Top Ads

Quảng cáo (728 x 90)
» » Tự tin thuyết phục đám đông

Kiva.Dang A+ A- Print Email
Bạn rất muốn tự tin khi nói chuyện trước đám đông. Bạn đã chuẩn bị một cách rất chu đáo, đầy đủ và bạn biết bạn sẽ phải nói gì. Nhưng đó chỉ là trong dự định. Bởi khi bước ra trước mọi người, tự dưng, đầu gối bạn run lên bần bật, đầu óc trở nên trống rỗng. Bạn cảm thấy thật sự hoảng hốt và mất bình tĩnh…


Đó là biểu hiện dễ thấy nhất của những người chưa luyện được kỹ năng nói chuyện trước đám đông. Để vượt qua những trở ngại đó, trước tiên, bạn hãy thư giãn. Hít thở sâu và tập trung vào phần thuyết trình, đừng để ý nhiều đến xung quanh. Hãy coi như bạn đang tự nói chuyện trước gương vậy. Lúc đó, bạn sẽ lấy lại được bình tĩnh cho mình và cảm thấy tự tin trở lại. Khi thấy tâm lý đã ổn, bạn hãy bắt đầu buổi nói chuyện một cách thoải mái nhất.

Dưới đây, VietnamnetJobs xin mách nước cho bạn một số “bí kíp” để giúp bạn tự tin hơn:

Bước 1: Hãy lường trước những khó khăn mà bạn có thể gặp phải trong buổi nói chuyện.

Có thể, một số người trong số những người đang lắng nghe dưới kia có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực mà bạn đang đề cập, và họ có thể có những câu hỏi bất ngờ. Tuy nhiên, trên thực tế thì hầu hết mọi người đều ủng hộ bạn và mong bạn sẽ thành công trong buổi nói chuyện đó.

Bước 2: Làm chủ thời gian.

Đừng hấp tấp hay vội vàng bắt đầu buổi nói chuyện trước khi bạn thực sự cảm thấy thoải mái. Hít thở sâu và chậm rãi để lấy lại bình tĩnh, tự tin. Hãy chú ý tới không gian xung quanh bạn. Lấy lại cảm giác về không gian và thời gian sẽ giúp bạn làm chủ được tình hình và tập trung hơn cho buổi nói chuyện.

Bước 3: Kết nối liên lạc với khán giả.

Cố gắng tạo nên một không gian thân thiết với mọi người như thể bạn đang nói chuyện với từng người trong số họ, mỉm cười thân thiện và nhớ rằng, mọi người luôn mong bạn thành công. Sự có mặt của họ chính là ghi nhận sự nỗ lực của chính bạn. Hãy để trái tim mình hoà đồng cùng mọi người, lúc đó bạn sẽ biết bạn phải làm gì. Hãy cho phép mình cởi mở và chân thành với tất cả mọi người, bạn sẽ thấy mình thật hạnh phúc.

Bước 4: Thư giãn với chính mình bằng cách làm chủ âm lượng.

Khi bạn bắt đầu buổi diễn thuyết, hãy biết cách tiết chế âm lượng. Thở sâu và nói chậm rãi vừa đủ sẽ giúp bạn cảm nhận được sự rung động trong tiếng nói mà mình phát ra. Có thể nói, một âm sắc vừa đủ, trầm ấm, giàu ngữ điệu sẽ giúp bạn có được một sự cộng hưởng lớn trong buổi diễn thuyết. Nó như một luồng massage tới tai người nghe, từ đó, giúp cho người nghe cảm nhận được tình cảm cũng như hiệu ứng mà bạn muốn đưa tới cho khán giả.

Bước 5: Hài hước.

Thi thoảng, bạn hãy nói một điều gì đó thật nhẹ nhàng giúp mọi người cười lên thoải mái. Đó chính là “bí kíp” khiến cho người nghe không bị nhàm chán hay buồn ngủ trước những thông tin đều đặn mà bạn đang đưa ra. Nếu bạn không có khả năng kể một câu chuyện hài thì ít nhất cũng có đôi ba câu nói hài hước, dí dỏm pha trộn trong đó. Thậm chí, bạn có thể lấy luôn tình trạng mất bình tĩnh trước đám đông của mình ra làm “mồi câu” khuấy động không khí. Cười là cách tốt nhất để bạn cảm thấy gần gũi với đám đông và cũng khiến cho đám đông cảm thấy gần gũi hơn với bạn.

Bước 6: Tự tin thuyết phục đám đông

Nếu đã thực sự cảm thấy đủ bình tĩnh và tự tin để bắt đầu rồi, bạn hãy thể hiện những kiến thức của mình trước mọi người. Những kiến thức mà bạn đã chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ giúp bạn truyền tải tới khán giả những thông tin hữu ích và thuyết phục họ. Hãy thu hút sự chú ý của mọi người bằng những lập luận sắc sảo, đầy tính thuyết phục và thực tế. Đồng thời, hãy tạo cho mọi người một “sân chơi” bằng những câu hỏi để tránh việc “một mình một cõi”. Có như vậy, buổi diễn thuyết của bạn mới thực sự thuyết phục mọi người và tăng yếu tố thành công.

Chúc các bạn luôn tạo được điểm nhấn cho chính mình trong các cuộc diễn thuyết trước đám đông. Và hi vọng, những “bí kíp” trên sẽ hữu ích với tất cả những ai đang mong muốn có được một buổi nói chuyện thành công và tạo được dấu ấn cho khán giả.

Source Career

Post a Comment