Monday, September 01, 2014

[Sách hay] Lee Kun Hee - Những lựa chọn chiến lược và kỳ tích Samsung

Samsung là thương hiệu "rất gần gũi" với người Việt Nam, và nói thật là toàn dân thế giới này. Nhưng không nhiều người biết, ngoài sản xuất tivi đứng số 1 thế giới và cuộc chiến smartfone với Apple iPhone là một hành trình siêu hạng của chaebol Hàn Quốc này.

Lee Kun Hee - Những lựa chọn chiến lược và kỳ tích Samsung

Tất cả sẽ có lời giải trong cuốn sách viết về Lee Kun Hee - người con út trong gia đình và là người kế thừa xuất sắc nhiệm vụ dẫn dắt tập đoàn Samsung trở thành công ty vĩ đại hàng đầu thế giới. Ad điểm qua môt vài nét chính của cuốn sách cho các bạn tham khảo nhé:

- Samsung được sáng lập bởi Lee Byung-chul năm 1938, khởi đầu là một công ty buôn bán nhỏ. 3 thập kỉ sau, tập đoàn đa dạng hóa ngành nghề bao bồm chế biến thực phẩm, dệt may, bảo hiểm, chứng khoán và bán lẻ. Samsung tham gia vào lĩnh vực công nghiệp điện tử vào cuối thập kỉ 60, xây dựng và công nghiệp đóng tàu vào giữa thập kỉ 70.

- Lee Kun Hee là con út trong gia đình 3 người con của Lee Byung-chul. Thuở nhỏ được (bị) cha sớm cho đi xa gia đình, sang học tại Nhật Bản từ năm 5 tuổi. Chính những trải nghiệm tuổi thơ xa gia đình và tính tự lập sau này đã giúp Lee Kun Hee khác biệt (tương tự như Steve Jobs cũng có tuổi thơ dữ dội).

- Lee Byung-chul vốn dĩ đã chọn người nối nghiệp vì truyền thống Hàn Quốc là chọn con trai trưởng. Nhưng lần lượt cả 2 người anh trai đều tỏ ra "tham lam" và "bất hiếu" với cha. Nên cuối cùng con út Lee Kun Hee phải đứng ra đảm nhận nhiệm vụ dẫn dắt tập đoàn Samsung (khi đó cũng có chút tiếng tăm nhưng vẫn chỉ là siêu bé nhỏ nếu so với các tập đoàn của Nhật như Sony chứ chưa dám so với các tập đoàn của Mỹ).

- Dưới "triều đại" Lee Kun Hee (từ năm 1987 đến nay), Samsung lần lượt chiếm lĩnh vị trí số 1 ở các lĩnh vực công nghệ quan trọng nhất thế giới:

1. Số 1 thế giới về bán dẫn (các mạch dùng trong tivi, các thiết bị điện tử) từ đầu những năm 1990.
2. Số 1 thế giới về thị trường tivi vào đầu những năm 2000
3. Số 1 thế giới về điện thoại di động vào năm 2013

Trong gần 30 năm qua, quy mô tập đoàn Samsung tăng 303 lần, từ công ty giá trị xấp xỉ 1 tỷ USD vào năm 1987, đến nay Samsung đã có quy mô hơn 300 tỷ USD. Trở thành tập đoàn điện tử đại diện cho Châu Á (vượt qua hết Sony, Sharp, Panasonic,...).

Mọi người thường nhầm lẫn rằng Samsung là hàng rẻ tiền mà ít ai biết rằng, năm 1993 Lee Kun Hee từng tập hợp hàng ngàn nhân viên Samsung để chứng kiến sự kiện tiêu hủy 150.000 sản phẩm điện tử các loại bị thu hồi do bi lỗi nhưng vẫn đưa ra thị trường tiêu thụ (tivi, điện thoại,...). Từ đó mọi nhân viên ở Samsung ý thức được về việc phải sản xuất sản phẩm chất lượng cao, thiết kế đẹp.

Samsung có quy tắc 7/4 rất khác biệt với các doanh nghiệp khác toàn cầu. Đó là làm việc từ 7h sáng và ra về vào 4h chiều. Mục tiêu là để mọi nhân viên đều có thêm thời gian tham gia các hoạt động xã hội sau giờ làm hoặc đi học để nâng cao trình độ. Tương tự như ở Starbucks, Samsung quan tâm đến việc phát triển đội ngũ nhân viên đến mức họ xây dựng trường đại học riêng để đào tạo nhân viên của mình. Những nhân viên xuất sắc của Samsung được cử đi làm việc và đào tạo luân phiên ở những nước phát triển như Mỹ, Nhật và Đức, sau đó sẽ về làm trưởng đại diện ở thị trường địa phương. Những cuộc họp cấp cao của Samsung thường được tổ chức ở nước ngoài: Frankfurt, Tokyo, Los Angeles... để tất cả cấp lãnh đạo (hàng ngàn lãnh đạo toàn cầu) thấy được bức tranh toàn cầu về kinh doanh, thấy được sản phẩm của Samsung đang ở đâu trên thị trường thế giới.

Samsung tài trợ cho thể thao từ rất sớm, thương hiệu Samsung xuất hiện ở các sự kiện Olympic, các sân bóng đá, quần vợt... Trở thành tập đoàn đi đầu về phương pháp truyền thông thông qua thể thao.

Và một vài thông tin nhỏ khác mà có lẽ bạn cũng sẽ quan tâm:

1. Tòa nhà cao nhất thế giới Burj Khalifa ở Dubai là do Samsung xây dựng.

2. Năm 1987 sau khi chủ tịch Lee Byung-chul quan đời, Samsung đã tách ra làm 4 công ty riêng biệt gồm: Samsung , Shinsegae, CJ, Hansol do các anh em trong gia đình quản lý. Những tên tuổi đó đến ngày nay vẫn đang chiếm lĩnh nhiều thị trường trên thế giới. Ví dụ: CJ ở Việt Nam là chủ của chuỗi rạp chiếu phim CGV Cinema (tên cũ Megastar), các sản phẩm CJ ngập tràn các siêu thị Lotte Mart của Hàn Quốc...

No comments:

Post a Comment