Trong bối cảnh các nhân sự cấp cao Việt Nam hiện đang có những khoảng trống lớn về cả số lượng và chất lượng, đứng ở góc độ một doanh nhân, ông Nguyễn Liên Phương - Giám đốc công ty LP Việt Nam - cho rằng: cái thiếu nhất của lớp người này chính là "ý chí làm chủ".
"Như thầy Nguyễn Quốc Phồn cũng đã nói, chúng ta có một khoảng trống trong việc đào tạo nhân sự cấp cao để phát triển đất nước. Nhưng có một điều cũng quan trọng không kém, đó là người Việt Nam hiện nay thiếu một ý chí để có thể cạnh tranh với thế giới. Nên, nếu chúng ta không bồi dưỡng ý chí này thì có trang bị bao nhiêu kiến thức, thì chúng ta cũng chỉ là những "người làm thuê vĩ đại" và dân tộc chúng ta trở thành "một dân tộc vĩ đại về làm thuê".
Tôi được đi rất nhiều nước, và cũng tiếp xúc với các cộng đồng người Việt ở các thế hệ tại các nước phát triển. Một điều tôi nhận thấy là, đa phần trong số họ đều thích làm thuê, rất ít người muốn làm chủ. Bằng chứng là chúng ta có 3 triệu người Việt Nam ở các nước đa số là phát triển (con số này gần bằng dân số nước Singapore) nhưng chúng ta hầu như không có doanh nghiệp nào có thương hiệu để cạnh tranh.
Chúng ta rất giỏi trong những lĩnh vực về khoa học, văn hóa... nhưng thực ra, làm khoa học tức là làm thuê. Chúng ta đầu tư cho khoa học công nghệ là tốt, nhưng tôi cho rằng sẽ không bao giờ có thể đuổi kịp thế giới, nên chúng ta làm thế nào đào tạo ra lớp người có tinh thần doanh nhân, tức là dám "đi thuê" các nhà khoa học làm cho mình thì đất nước chúng ta mới trở nên giàu có. Do vậy, việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, chúng ta phải thay đổi tâm lý của cả một dân tộc, tức là từ tâm lý "vừa đủ", tâm lý được mùa của tiểu nông, các hộ nông dân được mùa là mừng, nhưng không nghĩ là có thể làm ra cái gì khác ngoài vụ mùa này mà có hiệu quả cao hơn rất nhiều lần.
Tôi nghĩ, việc này còn lớn hơn cả việc đào tạo nên lớp nhân sự cấp cao, tức là đào tạo về nhận thức. Chúng ta phải thay đổi nhận thức, làm sao để chúng ta trở thành những người làm chủ. Người chủ bé sẽ phải trở thành chủ to hơn. Còn ông chủ to thì phải to hơn nữa. Và phải lấy cái tiêu chí là những người chủ trên thế giới để chúng ta "chọi" với họ. Còn nếu cứ nghĩ rằng "doanh nghiệp của tôi chỉ lớn nhất huyện, lớn nhất tỉnh, thậm chí lớn nhất ngành này của Việt Nam"... có khi cũng chưa ăn thua gì.
Hiện nay có rất nhiều công ty của Việt Nam rất hay thích xưng là tập đoàn, rồi thì "Tổng giám đốc", "Chủ tịch tập đoàn"... Nhưng một cửa hàng thời trang chỉ khoảng 300m2 ở khu Double Bay Sydney (gần Tổng lãnh sứ quán của Việt Nam ở Úc), doanh số hàng năm của họ 25 triệu đô la Úc (quãng độ 300 tỉ VNĐ) có thể tương đương với doanh số 1 tập đoàn nào đó của Việt Nam. Vậy mà họ chỉ là một fashion-shop (cửa hàng thời trang) thôi. Thế mới thấy là chúng ta bé khủng khiếp, bé "tí ti".
Tuy nhiên, chúng ta lại rất thích "tự cao tự đại", rất thích "ngoa ngôn". Cái đó sẽ làm giảm ý chí của người Việt Nam. Người Việt Nam phải thấy rằng chúng ta luôn thua kém, và không thể bằng lòng với những gì chúng ta có, thì chúng ta mới phát triển được. Các bạn cứ để ý xem, con em chúng ta học ở nước ngoài các ngành gì? - Toàn những ngành để làm thuê, không có mấy người học ngành để làm chủ. Rất ít người muốn làm chủ, và bằng lòng với mức lương thế nọ, thế kia, nhưng không bao giờ nghĩ đến việc "cưỡi cổ" những người khác để lấy tiền..."
"Như thầy Nguyễn Quốc Phồn cũng đã nói, chúng ta có một khoảng trống trong việc đào tạo nhân sự cấp cao để phát triển đất nước. Nhưng có một điều cũng quan trọng không kém, đó là người Việt Nam hiện nay thiếu một ý chí để có thể cạnh tranh với thế giới. Nên, nếu chúng ta không bồi dưỡng ý chí này thì có trang bị bao nhiêu kiến thức, thì chúng ta cũng chỉ là những "người làm thuê vĩ đại" và dân tộc chúng ta trở thành "một dân tộc vĩ đại về làm thuê".
Tôi được đi rất nhiều nước, và cũng tiếp xúc với các cộng đồng người Việt ở các thế hệ tại các nước phát triển. Một điều tôi nhận thấy là, đa phần trong số họ đều thích làm thuê, rất ít người muốn làm chủ. Bằng chứng là chúng ta có 3 triệu người Việt Nam ở các nước đa số là phát triển (con số này gần bằng dân số nước Singapore) nhưng chúng ta hầu như không có doanh nghiệp nào có thương hiệu để cạnh tranh.
Chúng ta rất giỏi trong những lĩnh vực về khoa học, văn hóa... nhưng thực ra, làm khoa học tức là làm thuê. Chúng ta đầu tư cho khoa học công nghệ là tốt, nhưng tôi cho rằng sẽ không bao giờ có thể đuổi kịp thế giới, nên chúng ta làm thế nào đào tạo ra lớp người có tinh thần doanh nhân, tức là dám "đi thuê" các nhà khoa học làm cho mình thì đất nước chúng ta mới trở nên giàu có. Do vậy, việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, chúng ta phải thay đổi tâm lý của cả một dân tộc, tức là từ tâm lý "vừa đủ", tâm lý được mùa của tiểu nông, các hộ nông dân được mùa là mừng, nhưng không nghĩ là có thể làm ra cái gì khác ngoài vụ mùa này mà có hiệu quả cao hơn rất nhiều lần.
Tôi nghĩ, việc này còn lớn hơn cả việc đào tạo nên lớp nhân sự cấp cao, tức là đào tạo về nhận thức. Chúng ta phải thay đổi nhận thức, làm sao để chúng ta trở thành những người làm chủ. Người chủ bé sẽ phải trở thành chủ to hơn. Còn ông chủ to thì phải to hơn nữa. Và phải lấy cái tiêu chí là những người chủ trên thế giới để chúng ta "chọi" với họ. Còn nếu cứ nghĩ rằng "doanh nghiệp của tôi chỉ lớn nhất huyện, lớn nhất tỉnh, thậm chí lớn nhất ngành này của Việt Nam"... có khi cũng chưa ăn thua gì.
Hiện nay có rất nhiều công ty của Việt Nam rất hay thích xưng là tập đoàn, rồi thì "Tổng giám đốc", "Chủ tịch tập đoàn"... Nhưng một cửa hàng thời trang chỉ khoảng 300m2 ở khu Double Bay Sydney (gần Tổng lãnh sứ quán của Việt Nam ở Úc), doanh số hàng năm của họ 25 triệu đô la Úc (quãng độ 300 tỉ VNĐ) có thể tương đương với doanh số 1 tập đoàn nào đó của Việt Nam. Vậy mà họ chỉ là một fashion-shop (cửa hàng thời trang) thôi. Thế mới thấy là chúng ta bé khủng khiếp, bé "tí ti".
Tuy nhiên, chúng ta lại rất thích "tự cao tự đại", rất thích "ngoa ngôn". Cái đó sẽ làm giảm ý chí của người Việt Nam. Người Việt Nam phải thấy rằng chúng ta luôn thua kém, và không thể bằng lòng với những gì chúng ta có, thì chúng ta mới phát triển được. Các bạn cứ để ý xem, con em chúng ta học ở nước ngoài các ngành gì? - Toàn những ngành để làm thuê, không có mấy người học ngành để làm chủ. Rất ít người muốn làm chủ, và bằng lòng với mức lương thế nọ, thế kia, nhưng không bao giờ nghĩ đến việc "cưỡi cổ" những người khác để lấy tiền..."
Nguyễn Liên Phương - Giám đốc công ty LP Việt Nam
Chuyên gia Nguyễn Quốc Phồn: Phác họa chân dung của một CEO của Việt Nam trong thời hội nhập
1, CEO ấy phải hiểu được thị trường hiện đại và thị trường toàn cầu (chưa có kiến thức này thì chưa thể hội nhập được).
2, CEO phải có được kiến thức về kinh doanh hiện đại và toàn cầu.
3, CEO hiện đại thì phải hiểu thế nào là doanh nghiệp hiện đại.
Còn doanh nghiệp của chúng ta đang hoạt động đều là doanh nghiệp kiểu cổ điển, ở tầm rất thấp, có tính chất sơ bộ ban đầu, còn thiếu rất nhiều chức năng cho nên nó chưa phải là doanh nghiệp toàn diện, càng chưa phải là doanh nghiệp hiện đại. Vậy thì chúng ta phải hiểu thế nào là doanh nghiệp hiện đại? Và khi hiểu được doanh nghiệp hiện đại thì ta mới chỉ huy nó để hoàn thiện, từ doanh nghiệp sơ khai chuyển thành doanh nghiệp hoàn thiện, và từ hoàn thiện sẽ chuyển thành doanh nghiệp toàn diện, hoặc hiện đại.
Bản thân CEO của Việt Nam phải nhanh chóng học cho bằng được nghề CEO - nghề giám đốc. Còn nếu không học được nghề này thì CEO chỉ là tên gọi, không phải là khả năng của giám đốc. Giám đốc phải có nghề giám đốc. Nếu không có nghề thì anh sẽ chẳng dẫn dắt được doanh nghiệp của mình, chưa nói là doanh nghiệp có hiệu quả đến đâu. Bởi vì, hiệu quả của doanh nghiệp hiện nay phải là X/1 đồng vốn đầu tư. Mỗi một doanh nghiệp khác nhau thì "X" này sẽ khác nhau, và trên 1 đồng vốn đầu tư thì lãi là bao nhiêu? Hay như nước ngoài gọi là hiệu quả của doanh nghiệp phải tính được tính bằng sự thỏa đáng của các cổ đông dài hạn, còn ngắn hạn thì cổ đông thấy lợi tức ít thì doanh nghiệp vẫn "đổ"...
By Thu Lượng/ Lanh Dao
Post a Comment