Sự phát triển mạnh mẽ của CNTT đã tạo động lực cho sự ra đời của loại hình báo chí điện tử, nhưng chính những phóng viên, với những nỗ lực không ngừng của mình là những nhân tố quan trọng nhất đưa báo điện tử trở thành một loại hình truyền thông ưu việt như hiện nay.
Phóng viên báo điện tử: N trong 1
Lỉnh kỉnh với Laptop, máy ảnh và thậm chí cả máy quay phim nghiệp dư là những hình ảnh không còn xa lạ của các phóng viên báo điện tử. Trong những trường hợp cần thiết, cùng với việc khai thác tư liệu, phóng viên tự chụp ảnh, quay phim để làm tăng chất liệu cho bài viết của mình. Theo nhà báo Bình Minh - Trưởng ban CNTT, báo điện tử VietNamNet: "Rất ít, nếu không muốn nói là không có phóng viên nào dám nhận mình có đầy đủ các kỹ năng của một nhà báo điện tử. Nó đòi hỏi rất nhiều yếu tố cần có, rất nhiều kỹ năng cần thành thạo, trong đó khả năng làm chủ công nghệ là một yếu tố rất quan trọng".
Không chỉ viết bài dưới dạng văn bản text, mà việc xử lý ảnh thông qua phần mềm Photoshop để có những tác phẩm với chất lượng và bố cục tốt nhất cho bài viết của mình; hay tự quay và chỉnh sửa nội dung các video... Tất cả những công việc này các phóng viên đều phải học và thao tác thành thạo.
Không chỉ những tờ báo điện tử như VietNamNet, Vnexpress, mà những phiên bản điện tử như Tuổi Trẻ Online, Thanh Niên Online cũng đã khai thác rất tốt yếu tố đa phương tiện của báo điện tử, kết hợp cả báo in, phát thanh và truyền hình... Và báo điện tử đa phương tiện, đồng nghĩa với việc các phóng viên phải đa năng để đáp ứng nhu cầu công việc.
Theo ông Hàng Phước Long - Phó TTK Toà soạn, báo Tuổi Trẻ: "Hướng mà báo Tuổi Trẻ đang hướng tới là đào tạo 1 lớp phóng viên 3 trong 1, có nghĩa họ có thể viết, họ có thể chụp hình và họ có thể quay video. Với một mô hình như vậy, khi đi tác nghiệp phóng viên có thể mang về một sản phẩm đầy đủ".
Còn theo PV Phan Phú Khương - Trưởng ban CNTT, Vnexpress: "Báo điện tử là một loại hình trẻ và những con người làm báo điện tử phần lớn là những con người rất trẻ. Họ luôn luôn tiếp cận nhanh nhất với những công nghệ mới. Và để làm việc với mô hình báo chí đòi hỏi nhiều thứ tương tác, nhiều thứ nhanh nhạy như vậy, mỗi người làm báo điện tử cần thiết phải có nhiều kỹ năng, kỹ năng viết chắc chắn là cần và kỹ năng sử dụng công nghệ hiện đại nhất hiện nay để ra tác phẩm cuối cùng là các bài báo hoàn chỉnh".
PV báo điện tử = sẵn sàng 24/24h
Không có giờ làm việc hành chính là điều hiển nhiên đối với hầu hết các phóng viên báo điện tử. Bất kể ngày hay đêm, bất kể nắng hay mưa, khi xảy ra sự kiện "nóng", các phóng viên báo điện tử, bằng mọi cách có thể, phải thu thập thông tin để cung cấp cho độc giả trong thời gian sớm nhất...
Ông Hàng Phước Long nhấn mạnh: "Làm báo in, các bạn có 24h để hoàn thiện một tác phẩm, nên khi sự kiện xảy ra, bạn có thời gian để tra cứu tài liệu. Nhưng với công việc của một phóng viên báo điện tử, bạn không được phép dừng lại mà phải xử lý ngay lập tức. Cạnh tranh về tốc độ đưa tin của các báo điện tử diễn ra từng phút".
Theo PV Bình Minh - Trưởng ban CNTT, VietNamNet: "Phóng viên báo điện tử cũng như điện thoại di động không được phép tắt máy. Kể từ khi có yêu cầu của toà soạn, 5 phút sau tôi đã có thể tiếp cận với internet để giải quyết công việc qua email, qua hệ thống biên tập xuất bản nội dung. Bất cứ ở đâu, bất cứ khi nào tôi cũng có thể làm việc được". "Áp lực thời gian đối với phóng viên báo điện tử rất nặng nề. Báo điện tử còn gọi là báo giờ, và vì vậy, khi có sự kiện xảy ra phải đưa tin ngay lập tức", ông Huỳnh Ngọc Chênh - Thư ký toà soạn, Thanh Niên Online chia sẻ.
Sức nóng của mùa Euro 2008 đang lan toả khắp nơi. Những dòng tít hấp dẫn, những bài viết ấn tượng cập nhật diễn biến và kết quả ngập tràn trên các báo chỉ ít phút sau khi trận đấu kết thúc...
Với những phóng viên chuyên trang thể thao của các báo điện tử, những đêm trắng cùng Euro, cùng bóng đá, với họ, không chỉ là để thoả mãn niềm đam mê thưởng thức các trận cầu, mà còn là trách nhiệm phải mang đến cho độc giả những tin tức cập nhật nhất.
PV Trà My, Chuyên trang Thể Thao, VTV.vn chia sẻ: "Đối với những phóng viên thể thao, những mùa hè như mùa hè Euro lần này sẽ là những mùa hè rất đáng nhớ. Tất cả mọi hoạt động đều ngưng lại và hướng hết sự quan tâm của mình vào Euro. Đã là phóng viên thì không có khái niệm về thời gian và phóng viên báo điện tử lại càng không. Nhất là khi bạn cộng tác với 1 chuyên trang về thể thao, đặc biệt là về mảng quốc tế thì thời gian làm việc sẽ bị đảo lộn và đấy chính là đặc thù của phóng viên làm thể thao quốc tế khi vì hầu hết các trận đấu diễn ra ở châu Âu sẽ là ban đêm ở Việt Nam. Đó là quãng thời gian cần nghỉ ngơi nhất thì bạn lại phải giữ cho mình luôn luôn tỉnh táo, để có thể đáp ứng đòi hỏi của công việc, để có thể xem trận đấu. Và sau khi xem xong phải giữ cho mình tỉnh táo và sáng suốt để có thể viết được những bài viết chất lượng nhất để gửi đến cho độc giả của mình.
Không gian làm việc không gói gọn trong 4 bức tường toà soạn, thời gian làm việc không gói gọn trong 8h hành chính; sẵn sàng làm việc 24/24h, sẵn sàng kết nối với toà soạn tại bất cứ đâu là một yêu cầu bắt buộc đối với các phóng viên báo điện tử.
Những cuộc vui bị bỏ dở, những giấc ngủ không trọn vẹn, giờ giấc sinh hoạt đảo lộn vì yêu cầu công việc có lẽ đã trở thành "chuyện thường ngày" của bất kỳ phóng viên báo điện tử nào.
PV báo điện tử = áp lực và áp lực
Theo PV Trà My, Chuyên trang Thể Thao, VTV.vn: "PV báo điện tử áp lực đầu tiên chắc chắn là áp lực thời gian. Vì PV luôn luôn phải đảm bảo cập nhật thông tin đến độc giả của mình một cách nhanh nhất và chính xác nhất". Ông Hàng Phước Long nhấn mạnh thêm: "Đó còn là cái áp lực cạnh tranh với đồng nghiệp. Khi anh em thấy một tờ báo khác đưa tin nhanh hơn mình thì anh em rất là bức xúc".
Đưa đến cho độc giả những thông tin nhanh nhất và chính xác nhất có lẽ là áp lực lớn nhất đối với các phóng viên báo điện tử. Bên cạnh đó, một môi trường đào tạo phóng viên báo điện tử chuyên nghiệp bắt nhịp chậm so với sự phát triển của báo điện tử, và vì vậy, hầu hết các phóng viên đang làm việc tại các toà soạn báo điện tử hiện nay chưa thể được gọi là những phóng viên báo điện tử chuyên nghiệp và để có thể tác chiến trên mạng công việc nó không đơn giản. Bên cạnh tố chất của những người làm báo nói chung, thì khả năng làm chủ công nghệ là một yêu cầu bắt buộc đối với các phóng viên @ để có thể tác nghiệp và tác nghiệp tốt trong môi trường internet.
Phóng viên báo điện tử: N trong 1
Lỉnh kỉnh với Laptop, máy ảnh và thậm chí cả máy quay phim nghiệp dư là những hình ảnh không còn xa lạ của các phóng viên báo điện tử. Trong những trường hợp cần thiết, cùng với việc khai thác tư liệu, phóng viên tự chụp ảnh, quay phim để làm tăng chất liệu cho bài viết của mình. Theo nhà báo Bình Minh - Trưởng ban CNTT, báo điện tử VietNamNet: "Rất ít, nếu không muốn nói là không có phóng viên nào dám nhận mình có đầy đủ các kỹ năng của một nhà báo điện tử. Nó đòi hỏi rất nhiều yếu tố cần có, rất nhiều kỹ năng cần thành thạo, trong đó khả năng làm chủ công nghệ là một yếu tố rất quan trọng".
Không chỉ viết bài dưới dạng văn bản text, mà việc xử lý ảnh thông qua phần mềm Photoshop để có những tác phẩm với chất lượng và bố cục tốt nhất cho bài viết của mình; hay tự quay và chỉnh sửa nội dung các video... Tất cả những công việc này các phóng viên đều phải học và thao tác thành thạo.
Không chỉ những tờ báo điện tử như VietNamNet, Vnexpress, mà những phiên bản điện tử như Tuổi Trẻ Online, Thanh Niên Online cũng đã khai thác rất tốt yếu tố đa phương tiện của báo điện tử, kết hợp cả báo in, phát thanh và truyền hình... Và báo điện tử đa phương tiện, đồng nghĩa với việc các phóng viên phải đa năng để đáp ứng nhu cầu công việc.
Theo ông Hàng Phước Long - Phó TTK Toà soạn, báo Tuổi Trẻ: "Hướng mà báo Tuổi Trẻ đang hướng tới là đào tạo 1 lớp phóng viên 3 trong 1, có nghĩa họ có thể viết, họ có thể chụp hình và họ có thể quay video. Với một mô hình như vậy, khi đi tác nghiệp phóng viên có thể mang về một sản phẩm đầy đủ".
Còn theo PV Phan Phú Khương - Trưởng ban CNTT, Vnexpress: "Báo điện tử là một loại hình trẻ và những con người làm báo điện tử phần lớn là những con người rất trẻ. Họ luôn luôn tiếp cận nhanh nhất với những công nghệ mới. Và để làm việc với mô hình báo chí đòi hỏi nhiều thứ tương tác, nhiều thứ nhanh nhạy như vậy, mỗi người làm báo điện tử cần thiết phải có nhiều kỹ năng, kỹ năng viết chắc chắn là cần và kỹ năng sử dụng công nghệ hiện đại nhất hiện nay để ra tác phẩm cuối cùng là các bài báo hoàn chỉnh".
PV báo điện tử = sẵn sàng 24/24h
Không có giờ làm việc hành chính là điều hiển nhiên đối với hầu hết các phóng viên báo điện tử. Bất kể ngày hay đêm, bất kể nắng hay mưa, khi xảy ra sự kiện "nóng", các phóng viên báo điện tử, bằng mọi cách có thể, phải thu thập thông tin để cung cấp cho độc giả trong thời gian sớm nhất...
Ông Hàng Phước Long nhấn mạnh: "Làm báo in, các bạn có 24h để hoàn thiện một tác phẩm, nên khi sự kiện xảy ra, bạn có thời gian để tra cứu tài liệu. Nhưng với công việc của một phóng viên báo điện tử, bạn không được phép dừng lại mà phải xử lý ngay lập tức. Cạnh tranh về tốc độ đưa tin của các báo điện tử diễn ra từng phút".
Theo PV Bình Minh - Trưởng ban CNTT, VietNamNet: "Phóng viên báo điện tử cũng như điện thoại di động không được phép tắt máy. Kể từ khi có yêu cầu của toà soạn, 5 phút sau tôi đã có thể tiếp cận với internet để giải quyết công việc qua email, qua hệ thống biên tập xuất bản nội dung. Bất cứ ở đâu, bất cứ khi nào tôi cũng có thể làm việc được". "Áp lực thời gian đối với phóng viên báo điện tử rất nặng nề. Báo điện tử còn gọi là báo giờ, và vì vậy, khi có sự kiện xảy ra phải đưa tin ngay lập tức", ông Huỳnh Ngọc Chênh - Thư ký toà soạn, Thanh Niên Online chia sẻ.
Sức nóng của mùa Euro 2008 đang lan toả khắp nơi. Những dòng tít hấp dẫn, những bài viết ấn tượng cập nhật diễn biến và kết quả ngập tràn trên các báo chỉ ít phút sau khi trận đấu kết thúc...
Với những phóng viên chuyên trang thể thao của các báo điện tử, những đêm trắng cùng Euro, cùng bóng đá, với họ, không chỉ là để thoả mãn niềm đam mê thưởng thức các trận cầu, mà còn là trách nhiệm phải mang đến cho độc giả những tin tức cập nhật nhất.
PV Trà My, Chuyên trang Thể Thao, VTV.vn chia sẻ: "Đối với những phóng viên thể thao, những mùa hè như mùa hè Euro lần này sẽ là những mùa hè rất đáng nhớ. Tất cả mọi hoạt động đều ngưng lại và hướng hết sự quan tâm của mình vào Euro. Đã là phóng viên thì không có khái niệm về thời gian và phóng viên báo điện tử lại càng không. Nhất là khi bạn cộng tác với 1 chuyên trang về thể thao, đặc biệt là về mảng quốc tế thì thời gian làm việc sẽ bị đảo lộn và đấy chính là đặc thù của phóng viên làm thể thao quốc tế khi vì hầu hết các trận đấu diễn ra ở châu Âu sẽ là ban đêm ở Việt Nam. Đó là quãng thời gian cần nghỉ ngơi nhất thì bạn lại phải giữ cho mình luôn luôn tỉnh táo, để có thể đáp ứng đòi hỏi của công việc, để có thể xem trận đấu. Và sau khi xem xong phải giữ cho mình tỉnh táo và sáng suốt để có thể viết được những bài viết chất lượng nhất để gửi đến cho độc giả của mình.
Không gian làm việc không gói gọn trong 4 bức tường toà soạn, thời gian làm việc không gói gọn trong 8h hành chính; sẵn sàng làm việc 24/24h, sẵn sàng kết nối với toà soạn tại bất cứ đâu là một yêu cầu bắt buộc đối với các phóng viên báo điện tử.
Những cuộc vui bị bỏ dở, những giấc ngủ không trọn vẹn, giờ giấc sinh hoạt đảo lộn vì yêu cầu công việc có lẽ đã trở thành "chuyện thường ngày" của bất kỳ phóng viên báo điện tử nào.
PV báo điện tử = áp lực và áp lực
Theo PV Trà My, Chuyên trang Thể Thao, VTV.vn: "PV báo điện tử áp lực đầu tiên chắc chắn là áp lực thời gian. Vì PV luôn luôn phải đảm bảo cập nhật thông tin đến độc giả của mình một cách nhanh nhất và chính xác nhất". Ông Hàng Phước Long nhấn mạnh thêm: "Đó còn là cái áp lực cạnh tranh với đồng nghiệp. Khi anh em thấy một tờ báo khác đưa tin nhanh hơn mình thì anh em rất là bức xúc".
Đưa đến cho độc giả những thông tin nhanh nhất và chính xác nhất có lẽ là áp lực lớn nhất đối với các phóng viên báo điện tử. Bên cạnh đó, một môi trường đào tạo phóng viên báo điện tử chuyên nghiệp bắt nhịp chậm so với sự phát triển của báo điện tử, và vì vậy, hầu hết các phóng viên đang làm việc tại các toà soạn báo điện tử hiện nay chưa thể được gọi là những phóng viên báo điện tử chuyên nghiệp và để có thể tác chiến trên mạng công việc nó không đơn giản. Bên cạnh tố chất của những người làm báo nói chung, thì khả năng làm chủ công nghệ là một yêu cầu bắt buộc đối với các phóng viên @ để có thể tác nghiệp và tác nghiệp tốt trong môi trường internet.
VicBrand tổng hợp
Post a Comment