong chính hệ thống của mình. Bên kia là Apple, dù bỏ qua các nguyên tắc của chiến lược công nghệ nền, song họ lại đang gây dựng thành công hệ thống phân phối các thiết bị di động với iPhone App Store.
Chúng ta rút ra được điều gì từ thực tế này?
Tại sao các kế hoạch tỷ mỷ trong chiến lược công nghệ nền của Facebook lại làm thui chột các giá trị, trong khi phản chiến lược công nghệ nền của Apple lại hứa hẹn mở toang những giới hạn về sáng tạo giá trị (trong một lĩnh vực mà những giới hạn này lâu nay được xem là cố định và bất khả biến)?
Trước đây, chúng ta coi công nghệ nền là cơ chế để kiểm soát các phần mềm/ phụ kiện được cài đặt/ lắp đặt thêm cho sản phẩm. Các chiến lược gia và kinh tế gia đã nghiên cứu rất kỹ lưỡng về các cuộc chiến công nghệ nền với tư liệu tham khảo là công trình xuất sắc “Đi đầu về công nghệ nền” (Platform Leadership) của Annabelle và Michael Cusumano.
Hiện nay, đã có cách đơn giản và hiệu quả hơn để nghiên cứu chiến lược về công nghệ nền.
Tôi xin nêu một nhận định ngắn gọn: các công nghệ nền chính là các thị trường. Cách tốt nhất để nghiên cứu về các công nghệ nền là hãy đồng nhất chúng với khái niệm thị trường.
Chính cái tên của App Store đã cho chúng ta thấy: Apple không suy xét vận hành một công nghệ nền mà tính tới việc gây dựng một thị trường. Nhận thức đó là điểm cốt lõi trong sức mạnh chi phối của Apple đối với lĩnh vực hình ảnh truyền thông (mediascape).
Các thị trường – hệ thống và các cộng đồng như đã đề cập – là những vũ khí chiến lược có sức mạnh khủng khiếp. Dưới đây là 3 cách mà các thị trường làm thay đổi triệt để cấu trúc và động lực của các ngành công nghiệp.
Các thị trường thay đổi nền tảng của sự cạnh tranh.
Trong khi Apple lựa chọn lĩnh vực có tính khép kín trong giai đoạn cuối – như hệ thống phân phối các thiết bị di động – sau đó mở rộng một cách triệt để. Thì Facebook - với tư duy cũ - lựa chọn lĩnh vực hoàn toàn mở - như mạng toàn cầu (www) – rồi cố gắng khép nó lại một chút.
Trong khi Apple lựa chọn lĩnh vực bị coi là xấu – như thiết bị di động – sau đó từng bước nâng cấp tới mức tiện dụng như hiện nay, nhằm tạo ra động lực khuyến khích khách hàng sở hữu những tính năng thực sự hữu ích trên máy di động, thay vì hình ảnh rùng rợn của những thây ma (zombie - tên một trình ứng dụng của Facebook).
Facebook - vẫn tư duy theo lối cũ - lựa chọn lĩnh vực hoàn toàn tốt lành – như khuyến khích mọi người tự tổ chức để chia sẻ với nhau những kiến thức trên mạng toàn cầu - rồi từng bước bôi xấu nó: chặn mọi người tiếp cận, gây “ô nhiễm” bằng các kiểu quảng cáo, tạo ra những thành viên giả, chia ra các mạng lưới nhỏ, đưa vào vô số các trình ứng dụng chất lượng thấp.
Các thị trường tạo hiệu ứng domino chiến lược.
Các thị trường là gốc rễ chiến lược: một khi cơ sở cạnh tranh được thay đổi, một làn sóng kinh tế khổng lồ được dấy lên mà thường là không thể ngừng lại. Sự chuyển hướng của động lực cạnh tranh cũng không thể tránh khỏi.
Lấy ví dụ trong lĩnh vực thiết bị di động, phương pháp định hướng thị trường của Apple là khuyến khích từng nhà phân phối cố gắng cởi mở hơn so với nhà phân phối cuối.
Các thị trường chia nhỏ hệ thống phân phối.
Cơ bản, App Store mang tính cấp tiến vì nó chia nhỏ hệ thống phân phối: Ngày nay, số lượng các nhà phân phối tham gia vào hệ thống là không hạn định, miễn là có đủ số lượng các nhà phân phối lớn có năng lực sản xuất và phân phối các trình ứng dụng cho thiết bị di động.
Tảng đá nguyên khối trước đây giờ được chia thành hàng triệu mảnh nhỏ. Nếu thị trường có thể thực sự kết hợp hàng triệu mảnh nhỏ này lại thì hệ thống phân phối mới sẽ đạt siêu hiệu suất. Không thể đi ngược tiến trình chia nhỏ triệt để này vì nó diễn ra quá chậm, âm ỉ, không rõ ràng.
Nhìn chung, Apple thực hiện chiến lược thế hệ kế tiếp (next-gen) sử dụng các thị trường để thay đổi cơ sở cạnh tranh, loại bỏ trở ngại bằng hiệu ứng domino và chia nhỏ hệ thống phân phối. Trong khi đó, các đối thủ cạnh tranh theo luật lệ cũ đều đang bất lực trước các giới hạn cần phá bỏ.
Facebook đang làm điều ngược lại với Apple: bám riết lấy cơ sở cạnh tranh trước đây, ký kết hợp đồng với các đối thủ cạnh tranh thay vì loại bỏ họ, thất bại trong chia nhỏ các phưong tiện truyền thông, trừ phi là giành cho các trình ứng dụng zombies (thây ma), vampires (ma cà rồng) và werewofves (người sói). Việc suy xét về công nghệ nền, chứ không phải về thị trường, luôn được ưu tiên.
Cần làm gì để Facebook không còn thiên về công nghệ nền và bắt đầu suy xét đến thị trường? Đơn giản là trao nhiệm vụ cho các nhân viên phụ trách về trình ứng dụng, bước đầu có thể là tạo động lực nhằm loại bỏ các trình ứng dụng kém hấp dẫn.
Nếu các công ty quảng cáo tài trợ các trình ứng dụng dành cho mọi người thì thị trường của Facebook sẽ luôn bị bóp méo do ngày nay, người quảng cáo cần người tiêu dùng hơn là người tiêu dùng cần người quảng cáo.
Nhận thức về hợp nhất công nghệ nền với thị trường là một trong những điểm quan trọng nhất giúp phân biệt những người tiên phong với những người bị tụt hậu về chiến lược.
Còn có công ty nào khác hiểu rằng công nghệ nền là thị trường? Tất nhiên là Google. Những công ty nào còn mù mờ về vấn đề này và tiếp tục trò chơi cũ? Câu trả lời là Microsoft, AOL, Yahoo. Ngoài ra, còn có những công ty ngoài ngành công nghệ như Ford, Gap, Bear Stearns đang kẹt trong vòng luẩn quẩn của logic công nghệ nền.
Đó có thể là chủ đề cho một bài báo (hoặc một cuốn sách mới). Liệu tư duy về công nghệ nền có kiềm chế các công ty, liệu còn có các công ty nghĩ rằng công nghệ nền sẽ mang lại hiệu quả to lớn?
Theo bạn, ai là người cần tư duy theo thị trường thay vì công nghệ nền? Bạn có thấy những công ty nào đang chuyển từ tư duy công nghệ nền sang tư duy thị trường?
Ngày nay, các cuộc chiến về công nghệ nền (platform)không còn giống như trước đây.
Hãy xem một bên là Facebook, dù thực hiện những kế hoạch chuẩn mực về chiến lược công nghệ nền, song họ lại đang dần tự bóp nghẹt những tiện ích trong chính hệ thống của mình. Bên kia là Apple, dù bỏ qua các nguyên tắc của chiến lược công nghệ nền, song họ lại đang gây dựng thành công hệ thống phân phối các thiết bị di động với iPhone App Store.
Chúng ta rút ra được điều gì từ thực tế này?
Tại sao các kế hoạch tỷ mỷ trong chiến lược công nghệ nền của Facebook lại làm thui chột các giá trị, trong khi phản chiến lược công nghệ nền của Apple lại hứa hẹn mở toang những giới hạn về sáng tạo giá trị (trong một lĩnh vực mà những giới hạn này lâu nay được xem là cố định và bất khả biến)?
Trước đây, chúng ta coi công nghệ nền là cơ chế để kiểm soát các phần mềm/ phụ kiện được cài đặt/ lắp đặt thêm cho sản phẩm. Các chiến lược gia và kinh tế gia đã nghiên cứu rất kỹ lưỡng về các cuộc chiến công nghệ nền với tư liệu tham khảo là công trình xuất sắc “Đi đầu về công nghệ nền” (Platform Leadership) của Annabelle và Michael Cusumano.
Hiện nay, đã có cách đơn giản và hiệu quả hơn để nghiên cứu chiến lược về công nghệ nền.
Tôi xin nêu một nhận định ngắn gọn: các công nghệ nền chính là các thị trường. Cách tốt nhất để nghiên cứu về các công nghệ nền là hãy đồng nhất chúng với khái niệm thị trường.
Chính cái tên của App Store đã cho chúng ta thấy: Apple không suy xét vận hành một công nghệ nền mà tính tới việc gây dựng một thị trường. Nhận thức đó là điểm cốt lõi trong sức mạnh chi phối của Apple đối với lĩnh vực hình ảnh truyền thông (mediascape).
Các thị trường – hệ thống và các cộng đồng như đã đề cập – là những vũ khí chiến lược có sức mạnh khủng khiếp. Dưới đây là 3 cách mà các thị trường làm thay đổi triệt để cấu trúc và động lực của các ngành công nghiệp.
Các thị trường thay đổi nền tảng của sự cạnh tranh.
Trong khi Apple lựa chọn lĩnh vực có tính khép kín trong giai đoạn cuối – như hệ thống phân phối các thiết bị di động – sau đó mở rộng một cách triệt để. Thì Facebook - với tư duy cũ - lựa chọn lĩnh vực hoàn toàn mở - như mạng toàn cầu (www) – rồi cố gắng khép nó lại một chút.
Trong khi Apple lựa chọn lĩnh vực bị coi là xấu – như thiết bị di động – sau đó từng bước nâng cấp tới mức tiện dụng như hiện nay, nhằm tạo ra động lực khuyến khích khách hàng sở hữu những tính năng thực sự hữu ích trên máy di động, thay vì hình ảnh rùng rợn của những thây ma (zombie - tên một trình ứng dụng của Facebook).
Facebook - vẫn tư duy theo lối cũ - lựa chọn lĩnh vực hoàn toàn tốt lành – như khuyến khích mọi người tự tổ chức để chia sẻ với nhau những kiến thức trên mạng toàn cầu - rồi từng bước bôi xấu nó: chặn mọi người tiếp cận, gây “ô nhiễm” bằng các kiểu quảng cáo, tạo ra những thành viên giả, chia ra các mạng lưới nhỏ, đưa vào vô số các trình ứng dụng chất lượng thấp.
Các thị trường tạo hiệu ứng domino chiến lược.
Các thị trường là gốc rễ chiến lược: một khi cơ sở cạnh tranh được thay đổi, một làn sóng kinh tế khổng lồ được dấy lên mà thường là không thể ngừng lại. Sự chuyển hướng của động lực cạnh tranh cũng không thể tránh khỏi.
Lấy ví dụ trong lĩnh vực thiết bị di động, phương pháp định hướng thị trường của Apple là khuyến khích từng nhà phân phối cố gắng cởi mở hơn so với nhà phân phối cuối.
Các thị trường chia nhỏ hệ thống phân phối.
Cơ bản, App Store mang tính cấp tiến vì nó chia nhỏ hệ thống phân phối: Ngày nay, số lượng các nhà phân phối tham gia vào hệ thống là không hạn định, miễn là có đủ số lượng các nhà phân phối lớn có năng lực sản xuất và phân phối các trình ứng dụng cho thiết bị di động.
Tảng đá nguyên khối trước đây giờ được chia thành hàng triệu mảnh nhỏ. Nếu thị trường có thể thực sự kết hợp hàng triệu mảnh nhỏ này lại thì hệ thống phân phối mới sẽ đạt siêu hiệu suất. Không thể đi ngược tiến trình chia nhỏ triệt để này vì nó diễn ra quá chậm, âm ỉ, không rõ ràng.
Nhìn chung, Apple thực hiện chiến lược thế hệ kế tiếp (next-gen) sử dụng các thị trường để thay đổi cơ sở cạnh tranh, loại bỏ trở ngại bằng hiệu ứng domino và chia nhỏ hệ thống phân phối. Trong khi đó, các đối thủ cạnh tranh theo luật lệ cũ đều đang bất lực trước các giới hạn cần phá bỏ.
Facebook đang làm điều ngược lại với Apple: bám riết lấy cơ sở cạnh tranh trước đây, ký kết hợp đồng với các đối thủ cạnh tranh thay vì loại bỏ họ, thất bại trong chia nhỏ các phưong tiện truyền thông, trừ phi là giành cho các trình ứng dụng zombies (thây ma), vampires (ma cà rồng) và werewofves (người sói). Việc suy xét về công nghệ nền, chứ không phải về thị trường, luôn được ưu tiên.
Cần làm gì để Facebook không còn thiên về công nghệ nền và bắt đầu suy xét đến thị trường? Đơn giản là trao nhiệm vụ cho các nhân viên phụ trách về trình ứng dụng, bước đầu có thể là tạo động lực nhằm loại bỏ các trình ứng dụng kém hấp dẫn.
Nếu các công ty quảng cáo tài trợ các trình ứng dụng dành cho mọi người thì thị trường của Facebook sẽ luôn bị bóp méo do ngày nay, người quảng cáo cần người tiêu dùng hơn là người tiêu dùng cần người quảng cáo.
Nhận thức về hợp nhất công nghệ nền với thị trường là một trong những điểm quan trọng nhất giúp phân biệt những người tiên phong với những người bị tụt hậu về chiến lược.
Còn có công ty nào khác hiểu rằng công nghệ nền là thị trường? Tất nhiên là Google. Những công ty nào còn mù mờ về vấn đề này và tiếp tục trò chơi cũ? Câu trả lời là Microsoft, AOL, Yahoo. Ngoài ra, còn có những công ty ngoài ngành công nghệ như Ford, Gap, Bear Stearns đang kẹt trong vòng luẩn quẩn của logic công nghệ nền.
Đó có thể là chủ đề cho một bài báo (hoặc một cuốn sách mới). Liệu tư duy về công nghệ nền có kiềm chế các công ty, liệu còn có các công ty nghĩ rằng công nghệ nền sẽ mang lại hiệu quả to lớn?
Theo bạn, ai là người cần tư duy theo thị trường thay vì công nghệ nền? Bạn có thấy những công ty nào đang chuyển từ tư duy công nghệ nền sang tư duy thị trường?
(Harvard Business Online)
Công nghệ nền (platform) là công nghệ cơ sở của một hệ máy tính hoặc một thiết bị di động. Một phần mềm không thể chạy được trên thiết bị có công nghệ nền khác với công nghệ nền mà dựa vào đó nó được viết ra.
Apple Store là hệ thống các cửa hàng bán lẻ thuộc sở hữu và do Apple Inc., điều hành chuyên bán máy tính và các sản phẩm điện tử tiêu dùng của Apple. Đến tháng 7/2008, Apple đã khai trương 219 cửa hàng trên toàn thế giới. iPhone App Store là mạng bán lẻ trực tuyến các sản phẩm iPhone của Apple.
Post a Comment