Những nhân viên trẻ mới đi làm thường có đặc điểm chung là: chăm chỉ, nhưng thụ động và đặc biệt hay ngại đặt câu hỏi, lười giao tiếp.
Anh Đào, 25 tuổi, nhân viên phòng quảng cáo, tâm sự: “Nhiều lần, khi sếp giao việc, có nhiều chỗ mình chưa hiểu nhưng ngại không dám hỏi. Mình sợ sếp nghĩ: “Làm việc với nhau mấy năm, giờ nói có thế mà cũng không hiểu, thế thì làm được gì?”. Chính vì như vậy, nên cô làm theo cách hiểu của mình. Cách suy luận ấy hoàn toàn trái ngược với kế hoạch đề ra của sếp. Thế là cô bị mắng một trận ra trò.
Trường hợp của Thùy Chi lại khác, cô vốn là người Hà Nội, không nghe quen giọng miền Nam. Giám đốc nói, cô thường chỉ nghe được tiếng được tiếng mất. Cô định hỏi lại nhưng nhìn thấy giám đốc mặt nghiêm quá nên sợ lại thôi, cô chỉ còn biết vâng vâng, dạ dạ tự hiểu và làm theo những gì mà mình nghĩ và hậu quả là…
Lời khuyên từ sếp:
1. Nếu chưa hiểu, bạn cần hỏi lại ngay. Vị sếp nào cũng sẵn sàng giải đáp thắc mắc của bạn, để bạn đi đúng hướng và làm tốt công việc của mình ngay từ công đoạn đầu tiên. Điều này không những giúp bạn tiết kiệm sức của mình mà còn làm cho công việc trôi chảy và đúng tiến độ.
2. Hỏi là một hành động tích cực, khẳng định phẩm chất năng động và cầu tiến của bạn. Không phải ai cũng có thể hiểu được ngay tất cả những gì mà sếp truyền đạt hết cho công việc.
Lãnh đạo thường đánh giá cao những người dám hỏi. Họ thường không thích những người “giấu dốt” rồi để hỏng việc. Bạn cứ thử hình dung trong một bộ phận, một công ty có biết bao nhiêu người. Nếu mỗi người vì không hiểu cứ tự động làm theo những gì mà mình cho là đúng, thì kết quả sẽ tệ hại đến chừng nào.
Một giám đốc khuyên: Ông bà ta đã dạy “Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe”. Nhưng chỉ nghe thôi chưa đủ, hãy nghe và đặt câu hỏi để làm cho đúng. Đấy mới chính là một người năng động.
Tuy nhiên, bạn cũng nên nhớ rằng, sau khi đã hỏi và được hướng dẫn, bạn nên nhớ và áp dụng cho những trường hợp tương tự về sau. Hỏi quá nhiều hay lặp lại cái đã hỏi sẽ khiến sếp bực mình và đánh giá không hay về bạn.
Với cấp dưới và đồng nghiệp của mình, bạn cũng thể hiện tinh thần “sẵn sàng hỏi, sẵn sàng trả lời”. Bạn không nên tỏ vẻ khinh thường hay thái độ dè bỉu khi giải đáp nhưng thắc mắc của họ. Nếu họ hỏi những điều bạn chưa biết hãy hỏi cấp cao hơn bạn.
Anh Đào, 25 tuổi, nhân viên phòng quảng cáo, tâm sự: “Nhiều lần, khi sếp giao việc, có nhiều chỗ mình chưa hiểu nhưng ngại không dám hỏi. Mình sợ sếp nghĩ: “Làm việc với nhau mấy năm, giờ nói có thế mà cũng không hiểu, thế thì làm được gì?”. Chính vì như vậy, nên cô làm theo cách hiểu của mình. Cách suy luận ấy hoàn toàn trái ngược với kế hoạch đề ra của sếp. Thế là cô bị mắng một trận ra trò.
Trường hợp của Thùy Chi lại khác, cô vốn là người Hà Nội, không nghe quen giọng miền Nam. Giám đốc nói, cô thường chỉ nghe được tiếng được tiếng mất. Cô định hỏi lại nhưng nhìn thấy giám đốc mặt nghiêm quá nên sợ lại thôi, cô chỉ còn biết vâng vâng, dạ dạ tự hiểu và làm theo những gì mà mình nghĩ và hậu quả là…
Lời khuyên từ sếp:
1. Nếu chưa hiểu, bạn cần hỏi lại ngay. Vị sếp nào cũng sẵn sàng giải đáp thắc mắc của bạn, để bạn đi đúng hướng và làm tốt công việc của mình ngay từ công đoạn đầu tiên. Điều này không những giúp bạn tiết kiệm sức của mình mà còn làm cho công việc trôi chảy và đúng tiến độ.
2. Hỏi là một hành động tích cực, khẳng định phẩm chất năng động và cầu tiến của bạn. Không phải ai cũng có thể hiểu được ngay tất cả những gì mà sếp truyền đạt hết cho công việc.
Lãnh đạo thường đánh giá cao những người dám hỏi. Họ thường không thích những người “giấu dốt” rồi để hỏng việc. Bạn cứ thử hình dung trong một bộ phận, một công ty có biết bao nhiêu người. Nếu mỗi người vì không hiểu cứ tự động làm theo những gì mà mình cho là đúng, thì kết quả sẽ tệ hại đến chừng nào.
Một giám đốc khuyên: Ông bà ta đã dạy “Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe”. Nhưng chỉ nghe thôi chưa đủ, hãy nghe và đặt câu hỏi để làm cho đúng. Đấy mới chính là một người năng động.
Tuy nhiên, bạn cũng nên nhớ rằng, sau khi đã hỏi và được hướng dẫn, bạn nên nhớ và áp dụng cho những trường hợp tương tự về sau. Hỏi quá nhiều hay lặp lại cái đã hỏi sẽ khiến sếp bực mình và đánh giá không hay về bạn.
Với cấp dưới và đồng nghiệp của mình, bạn cũng thể hiện tinh thần “sẵn sàng hỏi, sẵn sàng trả lời”. Bạn không nên tỏ vẻ khinh thường hay thái độ dè bỉu khi giải đáp nhưng thắc mắc của họ. Nếu họ hỏi những điều bạn chưa biết hãy hỏi cấp cao hơn bạn.
By Anh Ngà/ Dan Tri
Post a Comment