Saturday, May 23, 2009

Xem lại giá trị nhãn hiệu thời khủng hoảng

Tình hình kinh tế khó khăn, liệu người tiêu dùng có còn gắn bó với các nhãn hiệu quen thuộc? Thời chi tiêu thắt lưng buộc bụng, khách hàng có tự hỏi đâu là giá trị của những nhãn hiệu và nó có xứng đáng với sự trung thành của họ?

Kể từ nay, những câu hỏi này luôn được đặt ra trước mỗi quyết định chi tiêu.

Một buổi sáng, khi rời căn hộ ở gần nhà ga Montparnasse tại Paris, bà Françoise có cảm giác khu phố quen thuộc bấy lâu nay đã thay đổi. Dưới chân tháp Montparnasse, cửa hiệu quần áo ưa thích Zara đã biến mất không kèn không trống, nhường chỗ cho Lefties.


“Hàng này dễ mặc và lại rẻ tiền”, bà phấn khởi. Nhưng Lefties chẳng qua là một nhãn hiệu phụ của tập đoàn Zara của Tây Ban Nha và chỉ bán giảm giá hàng tồn. Cũng tương tự bảng hiệu Simply Market là một nhánh của tập đoàn Atac kinh doanh thực phẩm, nhưng bán hàng giảm giá cộng với khuyến mãi “nụ cười”.

Tại tất cả các thành phố lớn của Pháp, khủng hoảng đang cho thấy diện mạo của nó. Nhiều nhãn hiệu cảm thấy bị đe dọa bởi thái độ mới của người tiêu dùng. Cách đây không lâu, Chủ tịch Maurice Lévy của tập đoàn quảng cáo Publicis đã nhắc đến “sự cáo chung của thời kỳ siêu tiêu dùng”.

“Có một hiện tượng mất ổn định cơ bản của những người đương đầu với khủng hoảng. Họ xem xét lại các giá trị, giống như chuyện cài đặt lại cấu hình máy tính”, ông giải thích.

Ông Denis Gancel thuộc Công ty Truyền thông W & Cie nhấn mạnh rằng khủng hoảng ra đời từ sự phá sản của một hệ thống tài chính vận hành bằng những công cụ tưởng tượng.

“Các nhãn hiệu có hai động cơ, một cảm nhận được và một không cảm nhận được. Sự phá sản trên đã gây ra khủng hoảng của cái không cảm nhận được”, ông nói.

Việc xem xét lại các giá trị được thể hiện rất cụ thể. Tổng giám đốc Loic Tassel của Procter & Gamble ở Pháp dẫn chứng: “Ngay cả những chuyện thông dụng nhất như mua dầu gội đầu cũng được xem lại: người tiêu dùng tự hỏi tính lợi ích của sản phẩm này và liệu họ đã chọn đúng hay không”.

Ngoài ra, vấn đề còn là chuyện giá cả. Theo kết quả một thăm dò do Trung tâm Nghiên cứu các điều kiện sống (Credoc) thực hiện, có đến 70% số người được hỏi cho rằng giá các nhãn hiệu nổi tiếng không đúng thực chất và có đến 80% chọn nhãn hiệu của các nhà phân phối, như Carrefour hoặc Casino, vì cho rằng giá chuẩn hơn.

Hơn bao giờ hết, người tiêu dùng đang từ bỏ những gì bề ngoài. Các nhãn hiệu làm tiếp thị quá dữ dội, chẳng hạn chú trọng thể hiện bề ngoài của sản phẩm mà không mang đến giá trị cộng thêm thực sự thì sẽ gặp nhiều khó khăn hơn các nhãn hiệu khác.

Trong bối cảnh đó, nhãn hiệu của các nhà phân phối có chất lượng tương đương và bán giá rẻ hơn trung bình 25% đang lấn sân ở các siêu thị, với tỷ lệ được người mua lựa chọn là 33%, so với 17% vào năm 1993.

“Đã qua rồi thời tiếp thị mà khách hàng trả tiền để mua ảo tưởng cho riêng mình”, Giáo sư Jean-Noël Kapferer và là chuyên gia về nhãn hiệu, nói. Ông cho rằng các nhà sản xuất công nghiệp vẫn giữ nguyên thông điệp hướng đến sản phẩm, trong khi các nhà phân phối lại chú trọng tạo dựng mối quan hệ thân thiết với người tiêu dùng, chẳng hạn đại loại “mỗi ngày chúng tôi đều nghĩ đến các bạn”, “chúng tôi giúp bạn vượt qua cuộc sống khó khăn”...

Tuy nhiên, Giáo sư Kapferer cũng lưu ý rằng điều đó không có nghĩa là các nhãn hiệu sẽ biến mất. Theo nghiên cứu của hãng MillardBrown được công bố ngày 29/4 vừa qua, giá trị của 100 nhãn hiệu hàng đầu thế giới vẫn tăng 1,7% trong năm 2008, đạt 1.950 tỉ Đô la Mỹ.

Các nhãn hiệu vẫn còn vùng đất dành riêng cho mình. “Khi xuất hiện mối lo âu hoặc niềm vui thích, nhãn hiệu giữ được sự tồn tại chính đáng của nó”, nhà tư vấn Georges Chétochine, và cũng là tác giả quyển Marketing des émotions (tiếp thị cảm xúc) lưu ý.

Người tiêu dùng tìm kiếm gu riêng biệt của sản phẩm vẫn gắn bó mật thiết với nó, hoặc không mua gì khác vì không muốn bị thất vọng bởi một sản phẩm không đáp ứng những kỳ vọng của họ.

Một số nhãn hiệu được đánh giá là giá trị bền vững cũng vượt qua khó khăn.

“Trong số khách hàng của chúng tôi, Volkswagen hoặc Bosch luôn có chỗ đứng. Khách hàng tự nhủ rằng họ mua những sản phẩm có độ bền thời gian, không dính đến thời trang và hiện tượng lỗi mốt nhanh”, đồng Chủ tịch Luc Wise của Công ty quảng cáo V phân tích.

Vào thời kỳ mà người tiêu dùng dễ thay đổi, “câu trả lời của các nhãn hiệu là tiếp tục cải tiến để tạo khác biệt”, như khẳng định của một doanh nghiệp. Thành công của iPhone Apple cho thấy rằng những ham muốn cải tiến của người tiêu dùng vẫn không thay đổi.

Hàng hiệu thể thao giảm sức mua

Ba nhãn hiệu trang phục và thiết bị thể thao hàng đầu thế giới gồm Nike, Adidas và Puma đang gặp khó khăn do mức tiêu dùng tụt giảm. Ngày 8/5, Puma cho biết đạt doanh số 697 triệu Euro trong quí 1, nhưng lợi nhuận sau thuế của tập đoàn đã tụt giảm đến 94%, còn 5,6 triệu Euro. Mức lãi thấp này còn do kế hoạch tái cấu trúc của Puma có chi phí lên đến 110 triệu Euro.

Trong khi đó, Adidas bị giảm 6% doanh số trong quí 1/2009, đạt 2,5 tỉ Euro, trong đó lợi nhuận sau thuế giảm 97%, còn 5 triệu Euro, so với 169 triệu Euro một năm trước đó. Nike cũng không thoát khỏi tình trạng này khi công bố giảm 2% doanh số trong quí 1 kết thúc vào ngày 28/2/2009.

Tại thị trường châu Âu, người tiêu dùng vẫn mua trang phục và giày để tập luyện thể thao, nhưng các sản phẩm dành cho sử dụng hàng ngày lại không thành công, theo nghiên cứu của Viện NPD.

Cả Nike, Adidas lẫn Puma đều hy vọng thoát khỏi khủng hoảng vào năm 2010 nhờ tác động của giải vô địch bóng đá thế giới tổ chức ở Nam Phi.

VicBrand tổng hợp từ The Saigon Times

Friday, May 22, 2009

Công thức tiếp thị 7P mới

Tiếp thị trong thế kỷ 21 không còn bó hẹp trong công thức 4P truyền thống nữa mà đã và đang mở rộng ra thêm 3P thành Công thức 7P. Những nỗ lực tiếp thị sẽ được tiếp thêm nhiều năng lực và đánh bại các đối thủ cạnh tranh với công thức mới này.

Một khi bạn đã xây dựng xong chiến lược tiếp thị, công thức 7P nên được sử dụng để liên tục đánh giá và tái đánh giá các hoạt động kinh doanh của bạn. 7P đó là Product (Sản phẩm), Price (Giá), Promotion (Xúc tiến), Place (Địa điểm), Packaging (Đóng gói), Positioning (Định vị) và People (Con người).

Trong bối cảnh các sản phẩm, thị trường, khách hàng và nhu cầu thay đổi nhanh chóng, bạn sẽ phải không ngừng quan tâm tới 7 chữ P này để chắc chắn rằng bạn vẫn đi đúng con đường và đạt được những kết quả tốt nhất có thể cho doanh nghiệp trên thị trường.

1) Product – Sản phẩm

Để bắt đầu, bạn hãy tạo dựng thói quen nhìn vào các sản phẩm của bạn như thể bạn là một nhà tư vấn tiếp thị bên ngoài được công ty thuê để giúp đỡ quyết định xem nên hay không nên đưa nó ra thị trường vào thời điểm này. Có nhiều câu hỏi quan trọng cần đặt ra, chẳng hạn như: Sản phẩm hay dịch vụ hiện tại có tương thích và phù hợp với thị trường và với các khách hàng ngày nay?

Những thói quen đánh giá sản phẩm hay dịch vụ một cách chân thực và tự hỏi: Đó có phải là những sản phẩm hay dịch vụ thích hợp với các khách hàng của mình?” là rất quan trọng.

Hãy so sánh với các đối thủ cạnh tranh. Sản phẩm hay dịch vụ của bạn có vượt trội ở một vài phương diện nào đó? Nếu có, đó là cái gì? Còn nếu không, bạn có thể xây dựng cho sản phẩm hay dịch vụ những vượt trội như thế? Bạn có nên đưa ra sản phẩm hay dịch vụ này trong thị trường hiện tại?

2) Prices - Giá

Chữ P thứ hai đó là Price - Giá. Hãy phát triển thói quen thường xuyên xem xét và xem xét lại các mức giá của các sản phẩm và dịch vụ bạn đang cung cấp để đảm bảo rằng nó luôn phù hợp với thực tế của thị trường hiện tại. Đôi lúc bạn có thể cần giảm giá các sản phẩm, dịch vụ.

Nhiều doanh nghiệp thấy rằng lợi nhuận của một sản phẩm hay dịch vụ nào đó không có sự tương đồng với các công sức và nguồn lực bỏ ra để sản xuất chúng. Bằng việc nâng giá, các doanh nghiệp có thể đánh mất một số lượng khách hàng, nhưng tỷ lệ % khách hàng còn lại có thể sẽ phát sinh lợi nhuận trên từng giao dịch bán hàng. Điều này có thích hợp với bạn?

Đôi lúc bạn cần thay đổi các điều khoản và điều kiện bán hàng. Đôi lúc bằng việc kéo giãn mức giá của bạn trong một vài tháng hay một vài năm, bạn có thể bán được nhiều hàng hơn. Đôi lúc bạn có thể phối kết hợp sản phẩm và dịch vụ cùng với nhau để có các chào hàng hay các xúc tiến đặc biệt. Đôi lúc bạn có thể đưa vào một hai khuyến mãi nhỏ nào đó mà ít tốn kém chi phí song khiến mức giá của bạn hấp dẫn hơn đối với các khách hàng.

Trong kinh doanh, đúng như bản chất của nó, bất cứ khi nào bạn thấy được một sự kháng cự hay thất vọng đối với bất cứ phần nào của các hoạt đông bán hàng hay tiếp thị, hãy sẵn sàng xem xét lại bộ phận đó. Hãy sẵn sàng với khả năng rằng cấu trúc giá cả hiện tại của bạn có thể chưa thích hợp với thị trường trong cùng thời điểm. Hãy sẵn sàng với nhu cầu đánh giá lại các mức giá nhằm duy trì tính cạnh tranh, sống sót và tăng trưởng trong một thị trường thay đổi nhanh chóng.

3) Promotion – Xúc tiến

Thói quen thứ ba trong tiếp thị và bán hàng đó là suy nghĩ về các xúc tiến kinh doanh tại mọi thời điểm. Xúc tiến bao gồm tất cả các cách thức bạn có thể nói với khách hàng về sản phẩm hay dịch vụ của bạn và làm thế nào bạn có thể tiếp thị và bán chúng.

Những thay đổi nhỏ trong cách thức bạn xúc tiến và bán sản phẩm, dịch vụ có thể dẫn tới những thay đổi lớn trong kết quả kinh doanh. Thậm chí cả những thay đổi nhỏ trong quảng cáo cũng có thể dẫn ngay tới doanh số bán hàng cao hơn. Các copywriter giàu kinh nghiệm có thể gia tăng tỷ lệ phản hồi của các quảng cáo lên tới 500% bằng đôi chút chỉnh sửa tiêu đề trên quảng cáo.

Các doanh nghiệp lớn và nhỏ không ngừng nghỉ thử nghiệm các cách thức khác nhau để quảng cáo, xúc tiến và bán sản phẩm hay dịch vụ của họ. Và đây là quy tắc: Sớm hay muộn, bất cứ phương pháp tiếp thị hay bán hàng nào bạn đang sử dụng ngày nay sẽ ngừng hiệu quả. Đôi lúc nó không còn hiệu quả vì một vài lý do bạn biết và đôi lúc vì một vài lý do bạn không biết. Trong mọi trường hợp, các phương pháp tiếp thị và bán hàng của bạn cuối cùng sẽ không còn hiệu quả nữa, và bạn sẽ phải tạo dựng những chiến lược, chào mời và phương pháp tiếp thị, bán hàng và quảng cáo mới.

4) Place – Địa điểm

Chữ P thứ tư trong Công thức tiếp thị 7P đó là địa điểm nơi doanh nghiệp thực tế bán các sản phẩm hay dịch vụ. Hãy phát triển thói quen xem xét và suy nghĩ kỹ lưỡng về địa điểm chính xác nơi các khách hàng gặp gỡ nhân viên bán hàng. Đôi lúc sự thay đổi trong địa điểm sẽ dẫn tới kết quả tăng trưởng doanh số bán hàng mạnh mẽ.

Bạn có thể bán sản phẩm của mình tại nhiều địa điểm khác nhau. Một vài công ty sử dụng cách thức bán hàng trực tiếp, cử các nhân viên bán hàng ra ngoài để tiếp xúc cá nhân và nói chuyện trực tiếp với các khách hàng. Một vài công ty sử dụng tiếp thị từ xa. Một vài công ty bán hàng qua catalog hay thư đặt hàng. Một vài công ty bán hàng tại các hội trợ hay địa điểm bán lẻ. Một vài công ty bán hàng trong mối liên minh với các sản phẩm hay dịch vụ tương tự. Một vài công ty sử dụng các đại diện bán hàng hay các nhà phân phối đại lý. Và nhiều công ty kết hợp sử dụng một vài trong số các cách thức bán hàng trên.

Trong mỗi trường hợp, bạn phải có được lựa chọn thích hợp về địa điểm bán hàng thích hợp nhất cho các khách hàng để nhận những thông tin mua sắm thiết yếu về sản phẩm hay dịch vụ cần thiết cho những quyết định mua sắm. Địa điểm của bạn là gì? Bạn cần thay đổi những gì? Nơi nào khác bạn có thể giới thiệu các sản phẩm hay dịch vụ của mình?

5) Packaging – Đóng gói

Chữ P thứ năm trong Công thức tiếp thị 7P đó là Packaging – Đóng gói. Hãy phát triển thói quen đứng đằng sau và nhìn vào từng yếu tố hình ảnh trong bao bì đóng gói sản phẩm hay dịch vụ của bạn thông qua con mắt của những khách hàng tiềm năng quan trọng. Bạn cần nhớ rằng mọi người định hình nên ấn tượng đầu tiên của họ về bạn trong vòng 30 giây đầu tiên khi nhìn thấy bạn hay thấy một vài yếu tố nào đó của doanh nghiệp. Những cải thiện nhỏ trong đóng gói hay bao bì bên ngoài sản phẩm hay dịch vụ có thể dẫn tới những phản ứng hoàn toàn khác biệt từ các khách hàng.

Đối với đóng gói và bao bì sản phẩm hay dịch vụ, bạn nên suy nghĩ tới tất cả các yếu tố mà các khách hàng nhìn thấy đầu tiên trong các giao tiếp với công ty bạn theo tất cả các cách thức khác nhau thông qua quy trình mua sắm.

Đóng gói liên quan tới hình thức bên ngoài của sản phẩm hay dịch vụ của bạn Ngoài ra, đóng gói liên quan tới các nhân viên của bạn và cách thức họ ăn mặc. Nó cũng liên quan tới văn phòng làm việc của bạn, tới phòng đợi của doanh nghiệp bạn, tới các tài liệu tiếp thị và tới từng giao tiếp hình ảnh về công ty bạn. Tất cả mọi thứ cần được đưa vào. Tất cả mọi thứ sẽ có tác động tích cực hay tiêu cực. Và tất cả mọi thứ tác động tới sự tin tưởng của các khách hàng trong giao dịch với bạn.

Khi IBM bắt đầu kinh doanh dưới sự dẫn dắt của Thomas J. Watson, ông đã thấy rằng 99% hình ảnh về công ty mà một khách hàng thấy được là thông qua các nhân viên bán hàng của IBM. Do IBM bán những sản phẩm công nghệ cao, Watson biết các khách hàng sẽ phải có một độ tin cậy lớn khi tiếp xúc với các nhân viên bán hàng. Vì thế, ông xây dựng các chính sách ăn mặc và giao tiếp mà sau này trở thành các quy định không thể thay đổi tại IBM.

Kết quả là từng nhân viên bán hàng được yêu cầu phải trông như những chuyên gia ở mọi khía cạnh. Từng yếu tố trong quần áo của họ (bao gồm bộ vest đen, cà vạt đen, áo sơ mi trắng, tóc chải ngay ngắn, giầy đánh bóng, móng tay sạch sẽ) và nhiều đặc điểm khác đã tạo dựng một hình ảnh về tính chuyên nghiệp và có năng lực. Một trong những lời tán thưởng cao nhất mà một người có thể nhận được đó là: “Bạn trông như ai đó ở IBM”.

6) Positioning – Định vị

Chữ P tiếp theo đó Positioning – Định vị. Bạn nên phát triển thói quen suy nghĩ về cách thức bạn được định vị trong trái tim và tâm trí các khách hàng của bạn. Mọi người suy nghĩ và nói về bạn như thế nào khi bạn không có mặt? Mọi người suy nghĩ và nói về công ty bạn như thế nào? Sự định vị nào bạn có trong thị trường của bạn, về các từ ngữ cụ thể mọi người sử dụng khi họ miêu tả về bạn và về những chào hàng của bạn tới họ?


Hai tác giả Al Reis và Jack Trout trong cuốn sách nổi tiếng của mình là Positioning - Định vị đã chỉ ra rằng những suy nghĩ và nhìn nhận của các khách hàng về bạn là nhân tố quyết định thành công trong một thị trường cạnh tranh.

Học thuyết Đặc tính nói rằng hầu hết các khách hàng nhìn nhận về bạn theo một cách thức đơn lẻ khác nhau, tích cực hay tiêu cực. Đôi lúc đó là “dịch vụ”. Đôi lúc đó là “xuất sắc”. Đôi lúc đó là “máy móc chất lượng” như đối với Mercedes Benz. Đôi lúc đó là “động cơ lái tột bực” như đối với BMW.

Trong mọi trường hợp, mức độ những đặc tính này được in đậm và sâu trong tâm trí các khách hàng sẽ quyết định khả năng họ mua sắm sản phẩm hay dịch vụ của bạn, đồng thời quyết định họ sẽ mua bao nhiêu.

Hãy phát triển thói quen suy nghĩ về cách thức bạn có thể cải thiện mức độ định vụ của mình. Hãy bắt đầu bằng việc xác định vị thế mà bạn thích có. Nếu bạn có thể tạo dựng được ấn tượng thích hợp trong trái tim và tâm trí các khách hàng, nó sẽ là gì? Bạn sẽ cần phải làm những gì trong từng giao tiếp với các khách hàng để các khách hàng suy nghĩ và nói về bạn đúng với cách thức bạn muốn? Những thay đổi nào bạn sẽ cần tới trong lối giao tiếp với khách hàng ngày nay để được nhìn nhận là sự lựa chọn mua sắm tốt nhất?

7) People – Con người

Chữ P cuối cùng đó là People – Con người. Bạn hãy phát triển thói quen suy nghĩ về những con người bên trong và bên ngoài của bạn vốn chịu trách nhiệm cho từng yếu tố trong các chiến lược và hoạt động tiếp thị hay bán hàng.

Thật ngạc nhiên khi rất nhiều chủ doanh nghiệp hay các doanh nhân dành quá nhiều thời gian nghĩ về từng yếu tố của các chiến lược tiếp thị mà có ít sự quan tâm tới thực tế rằng mỗi một quyết định và chính sách được hiện bởi những con người cụ thể theo những cách thức cụ thể. Khả năng lựa chọn, tuyển dụng và giữ chân những con người thích hợp với những năng lực và kỹ năng tốt để hoàn thành công việc được giao phó là rất quan trọng.

Trong cuốn sách best-selling của mình, Good to Great – Từ tốt tới tuyệt vời, tác giả Jim Collins khám phá ra rằng yếu tố quan trọng nhất được áp dụng bởi các công ty tốt nhất đó là họ luôn đưa được những con người tốt nhất lên xe và đưa những con người kém cỏi ra khỏi xe. Một khi các công ty này tuyển dụng được những nhân viên thích hợp, bước thứ hai đó là đặt những con người thích hợp đó vào những chiếc ghế thích hợp trên xe.

Để thành công trong kinh doanh, bạn phải phát triển được thói quen suy nghĩ về chính xác những ai sẽ thực hiện từng nhiệm vụ và trách nhiệm. Trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp sẽ chưa thể tiến lên cho đến khi bạn có thể thu hút và đặt những con người thích hợp vào những vị trí thích hợp. Không ít các kế hoạch kinh doanh tốt nhất được xây dựng song rồi bị bỏ vào ngăn bàn chỉ vì người xây dựng ra chúng không thể tìm kiếm những con người có khả năng thực thi thành công kế hoạch.

VicBrand tổng hợp

"Chiến lược quảng bá du lịch thông minh nhất thế giới"

7 triệu lượt người quan tâm, 34.000 video dài 1 phút từ 200 quốc gia, 200.000 blog và khoảng 43.000 bài viết là kết quả thu được từ ý tưởng quảng bá du lịch tìm ứng viên vào vị trí "Công việc tốt nhất thế giới" đầy sáng tạo của Queensland, Australia.

Trước nay, truyền thông trong quảng bá du lịch chưa được chú trọng nhiều. Tuy nhiên thành công vang dội của chiến dịch mang tên "Công việc tốt nhất thế giới"của Queensland, Australia có lẽ là bài học đáng giá cho nhiều quốc gia để thay đổi tư duy sáng tạo.

Trong thời gian vừa qua, thế giới dõi theo cuộc thi Công việc tốt nhất thế giới của ngành du lịch Queensland, Australia. Người thắng cuộc đã được quyết định, Ben Southall – một công dân Anh, 34 tuổi – giành được công việc trong mơ này.

Bắt đầu từ ngày 1/7 tới anh sẽ làm công việc của mình. Đó là bơi lội, khám phá và thư giãn tại hòn đảo Hamilton, đương nhiên không quên việc viết blog kể về việc khám phá đảo. Mức lương anh được hưởng sau 6 tháng sống như ông hoàng là 110.000 USD.


Bỏ 1 triệu, thu được 150 triệu

Chiến dịch “Công việc tốt nhất thế giới” của ngành du lịch Queensland được thực hiện bởi CumminsNitro, một công ty quảng cáo ở Melbourne, Australia. Chiến dịch này vừa giành được vị trí cao nhất trong giải One Show lần thứ 34 ở New York - một trong những giải thưởng danh giá nhất của ngành công nghiệp quảng cáo toàn cầu.
One Show – được ví như Oscars của ngành công nghiệp quảng cáo. Sự khác biệt cơ bản nhất giữa giải One Show với những giải thưởng cho quảng cáo khác là giải thưởng này luôn luôn chú trọng tới khái niệm sáng tạo.

Có nghĩa là Giải Show One dành cho những ý tưởng đột phá.

Hàng năm những người giành giải Vàng, Bạc, Đồng sẽ tham gia lễ trao giải và tiệc chiêu đãi tại New York City được tổ chức bởi One Club – một tổ chức phi chính phủ uy tín nhất trên thế giới trong việc đánh giá những quảng cáo và thiết kế xuất sắc.

Trong lĩnh vực quảng cáo trên Truyền hình, Báo chí hay Radio, thì việc nhận được giải One Show có ý nghĩa to lớn. Bởi, đó đồng nghĩa với việc bảo đảm những ý tưởng hay của ngày hôm nay vẫn sẽ được duy trì được tầm ảnh hưởng và được tiếp thu trong tương lai.

Sự đột phá trong chiến dịch này là đã khai thác triệt để Internet và các phương tiện truyền thông, nhằm thu hút hơn 34.000 bài viết cho công việc chăm sóc dải san hô ngầm khổng lồ ở quần đảo Hamilton và hưởng lương 110.000 USD.

Các quan chức trong ngành du lịch cho biết chi phí cho chiến dịch này chỉ khoảng trên 1 triệu USD, tuy nhiên hiệu quả quảng cáo toàn cầu của nó lại lên tới 150 triệu USD.

Matt Farrugia giám đốc điều hành CumminsNitro cho hay trang web của chiến dịch này được khởi động trong bối cảnh nạn thất nghiệp lan tràn do tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu.

Tuy nhiên, chỉ tính riêng 2 ngày đầu phát động, trang web này đã thu hút được lượng người truy cập vượt xa cả mục tiêu ban đầu của nhà tổ chức và trong vòng 2 tháng đã có khoảng 7 triệu người truy cập. Cuộc thi này cũng đã nhận được 34.000 video dài 1 phút tham gia tranh tài đến từ 200 quốc gia.

Matt Farrugia thừa nhận: “Cuộc thi này đã tạo ra được sự quan tâm chưa từng có. Mọi người đều muốn biết câu chuyện của những người khác bởi đó là những câu chuyện hay, hấp dẫn và giàu hình ảnh”. Chiến dịch này đã thu hút được 200.000 blog và khoảng 43.000 bài viết mới - một con số đáng kinh ngạc.

Không thể phủ nhận được tác động tích cực của truyền thông trong quảng bá du lịch, nhất trong bối cảnh phát triển không ngừng của những trang blog, hay các mạng xã hội. Và còn gì thú vị hơn, khi không phải chính quyền địa phương tự PR cho hình ảnh của mình mà chính các blogger viết bài quảng bá du lịch cho địa phương đó thông qua trang blog cá nhân của họ.


Chiến lược Internet hóa quảng bá du lịch thông minh

Schuman là nhân vật khá nổi tiếng trong giới blogger, người chuyên post ảnh thời trang “chộp” được từ khắp các con phố trên thế giới. Trang blog của anh thu hút được hơn 36 triệu bạn đọc mỗi năm. Tạp chí Time xếp hạng Scott Schuman trong danh sách 100 người có ảnh hưởng tới thiết kế, còn trên tạp chí the Observer anh nằm trong số 20 blogger quyền lực nhất thế giới.

Geoff Buckley giám đốc phụ trách ngành du lịch Australia cho hay chương trình này sẽ mở rộng việc tiếp thị hình ảnh Australia tới môi trường công nghệ Internet ngày càng phát triển lớn mạnh.

“Chúng tôi nhận thấy ngày càng hiện xuất hiện các thủ lĩnh mới nhiều quyền lực, như các blogger, chính họ là người tạo ra sự chuyển dịch thông tin nhanh nhạy và có nền tảng người hâm mộ hùng hậu ở nhiều quốc gia”.

“Những nhân vật có ảnh hướng này giúp chúng tôi tiếp cận với những sở thích khác kiểu du lịch truyền thống, đồng thời đem tới cho chúng tôi lượng khán giả đông đảo hơn. Điều này quả thực rất có giá trị trong giai đoạn khó khăn và sự cạnh tranh gay gắt giữa các điểm du lịch”.

Không chỉ mời blogger Scott Schuman, ngành du lịch Australia còn mời cả những blog nổi tiếng khác trên thế giới như Julia Knole of Lesmads.de – một blogger về phong cách sống, thời trang, thiết kế, nhiếp ảnh nổi tiếng của Đức, trang blog của anh có hơn 210.000 lượt truy cập mỗi tháng; hay Yibo Fan – một trong những blogger phượt hàng đầu Trung Quốc.

Ông Buckley cũng nói rằng trước đó ngành du lịch Australia cũng đã sử dụng các mạng xã hội như Twitter, Bebo, MySpace và Facebook trong chiến dịch quảng bá du lịch trực tuyến. Kết quả là hơn 200.000 người trở thành "fan" trung thành của trang Facebook ngành du lịch Australia, và mỗi ngày có khoảng 1.000 người mới tham gia.

Buckley còn chia sẻ trang web này giúp những du khách đã từng tham quan Australia chia sẻ kinh nghiệm du lịch ở đây. “Tạo điều kiện để có những đối thoại cởi mở giữa những du khách về lý do tại sao Australia là một nơi thú vị để tới du lịch, có thể là một công cụ hiệu quả tới không ngờ, và chắc chắn nó sẽ góp phần lôi kéo du khách đến đất nước chúng tôi nhiều hơn trong tương lai”.

VicBrand tổng hợp từ Vietnamweek

Thursday, May 21, 2009

Đại Dương Xanh thay cho đối đầu trực tiếp

Thương trường, trong khái niệm “Chiến lược Đại Dương Xanh”, là nơi không có sự cạnh tranh trực tiếp nhưng doanh nghiệp phải nắm bắt nhu cầu mới của thị trường, phải tạo ra giá trị mới cho khách hàng nhưng với giá bán vừa phải.


Giá bán không thấp, chất lượng đảm bảo

Tại tọa đàm “Chiến lược Đại Dương Xanh - Làm thế nào để tìm khoảng trống thị trường và vô hiệu hóa cạnh tranh” vừa qua, các chuyên gia cho rằng Đại Dương Xanh hầu hết được tạo ra bên trong những Đại Dương Đỏ, bằng cách mở rộng ranh giới hiện tại của ngành.

Theo ông Huỳnh Bửu Sơn, Giám đốc đối ngoại Công ty Pepsi, các cuộc cạnh tranh trong Đại Dương Đỏ sẽ khiến doanh nghiệp phải lao vào cuộc đua giảm giá, tức hạ chi phí và tăng chất lượng sản phẩm, dẫn đến lợi nhuận ngày càng giảm và doanh nghiệp tất yếu bị thua lỗ.

Thay vì thế, ông Sơn cho rằng các doanh nghiệp nên phân tích và chia nhỏ nhu cầu của khách hàng để tạo một chuỗi giá trị riêng biệt, theo đó giá bán không thấp nhưng chất lượng vẫn đảm bảo. “Doanh nghiệp không cạnh tranh về giá mà về chất lượng và những nhu cầu mới về dịch vụ khách hàng”, ông Sơn khuyên.
Ngược lại với khái niệm Đại dương Xanh là khái niệm Đại Dương Đỏ.


Khái niệm Đại Dương Xanh phản ánh một thị trường truyền thống với cạnh tranh, đánh bại đối thủ, khám phá nhu cầu hiện tại của khách hàng và tạo ra giá trị khác biệt với giá bán cao.

Áp dụng khái niệm Đại Dương Xanh là tạo ra một thị trường chưa từng có.

Theo ông Nguyễn Trần Quang, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Future One, đổi mới giá trị là nền tảng của chiến lược Đại Dương Xanh. Vậy chiến lược Đại Dương Xanh nên được thực hiện như thế nào?

Ông Quang đưa ra bốn mô hình để xây dựng chiến lược Đại Dương Xanh. Theo đó, nên giảm bớt những yếu tố thấp hơn tiêu chuẩn chung trong ngành; gia tăng những yếu tố cần cao hơn tiêu chuẩn chung; loại bỏ những yếu tố thừa và hình thànhnhững yếu tố mới.

Tuy nhiên, việc thực hiện chiến lược Đại Dương Xanh sẽ gặp phải một số khó khăn như nhận thức trì trệ của tổ chức, nguồn lực thực hiện bị giới hạn, đội ngũ nhân viên không được khuyến khích làm việc hiệu quả và phản đối từ những người không ủng hộ.

Để khắc phục tình trạng này, theo ông Quang đó chính là vai trò của phương thức lãnh đạo trọng điểm và lãnh đạo truyền thống. Khác biệt ở đây chính là phương thức lãnh đạo truyền thống dựa vào đám đông nhân viên, còn lãnh đạo có trọng điểm dựa vào các điểm mấu chốt.

“Nếu dựa vào số đông nhân viên, khi muốn tiến hành những thay đổi trong một tổ chức, doanh nghiệp sẽ phải tốn nhiều nguồn lực và thời gian. Ngược lại, doanh nghiệp chỉ cần ít chi phí để tập trung vào những điểm mấu chốt là con người, hành động của họ và các hoạt động có ảnh hưởng nhiều nhất tới việc thực hiện chiến lược”, ông Quang chia sẻ.

Không cạnh tranh chưa hẳn là độc quyền

Thời gian qua, thị trường Việt Nam đã chứng kiến một số câu chuyện điển hình về doanh nghiệp thực hiện chiến lược Đại Dương Xanh.

Ngoài Phở 24 và dầu gội X-Men với những thành công nhất định, vở cải lương Kim Vân Kiều - trong một nỗ lực đi tìm một hướng đi mới cho cải lương - đã lập kỷ lục với 5.000 khán giả và doanh thu gần 2 tỉ đồng chỉ trong hai đêm diễn. Một VinaGame dù ra đời sau nhưng đã vươn lên dẫn đầu trong các doanh nghiệp kinh doanh trò chơi trực tuyến ở Việt Nam…

Các chuyên gia cho rằng tuy Đại Dương Xanh không có sự cạnh tranh nhưng không có nghĩa là hoàn toàn độc quyền. Trên thực tế, doanh nghiệp vào Đại Dương Xanh có thể dẫn đầu một thời gian, nhưng đối thủ sau đó có thể bắt chước và tạo ra chuỗi giá trị mới để phá vỡ độc quyền.

Ông Lý Quý Trung, Giám đốc điều hành tập đoàn Nam An - Phở 24, cho biết đã vào Đại Dương Xanh thì doanh nghiệp phải “bơi” càng xa càng tốt, tức phải cải tiến không ngừng và mở rộng địa bàn hoạt động trước khi đối thủ ra tay. Vì thế, khái niệm về một thị trường không có cạnh tranh chỉ mang tính tương đối và thực chất, không cạnh tranh cũng có nghĩa tính sáng tạo trong hoạt động doanh nghiệp không còn cần thiết nữa.

Theo ông Đỗ Thanh Năm, Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty Win-Win, cạnh tranh không nên hiểu theo nghĩa đối đầu để tận diệt nhau trên thương trường, mà nên hiểu theo nghĩa hơn thua nhau về hàm lượng chất xám trong sản phẩm, dịch vụ.

“Nhìn chung, cạnh tranh chính là tìm cách chinh phục tâm tưởng của khách hàng”, ông Năm nói.

Sáu bước xây dựng chiến lược Đại Dương Xanh:

- Vạch lại ranh giới thị trường qua khảo sát sự cạnh tranh trong ngành.

- Tập trung vào bức tranh tổng thể trong ngành, không để ý đến các chi tiết cụ thể.

- Vượt trên mức nhu cầu hiện tại để tìm khách hàng tiềm năng.

- Thiết lập trật tự chiến lược ưu tiên với công nghệ phù hợp và tạo giá trị gia tăng.

- Vượt qua những trở ngại trong nội bộ tổ chức.

- Điều hành chiến lược qua xây dựng sự đồng thuận nội bộ.

VicBrand tổng hợp từ Saga và Internet

Mốt 'kiếm thêm' nơi công sở

Từ ngày có việc làm thêm trong công ty, người này bảo Thủy bon chen, người kia bảo cô ích kỷ vì cứ một mình ỉm đi để làm thêm mà không rủ mọi người.

Tìm việc ngay trong công ty


Làm việc cùng công ty, việc nhân viên ở các phòng ban thân thiết với nhau cũng là điều dễ hiểu. Mỗi phòng một nhiệm vụ, mỗi người một công việc riêng nhưng khi kinh tế khó khăn, tình hình tài chính của nhiều anh em trong công ty gặp rắc rối thì tự các nhân viên văn phòng này lại tìm cách san sẻ cùng nhau. Phòng nào nhiều việc thì san sẻ bớt cho nhân viên phòng khác để tăng thêm thu nhập.

Công ty của Nga là một ví dụ điển hình cho việc này. Là một công ty truyền hình còn khá mới nên việc làm ăn kinh doanh ở công ty Nga cũng gặp không ít khó khăn, nhất là trong thời suy thoái kinh tế. Nhiều hợp đồng bị cắt giảm và đồng nghĩa với việc tiền thưởng của nhiều phòng, ban giảm đi đáng kể. Những phòng thường xuyên làm chương trình, đi sản xuất thì khá hơn vì còn được công ty tính thêm định mức, chưa kể thỉnh thoảng còn được quà tặng cảm ơn từ phía khách hàng. Chỉ khổ nhân viên ở các phòng thư ký biên tập, phòng biên tập website… vì không có nhiều việc để làm nên đương nhiên, thu nhập của họ giảm đi trông thấy.

Thay vì tìm việc làm thêm ở công ty ngoài, mọi người bàn nhau sẽ kiếm thêm việc ở các phòng ban khác. Mở đầu cho hình thức này là chị Hòa ở phòng thư ký biên tập. Sẵn có vốn Tiếng Anh kha khá, chị bắt mối với các nhân viên ở phòng khai thác bản quyền, nhận các việc như dịch phim, tìm nguồn tư liệu và liên hệ đối tác nước ngoài… Mỗi chương trình như thế, chị cũng được tính thêm một khoản chi phí kha khá.

Theo gương chị Hòa, mấy nhân viên cùng phòng khác cũng liên hệ với đội biên tập truyền hình để đăng ký viết kịch bản, tìm các nhân vật khách mời hoặc những chủ đề mới cho các chương trình của kênh. Trước kia, thường những việc này thường phải thuê out-source hoặc tìm cộng tác viên làm, mức chi phí không phải ít. Sẵn có nghiệp vụ về mảng viết lách và biên tập nên các bạn phòng website không mấy khó khăn để bắt nhịp với công việc mới.

Công ty của Dương cũng bắt đầu có sự hợp tác, nhận thêm việc từ các phòng khác từ vài tháng nay và có vẻ mọi thứ đang trên đà thuận lợi. Hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh quảng cáo trưc tuyến và tạp chí, công ty của Dương có một nhóm biên tập viên và đội sales riêng. Trước kia báo ra đều đặn và hàng tháng, ngoài mức lương cứng, các biên tập viên viết bài sẽ được tính thêm nhuận bút. Nhưng mấy tháng trở lại đây, công việc kinh doanh gặp khó khăn và công ty quyết định cắt giảm nhuận bút, tăng chỉ tiêu về số lượng bài viết cho các biên tập viên. Trong khi đó, ở phòng sales lại không đủ người và chủ yếu chỉ tham gia mời quảng cáo. Mảng mời đăng bài PR thì vẫn thiếu người. Mấy chị em ở phòng biên tập giờ lại kiêm thêm cả việc mời PR và viết bài. Tất nhiên, họ sẽ được trích phần trăm từ việc đó. Thêm việc, thêm lương, cứ thế, các phòng ban hỗ trợ, san sẻ công việc cho nhau để đôi bên cùng có lợi.

Phía sau những người thêm việc

Cùng chung môi trường làm việc, công ty nào cũng muốn tạo được nét văn hóa công sở, có sự giao lưu, giữa các phòng ban. Nay có sự hợp tác, san sẻ công việc cùng nhau, tạo mội trường làm việc gắn bó, thân thiết hơn. Từ hồi share việc, công ty Nga trở nên vui vẻ, hòa đồng hơn hẳn. Ngay chính Nga trước kia cũng còn chưa quen hết mọi người trong công ty thậm chí có người còn chưa nói chuyện lần nào cũng chỉ vì chưa có cơ hội tiếp xúc. Thế nhưng, khi nhận thêm việc, mọi người có dịp đi ăn uống, chuyện trò rôm rả, không còn kiểu lạ lẫm phòng nọ chỉ quen vài ba người ở phòng kia nữa.

Việc trao đổi thông tin cũng trở nên dễ dàng hơn. Chị Hạnh, biên tập viên mảng truyền hình ở công ty Nga cho biết: “Trước đây, khi nhờ cộng tác viên hay thuê out-source, muốn chỉnh sửa hoặc hỏi thêm vấn đề gì đều phải liên lạc qua điện thoại, gửi email hoặc nhiều trường hợp thậm chí còn phải gặp trực tiếp. Nhưng giờ chính các bạn trong công ty làm nên mọi việc đều tiện lợi, kể cả chi phí cũng giảm bớt”.

Theo Dương, nhận việc làm thêm từ các phòng khác còn giúp mọi người thêm năng động: “Từ chỗ chỉ làm một công việc giờ các bạn có thể đảm nhận thêm nhiều việc khác nữa, có cơ hội mở rộng tầm hiểu biết và thử sức ở những lĩnh vực khác nhau. Nhất là từ biên tập kiêm thêm cả việc mời đăng bài PR trên báo, các bạn ấy có điều kiện giao tiếp, học hỏi và rèn luyện cho mình rất nhiều kỹ năng kể cả trong công việc cũng như trong cuộc sống”.

Tuy nhiên, kiểu nhận việc làm thêm từ các phòng ban khác của công ty để tăng thu nhập nhiều khi cũng gây không ít phiền hà. Không phải lúc nào công ty cũng có việc đủ cho tất cả mọi người có thể “chạy sô”, càng không phải ai cũng có năng lực đề “kiếm thêm” như ai. Và tình trạng người nọ ganh tị với người kia, kẻ này lườm kẻ kia là chuyện xảy ra như cơm bữa ngay tại công sở.

Hồi mới nhảy vào phòng biên tập viết kịch bản chương trình, Thủy không ít lần khó chịu, ấm ức với kiểu nói móc máy của các cô bạn cùng phòng. Lúc còn làm việc chung với nhau thì không sao, nhưng lúc khó khăn, phòng lại rỗi việc, sẵn thân thiết với cô bé bên phòng biên tập truyền hình nên Thủy nhận việc làm thêm. Thấy Thủy cắm cúi làm việc và đến kỳ lĩnh lương lại có thêm một khoản kha khá, các cô bạn cùng phòng bắt đầu thi nhau soi mói.

Người này bảo Thủy bon chen, người kia bảo cô ích kỷ vì cứ một mình ỉm đi để làm thêm mà không rủ mọi người. Thậm chí có người còn tìm xem kịch bản nào do Thủy viết, rồi lôi chương trình ra xem lại và chê bai đủ kiểu: “Đúng là làm ăn nghiệp dư không chịu được, chương trình thế này thì ai thèm xem. Làm gì thì cũng phải có chuyên môn, đúng chuyên ngành mới tốt được chứ”.

Tất nhiên, Thủy cũng công nhận, ban đầu mới viết kịch bản cô cũng gặp không ít khó khăn nhưng nhờ mọi người góp ý, sửa chữa hộ và phải viết lại nhiều lần, kịch bản của Thủy mới hoàn thiện chứ không phải đến mức vớ vẩn mà vẫn được lên sóng. Đó là chưa kể có những lúc bận túi bụi vì trúng vào hôm phòng cô lắm việc, bên này hối thúc, bên kia nhắc việc, Thủy phải ở lại công ty rất muộn để hoàn thành cho kịp deadline đề ra. Thủy tự dặn mình “Cố gắng làm tốt công việc, rồi mọi người sẽ đánh giá đúng năng lực của mình. Vạn sự khởi đầu nan mà”.

VicBrand tổng hợp từ Zing

Wednesday, May 20, 2009

7 chiến thuật giúp marketing hiệu quả hơn

Trong nền kinh tế đang chịu nhiều thử thách, các doanh nghiệp đứng trước đòi hỏi phải tìm ra những phương cách mới giúp hoạt động marketing hiệu quả hơn. Những chiến thuật dưới đây sẽ giúp bạn xác định những khoản đầu tư cho marketing hiệu quả nhất, giúp doanh nghiệp đứng vững trước mọi thử thách.

1. Tập trung vào khách hàng chính


Một chiến thuật cổ điển, nhưng đôi khi bị lãng quên là “Câu cá nơi có cá”. Nói cách khác, đầu tư vào những phương tiện truyền thông đặc biệt, trọng tâm, nơi mà khách hàng hiện tại và tương lai sẽ hành động thật sự khi nghe được những thông điệp của bạn.

Hầu như mọi ngành nghề ngày nay đều sử dụng Internet, nên bạn hãy tìm kiếm một vài website đặc biệt nào đó để làm marketing.

2. Đo lường được hiệu quả hoạt động marketing

Đừng ngần ngại xóa sổ những chương trình marketing không hiệu quả hoặc không thể đo lường được kết quả. Cần sắp xếp lại và khoanh vùng những đối tượng marketing để các chương trình có thể thể hiện rõ được kết quả. Xin lưu ý rằng các chương trình marketing online với những kỹ thuật cơ bản như đánh giá ấn tượng của khách hàng, số lượng click chuột, vị trí của website trên bảng xếp hạng… dễ dàng đo lường được.

3. Phối hợp các kỹ thuật marketing để đạt hiệu quả cao hơn

Tích hợp marketing có nghĩa là phối hợp sử dụng những tiến bộ của các phương tiện truyền thông, các nguồn lực và ý kiến khách hàng... để đạt hiệu quả cao hơn so với việc sử dụng riêng lẻ từng yếu tố này. Sự phối hợp càng chặt chẽ thì hiệu quả càng cao và độ nhận biết thương hiệu của khách hàng càng tăng.

4. Thường xuyên xuất hiện trước mắt khách hàng

Giá trị của việc thường xuyên xuất hiện trên thị trường có xu hướng gia tăng theo thời gian nếu ngày càng có nhiều khách hàng tiềm năng nhận biết được doanh nghiệp của bạn. Điều này gia tăng cơ hội tiếp cận những nhóm nhỏ khách hàng tiềm năng và rút ngắn quy trình bán hàng. Sự xuất hiện online thường xuyên tại nơi mà khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng tìm kiếm thông tin (bao gồm các website, sách tra cứu thông tin, các công cụ tìm kiếm và thư điện tử) sẽ giúp bạn luôn luôn xuất hiện để cung cấp những công cụ đo lường giá trị thông qua những mối liên hệ online.

5. Khéo léo phối hợp hoạt động marketing để thành công

Một chương trình marketing có thể được phân biệt là “kéo” hoặc “đẩy”: các công ty đẩy thông điệp của mình đến khách hàng thông qua bưu điện, quảng cáo, thư điện tử và họ cũng thiết lập sự hiện diện của mình tại các website, công cụ tìm kiếm… để kéo khách hàng tiềm năng khi họ tìm kiếm thông tin, sản phẩm và dịch vụ. Thay vì phân vân giữa việc sử dụng nguồn lực nào để “đẩy” hoặc “kéo” marketing, hãy tìm những đối tác trong lĩnh vực truyền thông có cùng đối tượng khách hàng với mình để vừa “kéo” vừa “đẩy” trong cùng một chiến dịch marketing.

6. Tập trung vào chất lượng thay vì số lượng

Nếu chỉ tập trung vào số lượng mà không chú ý đến chất lượng, hiệu quả marketing sẽ rất thấp và nhiều nguồn lực bán hàng sẽ bị lãng phí, nhân viên bán hàng sẽ không tin tưởng vào các chương trình marketing nữa. Thực hiện chương trình có chất lượng là tiêu chuẩn hàng đầu khiến khách hàng tiềm năng thích thú vì thu nhận được nhiều thông tin hơn và sẵn sàng cung cấp những phản hồi về chương trình.

7. Tìm kiếm sự giúp đỡ từ những đối tác truyền thông

Hãy tham khảo ý kiến của những đối tác truyền thông để tìm hiểu những giải pháp marketing của họ, chọn lọc những chiến thuật sáng tạo, phù hợp với doanh nghiệp mình để thực hiện marketing hiệu quả hơn. Có thể nêu với họ những câu hỏi sau:

• Bạn có quan tâm đến khách hàng mục tiêu của tôi không?

• Bạn có thể giữ được hình ảnh của mình luôn trong tầm ngắm của khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng không?

• Bạn có cung cấp nhiều giải pháp marketing phục vụ cho mục tiêu của tôi không?

• Bạn có đảm bảo cung cấp sản phẩm tốt nhất cho tôi không?

• Bạn có chuyển tới khách hàng mục tiêu và khách hàng chính yếu của tôi đầy đủ thông tin liên lạc không?

• Bạn có sẵn sàng chia sẻ thông tin giúp tôi đo lường được hiệu quả chiến dịch marketing và điều chỉnh sự đầu tư của tôi vào marketing không?

Tóm lại, các chuyên gia marketing cần xác định rõ mục tiêu của mình, tích hợp các giải pháp marketing để hỗ trợ kênh truyền thông hiện tại và mở rộng khả năng cạnh tranh; phối hợp các phương thức quảng cáo online có độ phủ rộng và các giải pháp marketing linh hoạt; quan tâm đến các hình thức quảng cáo chính yếu, email marketing, các catalogue sản phẩm dễ dàng tìm kiếm, banner đặt tại các website và các thư quảng cáo điện tử; xác định những hình thức phối hợp nào mang lại hiệu quả cao nhất, chuyển tải những thông điệp lôi cuốn đúng thời điểm và đúng đối tượng; phối hợp nhịp nhàng các hình thức marketing truyền thống và hiện đại.

VicBrand tổng hợp

5 mẹo tiếp thị qua email của nhóm B2B

Hiện tại chúng tôi, những nhà tiếp thị qua email, đang ở trong thế tiến thoái lưỡng nan. Một mặt, chúng tôi nổi tiếng là nguồn truy cập đem lại doanh thu nhanh chóng. (Tuần này, có ai nói “Này, số lượng khách đăng kí của chúng ta giảm rồi, hãy gửi email khác đi.” không?).

Mặt khác, thật “nực cười” làm sao những lời khen ngợi đã lắng dần khi những cuộc bàn tán xôn xao về ngân sách lại nổi lên và chúng ta cứ chết dần vì sự đầu tư có giới hạn cùng nguồn cung cấp đang cạn kiệt.

Vậy một nhà tiếp thị qua email phải làm gì?

Từ thực tế đó, tôi sẽ tổ chức một nhóm hội thảo của những nhà tiếp thị hàng đầu tại Hội thảo marketing của nhóm MarketingProfs B2B vào tháng 6 tới. Những thành viên đăng kí trang blog ReturnPath có thể tiết kiệm 200 đô-la Mỹ bằng cách sử dụng mã số khuyến mãi.

Sau đây là 5 ý tưởng từ nhóm người tham gia hội thảo mà tôi tổ chức tại Hội thảo marketing của nhóm MarketingProfs B2B vào tháng 6 mà bạn có thể áp dụng cho chương trình riêng của mình. Tôi sẽ nói chi tiết hơn với 5 ý tưởng này tại buổi hội thảo.

1. Biến suy thoái thành lợi thế

Nhờ đơn giản và không tốn kém, ngày càng nhiều doanh nghiệp gửi thông điệp của họ qua email. Bạn có thể thấy kết quả là hộp thư của bạn ngày càng nhiều thư quảng cáo hơn.

Điều đó đồng nghĩa với việc những lá thư của chúng ta phải thu hút hơn những phương tiện khác mới có thể tạo ra sự đột phá. Để có được những lá thư đó, bạn cần phải tạo ra những trải nghiệm tuyệt vời cho người đăng kí nhận email. Và điều này đòi hỏi phải kỷ luật trong việc định kỳ gửi thư, phân loại thư, tập hợp dữ liệu, cải tiến các phương pháp và báo cáo, do đó đòi hỏi phải có nhiều sự đầu tư hơn trong lĩnh vực này.

Cho nên khi bạn cảm thấy áp lực vì phải làm nhiều hơn và với ít vốn hơn thì hãy tập trung vào việc chứng tỏ làm thế nào việc gửi thư đến nhiều mục tiêu hơn sẽ được hồi âm nhiều hơn và tăng thêm giá trị cho email của bạn. Chẳng hạn, hãy gửi một lá thư cho khách hàng về các sự kiện liên quan đến họ như: Việc gia hạn, kỷ niệm ngày kí hợp đồng, nâng cấp, số lượt sử dụng, những điều mới mẻ trong mối quan hệ,... Hãy chứng tỏ những lá thư đó tạo ra nhiều hứa hẹn hơn như thế nào để khiến bất cứ ai đăng kí nhận email cũng tự động nhận chúng.

2. Hoàn thiện bảng thông cáo về tiện ích của sản phẩm

Email là loại hoàn vốn đầu tư (ROI) cao nhất, vì thế hãy nắm chắc việc thu thập những địa chỉ email từ bất cứ điểm truy cập nào. Vì bạn muốn có được email từ bất kì sự truy cập nào nên trang chủ của bạn có thể không phải là nơi dừng chân tốt nhất nếu hầu hết khách hàng truy cập trang web của bạn từ nhiều đường dẫn khác nhau.

Vì thế cần phải đảm bảo có một bảng thông cáo về lợi ích của trang web một cách hấp dẫn và rõ ràng tại mọi trang tìm kiếm và quảng cáo, tại phần dưới cùng của mỗi bài viết gửi lên blog, trong những cuộc giao dịch buôn bán hay chăm sóc khách hàng bằng điện thoại, trong các diễn đàn trực tuyến và mọi trang download về hướng dẫn sử dụng sản phẩm.

Bí quyết ở đây chính là “sự hấp dẫn”. Những thông cáo sản phẩm và thông cáo báo chí thì không hấp dẫn. Ý tưởng là ở đây là: Mẹo vặt sản xuất, tin tức tay trong, cơ hội kết nối với bạn bè, lời mời đến những sự kiện tuyệt vời, và truy cập độc quyền.

3. Sự phân chia đơn giản là cần thiết

Nếu không có sự phân chia nào khác, hãy phân biệt những lá thư dành cho khách hàng tiềm năng và khách hàng quen thuộc. Đây là những nhóm đặc biệt khác nhau có mối quan hệ khác nhau đối với thương hiệu, sản phẩm và có mức độ hiểu biết khác nhau về tiện ích của sản phẩm và giải pháp của bạn. Tùy theo khách hàng mà bạn có cách đối xử khác nhau, nếu không bạn sẽ không còn cái nhìn lạc quan về việc tiếp thị qua email nữa.

4. Danh tiếng của người gửi cũng là vấn đề đối với nhóm B2B

Mặc dù nhiều nhà tiếp thị B2B nghĩ rằng những phản hồi họ nhận được từ những trang web cơ sở của các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISPs) như AOL, Yahoo và MSN/Hotmail không thích hợp, vì những tệp tin của họ không liên quan đến những tên miền này và ngược lại.

Những nhà cung cấp dịch vụ Internet đưa ra các phản hồi quan trọng về tiếng tăm của người gửi thư cho bạn dựa trên lời góp ý (được đăng ký với nhà cung cấp khi người đăng kí nhấp chuột vào nút “This is Spam” hay là “This is Junk”) và bạn có thể dùng dữ liệu đó để biết khả năng phân phối của chương trình của bạn tại các hệ thống liên kết.

Hầu hết các nhà quản lý hệ thống kinh doanh đều sử dụng hai phần mềm Cloudmark hay Postini cả hai chủ yếu làm việc dựa trên những lời góp ý để quyết định lá thư nào được phép qua cổng và vào hộp thư của người đăng kí. Dĩ nhiên, một số nhà kinh doanh đặc biệt sử dụng những hệ thống email của người tiêu dùng để nhận những email mà họ không muốn nó nằm trong hộp thư liên kết của họ.

5. Kiểm tra giọng thư

Khi hộp thư đã đầy thư quảng cáo và ngân quỹ ngày càng eo hẹp hơn, hãy kiểm tra giọng thư. Những người đang kí nhận thư của bạn có phản hồi tốt hơn đối với một lá thư tốt đẹp, xán lạn và đầy hy vọng như “thử ngay để dẫn đầu”, hay một cách tiếp cận mù mờ hơn với đối tác như kiểu “làm sao để đạt nhiều hơn mà ít hao tốn hơn”?

Có lẽ một lá thư sẽ có hiệu quả hơn so với nhiều loại thư quảng cáo sản phẩm khác nhau.

Bạn muốn có thêm ý tưởng marketing tuyệt vời của nhóm B2B? Hãy đăng ký tham gia Hội thảo Marketing của nhóm MarketingProfs B2B ngay bây giờ. Hãy nhớ dùng mã số khuyến mãi ESPK08 để tiết kiệm 200 đô-la Mỹ.

VicBrand tổng hợp từ Internet

Nhận diện thị trường ngách: Công đoạn quyết định trong Marketing trực tuyến

Với 10 năm kinh nghiệm làm việc với khách hàng, tôi nhận thấy nhiều chủ doanh nghiệp rất quan tâm đến thị trường ngách và rất rõ ràng trong việc xác định đối tượng mục tiêu mà họ nhắm tới, trong khi số khác lại không hoặc rất lờ mờ.


Có lẽ đa số doanh nghiệp cho rằng thị trường ngách sẽ làm giảm doanh thu và lợi nhuận biên nên họ rất lo ngại về nó. Nhưng hiện thực cho thấy thị trường ngách có thể được xem là một nhân tố mang lại thành công cho công việc kinh doanh. Thị trường ngách cho phép chúng ta xác định đối tượng marketing mục tiêu mà doanh nghiệp nhắm tới. Khi biết đối tượng mục tiêu là ai, bạn sẽ biết được các nộ lực marketing nên nhắm vào đâu và tiêu tốn ngân sách bao nhiêu là vừa đủ.

Ví dụ đối với 1 đại lý xe hơi ở New York. Họ tới gặp chúng tôi và bảo chúng tôi giúp họ phát triển một chương trình marketing trực tuyến. Câu hỏi đầu tiên của tôi đặt ra là “Đối tượng marketing nhắm tới của quý vị là ai?”, họ nói rằng đối tượng của họ là “những ai có nhu cầu mua xe hơi”. Chúng tôi đã tiếp cận làm việc và giải thích cho họ biết, nếu đối tượng của họ là như vậy thì chắc chắn xác suất để 1 khách hàng chạy con đường 2800 dặm từ Seatle đến New York để mua xe là hoàn toàn không thể. Và họ sẽ phải tốn thời gian và tiến bạc vào những điều vô ích đó. Chúng tôi cho họ biết tại sao nên giới hạn đối tượng thành “những ai có nhu cầu mua xe hơi trong bán kính 50 dặm”. Và họ đã có đủ sức mạnh. Họ biết nên tận dụng thời gian và tiền bạc cho thị trường nào và cách nhìn nhận trở nên rõ ràng. Đây là giải pháp rất khác biệt so với mục tiêu ban đầu của họ là “những ai có nhu cầu mua xe hơi”.

Có những điều quan trọng hơn trong việc xác định rõ thị trường ngách khi lên một chương trình marketing trực tuyến để đạt được hiệu quả trực tuyến. Tư duy sai lầm thường thấy trong marketing trực tuyến là: Hãy cứ dựng trang web lên, khách hàng sẽ tự mò tới và làm công việc làm ăn của bạn ngày càng phát đạt. Thực tế cho thấy chúng ta cần phải tìm ra thị trường ngách riêng để lôi kéo khách hàng và bạn phải cung cấp sản phẩm, dịch vụ mà khách hàng cần và đạt được mục tiêu tài chính đặt ra khi sử dụng công cụ Internet.

Nhận diện thị trường ngách trước khi tiến hành chương trình marketing trực tuyến thật sự quan trọng với 5 lý do sau đây:

1. Tối đa hóa ngân sách marketing. Bạn sẽ biết chính xác nơi nào cần làm marketing, nên dùng trang web nào để tiếp cận thị trường. Đây là bước khởi đầu.

2. Giúp trang web đạt được hiệu quả với các công cụ tìm kiếm - search engine, vì đối tượng mục tiêu của bạn sẽ đến với bạn dễ dàng hơn.

3. Đưa trang web đến đối tượng mục tiêu. Phát triển trang web để hướng dẫn người đọc và giúp họ tìm ra giải pháp, sản phẩm phù hợp mà ta cung ứng để giải quyết vấn đề khách hàng gặp phải.

4. Tạo thuận lợi trong việc phát triển ý tưởng cho sản phẩm, dịch vụ mới nhằm phục vụ các nhu cầu đặc thù.

5. Xây dựng vị thế dẫn đầu trên thị trường

Vậy bạn đã thấy được tầm quan trọng của thị trường ngách hay chưa? Bạn có xác định được đối tượng mục tiêu của mình là ai hay không? Nếu câu trả lời là có thì hãy dành thời gian tự vấn với những câu hỏi sau đây:

1. Khách hàng hiện tại của tôi thường có đặc điểm gì?

2. Làm cách nào để tôi tạo được sự khác biệt so với đối thủ?

3. Sự khác biệt trong sản phẩm, dịch vụ của tôi là gì?

4. Những giá trị cộng thêm nào tôi có thể đem vào thị trường?

Cách tốt nhất để trả lời những câu hỏi trên là đừng nên lún sâu vào việc phân tích chúng. Chỉ cần ghi ra những điều bạn nghĩ. Một khi bạn hoàn tất việc liệt kê thì hãy phân tích câu trả lời, nó sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc nhận diện thị trường ngách.

VicBrand tham khảo từ Quốc Tuấn/Vietnambranding/About.com

Tuesday, May 19, 2009

CPO - Thuyền trưởng con tàu nhân sự

CEO, CFO, CTO… hẳn bạn đã từng nghe nói đến. Thế còn CPO? Đây là vị trí Giám đốc nhân sự (Chief People Officer) trong các doanh nghiệp lớn và còn khá mới tại Việt Nam. Cuộc trao đổi cùng anh Nguyễn Lân đã hé mở về nghề nghiệp thú vị và đầy thử thách này qua chuyện kể của anh về công việc và niềm vui nỗi buồn ở vị trí CPO tại VietnamWorks.

CPO - thuyền trưởng con tàu nhân sự

Nếu một doanh nghiệp có cả chức danh CPO và Trưởng phòng nhân sự (HR Manager) thì CPO sẽ là “thuyền trưởng của con tàu nhân sự”, là người hoạch định chiến lược về nhân sự cho công ty. Trong khi đó, HR Manager chủ yếu quản lý công việc hàng ngày như thủ tục hành chính về nhân sự. Nếu công ty chỉ có HR Manager thì người này sẽ kiêm nhiệm luôn cả hai vai trò.

CPO chính là người đi đầu trong việc xây dựng và duy trì văn hóa doanh nghiệp. Đây là một trong những yếu tố định vị thương hiệu của một doanh nghiệp. Văn hóa này không thể hiện qua những khẩu hiệu “vô hồn” treo trên tường mà thể hiện qua thái độ, cách thức làm việc của nhân viên. Để gầy dựng niềm tin và tinh thần đoàn kết cũng như luôn giữ được “lửa” của nhân viên, CPO nên đưa ra nhiều ý tưởng sáng tạo để tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao trong doanh nghiệp, qua đó giúp nhân viên có cơ hội hiểu rõ nhau hơn. Nhân viên cần cảm thấy công ty giống như một đại gia đình (family), nơi họ không chỉ làm việc mà còn có thể thiết lập tình bằng hữu.

Chân dung một CPO


Trước tiên, CPO cần là người thích tiếp xúc với mọi người. Bạn phải thân thiện, thích trò chuyện và đặc biệt là biết quan tâm đến tâm tư tình cảm của người khác. Thứ hai, CPO phải khéo léo, linh hoạt trong xử lý công việc, mềm mỏng hay cứng rắn trong từng tình huống khác nhau. Thứ ba, CPO cần là người có tinh thần phục vụ khách hàng - đó chính là đội ngũ nhân viên của công ty. Để lèo lái thành công con tàu nhân sự của một tổ chức, bạn phải xem nhân viên là đối tượng cần được phục vụ tốt nhất, luôn sẵn sàng giải quyết các vấn đề phát sinh và giúp họ tìm thấy niềm vui trong công việc.

Riêng đối với tôi, khi nhân viên có tâm sự trong công việc cần chia sẻ, tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho họ. Chẳng hạn nếu họ muốn chuyển sang phòng ban khác, đầu tiên tôi sẽ tìm hiểu lý do thuyên chuyển cũng như giúp họ định hướng nghề nghiệp ở vị trí hiện tại và công việc sắp tới. Nếu nhu cầu thuyên chuyển của nhân viên chính đáng, tôi sẽ khuyên họ nên nói chuyện với người quản lý trực tiếp trước. Sự đồng thuận và hỗ trợ của người quản lý sẽ giúp bạn thuyên chuyển dễ dàng cũng như gặp nhiều thuận lợi trong công việc mới.

Học gì để trở thành CPO?

CPO phải nắm vững các kỹ năng trong ngành nhân sự như cách thức xác định quỹ lương của doanh nghiệp, xây dựng và quản lý hệ thống thang bảng lương của doanh nghiệp, phương pháp đánh giá và khen thưởng nhân viên…

Tuy nhiên muốn trở thành CPO thì không nhất thiết phải học qua trường lớp hay có bằng cấp chuyên biệt nào. Bạn vẫn có thể tự học qua sách vở. Tuy nhiên, việc này đòi hỏi nhiều nỗ lực. Vì thế, nếu có điều kiện, bạn có thể theo đuổi các khóa học về nhân sự cao cấp ở các trung tâm đào tạo. Học ở trường còn có ưu điểm là giúp bạn thiết lập được nhiều mối quan hệ xã hội. Riêng với tôi, cách học tốt nhất luôn là từ sếp, đồng nghiệp, nhân viên, và từ những thất bại hay khó khăn mà tôi đã nếm trải.

Trở thành CPO cần bao nhiêu thời gian?

Một nhân viên nhân sự khi mới vào nghề thông thường sẽ bắt đầu ở vị trí nhân viên hành chính nhân sự (HR Administration). Tùy cấu trúc của từng công ty, nhân viên nhân sự có thể làm các mảng chuyên biệt như: Chuyên viên phúc lợi và tiền lương (Compensation & Benefit Executive), Chuyên viên tuyển dụng (Recruitment Executive); hoặc Chuyên viên giao tế nhân sự (Employee Relations Specialist); kế tiếp là vị trí giám sát (Supervisor); và cao hơn là Trưởng phòng chức năng như: Trưởng phòng Tuyển dụng, Trưởng phòng Phúc lợi và Tiền lương, Trưởng phòng Giao tế Nhân sự…Hoặc có thể đi theo hướng nhân sự tổng hợp (HR Executive); Giám sát nhân sự (HR Supervisor), rồi đến Trưởng phòng Nhân sự (HR Manager). Vị trí cao nhất chính là Giám đốc Nhân sự (CPO hay HR Director). Rất khó để đưa ra con số chính xác về thời gian thăng tiến vì nó tùy thuộc vào nhiều yếu tố như năng lực của từng người.

Niềm vui và nỗi buồn của CPO

Niềm vui trong công việc của CPO thì nhiều lắm. Đó là khi tôi tổ chức một sự kiện thành công, mang đến niềm vui cho nhân viên, khiến họ hăng say làm việc hơn. Đó là khi tôi thấy nhân viên của mình ngày một trưởng thành, thăng tiến trong sự nghiệp. Những lúc như vậy, tôi thấy công việc của mình thật ý nghĩa. Ngoài ra, tôi cũng cảm thấy rất vui khi hòa giải được mâu thuẫn giữa nhân viên, duy trì được sự đoàn kết trong tập thể. Còn nỗi buồn đến khi tôi phải chia tay với những nhân viên đã gắn bó lâu dài với công ty.

Trong doanh nghiệp, CPO là một trong những chức danh cao quý nhất. Để vững tay chèo đưa thuyền nhân sự ra biển lớn, “thuyền trưởng” CPO cần có khả năng ngoại giao, sự linh hoạt trong giải quyết vấn đề, tinh thần “hết lòng vì khách hàng” cũng như bề dày kinh nghiệm trong ngành nhân sự. Những yếu tố này không thể có được ngày một ngày hai. Vì vậy, nếu bạn mơ ước một ngày nào đó trở thành CPO, hãy mài dũa kỹ năng và kiến thức của mình ngay từ bây giờ!

VicBrand tổng hợp từ Vietnamskill

Monday, May 18, 2009

7 đại xu hướng của năm 2010

Ảo tưởng, huyễn hoặc, ngây thơ - ấy là kết luận của những người đứng trước viễn cảnh tươi hồng được vẽ ra trên tinh thần lạc quan về một thế giới có xúc cảm và ý thức. Thế nhưng xác đáng, thực tế, sáng suốt - mới là cách đánh giá trúng nhất về những hiện tượng nổi bật của thời đại chúng ta đang sống.


Hai phản ứng trái ngược nhau nhưng không hẳn mâu thuẫn với nhau và hoàn toàn có thể nảy sinh một cách logic khi người ta đọc tác phẩm Megatrends: The Rise of Conscious Capitalism (7 đại xu hướng 2010). Cuốn Megatrends 2010 nêu bật 7 xu hướng lớn của đời sống xã hội, kinh tế và tinh thần đang đang hợp lưu thành một dòng chảy lớn, một luồng cải biến toàn diện và sâu sắc.

Mạch nguồn của dòng chảy đó là những giá trị tinh thần, tuy vô hình nhưng được Patricia Aburdene đánh giá là đang dần thay đổi thực tiễn hoạt động và mục tiêu kinh doanh. Ngay từ đầu những năm 2000, bà đã dự đoán rằng thế giới đang chuẩn bị bước vào thời kỳ đầy biến động về mặt kinh tế - xã hội, thời kỳ thách thức cả những doanh nghiệp lớn và có uy tín nhất, đồng thời cũng là thời kỳ mà con người tìm đến với tinh thần, gắng hòa hợp những giá trị “đạo đức” cá nhân với thực tế công việc và môi trường kinh doanh khắc nghiệt.

Con người ngày càng mong muốn thấy doanh nghiệp vượt ra ngoài kỳ vọng doanh số, được coi là mục đích truyền thống và tối hậu của nó, mà nhà kinh tế học Milton Friedman đã khẳng định khi coi trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận của cổ đông, để hướng tới những mục tiêu xã hội to lớn hơn, tới lợi ích của tất cả các tác nhân có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp (cổ đông, nhân viên, người tiêu dùng, cộng đồng và môi trường sinh thái).

Song, bước chuyển biến đó sẽ chỉ diễn ra khi có sự gặp gỡ giữa tính cấp thiết về kinh tế và những giá trị mới, khi có sự kết nối giữa tinh thần và hành động. Ở cấp độ cá nhân, mỗi người có thể là một người tiêu dùng có ý thức, bảo vệ các giá trị quan trọng đối với mình trong mọi quyết định chi tiêu, một lãnh đạo cấp trung dùng sức mạnh tinh thần để tác động lên các quyết định trong doanh nghiệp mình, một doanh nhân trung thực hay một nhà đầu tư ưu tiên các giá trị đạo đức.

Ở cấp độ doanh nghiệp và tổ chức, đó là những cam kết đầu tư có trách nhiệm xã hội, đặt ra những mục tiêu kinh doanh tuân theo các chuẩn mực đạo đức hay chú trọng đến đời sống tinh thần của nhân viên. Rõ ràng, sức mạnh tinh thần luôn bắt nguồn từ mỗi cá nhân trước khi lan tỏa và tác động lên tổ chức. Bao trùm lên tất cả là ý thức cộng đồng, là trách nhiệm đối với xã hội hiện tại và các thế hệ tương lai, trong đó cá nhân và tổ chức cùng vươn tới các giá trị đạo đức phổ quát và nền tảng, bảo vệ chúng một cách nhất quán, không chỉ thông qua đấu tranh mà còn qua những lựa chọn hàng ngày, từ nhỏ nhất.

Với người đọc Việt Nam, những xu hướng được mô tả trong cuốn "7 đại xu hướng 2010" mang tính nhận định và tổng kết hơn là dự báo, đưa đến một cái nhìn toàn cảnh, thể hiện những lựa chọn ưu tiên và mong muốn của một “người trong cuộc”, xung quanh môi trường kinh tế, hoạt động và ứng xử của doanh nghiệp Mỹ, mà rất nhiều người vẫn coi là một mô hình cần tham khảo và học tập. Người tỉnh táo và cầu thị sẽ rút ra từ bảng tổng kết này những bài học thiết thực để không đi vào vết xe đổ của nhiều doanh nghiệp chạy theo mức tăng “nóng” về doanh thu và cổ tức, bất chấp những hậu quả nhãn tiền về nhiều mặt.

Nhìn rộng hơn, trong cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính toàn cầu hiện nay, khi thực tế chệch ra ngoài mọi dự đoán và phân tích của các chuyên gia, khi mọi cá nhân đều cảm thấy bị đe dọa, không phân biệt quốc gia, tầng lớp hay nghề nghiệp, thì những hiện tượng được mô tả ở đây tuy có vẻ hiển nhiên nhưng không khỏi khiến người ta giật mình, tự vấn, lật lại vấn đề. Một nền kinh tế ổn định, phát triển hay khủng hoảng, có lẽ chỉ là biểu hiện bề mặt của những xu hướng bất biến và mang tính chân lý. Bởi các giá trị tinh thần luôn ngự trị trong mọi hoạt động của con người, từ cuộc sống hàng ngày đến hoạt động kinh doanh. Sự thịnh vượng và đạo đức sẽ không loại trừ nhau mà đồng hành cùng nhau, hỗ trợ nhau, và chỉ sự thịnh vượng có đạo đức mới bền lâu.

7 đại xu hướng 2010

1. Sức mạnh của tinh thần. Trong những thời kỳ rối ren, chúng ta có khuynh hướng hướng nội; 78% tìm kiếm tinh thần nhiều hơn nữa. Hoạt động thiền và yoga gia tăng. Sự hiện diện linh thiêng lan tỏa sang các lĩnh vực kinh doanh. Các giám đốc điều hành hướng đến tinh thần cũng như các lãnh đạo cấp cao của Redken và Hewlett-Packard (HP) biến cải công ty của họ.

2. Buổi bình minh của chủ nghĩa tư bản có ý thức. Những công ty hàng đầu và giám đốc điều hành cấp cao đang tái tạo hoạt động kinh doanh tự do nhằm tôn vinh các bên có quyền lợi liên quan và cổ đông. Liệu như thế có làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn không? Có. Có tạo ra thêm nhiều tiền bạc không? Rất nhiều nghiên cứu cho thấy những công ty thiện tâm tích lũy được nhiều lợi nhuận.

3. Lãnh đạo cấp trung. Vị trí giám đốc điều hành lương cao, có uy tín đang mờ nhạt rất nhanh. Ngày nay, các chuyên gia nói rằng những nhà quản lý “bình thường”, như Barbara Waugh của HP, tạo nên sự thay đổi bền vững. Họ làm điều đó bằng cách nào? Bằng giá trị, ảnh hưởng và uy quyền đạo đức.

4. Tinh thần trong kinh doanh đang phát triển mạnh. Eileen Fisher, Medtronic giành được phần thưởng “Tinh thần trong công việc”. Ford, Intel và nhiều hãng khác tài trợ cho các hoạt động tâm linh của nhân viên. Hàng tháng, Phòng Thương mại San Francisco tài trợ cho một buổi họp mặt ăn trưa chuyên về tinh thần.

5. Người tiêu dùng đề cao giá trị. Người tiêu dùng có ý thức, những người tránh xa thị trường đại chúng là một “khu vực” trị giá nhiều tỷ đôla. Khi mua ôtô lại (sử dụng nhiều nguồn năng lượng để tiết kiệm nhiên liệu), vật dụng xanh (những vật dụng bằng chất liệu tự nhiên, không độc hại, bền vững và thân thiện với môi trường) hay thực phẩm hữu cơ, họ đều tính đến giá trị của chúng. Vì thế, những thương hiệu thể hiện những giá trị tích cực sẽ thu hút họ.

6. Làn sóng những giải pháp có ý thức. Hãy đến với một công ty ngay gần bạn: Lễ khai tâm. Thiền định. Tha thứ. Đào tạo. Toán học trái tim. Những yếu tố này nghe thật ấn tượng nhưng những người tiên phong trong lĩnh vực kinh doanh có ý thức đang theo sát các kết quả đủ làm bạn bất ngờ.

7. Bùng nổ đầu tư có trách nhiệm xã hội. Các bảng niêm yết chứng khoán hiện nay đều hiện màu xanh. Vậy bạn nên đầu tư vào đâu? Chương này lập biểu đồ xu hướng đầu tư “xã hội” và giúp bạn cân nhắc lựa chọn của mình.

(Trích cuốn sách "7 đại xu hướng năm 2010" do Công ty Alpha Books phát hành)

2009 - Kinh doanh trực tuyến ở VN sẽ nở rộ?

Một khi phá vỡ tảng băng tư duy "Kinh doanh trực tuyến chưa sẵn sàng tại Việt Nam" , thị trường thương mại điện tử sẽ khởi sắc, các mô hình kinh doanh trực tuyến khác như Web 2.0, báo điện tử… mới có thể kiếm lợi nhuận dễ dàng do hiệu ứng lan toả từ hành vi, thái độ và nhu cầu của người tiêu dùng.


Với cơn khủng hoảng kinh tế lan đến bữa cơm của từng gia đình, liệu các startups - Các công ty mới thành lập hoạt động chuyên sâu trong lĩnh vực công nghệ cao, còn cơ hội tồn tại trên Internet?

Năm 2009 báo hiệu các cơ hội hiếm hoi hội tụ và chờ đợi được khai thác, xuất hiện rất nhiều hầm vàng để các startups Việt Nam ẩn náu và thành công.

Kinh doanh trực tuyến - Canh bạc may rủi

Các quốc gia có nền kinh tế mạng đỉnh cao như Mỹ, Anh và Nhật bản đều phát triển thương mại điện tử rất sớm. Sau khi nền kinh tế Internet hình thành thì mới xuất hiện các mô hình Web 2.0, thì ở nước ta, có một sự đặc biệt: Phát triển từ loại hình Web giới thiệu sang Web 2.0, bỏ qua thương mại điện tử. Sự quá độ này đã làm nảy mầm và nuôi dưỡng nhận thức sử dụng dịch vụ trực tuyến không mất tiền của người dùng nước nhà.

Một thời gian dài, kinh doanh trực tuyến tại Việt Nam vấp phải nhiều trở ngại như hạ tầng công nghệ - dịch vụ hỗ trợ - chính sách - pháp luật và nhận thức - nguồn lực. Với các mô hình kinh doanh và nền tảng công nghệ tại Việt Nam hiện nay, doanh thu được chuyển chủ yếu từ túi những người mua quảng cáo sang túi doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến. Tuy nhiên, theo ước tính của các chuyên gia quảng cáo trực tuyến, trong 4 năm gần đây bao giờ hoạt động quảng cáo trực tuyến vượt quá 2% tổng chi phí quảng cáo tại Việt Nam.

Trong nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam, kinh doanh trực tuyến là một canh bạc đầy may rủi. Sự trông chờ thành công đầu tiên không chỉ của những doanh nghiệp trong nước như chodientu.vn, raovat.com, 25h.vn… mà còn các đại gia trên thế giới như eBay, Yahoo, Google… tại Việt Nam. Mặc dù chưa thực sự đặt lòng tin hoàn toàn vào kinh doanh trực tuyến, nhưng với sức ép phải cắt giảm chi phí vận hành trong năm 2009, việc áp dụng một phương pháp marketing, bán hàng mới dựa trên Internet đang trở thành mối quan tâm lớn của các đơn vị năng động.

Dùng dịch vụ C2C để phá vỡ tảng băng


Trong thời kỳ suy thoái, người tiêu dùng Việt Nam quan tâm đến tương lai và việc làm của họ nhiều hơn bao giờ hết. Ai cũng săn tìm hàng hoá giá rẻ nhưng chất lượng cao, trong nhiều trường hợp họ mua vì hàng hoá có thể bán lại được. Sự thay đổi của nền kinh tế đã ảnh hưởng đến hành vi mua sắm của người tiêu dùng Việt Nam.

Cùng với sự thâm nhập ngày càng sâu, rộng của Internet đến cuộc sống của người dân thành thị, người tiêu dùng trẻ bắt đầu mở rộng sự quan tâm mua sắm sang thương mại điện tử. Để giải toả năng lượng đang bị kìm nén, thị trường kinh doanh trực tuyến Việt Nam cần một người hùng phá vỡ tảng băng nhận thức cũ.

Người hùng này không phải là tờ báo điện tử, mạng xã hội hay Web chia sẻ, công cụ tìm kiếm nào - mà chỉ có thể là Web thương mại điện tử C2C - Customer to Customer (hình thức thương mại điện tử giữa những người tiêu dùng với nhau).

Nút thắt của thị trường kinh doanh trực tuyến Việt Nam là người tiêu dùng chưa tin tưởng dịch vụ thương mại điện tử. Do vậy khi họ đã sẵn sàng chấp nhận rủi ro để có hàng hoá chất lượng nhưng giá rẻ, chỉ có Web Thương mại điện tử C2C mang tính cộng đồng mới khiến họ thay đổi nhận thức nhanh chóng.

Về lý thuyết, nếu người tiêu dùng thay đổi nhận thức họ sẽ quan tâm. Một khi họ quan tâm họ sẽ tìm hiểu. Khi họ tìm hiểu thương mại điện tử họ sẽ phát sinh nhu cầu mua sắm. Và khi thị trường có nhu cầu lớn các nhà đầu tư sẽ triển khai hạ tầng công nghệ và dịch vụ hỗ trợ; chính phủ sẽ theo sau đưa ra các chính sách và pháp luật hợp thời dành cho thương mại Điện tử.

Khi tất cả cùng có niềm tin và tập trung sức mạnh sẽ tạo ra cơn sóng hướng về một phía thì sự thăng hoa của nền kinh tế mạng tại Việt Nam là điều tất yếu. Lựa chọn thương mại điện tử C2C để gỡ nút cho nền kinh tế mạng thay vì mạng xã hội, blog... do chúng ta cần dạy người tiêu dùng, người dùng, khách hàng hay công ty có trách nghiệm, hiểu quyền và nghĩa vụ trước khi đào tạo họ cách hưởng thụ như trong thời gian qua.

Để có nhu cầu lớn, trong năm 2009, thương mại điện tử C2C cần tạo cơn chấn động để chứng tỏ tính tính ưu việt tiết kiệm tiền cho người tiêu dùng, bán sản phẩm chất lượng cao và tuổi thọ lâu dài từ đó dần thay đổi nhận thức người Việt Nam.

Mô hình thương mại điện tử C2C Việt Nam nên chuyển từ phương pháp thiết kế đem lại cảm nhận tiện lợi cho khách hàng sang giao diện màn hình thể hiện những lập luận rõ ràng để người tiêu dùng nhìn và tương tác được. Doanh nghiệp theo mô hình này “không” bán hàng hoá mà đóng vai trò giúp đỡ khách hàng để họ bán hàng hoá của mình.

Chú ý tới sức "lừa" khi chất hàng


Trên lý thuyết lời giải đã có, nhưng thực tế lại không đơn giản như vậy. Để tạo cơn chấn động, tồn tại và phát triển, startups cần triển khai những khâu thiết yếu để không giảm độ thoả mãn của khách hàng từ khi chọn sản phẩm/ dịch vụ tới khi sử dụng sản phẩm/ dịch vụ, từ xây dựng điều khoản mua sắm tới thiết kế tính dễ sử dụng. Phối hợp các khâu một cách chuyên nghiệp dường như khó khả thi với tư duy "Kinh doanh trực tuyến chưa sẵn sàng tại Việt Nam".

Chúng ta không thể chất quá nhiều hàng lên lưng lừa khi chúng quá yếu. Nếu kế hoạch phá vỡ tảng băng không hợp lý, có thể dự án đầu tư mạo hiểm sẽ phá sản ngay sau đó. Những điều tưởng chừng rất đơn giản như minh bạch trong thanh toán, miễn phí vận chuyển, cho phép mặc cả, chuyển quyền bán hàng từ tổ chức sang cá nhân trong xã hội… lại trở thành yếu tố quan trọng trong thời buổi suy thoái kinh tế.

Một khi phá vỡ tảng băng, thị trường thương mại điện tử khởi sắc, các mô hình kinh doanh trực tuyến khác như Web 2.0, báo điện tử… mới có thể kiếm lợi nhuận dễ dàng do hiệu ứng lan toả từ hành vi, thái độ và yêu cầu của người tiêu dùng.

Cơ hội đã thấy, lời giải trong tầm tay. Trong năm 2009 liệu có ai sẵn sàng trở thành người hùng cho thị trường kinh doanh điện tử Việt Nam?

VicBrand tổng hợp từ nguồn Vietnamweek