CEO, CFO, CTO… hẳn bạn đã từng nghe nói đến. Thế còn CPO? Đây là vị trí Giám đốc nhân sự (Chief People Officer) trong các doanh nghiệp lớn và còn khá mới tại Việt Nam. Cuộc trao đổi cùng anh Nguyễn Lân đã hé mở về nghề nghiệp thú vị và đầy thử thách này qua chuyện kể của anh về công việc và niềm vui nỗi buồn ở vị trí CPO tại VietnamWorks.
CPO - thuyền trưởng con tàu nhân sự
Nếu một doanh nghiệp có cả chức danh CPO và Trưởng phòng nhân sự (HR Manager) thì CPO sẽ là “thuyền trưởng của con tàu nhân sự”, là người hoạch định chiến lược về nhân sự cho công ty. Trong khi đó, HR Manager chủ yếu quản lý công việc hàng ngày như thủ tục hành chính về nhân sự. Nếu công ty chỉ có HR Manager thì người này sẽ kiêm nhiệm luôn cả hai vai trò.
CPO chính là người đi đầu trong việc xây dựng và duy trì văn hóa doanh nghiệp. Đây là một trong những yếu tố định vị thương hiệu của một doanh nghiệp. Văn hóa này không thể hiện qua những khẩu hiệu “vô hồn” treo trên tường mà thể hiện qua thái độ, cách thức làm việc của nhân viên. Để gầy dựng niềm tin và tinh thần đoàn kết cũng như luôn giữ được “lửa” của nhân viên, CPO nên đưa ra nhiều ý tưởng sáng tạo để tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao trong doanh nghiệp, qua đó giúp nhân viên có cơ hội hiểu rõ nhau hơn. Nhân viên cần cảm thấy công ty giống như một đại gia đình (family), nơi họ không chỉ làm việc mà còn có thể thiết lập tình bằng hữu.
Chân dung một CPO
Trước tiên, CPO cần là người thích tiếp xúc với mọi người. Bạn phải thân thiện, thích trò chuyện và đặc biệt là biết quan tâm đến tâm tư tình cảm của người khác. Thứ hai, CPO phải khéo léo, linh hoạt trong xử lý công việc, mềm mỏng hay cứng rắn trong từng tình huống khác nhau. Thứ ba, CPO cần là người có tinh thần phục vụ khách hàng - đó chính là đội ngũ nhân viên của công ty. Để lèo lái thành công con tàu nhân sự của một tổ chức, bạn phải xem nhân viên là đối tượng cần được phục vụ tốt nhất, luôn sẵn sàng giải quyết các vấn đề phát sinh và giúp họ tìm thấy niềm vui trong công việc.
Riêng đối với tôi, khi nhân viên có tâm sự trong công việc cần chia sẻ, tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho họ. Chẳng hạn nếu họ muốn chuyển sang phòng ban khác, đầu tiên tôi sẽ tìm hiểu lý do thuyên chuyển cũng như giúp họ định hướng nghề nghiệp ở vị trí hiện tại và công việc sắp tới. Nếu nhu cầu thuyên chuyển của nhân viên chính đáng, tôi sẽ khuyên họ nên nói chuyện với người quản lý trực tiếp trước. Sự đồng thuận và hỗ trợ của người quản lý sẽ giúp bạn thuyên chuyển dễ dàng cũng như gặp nhiều thuận lợi trong công việc mới.
Học gì để trở thành CPO?
CPO phải nắm vững các kỹ năng trong ngành nhân sự như cách thức xác định quỹ lương của doanh nghiệp, xây dựng và quản lý hệ thống thang bảng lương của doanh nghiệp, phương pháp đánh giá và khen thưởng nhân viên…
Tuy nhiên muốn trở thành CPO thì không nhất thiết phải học qua trường lớp hay có bằng cấp chuyên biệt nào. Bạn vẫn có thể tự học qua sách vở. Tuy nhiên, việc này đòi hỏi nhiều nỗ lực. Vì thế, nếu có điều kiện, bạn có thể theo đuổi các khóa học về nhân sự cao cấp ở các trung tâm đào tạo. Học ở trường còn có ưu điểm là giúp bạn thiết lập được nhiều mối quan hệ xã hội. Riêng với tôi, cách học tốt nhất luôn là từ sếp, đồng nghiệp, nhân viên, và từ những thất bại hay khó khăn mà tôi đã nếm trải.
Trở thành CPO cần bao nhiêu thời gian?
Một nhân viên nhân sự khi mới vào nghề thông thường sẽ bắt đầu ở vị trí nhân viên hành chính nhân sự (HR Administration). Tùy cấu trúc của từng công ty, nhân viên nhân sự có thể làm các mảng chuyên biệt như: Chuyên viên phúc lợi và tiền lương (Compensation & Benefit Executive), Chuyên viên tuyển dụng (Recruitment Executive); hoặc Chuyên viên giao tế nhân sự (Employee Relations Specialist); kế tiếp là vị trí giám sát (Supervisor); và cao hơn là Trưởng phòng chức năng như: Trưởng phòng Tuyển dụng, Trưởng phòng Phúc lợi và Tiền lương, Trưởng phòng Giao tế Nhân sự…Hoặc có thể đi theo hướng nhân sự tổng hợp (HR Executive); Giám sát nhân sự (HR Supervisor), rồi đến Trưởng phòng Nhân sự (HR Manager). Vị trí cao nhất chính là Giám đốc Nhân sự (CPO hay HR Director). Rất khó để đưa ra con số chính xác về thời gian thăng tiến vì nó tùy thuộc vào nhiều yếu tố như năng lực của từng người.
Niềm vui và nỗi buồn của CPO
Niềm vui trong công việc của CPO thì nhiều lắm. Đó là khi tôi tổ chức một sự kiện thành công, mang đến niềm vui cho nhân viên, khiến họ hăng say làm việc hơn. Đó là khi tôi thấy nhân viên của mình ngày một trưởng thành, thăng tiến trong sự nghiệp. Những lúc như vậy, tôi thấy công việc của mình thật ý nghĩa. Ngoài ra, tôi cũng cảm thấy rất vui khi hòa giải được mâu thuẫn giữa nhân viên, duy trì được sự đoàn kết trong tập thể. Còn nỗi buồn đến khi tôi phải chia tay với những nhân viên đã gắn bó lâu dài với công ty.
Trong doanh nghiệp, CPO là một trong những chức danh cao quý nhất. Để vững tay chèo đưa thuyền nhân sự ra biển lớn, “thuyền trưởng” CPO cần có khả năng ngoại giao, sự linh hoạt trong giải quyết vấn đề, tinh thần “hết lòng vì khách hàng” cũng như bề dày kinh nghiệm trong ngành nhân sự. Những yếu tố này không thể có được ngày một ngày hai. Vì vậy, nếu bạn mơ ước một ngày nào đó trở thành CPO, hãy mài dũa kỹ năng và kiến thức của mình ngay từ bây giờ!
CPO - thuyền trưởng con tàu nhân sự
Nếu một doanh nghiệp có cả chức danh CPO và Trưởng phòng nhân sự (HR Manager) thì CPO sẽ là “thuyền trưởng của con tàu nhân sự”, là người hoạch định chiến lược về nhân sự cho công ty. Trong khi đó, HR Manager chủ yếu quản lý công việc hàng ngày như thủ tục hành chính về nhân sự. Nếu công ty chỉ có HR Manager thì người này sẽ kiêm nhiệm luôn cả hai vai trò.
CPO chính là người đi đầu trong việc xây dựng và duy trì văn hóa doanh nghiệp. Đây là một trong những yếu tố định vị thương hiệu của một doanh nghiệp. Văn hóa này không thể hiện qua những khẩu hiệu “vô hồn” treo trên tường mà thể hiện qua thái độ, cách thức làm việc của nhân viên. Để gầy dựng niềm tin và tinh thần đoàn kết cũng như luôn giữ được “lửa” của nhân viên, CPO nên đưa ra nhiều ý tưởng sáng tạo để tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao trong doanh nghiệp, qua đó giúp nhân viên có cơ hội hiểu rõ nhau hơn. Nhân viên cần cảm thấy công ty giống như một đại gia đình (family), nơi họ không chỉ làm việc mà còn có thể thiết lập tình bằng hữu.
Chân dung một CPO
Trước tiên, CPO cần là người thích tiếp xúc với mọi người. Bạn phải thân thiện, thích trò chuyện và đặc biệt là biết quan tâm đến tâm tư tình cảm của người khác. Thứ hai, CPO phải khéo léo, linh hoạt trong xử lý công việc, mềm mỏng hay cứng rắn trong từng tình huống khác nhau. Thứ ba, CPO cần là người có tinh thần phục vụ khách hàng - đó chính là đội ngũ nhân viên của công ty. Để lèo lái thành công con tàu nhân sự của một tổ chức, bạn phải xem nhân viên là đối tượng cần được phục vụ tốt nhất, luôn sẵn sàng giải quyết các vấn đề phát sinh và giúp họ tìm thấy niềm vui trong công việc.
Riêng đối với tôi, khi nhân viên có tâm sự trong công việc cần chia sẻ, tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho họ. Chẳng hạn nếu họ muốn chuyển sang phòng ban khác, đầu tiên tôi sẽ tìm hiểu lý do thuyên chuyển cũng như giúp họ định hướng nghề nghiệp ở vị trí hiện tại và công việc sắp tới. Nếu nhu cầu thuyên chuyển của nhân viên chính đáng, tôi sẽ khuyên họ nên nói chuyện với người quản lý trực tiếp trước. Sự đồng thuận và hỗ trợ của người quản lý sẽ giúp bạn thuyên chuyển dễ dàng cũng như gặp nhiều thuận lợi trong công việc mới.
Học gì để trở thành CPO?
CPO phải nắm vững các kỹ năng trong ngành nhân sự như cách thức xác định quỹ lương của doanh nghiệp, xây dựng và quản lý hệ thống thang bảng lương của doanh nghiệp, phương pháp đánh giá và khen thưởng nhân viên…
Tuy nhiên muốn trở thành CPO thì không nhất thiết phải học qua trường lớp hay có bằng cấp chuyên biệt nào. Bạn vẫn có thể tự học qua sách vở. Tuy nhiên, việc này đòi hỏi nhiều nỗ lực. Vì thế, nếu có điều kiện, bạn có thể theo đuổi các khóa học về nhân sự cao cấp ở các trung tâm đào tạo. Học ở trường còn có ưu điểm là giúp bạn thiết lập được nhiều mối quan hệ xã hội. Riêng với tôi, cách học tốt nhất luôn là từ sếp, đồng nghiệp, nhân viên, và từ những thất bại hay khó khăn mà tôi đã nếm trải.
Trở thành CPO cần bao nhiêu thời gian?
Một nhân viên nhân sự khi mới vào nghề thông thường sẽ bắt đầu ở vị trí nhân viên hành chính nhân sự (HR Administration). Tùy cấu trúc của từng công ty, nhân viên nhân sự có thể làm các mảng chuyên biệt như: Chuyên viên phúc lợi và tiền lương (Compensation & Benefit Executive), Chuyên viên tuyển dụng (Recruitment Executive); hoặc Chuyên viên giao tế nhân sự (Employee Relations Specialist); kế tiếp là vị trí giám sát (Supervisor); và cao hơn là Trưởng phòng chức năng như: Trưởng phòng Tuyển dụng, Trưởng phòng Phúc lợi và Tiền lương, Trưởng phòng Giao tế Nhân sự…Hoặc có thể đi theo hướng nhân sự tổng hợp (HR Executive); Giám sát nhân sự (HR Supervisor), rồi đến Trưởng phòng Nhân sự (HR Manager). Vị trí cao nhất chính là Giám đốc Nhân sự (CPO hay HR Director). Rất khó để đưa ra con số chính xác về thời gian thăng tiến vì nó tùy thuộc vào nhiều yếu tố như năng lực của từng người.
Niềm vui và nỗi buồn của CPO
Niềm vui trong công việc của CPO thì nhiều lắm. Đó là khi tôi tổ chức một sự kiện thành công, mang đến niềm vui cho nhân viên, khiến họ hăng say làm việc hơn. Đó là khi tôi thấy nhân viên của mình ngày một trưởng thành, thăng tiến trong sự nghiệp. Những lúc như vậy, tôi thấy công việc của mình thật ý nghĩa. Ngoài ra, tôi cũng cảm thấy rất vui khi hòa giải được mâu thuẫn giữa nhân viên, duy trì được sự đoàn kết trong tập thể. Còn nỗi buồn đến khi tôi phải chia tay với những nhân viên đã gắn bó lâu dài với công ty.
Trong doanh nghiệp, CPO là một trong những chức danh cao quý nhất. Để vững tay chèo đưa thuyền nhân sự ra biển lớn, “thuyền trưởng” CPO cần có khả năng ngoại giao, sự linh hoạt trong giải quyết vấn đề, tinh thần “hết lòng vì khách hàng” cũng như bề dày kinh nghiệm trong ngành nhân sự. Những yếu tố này không thể có được ngày một ngày hai. Vì vậy, nếu bạn mơ ước một ngày nào đó trở thành CPO, hãy mài dũa kỹ năng và kiến thức của mình ngay từ bây giờ!
VicBrand tổng hợp từ Vietnamskill
No comments:
Post a Comment