Khi các công ty không còn tiền mặt – và đó là điều đang diễn ra ngày càng nhiều hơn những ngày này – một trong những cách thức hiển nhiên nhất để tồn tại là cắt giảm nhân lực.
Đây luôn là một lựa chọn kinh doanh khó khăn. Nói một cách cực đoan, nó có thể dẫn đến một thảm họa, và nó đã xảy ra khi một nhân viên cũ của Kaiser Permanente giết chết cả gia đình mình rồi tự vẫn.
Và bạn cho rằng điều gì sắp xảy ra ở Trung Quốc khi mà tỉ lệ tăng trưởng chững lại và các công ty sa thải bớt những công nhân di cư, những người không thể trợ giúp gia đình mình thêm nữa?
Những nhà lãnh đạo chính trị khắp mọi nơi nhận thức được chi phí về chính trị và xã hội của tình trạng thất nghiệp gia tăng một cách nhanh chóng, điều thôi thúc họ đẩy mạnh những gói cứu trợ tài chính khổng lồ.
Trong đó kế hoạch của Tổng thống Mỹ Obama là lớn nhất, tương xứng với nước Mỹ. Ông muốn xây dựng lại cơ sở hạ tầng nước Mỹ, với hy vọng rằng điều này sẽ vừa tạo ra việc làm vừa đem lại cho nước Mỹ một sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn khi mà nền kinh tế toàn cầu hồi phục.
Nghĩ về kế hoạch của ông, kế hoạch liên kết giữa chương trình chi tiêu tài chính với tổng lượng tiền lương trả cho công nhân, nhắc tôi nhớ đến một bài bào tôi đã biên tập cho Harvard Business Review khoảng 8 năm trước đây, trong đó cũng đã xem xét vấn đề tuyển dụng và việc chi tiêu tài chính, dù là từ một góc độ khác và trong những thời điểm ít lo âu hơn.
Bài báo là của Tom Coperland, có tựa đề “Cắt giảm chi phí mà không cần đổ máu” (HBR tháng 9/2000) và nó chỉ ra các công ty có thể làm như thế nào để làm dịu bớt cuộc khủng hoảng thất nghiệp.
Trong bài báo này, Coperland chỉ ra rằng 80% nguồn ngân sách của hầu hết các công ty được tạo thành từ những món tiền nhỏ được đóng dấu thông qua giả trong quá trình tạo ngân sách. Nhiều phần, theo kinh nghiệm của Coperland, được mạ vàng một cách không cần thiết hoặc thậm chí không cần đến bởi vì nó chỉ đơn thuần tăng những chi tiêu khác của tổ chức.
Coperland kể một câu chuyện thú vị về một công ty viễn thông đã chôn những đường dây cáp của mình ở độ sâu 2 mét. Khi được hỏi tại sao phải đào sâu đến thế, những nhà quản lý trả lời rằng chỉ có ở độ sâu như vậy, đường dây cáp mới được bảo vệ khỏi các vụ nổ nhiệt hạch.
Sau khi nhận định lại khả năng xảy ra những sự cố như thế, công ty đã quyết định chôn dây cáp chỉ ở độ sâu 1 mét, nhờ đó tiết kiệm được 80 triệu USD mỗi năm.
Hãy cắt giảm chi tiêu tài chính của công ty thay vì cắt giảm lương trả cho công nhân. Không những thế cách này còn mang lại hiệu quả lớn hơn cho đồng tiền của bạn. Khi Eastman Kodak cắt giảm lương trả cho công nhân 400 triệu USD cuối những năm 1990, vốn thị trường của công ty này đã tăng lên đến 2 tỉ USD.
Trong khi đó Coperland tính toán rằng, công ty này chỉ cần cắt giảm 280 triệu USD trong chi tiêu tài chính của mình để có được một kết quả tương tự.
Đây luôn là một lựa chọn kinh doanh khó khăn. Nói một cách cực đoan, nó có thể dẫn đến một thảm họa, và nó đã xảy ra khi một nhân viên cũ của Kaiser Permanente giết chết cả gia đình mình rồi tự vẫn.
Và bạn cho rằng điều gì sắp xảy ra ở Trung Quốc khi mà tỉ lệ tăng trưởng chững lại và các công ty sa thải bớt những công nhân di cư, những người không thể trợ giúp gia đình mình thêm nữa?
Những nhà lãnh đạo chính trị khắp mọi nơi nhận thức được chi phí về chính trị và xã hội của tình trạng thất nghiệp gia tăng một cách nhanh chóng, điều thôi thúc họ đẩy mạnh những gói cứu trợ tài chính khổng lồ.
Trong đó kế hoạch của Tổng thống Mỹ Obama là lớn nhất, tương xứng với nước Mỹ. Ông muốn xây dựng lại cơ sở hạ tầng nước Mỹ, với hy vọng rằng điều này sẽ vừa tạo ra việc làm vừa đem lại cho nước Mỹ một sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn khi mà nền kinh tế toàn cầu hồi phục.
Nghĩ về kế hoạch của ông, kế hoạch liên kết giữa chương trình chi tiêu tài chính với tổng lượng tiền lương trả cho công nhân, nhắc tôi nhớ đến một bài bào tôi đã biên tập cho Harvard Business Review khoảng 8 năm trước đây, trong đó cũng đã xem xét vấn đề tuyển dụng và việc chi tiêu tài chính, dù là từ một góc độ khác và trong những thời điểm ít lo âu hơn.
Bài báo là của Tom Coperland, có tựa đề “Cắt giảm chi phí mà không cần đổ máu” (HBR tháng 9/2000) và nó chỉ ra các công ty có thể làm như thế nào để làm dịu bớt cuộc khủng hoảng thất nghiệp.
Trong bài báo này, Coperland chỉ ra rằng 80% nguồn ngân sách của hầu hết các công ty được tạo thành từ những món tiền nhỏ được đóng dấu thông qua giả trong quá trình tạo ngân sách. Nhiều phần, theo kinh nghiệm của Coperland, được mạ vàng một cách không cần thiết hoặc thậm chí không cần đến bởi vì nó chỉ đơn thuần tăng những chi tiêu khác của tổ chức.
Coperland kể một câu chuyện thú vị về một công ty viễn thông đã chôn những đường dây cáp của mình ở độ sâu 2 mét. Khi được hỏi tại sao phải đào sâu đến thế, những nhà quản lý trả lời rằng chỉ có ở độ sâu như vậy, đường dây cáp mới được bảo vệ khỏi các vụ nổ nhiệt hạch.
Sau khi nhận định lại khả năng xảy ra những sự cố như thế, công ty đã quyết định chôn dây cáp chỉ ở độ sâu 1 mét, nhờ đó tiết kiệm được 80 triệu USD mỗi năm.
Hãy cắt giảm chi tiêu tài chính của công ty thay vì cắt giảm lương trả cho công nhân. Không những thế cách này còn mang lại hiệu quả lớn hơn cho đồng tiền của bạn. Khi Eastman Kodak cắt giảm lương trả cho công nhân 400 triệu USD cuối những năm 1990, vốn thị trường của công ty này đã tăng lên đến 2 tỉ USD.
Trong khi đó Coperland tính toán rằng, công ty này chỉ cần cắt giảm 280 triệu USD trong chi tiêu tài chính của mình để có được một kết quả tương tự.
By David Champion/ Harvard Business Publishing
Translate by Minh Phương
Translate by Minh Phương
Post a Comment