Nhắc đến nước Mỹ thì mọi người nghĩ ngay đến một quốc gia giàu có với những con người tài năng. Những doanh nhân ở đất nước này có những phương thức làm ăn và kinh doanh khác nhau để đi đến thành công nhưng họ luôn có một điểm chung: khôn khéo và có tầm nhìn chiến lược trong kinh doanh. Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu với bạn đọc một số câu chuyện về cách kinh doanh của người Mỹ.
Câu chuyện 1: Tặng 2/3 đất cho chính phủ
Cách trung tâm thủ đô Washington 300 km về phía đông có một khu đất trống khá đẹp. Tuy nhiên, vì khu đất này nằm trong vùng khí hậu quanh năm khô hạn, đất đai không được màu mỡ, hơn nữa lại cách khá xa trung tâm nên dù đã được rao bán khá lâu nhưng vẫn không có người đến mua.
Sau một khoảng thời gian, khu đất đã được bán rẻ cho một thương gia khá nổi tiếng ở khu vực. Mọi người đều thắc mắc không hiểu người chủ mới này mua đất với mục đích gì, và khi nghe ông giải thích sẽ hiến tặng 2/3 đất cho chính quyền địa phương thì ai cũng lấy làm ngạc nhiên. Tuy nhiên, vì là một người có tâm huyết với ngành giáo dục nên người hiến tặng yêu cầu chính quyền phải xây một trường đại học ngay tại mảnh đất rộng lớn đó. Vì yêu cầu của vị thương gia này rất hợp với nhu cầu muốn mở thêm trường đại học ở địa phương nên ý kiến của ông được chấp thuận.
Thế rồi, không bao lâu sau, một ngôi trường đại học hiện đại được xây dựng trên chính mảnh đất của ông thương gia. Tận dụng cơ hội này, trên 1/3 mảnh đất còn lại thương gia nọ cho xây dựng một khu liên hợp bao gồm : nhà ăn, quán bar, rạp chiếu phim, siêu thị, cửa hàng thời trang….để phục vụ nhu cầu của sinh viên trong trường. Cũng không lâu sau, vì làm ăn có lãi nên vị thương gia đó đã kiếm được lợi nhuận bằng số tiền bỏ ra để mua mảnh đất. Hơn thế nữa, càng về sau khi số lượng sinh viên càng đông thì việc làm ăn của ông diễn ra hết sức thuận lợi. Lúc này mọi người mới kháo nhau rằng: “Hóa ra việc hiến tặng đất đã cho ông ta nhiều lợi ích hơn là bỏ hoang mảnh đất đó”.
Câu chuyện 2: Mua vé tặng lạc
Năm 15 tuổi, một doanh nhân rất nổi tiếng của Mỹ sau này đã phải làm thêm tại một trường đua ngựa chuyên nghiệp. Công việc của cậu khi đó là bán những đồ ăn lặt vặt và nước uống cho những người tham gia và đến sân để xem đua ngựa. Tuy nhiên, vì chỉ là trường đua nhỏ nên lượng khán giả vào xem cũng hạn chế. Và đương nhiên, việc buôn bán của cậu bé khi đó cũng rơi vào tình trạng ế ẩm.
Không để cho tình trạng này kéo dài, cậu bé đã đề nghị với ông chủ trường đua nên mở đợt khuyến mãi với khách hàng mua vé vào xem đua ngựa. Cách thức cậu đưa ra là sẽ tặng 1 túi lạc cho mỗi khách hàng khi mua vé. Tuy nhiên, sau khi tính toán một hồi, ông chủ đã không đồng ý với ý kiến của cậu vì cho rằng như thế ông sẽ phải chi một khoản khá lớn nữa. Nhưng cậu bé vẫn không bỏ cuộc tại đây. Sau khi thuyết phục ông chủ để cậu chịu mọi chi phí nhưng nếu số lượng khách hàng tăng cao thì ông chủ phải chia đôi tiền số khách tăng đột biến cho cậu, và ông chủ đồng ý.
Cậu bé đã tự bỏ tiền túi của mình để mua lạc về rang và cho vào các túi ni lông nhỏ. Sau đó cậu làm biển quảng cáo ngay trước trường đua: “Mua một vé tặng một túi lạc” với hy vọng lượng khách sẽ kéo đến đông hơn. Đúng như tiên đoán ban đầu, người vào xem môn thể thao này đều cầm một túi lạc để nhấm nháp. Sau khi ăn lạc, chắc chắn họ có nhu cầu uống nước, và thế là cậu bé kia vừa nhận được ½ số tiền do lượng khách tăng đột biến, vừa có thêm thu nhập bằng cách bán nước. Lần này thu nhập của cậu tăng từ 8 đến 10 lần so với trước đây.
Chỉ với một tư duy bán hàng thông minh như vậy, cậu bé 15 tuổi khi đó đã có tư chất tiềm tàng của một nhà kinh doanh lớn và thời gian đã chứng minh điều này là hoàn toàn đúng đắn.
Câu chuyện thứ 3: Tổng thống và sách
Có một nhà xuất bản tồn đọng một lượng lớn đầu sách không bán được. Sau một hồi tính toán và suy nghĩ, giám đốc nhà xuất bản đã quyết định gửi tặng ngài tổng thống một quyển sách với ghi chú: “Mong Ngài đọc và cho ý kiến về nội dung của cuốn sách”. Đương nhiên, với người có cương vị là tổng thống thì có rất nhiều việc phải làm, ông cũng không có nhiều thời gian để xem qua quyển sách đã được tặng đó. Nhưng vì nhà xuất bản cứ thúc giục cho ý kiến nên tổng thống đành phải nói lấy lòng: “Tôi thấy quyển sách này cũng khá hay”. Chớp lấy thời cơ này, trên các mục và chương trình quảng cáo cho cuốn sách, nhà xuất bản đều nhấn mạnh vào dòng chữ: “Quyển sách này đến tổng thống còn khen hay”. Lập tức sau một thời gian ngắn, không những lượng sách tồn được bán hết mà nhà xuất bản còn phải tái bản thêm 2 lần nữa.
Rồi cũng chính tại nhà xuất bản này khi lựơng sách bán ra của một đầu sách cũng không được khả quan. Cũng như lần bán hàng trước, lần này nhà xuất bản lại gửi tặng tổng thống với hy vọng nhận được phản hồi từ tổng thống. Rút kinh nghiệm, sau khi đựợc tặng, mặc dù cũng chưa hề đọc qua nhưng tổng thống vẫn nói: “Nội dung quyển sách này rất tệ”. Tưởng chừng lời nói của tổng thống sẽ làm nhà xuất bản nản lòng, nhưng ông giám đốc đã cho in bên ngoài cuốn sách dòng chữ: “Quyển sách này đến tổng thống cũng còn chê”. Và dòng chữ này đã kích thích sự tò mò của độc giả, chẳng bao lâu sau lượng sách bị tồn kho cũng được bán hết.
Rồi đến lần thứ 3 khi một đầu sách lại bán ra chậm, nhà xuất bản lại tiếp tục gửi tặng tổng thống. Để rút kinh nghiệm hai lần trước, lần này tổng thống nhất quyết không có ý kiến gì. Tưởng chừng như thế thì nhà sách sẽ không có bất cứ lý do gì để mượn câu nói của tổng thống viết lên sách của mình, nhưng mọi người lại nhầm. Lần này, trên bìa quyển sách ghi một dòng chữ khá lớn: “Đến tổng thống còn khó kết luận về độ hút khách của cuốn sách này”. Và đương nhiên, số lượng sách bán ra không phải là con số nhỏ.
Câu chuyện 1: Tặng 2/3 đất cho chính phủ
Cách trung tâm thủ đô Washington 300 km về phía đông có một khu đất trống khá đẹp. Tuy nhiên, vì khu đất này nằm trong vùng khí hậu quanh năm khô hạn, đất đai không được màu mỡ, hơn nữa lại cách khá xa trung tâm nên dù đã được rao bán khá lâu nhưng vẫn không có người đến mua.
Sau một khoảng thời gian, khu đất đã được bán rẻ cho một thương gia khá nổi tiếng ở khu vực. Mọi người đều thắc mắc không hiểu người chủ mới này mua đất với mục đích gì, và khi nghe ông giải thích sẽ hiến tặng 2/3 đất cho chính quyền địa phương thì ai cũng lấy làm ngạc nhiên. Tuy nhiên, vì là một người có tâm huyết với ngành giáo dục nên người hiến tặng yêu cầu chính quyền phải xây một trường đại học ngay tại mảnh đất rộng lớn đó. Vì yêu cầu của vị thương gia này rất hợp với nhu cầu muốn mở thêm trường đại học ở địa phương nên ý kiến của ông được chấp thuận.
Thế rồi, không bao lâu sau, một ngôi trường đại học hiện đại được xây dựng trên chính mảnh đất của ông thương gia. Tận dụng cơ hội này, trên 1/3 mảnh đất còn lại thương gia nọ cho xây dựng một khu liên hợp bao gồm : nhà ăn, quán bar, rạp chiếu phim, siêu thị, cửa hàng thời trang….để phục vụ nhu cầu của sinh viên trong trường. Cũng không lâu sau, vì làm ăn có lãi nên vị thương gia đó đã kiếm được lợi nhuận bằng số tiền bỏ ra để mua mảnh đất. Hơn thế nữa, càng về sau khi số lượng sinh viên càng đông thì việc làm ăn của ông diễn ra hết sức thuận lợi. Lúc này mọi người mới kháo nhau rằng: “Hóa ra việc hiến tặng đất đã cho ông ta nhiều lợi ích hơn là bỏ hoang mảnh đất đó”.
Câu chuyện 2: Mua vé tặng lạc
Năm 15 tuổi, một doanh nhân rất nổi tiếng của Mỹ sau này đã phải làm thêm tại một trường đua ngựa chuyên nghiệp. Công việc của cậu khi đó là bán những đồ ăn lặt vặt và nước uống cho những người tham gia và đến sân để xem đua ngựa. Tuy nhiên, vì chỉ là trường đua nhỏ nên lượng khán giả vào xem cũng hạn chế. Và đương nhiên, việc buôn bán của cậu bé khi đó cũng rơi vào tình trạng ế ẩm.
Không để cho tình trạng này kéo dài, cậu bé đã đề nghị với ông chủ trường đua nên mở đợt khuyến mãi với khách hàng mua vé vào xem đua ngựa. Cách thức cậu đưa ra là sẽ tặng 1 túi lạc cho mỗi khách hàng khi mua vé. Tuy nhiên, sau khi tính toán một hồi, ông chủ đã không đồng ý với ý kiến của cậu vì cho rằng như thế ông sẽ phải chi một khoản khá lớn nữa. Nhưng cậu bé vẫn không bỏ cuộc tại đây. Sau khi thuyết phục ông chủ để cậu chịu mọi chi phí nhưng nếu số lượng khách hàng tăng cao thì ông chủ phải chia đôi tiền số khách tăng đột biến cho cậu, và ông chủ đồng ý.
Cậu bé đã tự bỏ tiền túi của mình để mua lạc về rang và cho vào các túi ni lông nhỏ. Sau đó cậu làm biển quảng cáo ngay trước trường đua: “Mua một vé tặng một túi lạc” với hy vọng lượng khách sẽ kéo đến đông hơn. Đúng như tiên đoán ban đầu, người vào xem môn thể thao này đều cầm một túi lạc để nhấm nháp. Sau khi ăn lạc, chắc chắn họ có nhu cầu uống nước, và thế là cậu bé kia vừa nhận được ½ số tiền do lượng khách tăng đột biến, vừa có thêm thu nhập bằng cách bán nước. Lần này thu nhập của cậu tăng từ 8 đến 10 lần so với trước đây.
Chỉ với một tư duy bán hàng thông minh như vậy, cậu bé 15 tuổi khi đó đã có tư chất tiềm tàng của một nhà kinh doanh lớn và thời gian đã chứng minh điều này là hoàn toàn đúng đắn.
Câu chuyện thứ 3: Tổng thống và sách
Có một nhà xuất bản tồn đọng một lượng lớn đầu sách không bán được. Sau một hồi tính toán và suy nghĩ, giám đốc nhà xuất bản đã quyết định gửi tặng ngài tổng thống một quyển sách với ghi chú: “Mong Ngài đọc và cho ý kiến về nội dung của cuốn sách”. Đương nhiên, với người có cương vị là tổng thống thì có rất nhiều việc phải làm, ông cũng không có nhiều thời gian để xem qua quyển sách đã được tặng đó. Nhưng vì nhà xuất bản cứ thúc giục cho ý kiến nên tổng thống đành phải nói lấy lòng: “Tôi thấy quyển sách này cũng khá hay”. Chớp lấy thời cơ này, trên các mục và chương trình quảng cáo cho cuốn sách, nhà xuất bản đều nhấn mạnh vào dòng chữ: “Quyển sách này đến tổng thống còn khen hay”. Lập tức sau một thời gian ngắn, không những lượng sách tồn được bán hết mà nhà xuất bản còn phải tái bản thêm 2 lần nữa.
Rồi cũng chính tại nhà xuất bản này khi lựơng sách bán ra của một đầu sách cũng không được khả quan. Cũng như lần bán hàng trước, lần này nhà xuất bản lại gửi tặng tổng thống với hy vọng nhận được phản hồi từ tổng thống. Rút kinh nghiệm, sau khi đựợc tặng, mặc dù cũng chưa hề đọc qua nhưng tổng thống vẫn nói: “Nội dung quyển sách này rất tệ”. Tưởng chừng lời nói của tổng thống sẽ làm nhà xuất bản nản lòng, nhưng ông giám đốc đã cho in bên ngoài cuốn sách dòng chữ: “Quyển sách này đến tổng thống cũng còn chê”. Và dòng chữ này đã kích thích sự tò mò của độc giả, chẳng bao lâu sau lượng sách bị tồn kho cũng được bán hết.
Rồi đến lần thứ 3 khi một đầu sách lại bán ra chậm, nhà xuất bản lại tiếp tục gửi tặng tổng thống. Để rút kinh nghiệm hai lần trước, lần này tổng thống nhất quyết không có ý kiến gì. Tưởng chừng như thế thì nhà sách sẽ không có bất cứ lý do gì để mượn câu nói của tổng thống viết lên sách của mình, nhưng mọi người lại nhầm. Lần này, trên bìa quyển sách ghi một dòng chữ khá lớn: “Đến tổng thống còn khó kết luận về độ hút khách của cuốn sách này”. Và đương nhiên, số lượng sách bán ra không phải là con số nhỏ.
VicBrand tổng hợp từ DanOng
Post a Comment