Top Ads

Quảng cáo (728 x 90)
» » CEO có nên "nghĩ gì nói nấy"?

Kiva.Dang A+ A- Print Email
Một cổ đông chất vấn tôi rằng, liệu những suy nghĩ của tôi có tác động thế nào đến công ty tôi đang điều hành. Tôi nhận ra rằng đó không phải là mối bận tâm của riêng cá nhân này.


Hầu như mọi phát ngôn của người giữ vị trí lãnh đạo thường bị chỉ trích chỉ vì phát ngôn tự do. Thực chất, người ta đang có những cuộc tranh luận tích cực về những gì một nhà lãnh đạo ở mọi lĩnh vực từ chính trị, giáo dục cho tới quản lý nên phát ngôn ra ngoài công chúng.

Thông thường, người ta cho rằng, các nhà lãnh đạo đều phải cân nhắc kỹ lưỡng liệu điều mình nói sẽ tác động ra sao đến công ty mà họ đại diện. Các nhà đầu tư và khách hàng kỳ vọng mọi thông điệp từ một công ty phải luôn nhất quán, có khả năng dự đoán và đáng tin cậy nhưng nếu vậy, những lời phát ngôn đó không thể đạt đến độ minh bạch và cởi mở.

Và đó liệu có phải là vấn đề cố hữu mà các tập đoàn lớn như Enron, Worldcom và hàng nghìn công ty khác đã và đang mắc phải khi luôn cố ngụy tạo ra một viễn cảnh hào nhoáng, không chân thực về công ty của mình? Vậy nên chăng chúng ta hãy bắt đầu làm quen với những phát ngôn trung thực, cởi mở và ít chịu tác động của thủ thuật quan hệ công chúng?

Quả thực, tôi không dám chắc về điều này. Sự thực là, vài tuần trước, tôi vừa mới từ chức chủ tịch của một công ty đại chúng trước khi xuất bản cuốn sách của mình. Đây hoàn toàn là việc làm có chủ đích. Tôi nghĩ tốt hơn hết mình không nên xuất bản cuốn sách này khi còn đang đương chức. Dù tốt hay xấu, tôi không muốn cuốn sách của mình sẽ ảnh hưởng đến quyết định của cổ đông trong việc mua cổ phiếu của những công ty mình đang lãnh đạo - dẫu gì mọi việc tôi làm đều phải vì lợi ích của công ty.

Thế nhưng, khi đọc những dòng bình luận về bài viết cuối cùng của mình, tôi bắt đầu có cách nghĩ khác. Chúng ta vẫn luôn đề cao phương pháp lãnh đạo cá nhân. Tầm nhìn, định hướng và khả năng làm người đứng đầu đều tập trung ở duy nhất một người. Báo chí tung hô, đám đông tin rằng CEO là một người hùng. Bởi đánh giá sai nên người ta dễ đi lầm đường và như vậy mặt trái của lòng hâm mộ này quả tai hại khôn lường.

Các nhà lãnh đạo của chúng ta đã trở nên quyền lực hơn và cũng đã biết sử dụng sức ảnh hưởng của mình một cách tự do hơn. Điều này có nghĩa những suy nghĩ, quan điểm, những bất bình, những vấp ngã của họ đều chi phối sâu sắc đến công việc lãnh đạo thường ngày của họ. Tất cả những gì diễn ra bên lề cuộc sống của một nhà lãnh đạo ít nhiều đều tác động đến cách họ điều hành công việc và chúng ta phải chấp nhận một sự thực là không gì có thể tách rời những yếu tố thuộc về cuộc sống riêng, rất đời thường của một nhà lãnh đạo ra khỏi công việc của anh ta.

Tôi ngưỡng mộ những nhà lãnh đạo có khả năng nói ra những gì mình nghĩ, bày tỏ quan điểm và cảm xúc không chút e dè. Chắc chắn, chúng ta không cần phải tán thưởng một lãnh đạo chân thực theo kiểu thề thốt suốt cuộc họp với cổ đông hay bởi anh ta bộc lộ thói đàn bà, thú vui say xỉn của mình. Nhưng chúng ta cần ngưỡng mộ những nhà lãnh đạo đã có thể gìn giữ được niềm tin và bản chất cốt lõi của mình và chúng ta cũng cần cổ vũ để họ hãy luôn cởi mở và trung thực với chính mình.

Chúng ta đã tìm ra một phương pháp lãnh đạo khác mà theo cách gọi của một vị giáo sư là "một ý tưởng vừa tuyệt vời vừa điên khùng". Điểm tốt của ý tưởng này ở sự giản dị, tao nhã và chính xác. Nhưng tệ là, ý tưởng này sẽ không trở thành hiện thực nếu chúng ta không thể thoát khỏi nỗi ám ảnh hay nói đúng hơn là thói chuộng thần tượng và biểu tượng. Theo tôi, chúng ta nên đánh giá lại việc mình vẫn làm bấy lâu nay là luôn chú trọng vào vai trò lãnh đạo mang tính cá nhân đã đúng đắn chưa, đồng thời cân nhắc những lợi ích của nhóm và mô hình làm việc theo nhóm.

VicBrand tổng hợp
Bài viết của Jeff Stibel trên Harvard Business Publishing.
Người dịch: Như Nguyệt/ VNN

Post a Comment