REIC - 'Khi còn bé, tôi chưa bao giờ nghĩ rằng một ngày nào đó mình sẽ làm chủ một công ty. Nhưng từ sâu trong trái tim mình tôi biết rằng nếu đứng ở vị trí có thể tạo ra được một sự khác biệt nào đó, tôi sẽ không bao giờ bỏ mặc những người đứng ở phía sau.'
Đây là trích dẫn mà tôi tâm đắc nhất khi tìm hiểu về Starbucks cách đây 5 năm khi cuốn sách mới được xuất bản tại Việt Nam (4 năm sau đó Starbucks mới mở cửa hàng đầu tiên tại Sài Gòn. Đến nay danh sách cửa hàng tại Việt Nam đã lên con số 11 nhưng tôi tin rằng nó sẽ không dừng lại tại đó).
Tôi thấy ấn tượng ngay lập tức với Howard Schultz bởi vì: Anh ta bỏ công việc nhiều người mơ ước để về làm việc cho một công ty tí hon tại Seattle (khi đó là năm 1982, Starbucks chỉ là một công ty rất nhỏ bé); Anh ta xuất thân từ khu quy hoạch, khu nhà do liên bang trợ cấp, bố mẹ anh chưa từng học đại học, thậm chí cả đời cũng không đủ khả năng sở hữu một căn nhà nhỏ cho riêng mình, nhưng anh đã chịu khó vươn lên để thoát ra khỏi thân phận hèn kém trong xã hội Mỹ bấy giờ.
Đến Starbucks trong vai trò Giám đốc hoạt động bán lẻ và tiếp thị, anh đi Ý tìm hiểu cách người ta pha chế, cách uống cà phê của người Ý và anh bị mê hoặc. Anh trở về với ý tưởng Starbucks vừa bán cà phê hạt vừa bán cà phê rang xay, mở rộng Starbucks ra toàn quốc để mọi người cùng được thưởng thức thứ cà phê hảo hạng.
Năm 1987, khi trở thành CEO của Starbucks Howard Schultz đã thuyết phục được các nhà đầu tư tin vào tầm nhìn chiến lược mà anh đã vạch ra cho công ty. Trong 10 năm sau đó, Howard Schultz xây dựng được đội ngũ các nhà điều hành giàu kinh nghiệm, đưa công ty từ 6 cửa hàng lên con số 1.300 cửa hàng và 25.000 nhân viên. Ngày nay, sau 32 năm làm việc tại Starbucks, Howard Schultz có trong tay gần 17.000 cửa hàng ở Bắc Mỹ, Tokyo, Singapore và hầu hết các thành phố lớn trên thế giới và một đội ngũ khoảng 160.000 nhân sự từ cấp quản lý đến các nhân viên pha chế (baristas), nhân viên dọn dẹp vệ sinh...
Mọi nhân viên ở Starbucks, kể cả nhân viên bán thời gian đều có quyền chọn mua cổ phiếu để trở thành 'ông chủ' của chính nơi mình làm việc. Bên cạnh đó, công ty đảm bảo các chế độ bảo hiểm sức khỏe toàn diện và các quyền lợi khác của người lao động. Đặc biệt, ở công ty này mọi người đều được tôn trọng, đều có quyền đưa ra ý tưởng. Chính vì lẽ đó công ty có thể tự hào khi tỷ lệ thay đổi nhân sự chỉ bằng một nửa so với trung bình của toàn ngành.
Nghe Howard Schultz kể về hành trình tìm kiếm mặt bằng, thiết kế và trang trí từng quán cà phê thành 'chốn thứ ba', lựa chọn âm nhạc, các thức uống theo mùa,... chính bản thân tôi cũng bị mê hoặc. Tại Việt Nam, các nhân viên của của hàng chưa chắc nhớ được khẩu vị khách (hoặc do tôi thi thoảng mới tới nên các bạn không nhớ) nhưng không gian của Starbucks thì vẫn hết sức sáng tạo, bố trí khoa học và tạo cảm giác thoải mái. Bạn có thể đến bất kỳ cửa hàng nào cũng đều ngay lập tức nhận ra phong cách Starbucks không thể pha lẫn.
Và còn rất nhiều điều thú vị khác mà bạn sẽ khám phá sau khi đọc cuốn sách không mới này.
Mọi nhân viên ở Starbucks, kể cả nhân viên bán thời gian đều có quyền chọn mua cổ phiếu để trở thành 'ông chủ' của chính nơi mình làm việc. Bên cạnh đó, công ty đảm bảo các chế độ bảo hiểm sức khỏe toàn diện và các quyền lợi khác của người lao động. Đặc biệt, ở công ty này mọi người đều được tôn trọng, đều có quyền đưa ra ý tưởng. Chính vì lẽ đó công ty có thể tự hào khi tỷ lệ thay đổi nhân sự chỉ bằng một nửa so với trung bình của toàn ngành.
Nghe Howard Schultz kể về hành trình tìm kiếm mặt bằng, thiết kế và trang trí từng quán cà phê thành 'chốn thứ ba', lựa chọn âm nhạc, các thức uống theo mùa,... chính bản thân tôi cũng bị mê hoặc. Tại Việt Nam, các nhân viên của của hàng chưa chắc nhớ được khẩu vị khách (hoặc do tôi thi thoảng mới tới nên các bạn không nhớ) nhưng không gian của Starbucks thì vẫn hết sức sáng tạo, bố trí khoa học và tạo cảm giác thoải mái. Bạn có thể đến bất kỳ cửa hàng nào cũng đều ngay lập tức nhận ra phong cách Starbucks không thể pha lẫn.
Và còn rất nhiều điều thú vị khác mà bạn sẽ khám phá sau khi đọc cuốn sách không mới này.