Doanh nghiệp (DN) xuất khẩu hàng nông sản thực phẩm đang cần được hỗ trợ xây dựng hệ thống kiểm định chất lượng khép kín, xây dựng thương hiệu sản phẩm, chứng nhận chất lượng...
Ông Antonio Berengue, Tham tán thương mại phái đoàn châu Âu tại Việt Nam kể rằng, rất nhiều người châu Âu đang sử dụng cà phê của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này.
Tuy nhiên, điều đáng buồn là họ không hề nghĩ sản phẩm đó đến từ Việt Nam, một trong những quốc gia xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới.
“Thực tế này xuất phát từ nguyên nhân các bạn xuất khẩu cà phê sang châu Âu vẫn ở dạng thô và không có hệ thống nhãn mác, thương hiệu cho sản phẩm của mình, để người tiêu dùng biết được họ đang sử dụng sản phẩm của ai làm ra”, ông Antonio nói. Và do vậy, dù xuất khẩu cà phê với số lượng lớn, nhưng Việt Nam lại không có nhiều ảnh hưởng trong việc tạo ra áp lực về giá xuất khẩu mặt hàng này.
Ngoài ra, chất lượng sản phẩm không ổn định cũng là một vấn đề mà các DN xuất khẩu mặt hàng nông sản và thực phẩm của Việt Nam đang phải đối mặt.
Tại hội thảo bàn về biện pháp xúc tiến xuất khẩu mặt hàng nông sản, thực phẩm được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức cuối tuần qua tại Hà Nội, ông Phạm Gia Túc, Tổng thư ký VCCI nhận xét, mặc dù có nhiều thành tựu trong phát triển nông nghiệp, nhưng Việt Nam vẫn còn những hạn chế nhất định đối với sản phẩm nông sản thực phẩm xuất khẩu.
Trong đó, chất lượng sản phẩm không ổn định và chưa có khả năng đáp ứng được nhu cầu các đơn hàng lớn theo yêu cầu của đối tác vẫn là những vấn đề mà DN chưa giải quyết được.
Thực tế này cũng được ông Antonio cảnh báo khi mà thời gian qua, một số mặt hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu vào châu Âu đã giảm do hàm lượng kháng sinh vượt quá mức cho phép của thị trường này. Còn theo ông Andrew Speedy, Trưởng đại diện của Tổ chức Nông - Lương Liên hiệp quốc (FAO), hàng nông sản của Việt Nam cần phải đặc biệt chú ý tới vấn đề thuốc trừ sâu, bởi nếu lạm dụng loại hoá chất này thì các DN sẽ gặp khó khăn.
Ông Trần Mạnh Cảnh, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) cho rằng, chính vì thiếu nguồn hàng sản xuất, nên DN khó đáp ứng được các đơn hàng số lượng lớn. Điều này xuất phát từ nguyên nhân Việt Nam còn thiếu quy hoạch vùng nguyên liệu cho các sản phẩm xuất khẩu. Ông Cảnh cũng nêu một thực tế là, các DN trong ngành này rất khó kêu gọi đầu tư, bởi nếu chỉ trông vào việc xuất khẩu mặt hàng này, thì DN không có lãi do các biến động về giá hàng hoá rất lớn.
Do DN gặp nhiều khó khăn khi xuất khẩu nông sản, thực phẩm, các chuyên gia nước ngoài khuyên DN cần phải “gỡ” từ khâu chất lượng sản phẩm. Ông Andrew Speedy cho rằng, DN nên kiểm soát chất lượng theo quy trình khép kín từ khâu sản xuất đầu tiên tới bước cuối cùng. “Chi phí cho quá trình xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng này hết sức tốn kém, do đó DN cần phải chú ý kiểm soát chất lượng sản phẩm ngay từ khâu đầu tiên để giảm được chi phí”, ông Andrew nói.
Ông Antonio còn “mách nước” rằng, mức thuế các mặt hàng nông sản xuất khẩu vào EU rất khác nhau, DN Việt Nam cần tìm hiểu thông tin cụ thể về vấn đề này, nhằm tạo được sự cạnh tranh tốt nhất cho hàng hoá tại đây. Đại diện của FAO tại Việt Nam cũng hứa sẽ cung cấp cho các DN có yêu cầu thông tin về bộ tiêu chuẩn kỹ thuật, nhằm giúp các DN nắm được yêu cầu chất lượng đối với sản phẩm xuất khẩu này.
Theo ông Trần Mạnh Cảnh, ngoài việc cần phải xây dựng quy hoạch hợp lý nguồn nguyên liệu, các cơ quan chức năng cũng cần hỗ trợ thêm cho DN trong lĩnh vực kiểm tra chất lượng sản phẩm xuất khẩu.
“Các cơ quan quản lý cần phải làm sao để kết quả kiểm định chất lượng của mình đối với hàng sản xuất trong nước được cộng đồng quốc tế công nhận”, ông Cảnh đề nghị. Ngoài ra, DN cũng mong muốn nhận được sự hỗ trợ nhiều hơn nữa từ Nhà nước trong việc xây dựng thương hiệu, bởi đây là việc làm khá tốn kém mà bản thân các DN không thể tự làm.
Các chuyên gia tin tưởng, Việt Nam với nhiều thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp sẽ đạt được nhiều thành tựu hơn nữa trong xuất khẩu sản phẩm này. Tuy nhiên, chiến lược sản xuất và xây dựng thương hiệu cần phải được quan tâm hơn nữa thì mới tạo ra giá trị gia tăng lớn cho sản phẩm.
Ông Antonio Berengue, Tham tán thương mại phái đoàn châu Âu tại Việt Nam kể rằng, rất nhiều người châu Âu đang sử dụng cà phê của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này.
Tuy nhiên, điều đáng buồn là họ không hề nghĩ sản phẩm đó đến từ Việt Nam, một trong những quốc gia xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới.
“Thực tế này xuất phát từ nguyên nhân các bạn xuất khẩu cà phê sang châu Âu vẫn ở dạng thô và không có hệ thống nhãn mác, thương hiệu cho sản phẩm của mình, để người tiêu dùng biết được họ đang sử dụng sản phẩm của ai làm ra”, ông Antonio nói. Và do vậy, dù xuất khẩu cà phê với số lượng lớn, nhưng Việt Nam lại không có nhiều ảnh hưởng trong việc tạo ra áp lực về giá xuất khẩu mặt hàng này.
Ngoài ra, chất lượng sản phẩm không ổn định cũng là một vấn đề mà các DN xuất khẩu mặt hàng nông sản và thực phẩm của Việt Nam đang phải đối mặt.
Tại hội thảo bàn về biện pháp xúc tiến xuất khẩu mặt hàng nông sản, thực phẩm được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức cuối tuần qua tại Hà Nội, ông Phạm Gia Túc, Tổng thư ký VCCI nhận xét, mặc dù có nhiều thành tựu trong phát triển nông nghiệp, nhưng Việt Nam vẫn còn những hạn chế nhất định đối với sản phẩm nông sản thực phẩm xuất khẩu.
Trong đó, chất lượng sản phẩm không ổn định và chưa có khả năng đáp ứng được nhu cầu các đơn hàng lớn theo yêu cầu của đối tác vẫn là những vấn đề mà DN chưa giải quyết được.
Thực tế này cũng được ông Antonio cảnh báo khi mà thời gian qua, một số mặt hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu vào châu Âu đã giảm do hàm lượng kháng sinh vượt quá mức cho phép của thị trường này. Còn theo ông Andrew Speedy, Trưởng đại diện của Tổ chức Nông - Lương Liên hiệp quốc (FAO), hàng nông sản của Việt Nam cần phải đặc biệt chú ý tới vấn đề thuốc trừ sâu, bởi nếu lạm dụng loại hoá chất này thì các DN sẽ gặp khó khăn.
Ông Trần Mạnh Cảnh, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) cho rằng, chính vì thiếu nguồn hàng sản xuất, nên DN khó đáp ứng được các đơn hàng số lượng lớn. Điều này xuất phát từ nguyên nhân Việt Nam còn thiếu quy hoạch vùng nguyên liệu cho các sản phẩm xuất khẩu. Ông Cảnh cũng nêu một thực tế là, các DN trong ngành này rất khó kêu gọi đầu tư, bởi nếu chỉ trông vào việc xuất khẩu mặt hàng này, thì DN không có lãi do các biến động về giá hàng hoá rất lớn.
Do DN gặp nhiều khó khăn khi xuất khẩu nông sản, thực phẩm, các chuyên gia nước ngoài khuyên DN cần phải “gỡ” từ khâu chất lượng sản phẩm. Ông Andrew Speedy cho rằng, DN nên kiểm soát chất lượng theo quy trình khép kín từ khâu sản xuất đầu tiên tới bước cuối cùng. “Chi phí cho quá trình xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng này hết sức tốn kém, do đó DN cần phải chú ý kiểm soát chất lượng sản phẩm ngay từ khâu đầu tiên để giảm được chi phí”, ông Andrew nói.
Ông Antonio còn “mách nước” rằng, mức thuế các mặt hàng nông sản xuất khẩu vào EU rất khác nhau, DN Việt Nam cần tìm hiểu thông tin cụ thể về vấn đề này, nhằm tạo được sự cạnh tranh tốt nhất cho hàng hoá tại đây. Đại diện của FAO tại Việt Nam cũng hứa sẽ cung cấp cho các DN có yêu cầu thông tin về bộ tiêu chuẩn kỹ thuật, nhằm giúp các DN nắm được yêu cầu chất lượng đối với sản phẩm xuất khẩu này.
Theo ông Trần Mạnh Cảnh, ngoài việc cần phải xây dựng quy hoạch hợp lý nguồn nguyên liệu, các cơ quan chức năng cũng cần hỗ trợ thêm cho DN trong lĩnh vực kiểm tra chất lượng sản phẩm xuất khẩu.
“Các cơ quan quản lý cần phải làm sao để kết quả kiểm định chất lượng của mình đối với hàng sản xuất trong nước được cộng đồng quốc tế công nhận”, ông Cảnh đề nghị. Ngoài ra, DN cũng mong muốn nhận được sự hỗ trợ nhiều hơn nữa từ Nhà nước trong việc xây dựng thương hiệu, bởi đây là việc làm khá tốn kém mà bản thân các DN không thể tự làm.
Các chuyên gia tin tưởng, Việt Nam với nhiều thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp sẽ đạt được nhiều thành tựu hơn nữa trong xuất khẩu sản phẩm này. Tuy nhiên, chiến lược sản xuất và xây dựng thương hiệu cần phải được quan tâm hơn nữa thì mới tạo ra giá trị gia tăng lớn cho sản phẩm.
VIR
Post a Comment