Friday, August 29, 2008

Bạn đã thật sự hiểu về hệ thống nhận diện thương hiệu?

Nhãn hiệu có đặc điểm nhận diện rõ ràng sẽ có một tầm ảnh hưởng rất lớn, thậm chí góp phần quyết định thành công của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, nhiều chủ doanh nghiệp thường có một số nhận thức sai lầm dưới đây về đặc điểm nhận diện của nhãn hiệu sẽ làm ảnh hưởng đến hình ảnh doanh nghiệp của mình

Khi tự khởi nghiệp, có rất nhiều công việc quan trọng nên nhờ đến các chuyên gia chứ không nên tự làm. Và thiết kế nhãn hiệu, tạo cho nó một nét đặc trưng riêng là một công việc như vậy.

Lý do là bạn bè, người thân có thể là những người rất có năng khiếu về mỹ thuật, hội hoạ, nhưng không có nghĩa là họ có đủ kiến thức và trình độ chuyên môn để thiết kế cho doanh nghiệp của bạn những nhãn hiệu độc đáo, chuyển tải được những thông điệp, những giá trị mà doanh nghiệp muốn đem đến cho khách hàng.

1. Nghĩ rằng bạn bè, người thân có thể giúp thiết kế nhãn hiệu cho doanh nghiệp của bạn.

Thiết kế logo, danh thiếp hay trang wed hoàn toàn khác với việc vẽ tranh. Một logo hay nhãn hiệu phải có những nét biểu trưng đặc thù và mang một ý nghĩa nào đó.

Mặt khác, khi nhờ chuyên gia thiết kế một nét đặc trưng cho nhãn hiệu, người khởi nghiệp sẽ tiết kiệm được thời gian, tập trung vào các công việc thuộc chuyên môn theo sở trường của mình. Còn nếu để cho bạn bè làm việc thiết kế nhãn hiệu này, việc thiết kế nhãn hiệu có thể bị kéo dài, lại còn phải mất thời gian theo dõi, đôn đốc.
2. Cho rằng thiết kế một nhãn hiệu có đặc điểm nhận diện rõ ràng là một việc làm quá tốn kém.

Nhiều chủ doanh nghiệp không muốn thuê các chuyên gia thiết kế nhãn hiệu cho doanh nghiệp của mình vì ngại tốn kém. Nhưng nếu không có một nhãn hiệu có đặc điểm nhận diện rõ ràng, có tính chuyên nghiệp cao, doanh nghiệp có thể sẽ bị tốn kém hơn.

Lý do dễ thấy nhất là các khách hàng sẽ có ấn tượng xấu về nhãn hiệu của doanh nghiệp, có khi còn suy diễn ý nghĩa của nhãn hiệu theo một nghĩa tiêu cực và từ đó xem thường doanh nghiệp. Ngược lại, khi xây dựng một nhãn hiệu có nét đặc trưng riêng, thể hiện được những giá trị mà các khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp đang tìm kiếm, doanh nghiệp sẽ được khách hàng nhớ đến và liên lạc khi họ có nhu cầu.

Hãy xem chi phí cho việc thiết kế nhãn hiệu là một khoản đầu tư hợp lý và có thể chấp nhận được. Bởi vì một nhãn hiệu, một logo có sức sống với thời gian sẽ giúp cho doanh nghiệp xây dựng được những chương trình tiếp thị hay làm ra những vật dụng, tài liệu tiếp thị có tính nhất quán cao, chuyển tải được một trong những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp và để lại ấn tượng sâu trong trí nhớ khách hàng.

3. Cho rằng doanh nghiệp không cần một nhãn hiệu có điểm nhận diện riêng.

Trong môi trường kinh doanh chuyên nghiệp hiện nay, doanh nghiệp cần phải có một hình ảnh nhận diện riêng. Đây chính là yêu cầu cơ bản nhất, là “kim chỉ nam“ định hướng mọi hoạt động tiếp thị, khuyến mãi của doanh nghiệp.

Nếu không có một hình ảnh rõ ràng, nhất quán và thể hiện tính chuyên nghiệp cao, doanh nghiệp sẽ khó lấy được lòng tin của các khách hàng tiềm năng. Không phải ngẫu nhiên mà tất cả các công ty trong danh sách 500 công ty hàng đầu trên thế giới do tạp chí Fortune bình chọn đều có logo riêng. Một lý do chung là các công ty này đều muốn thể hiện tính chuyên nghiệp của mình.

(DNSGCT)

Khó khăn, vẫn chi nhiều cho quảng cáo


Các chuyên gia ngành quảng cáo cho biết doanh thu ngành vẫn tăng cao từ đầu năm đến nay, mặc dù có ý kiến cho rằng nhiều doanh nghiệp đã cắt giảm đáng kể ngân sách cho quảng cáo vì tình hình kinh tế khó khăn.

Một trong các lý do giải thích tại sao doanh thu của ngành quảng cáo vẫn tăng là từ năm ngoái các doanh nghiệp đã thông qua kế hoạch tài chính của năm 2008, bao gồm cả ngân sách cho quảng cáo, và do vậy khó có thể thay đổi.

Vinamilk tăng chi nhiều nhất cho quảng cáo, bao gồm cả chiến dịch quảng bá thương hiệu cà phê Moment bằng việc sử dụng hình ảnh của câu lạc bộ bóng đá Arsenal.

Mặt khác, các doanh nghiệp cũng buộc phải duy trì khoản chi cho quảng cáo, nhằm giữ và tăng sức mua cho các sản phẩm của họ trong thời lạm phát cao.

Ông Martin Gil, Tổng giám đốc của Coca Cola tại Đông Dương, là một trong những người không ủng hộ ý kiến cho rằng trong tình hình khó khăn thì các doanh nghiệp cắt giảm ngân sách cho quảng cáo và các chương trình khuyến mại. Trong một lần trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, ông Gil nói rằng có nhiều doanh nghiệp vẫn chi mạnh để tiếp tục quảng bá sản phẩm để giữ thị phần.

Bà Trần Thị Thanh Mai, Giám đốc điều hành của công ty tư vấn dịch vụ truyền thông và quảng cáo TNS Media, nhận xét rằng dường như chi phí dành cho quảng cáo của một số ngành có giảm so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng mặt khác nhiều doanh nghiệp đã chi tiền cho các kênh quảng cáo mới bên cạnh các kênh truyền thống.

Theo bà Mai, các kênh quảng cáo mới bao gồm quảng cáo trên xe taxi, các màn hình LCD quảng cáo ngoài trời và cả trên các kênh chiếu phim đang ngày càng được nhiều người xem như Star Movies và HBO. “Do vậy, việc giảm doanh số quảng cáo cho các kênh truyền thống không có nghĩa là doanh số của toàn ngành quảng cáo nói chung bị sụt giảm”.

Doanh thu quảng cáo hiện tại vẫn tăng

TNS Media đã cung cấp các số liệu dẫn chứng ngân sách dành cho quảng cáo tăng cao trên các kênh ti vi, đài phát thanh, báo và tạp chí in mà công ty khảo sát trong sáu tháng đầu năm nay. Theo đó, tổng doanh thu quảng cáo của các kênh này tăng đến 16,2% so với sáu tháng của năm 2007, đạt hơn 234 triệu Đô la Mỹ.

Trong đó, ti vi là kênh thu hút nhiều tiền quảng cáo nhất với gần 171 triệu Đô la Mỹ, tăng 14,3% so với cùng kỳ của năm 2007. Kế đến là báo in với các số tương ứng hơn 42 triệu Đô la Mỹ (tăng 17%), tạp chí với 20,4 triệu Đô la Mỹ (tăng 31,2%), đài phát thanh với hơn 828.000 Đô la Mỹ (tăng 51,5%, cũng là mức tăng cao nhất).

Viễn thông, sản xuất các sản phẩm chăm sóc cơ thể và hóa mỹ phẩm, đồ uống, thực phẩm và dược là năm ngành chi nhiều tiền nhất cho quảng cáo, với tổng số tiền hơn 115 triệu Đô la Mỹ, tăng đến 24,9% so với cùng kỳ của năm 2007.

Trong năm ngành này, chỉ có ngân sách quảng cáo của ngành sản phẩm chăm sóc cơ thể và hóa mỹ phẩm giảm 3,1%, các ngành còn lại tăng từ 6,4% (đồ uống) đến hơn 103% (viễn thông).
Và sẽ sụt giảm trong năm 2009?

Các nhà nghiên cứu thị trường dự đoán lạm phát và các vấn đề kinh tế hiện nay của Việt Nam có thể sẽ ảnh hưởng đến doanh thu của ngành quảng cáo vào năm 2009, vì kết quả kinh doanh của năm nay có thể sẽ buộc các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ cắt giảm ngân sách cho quảng cáo.

Bà Mai giải thích quảng cáo là một ngành dịch vụ, phát triển tùy thuộc vào sự phát triển của khách hàng quảng cáo và cả nền kinh tế của đất nước. “Do đó, các vấn đề về kinh tế có thể là một trong các lý do dẫn đến sự sụt giảm của doanh thu của ngành quảng cáo nếu như khách hàng của ngành ngừng hay cắt giảm ngân sách cho lĩnh vực này”.

Tuy nhiên, bà Mai nói rằng không phải tất cả các công ty đều làm như thế bởi vì sẽ có những doanh nghiệp sẽ tăng ngân sách cho quảng cáo và các chương trình khuyến mại ngay trong lúc kinh tế khó khăn. “Vì thế, thị trường luôn có người thắng kẻ thua”, bà cũng cho rằng điều quan trọng là doanh nghiệp biết cách chi tiêu khôn ngoan trong thời buổi khó khăn.

Với hơn 15 năm làm việc trong ngành quảng cáo Việt Nam, bà Mai nhận xét rằng quảng cáo là một ngành rất cạnh tranh tại Việt Nam. Các công ty quảng cáo khó có thể tối đa hóa lợi nhuận nếu họ không tham gia vào nhiều lĩnh vực và hoạt động như quảng cáo ngoài trời và có nhiều khách hàng quốc tế.

Các chuyên gia và công ty quảng cáo ước tính tổng doanh thu của ngành quảng cáo năm 2007 đạt hơn 500 triệu Đô la Mỹ. Họ hy vọng doanh thu của ngành này trong năm 2008 và các năm tới vẫn sẽ vẫn tăng trưởng khả quan.

Còn ông Martin Gil, cũng là Trưởng đại diện của Coca Cola tại Việt Nam, vẫn lạc quan về triển vọng của Việt Nam vì có những yếu tố cho thấy kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển tốt trong các năm sắp tới mặc dù lạm phát có ảnh hưởng đến người tiêu dùng và hoạt động của doanh nghiệp.
* 10 doanh nghiệp chi nhiều nhất cho quảng cáo

Theo TNS Media, 10 doanh nghiệp chi tiêu cho quảng cáo nhiều nhất trong 6 tháng đầu năm nay là Unilever Việt Nam, P&G Việt Nam, Vinamilk, VMS-MobiFone, Dutch Lady Việt Nam, công ty Bia Tân Hiệp Phát, Nestle Việt Nam, VinaPhone, Công ty Bia Việt Nam (VBL) và Abbott Laboratories Inc.

Tổng ngân sách dành cho quảng cáo của 10 công ty này vựợt hơn 55,7 triệu Đô la Mỹ, giảm 2,1% so với 6 tháng của năm 2007. Trong số này, Unilever Việt Nam chi nhiều nhất cho quảng cáo và các chương trình khuyến mại với hơn 19,5 triệu đô la còn Abbott Laboratories Inc. chi ít nhất với chỉ hơn 2 triệu Đô la Mỹ nhưng vẫn tăng 12,5%.

Trong 10 công ty trên, Dutch Lady Việt Nam cắt giảm chi phí quảng cáo nhiều nhất, giảm 20,3% với số tiền tương ứng là hơn 4,5 triệu đô la. Ngược lại, ngân sách của Vinamilk dành cho quảng cáo tăng mạnh nhất, với 79,3% và tương ứng với số tiền gần 6,5 triệu đô la.

Vào tháng 5/2008, Vinamilk đã công bố chiến dịch trị giá 2 triệu Đô la Mỹ bao gồm việc sử dụng logo và hình ảnh của các cầu thủ câu lạc bộ bóng đá Arsenal (Anh) để quảng bá cho thương hiệu cà phê Moment.

(TBKTSG)

Thursday, August 28, 2008

Yêu ghét một thương hiệu

Theo thống kê của GFK, trong năm 2005, thị phần điện thoại di động (ĐTDĐ) của Nokia tại Việt Nam là 54%, tiếp theo sau là Samsung, Motorola, Sony Ericsson… Như dự báo của giới kinh doanh ĐTDĐ vị thứ trên trong năm 2006 cũng khó thay đổi.

Ấn tượng đầu tiên

Gặp ngẫu nhiên một số người dùng điện thoại, họ thừa nhận việc trung thành với thương hiệu có phần do "ấn tượng đầu tiên". Anh Tâm ở Bình Thạnh là người mê ĐTDĐ "đa phương tiện". Từ khi Ericsson ra mắt sản phẩm T61 có camera gắn ngoài đầu tiên, anh luôn trung thành với thương hiệu này và sau này là Sony Ericsson.

Theo anh, dùng quen rồi, khó chuyển sang thương hiệu khác. Anh Vĩnh (Q.10) cũng có suy nghĩ tương tự khi nói về Siemens. Anh giải thích: "Có lẽ do ấn tượng ban đầu khi chọn thương hiệu đầu tiên để sử dụng. Dùng riết rồi quen, chẳng muốn đổi sang hãng khác vì phải tìm hiểu lại từ đầu"!

Ngoài sự "cảm tình" cho thương hiệu, có khách hàng bị ấn tượng bởi kiểu dáng thiết kế. Uyển Nhi (Q.3) thú nhận: ban đầu vì ấn tượng với vỏ sò của Samsung mà chạy theo hãng này nhưng đến khi dùng mới thấy sóng yếu quá nên chuyển sang Nokia.

Vài tháng sau lại thấy V3i của Motorola quá "sắc sảo" nên một lần nữa chuyển sang model này dù đã được bạn bè cảnh báo trước: sóng của V3i cũng kém không khác gì Samsung! Còn hiện nay, Nhi đã trở về với Samsung và là một Samsung đắt tiền - Samsung D500.

Ít thay đổi thương hiệu

Trong một cuộc khảo sát do công ty Synovate thực hiện, 80% khách hàng khi được hỏi đã chọn Nokia, sau đó đến Samsung, Motorola, Sony Ericsson… Chúng tôi cũng đã thử tìm hiểu 10 người, 50% trong số họ đến nay vẫn trung thành với hãng đầu tiên mà họ chọn, số còn lại thay đổi do những yếu tố: được tặng hoặc có ý thích thay đổi thương hiệu khác để không nhàm chán...

Chị Tuyết (Thủ Đức) kể, cách đây 6 năm chiếc điện thoại đầu tiên chị dùng là "cục gạch" Ericsson (lúc đó chưa sáp nhập với Sony) 388 vì lúc này trên quầy bán ĐTDĐ chỉ loe ngoe một vài kiểu dáng. Lúc Nokia ra 3310, mẫu máy đầu tiên sử dụng anten ngầm, chị chuyển sang dùng model này. Hai năm sau, khi Samsung ra S300 vỏ sò sang trọng chị lại đổi máy. Chưa đầy 3 tháng sau, chị kết luận: "Quay trở về với Nokia vì "xét một cách toàn diện", dùng Nokia vẫn sướng hơn vì dễ sử dụng".

Không ít khách hàng đã thú nhận rằng, điều đầu tiên tác động đến họ sử dụng máy của hãng nào chính là tác động từ quảng cáo, sau đó là tác động từ bạn bè, cuối cùng mới là những thuận tiện khi sử dụng.

Khó thay đổi thói quen

Thạc sĩ Trần Tuấn Anh, hiện là giảng viên khoa quản trị kinh doanh của ĐH Mở - bán công TP.HCM nhận xét: "Với ĐTDĐ, mỗi hãng đều có những cách sử dụng khác nhau. Những người sử dụng mà chúng tôi đã có dịp khảo sát đều có xu hướng chọn hãng nào có giao diện dễ sử dụng ở các chức năng: thoại, nhắn tin, chụp ảnh và có giá rẻ để dễ dàng đổi máy. Thói quen đó có thay đổi nhưng tỷ lệ không đáng kể".

Giám đốc một công ty phân phối các sản phẩm ĐTDĐ phân tích thêm, bên cạnh thói quen, ấn tượng về mẫu mã cũng là một trong những tiêu chí để thu hút khách hàng bỏ thương hiệu này chạy qua thương hiệu kia mà trường hợp của Motorola V3 là một điển hình. Từ model nắp gập, mỏng từ thời StarTac, gần cuối năm 2005, Motorola đã thu hút người sử dụng chuyển sang model V3 của thương hiệu này vì tính thời trang, giá phù hợp. Thạc sĩ Tuấn Anh đánh giá.

Dù được cam kết sẽ có nhiều "khoản đãi" hậu hĩnh từ nhà sản xuất nhưng theo lời giám đốc kinh doanh của một siêu thị ĐTDĐ vẫn chỉ tập trung những thương hiệu nổi tiếng, còn những tên tuổi khác, trưng bày cho vui, tạo nên sự đa dạng cho siêu thị.

Chị thú nhận: "Việc gây ấn tượng với khách hàng, trách nhiệm chính thuộc về hãng, còn siêu thị chỉ tư vấn hoặc hỗ trợ bằng những chương trình khuyến mãi nho nhỏ chung các model. Một nhân viên của siêu thị Phước Lập cho biết khách hàng thường chỉ dạo qua 4 gian hàng: Nokia, Samsung, Sony Ericsson và Motorola, những hãng còn lại chỉ liếc mắt…

Theo những người kinh doanh di động, cũng như những mặt hàng điện tử khác, mặt hàng ĐTDĐ là mặt hàng nhạy cảm, chỉ cần một sự trục trặc nào đó nho nhỏ, gây sự phiền toái cho người sử dụng là khách hàng bỏ ngay để nhảy sang thương hiệu khác. " Một thời khách hàng "ghét" Nokia vì dính tới vụ Đông Nam, "quên" Ericsson vì trong giai đoạn sáp nhập với Sony…" - những chuyện không dính gì về kỹ thuật.

(SGTT)

TV vượt lên trên Báo chí về doanh số quảng cáo

Năm 2008 đánh dấu sự kiện lần đầu tiên trong lịch sự nước Mỹ: một cuộc nghiên cứu gần đây cho thấy, lần đâu tiên quảng cáo phát sóng truyền hình vựot xa các mẫu print ads trên các báo và tạp chí.

Nếu như dự báo của công ty truyền thông Veronis Suhler Stevenson (VSS) là chính xác thì TV sẽ trở thành kênh quảng cáo hang đầu tại Mỹ, đánh bật Báo chí khỏi vị trí số 1 kể từ cuối thể kỷ thứ 18.

Tuy nhiên, các nhà truyền hình vẫn chưa thể yên vị với vị tri số 1 của mình. VSS cũng dự báo thêm rằng: trong vòng ba năm sắp tơi, Internet sẽ vượt lên dẫn đầu về doanh số quảng cáo.

VSS tiết lộ, Internet sẽ dẫn đầu với mức tăng trưởng hàng năm lên đến 19% trong giai đoạn 2008-2012, so với mức tăng trưởng khoảng 2.5% của truyền hình TV và sự tuột dốc 2.8% của Báo chí về doanh số quảng cáo.

Trong năm 2007, quảng cáo bằng Báo chí đạt doanh số 51.5 tỷ USD so với 48 tỷ USD của quảng cáo trên TV. Nhưng trong năm nay, với tác động của cuộc tranh cử tổng thống tại Mỹ và Thể vận hội Olympic, quảng cáo truyền hình sẽ vượt mức 51 tỷ USD trong khi quảng cáo băng.

Báo chí chỉ đạt được mức duới 47 tỷ USD. Một khi kênh truyền thông Báo chí không còn giữ vị trí dẫn đầu, thì khó có thể mong đợi rằng nó sẽ giành lại vị thế của mình trong thời gian gần nhất.

Tuy nhiên, quảng cáo trên TV sẽ chựng lại vào năm 2009 sau các làn sóng như chính trị và Olympics. Nhưng nó sẽ nhanh chóng phục hồi sau đó nhưng không thể bắt kịp tốc độ phát triển của Quảng cáo trên Internet trong thời gian dài.

VSS dự báo: Năm 2011, 3 vị trí dẫn đầu về truyền thông tại Mỹ sẽ được xác lập như sau: 60 tỷ USD cho quảng cáo trên Internet, trên 51 tỷ USD cho TV và 44 tỷ USD cho Báo chí.

Nhưng không phải mọi sự ảm đạm chỉ ám ảnh các đài truyền hình, thông tấn báo chí và những đối thủ cạnh tranh khác của Internet, bởi lẽ Internet cũng phải đối mặt với những thách thức riêng của mình.

VSS cho rằng,để thành công thì Internet phải đáp ứng 2 yếu tố sau: trước tiên phải “sạch”, như Yahoo, Google và “truyên thống” như các kênh ABC.com và NewYorkTimes.com. Chỉ khi nào 2 thành tố đó được xác lập cùng nhau thì khi đó Internet mới trở thành tiêu điểm đột phá của năm 2011.

Trong năm nay, các kênh Internet “sạch” dự kiến đạt mức 21.9 tỷ đôla về doanh số quảng cáo, tăng trưởng 20.5% so với năm 2007.

Những kênh Internet truyền thống, tuy có phần không lớn mạnh bằng nhưng đang tăng trướng nhanh hơn so với các kênh “sạch”, VSS tiết lộ. Các kênh Internet sạch sẽ đạt được mức 14.1 tỷ đôla về doanh số quảng cáo tại Mỹ, tăng trưởng 28.3%.

“Các kênh truyên thông Internet “sạch” và “truyền thống” có vẻ như sẽ dần bỏ xa nhau nhưng chúng có tác động hỗ trợ lẫn nhau”, giám đốc điều hành VSS Jim Rutherfurd cho biết, “và đó đếu là những cố máy siêu lợi nhuận”.

Nhưng lợi ích sau cùng là, doanh số quảng cáo được nâng lên hứa hẹn việc ngành công nghiệp Mỹ sẽ đạt mức tăng trưởng 2.5% với con tổng doanh số 218 tỷ USD.

(Brandweek.com)

Wednesday, August 27, 2008

Bài học thiết kế của Coca-Cola

Khi David Butler gia nhập hãng đồ uống Coca-Cola cách đây khoảng 5 năm, ông được giao sứ mệnh phải cải thiện mảng thiết kế của hãng.

Tiền thân là giám đốc phụ trách chiến lược thương hiệu tại công ty marketing và tư vấn Sapient, Butler đã nhanh chóng vạch ra một chiến lược thiết kế dài 30 trang cho Coca-Cola.
Tránh dùng từ “thiết kế”

Tuy nhiên, những ảnh hưởng tích cực nếu có của vị phó chủ tịch phụ trách thiết kế này của Coca-Cola hoàn toàn không xuất phát từ những tuyên bố hùng hồn.

Thay vào đó, những tác động đó xuất phát từ việc Butler đã học được phương pháp hiệu quả nhất để thực hiện chiến lược thiết kế tại một tập đoàn lớn và phức tạp như Coca-Cola: nên tránh từ “thiết kế” ở mức tối đa có thể.

Ông lấy ví dụ: “Nếu ở trong một cuộc họp với những người ở bộ phận sản xuất, tôi sẽ nói: “Làm thế nào chúng ta có thể làm cho chiếc lon này gợi cảm giác mát mẻ hơn?” hay “Làm sao để chiếc cốc này dễ cầm hơn?”. Nói cách khác, ông nói về lợi ích của những thiết kế thông minh bằng một ngôn ngữ mà những người nghe ông nói có thể liên hệ.

Với nhiều thương hiệu được thiết kế lại, bao gồm cả logo Coke được thiết kế lại đã giành giải thưởng Grand Prix tại giải thưởng thiết kế Cannes Lions hồi tháng 6 vừa qua, và nhiều sáng kiến như chai nhôm và thùng ướp lạnh mới, chiến lược thiết kế của Butler xem ra đang có hiệu quả lớn.

Butler hiện dẫn đầu một đội 60 nhà thiết kế đồ họa và công nghiệp, trong đó có nhiều người từng làm việc cho các hãng lớn như Apple, Nike, MTV, Target và Elextrolux. Đội ngũ các nhà thiết kế này tập trung tại 4 trung tâm trên toàn thế giới và cùng tập trung vào chiến lược mà ông Butler gọi là “sửa đổi những cái cơ bản” (fix the basics).

Mặc dù ít công ty có bề dày lịch sử thiết kế như Coca-Cola, trong những năm gần đây, hãng dường như đã đánh mất danh tiếng của mình trong lĩnh vực này.

Cách đây chưa lâu, mẫu chai Coke “có eo” được trang điểm với dòng tên được nhận biết trên toàn thế giới và hình đồ họa kiểu dải ruy băng đơn giản đã bị thay thế bởi loại chai nhựa hoặc lon nhôm trên đó logo của hãng nằm giữa một loạt bong bóng, những thông điệp tiếp thị, hoặc những hình ảnh tùy theo mùa.

Khi Butler xem xét lại tình trạng thiết kế của Coca-Cola lúc ông mới tới làm việc ở hãng, ông đã rà soát lại tất cả mọi thứ, từ thiết kế thương hiệu cho sự kiện Olympics Athens 2004, tới quy trình trong đó hơn 300 đối tác đóng chai của hãng phải trải qua để được thông qua những thiết kế chai mới, tới trải nghiêm của người tiêu dùng khi mua Coke từ một máy bán hàng.

Qua đó, Butler nhận thấy, có nhiều thứ cần phải thay đổi. Coca-Cola là một tập đoàn toàn cầu với 450 thương hiệu, hơn 300 mẫu máy bán hàng khác nhau, vô số các đối tác đóng chai và bán lẻ, cùng với đó là không một tiêu chuẩn thiết kế toàn cầu thống nhất nào.

Tránh những ý tưởng viển vông

Không phải trước thời kỳ Butler vào làm việc, Coca-Cola đã bỏ quên lĩnh vực thiết kế. Cựu Chủ tịch Steven Heyer, người đã từ chức hồi năm 2004 để chuyển sang vị trí CEO, đã hợp tác với công ty thiết kế và kiến trúc Rockwell Group ở New York để xây dựng Studio Red nhằm vực dậy hoạt động thiết kế của hãng.

Giám đốc phụ trách mảng sáng tạo của Studio Red khi đó là Tucker Viemeister cho biết: “Nhiệm vụ của chúng tôi là sáng tạo ở bất kỳ khía cạnh nào có thể”. Studio Red đã đưa ra nhiều ý tưởng thú vị, như Coke Cruiser một cửa hàng bán Coke di động dành cho các buổi hòa nhạc hoặc lễ hội, là chiếc xe máy có một thùng ướp lạnh ở phía trước, hoặc “tasting salon” - một cửa hàng bán lẻ ở đó các khách hàng có thể nếm thử những loại đổ uống mới của Coca-Cola.

Tuy nhiên, nhiều ý tưởng này chưa bao giờ trở thành sự thật. “Chúng tôi không nhất thiết phải biến những ý tưởng của mình thành sự thật. Trong những tập đoàn lớn luôn có những ý tưởng lớn. Và không ai có thể thực hiện được mọi ý tưởng trong số đó”, Viemeister nói.

Nhưng đối với Butler, bài họ mà ông rút ra là tránh những ý tưởng quá “cao siêu” khó áp dụng vào thực tế. Thay vì tìm ý tưởng và sau đó cố tìm chỗ để áp dụng, ông nỗ lực trong việc nhận ra những vấn đề cơ bản mà thiết kế có thể giải quyết. Chiến lược của ông tập trung vào 3 lĩnh vực quan trọng đối với Coca-Cola là nhận dạng thương hiệu, trải nghiệm của người sử dụng, và tính bền vững.

Nhiều trong số những nỗ lực thiết kế của Butler và đội ngũ của ông kết hợp các yếu tố giải quyết cả ba vấn đề trên. Lấy vỏ chai “có eo” bằng nhôm lần đầu được giới thiệu vào năm 2005 và đã lại được tung ra trong dịp Olympic vừa qua tại Trung Quốc làm ví dụ.

Từ góc nhìn thương hiệu, đây là bản cập nhật đầy “gợi cảm” của chiếc chai thủy tinh cổ điển, đem lại cảm giác hiện đại hơn, nhưng lại có chi phí sản xuất rẻ hơn. Từ phương diện trải nghiệm, chiếc chai này tạo cảm giác mát lành hơn chai thủy tinh, đồng thời nắp chai có thể đậy lại được. Còn từ phương diện tính bền vững, chai nhôm được sản xuất bằng vật liệu tái chế và bản thân chai này cũng có thể tái chế.

Tương tự, một loạt máy làm lạnh được thiết kế mới với vẻ ngoài bóng bẩy cũng giúp đem lại cho thương hiệu một hình ảnh rắn rỏi hơn. Thêm vào đó, những máy làm lạnh này được sử dụng các công nghệ mới giúp làm giảm tiêu thụ nhiên liệu từ 30 - 40%.

Giải quyết hài hòa các mối quan hệ

Dự án thiết kế máy làm lạnh mới cũng phản ánh những gì mà Butler đã học được trong quá trình làm việc giữa những nguồn áp lực xuất phát từ những mối quan hệ đối tác phức tạp của Coca-Cola.

Hãng không sở hữu các máy làm lạnh, thay vào đó những máy này được các cửa hàng bán lẻ khác nhau tự mua. Trong khi Coca-Cola muốn có những máy làm lạnh mới được lắp đặt tại mọi cửa hàng để có được hình ảnh thương hiệu thống nhất, hãng không thể buộc các đối tác bán lẻ phải làm theo.

Đối với những cửa hàng không muốn đầu tư mới hoàn toàn máy làm lạnh, đội thiết kế của Butler đã thiết kết một bộ tấm panel có thể dùng để gắn vào những chiếc máy làm lạnh cũ, giúp chúng có vẻ ngoài hiện đại hơn như họ muốn.

Một ví dụ khác về cách giải quyết công việc giữa các nguồn áp lực khác nhau trong Coca-Cola là một công cụ phần mềm dựa trên web mà Butler gọi là Máy Thiết kế. Công cụng này cho phép các nhà thiết kế tại các đối tác đóng chai của Coca-Cola có thể tạo ra mẫu trai mới hoặc nhãn hàng mới trên chai hoặc thậm chí các poster quảng cáo.

Nhờ các thông số đã được nhập vào công cụ này, thiết kế cuối cùng của các nhà đóng chai sẽ luôn tuân thủ các tiêu chuẩn toàn cầu do đội thiết kế của Coca-Cola đã xác lập. Công nghệ web 2.0 cho phép các giám đốc thương hiệu của hãng không cần phải thực hiện các biện pháp kiểm soát, đồng thời tạo ra sự linh hoạt thương hiệu lớn hơn.

(Business Week)

Chiến lược Marketing và chiến lược Thương hiệu, hai hay một?

" Các công ty hàng đầu thế giới không chỉ chú trọng đến các chiến lược tiếp thị ngắn hạn theo chiều rộng để thúc đẩy bán hàng mà còn chú trọng đến chiến lược thương hiệu dài hạn theo chiều sâu để xây dựng thương hiệu mạnh...".

Hai thuật ngữ này thường hay được dùng lẫn lộn và được hiểu gần như tương đương nhau.

Nhiều chuyên gia cho rằng đã nói đến tiếp thị, ắt phải nói đến thương hiệu, và chiến lược tiếp thị nào cũng bao trùm chiến lược thương hiệu; ngược lại đã nói đến thương hiệu, ắt phải nói đến tiếp thị, và chiến lược thương hiệu nào cũng cần có những hoạt động tiếp thị. Có đúng như vậy?

Chiến lược tiếp thị (marketing strategy) là chiến lược được sử dụng để làm thế nào đưa hàng “bán ra thị trường” một cách tốt nhất.

Xuất phát từ nguồn gốc của từ “market” nghĩa là “chợ” hay “thị trường”, chữ “marketing” trong trường hợp này có nghĩa là “làm thị trường” bao gồm việc tạo ra hoặc thâm nhập, duy trì và phát triển thị trường (của sản phẩm/thương hiệu) đồng nghĩa với việc làm thế nào để hàng của mình được “bán ra thị trường” một cách tốt nhất.

Chiến lược tiếp thị là con đường, là cách thức để “đưa” hàng ra thị trường và tiêu thụ một cách tốt nhất.

Từ mục đích này, chiến lược tiếp thị thường được các công ty hoặc là tự xây dựng, hoặc thông qua các công ty tư vấn tiếp thị để xây dựng, dựa trên cơ sở của những mục tiêu ngắn hạn, thường là một năm, có khi ba hoặc năm năm. Mục tiêu của một chiến lược tiếp thị thường nhắm vào doanh số, tỷ suất lợi nhuận gộp, thị phần, độ phủ hàng hóa…

Tùy thuộc vào tính chất của sản phẩm hay dịch vụ, chiến lược tiếp thị thường được triển khai thông qua các chiến lược 4P (Product, Price, Place, Promotion) hoặc có thể nhiều “P” hơn (People, Process, Physical evidence…)

Hoạch định chiến lược tiếp thị là một dạng hoạch định “theo chiều rộng”, “đánh” vào từng giai đoạn phát triển của thương hiệu (có thể cùng lúc nhiều thương hiệu) để mở rộng như mở rộng kênh bán hàng, điểm bán hàng (place), thay đổi, cải tiến chất lượng, bao bì sản phẩm (product), điều chỉnh chính sách giá (price), thiết kế và triển khai các chương trình truyền thông (promotion).

Chiến lược tiếp thị có trọng tâm là đem lại kết quả bán hàng tốt hơn, và tất nhiên cũng có tác dụng đến việc xây dựng thương hiệu mạnh, nhưng việc thương hiệu mạnh lên, về bản chất là một “hệ quả”, hơn là một mục tiêu chính yếu.

Trong khi đó, chiến lược thương hiệu (brand strategy) chỉ dành cho một thương hiệu duy nhất xuyên suốt từ ý tưởng, định vị, lựa chọn thị trường mục tiêu, lựa chọn tên thương hiệu, logo, xây dựng hệ thống nhận dạng thương hiệu…, sau đó mới là quá trình xây dựng cho thương hiệu ngày càng mạnh hơn.

Chiến lược thương hiệu bao gồm nhiều giai đoạn, xuyên suốt theo “chiều dài lịch sử” của thương hiệu, từ lúc mới khai sinh cho đến lúc đã có tên tuổi - là một hoạch định “theo chiều sâu” lâu dài cho thương hiệu. Giai đoạn nào đã qua thì thôi, chưa qua thì tiếp tục xây dựng, phát triển. Tuy vậy, vẫn có lúc phải quay lại, xem xét lại giai đoạn đã qua (tái định vị, đổi logo, thay đổi nhận dạng thương hiệu…).

Khác với chiến lược tiếp thị có trọng tâm là thúc đẩy bán hàng, chiến lược thương hiệu có trọng tâm là xây dựng thương hiệu mạnh (tất nhiên, cũng sẽ ảnh hưởng đến kết quả bán hàng)… Một chiến lược thương hiệu xuyên suốt thường bao gồm những hoạt động liên quan đến việc xây dựng thương hiệu mạnh.

Đó là: ý tưởng sản phẩm và thương hiệu; định vị/tái định vị; phân khúc, lựa chọn thị trường mục tiêu; hệ thống nhận dạng thương hiệu; độ nhận biết, độ nhận biết đầu tiên; tính cách thương hiệu; thuộc tính thương hiệu; hình ảnh thương hiệu; mức độ trung thành; chất lượng cảm nhận; thông điệp truyền thông…

Chiến lược thương hiệu không chú trọng đến doanh số, thị phần, độ phủ trong giai đoạn ngắn hạn, mà chú trọng nhiều đến các yếu tố trên về lâu dài.

Các công ty hàng đầu thế giới không chỉ chú trọng đến các chiến lược tiếp thị ngắn hạn theo chiều rộng để thúc đẩy bán hàng mà còn chú trọng đến chiến lược thương hiệu dài hạn theo chiều sâu để xây dựng thương hiệu mạnh, với mục tiêu là đem lại giá trị thương hiện - thường cao hơn gấp nhiều lần so với lợi nhuận ngắn hạn có được do kết quả bán hàng trước mắt.

(TBKTSG)

Tuesday, August 26, 2008

Ba tiêu chí sáng tạo cho các hoạt động truyền thông marketing

Một hệ thống bản sắc nhận diện thương hiệu thực sự hiệu quả luôn bám sát các mục tiêu chiến lược dài hạn và là cơ sở nền tảng cho tất cả mọi tài liệu truyền thông marketing của doanh nghiệp.

Một hệ thống đựợc tạo dựng theo cách này sẽ cho phép từng loại tài liệu truyền thông thực hiện được nhiệm vụ chiến lược là xây dựng một hình ảnh thương hiệu chung nhất quán, trong khi vẫn thực hiện được bất cứ nhiệm vụ chức năng mang tính chiến thuật nào của bản thân phương tiện truyền thông đó.

Những nhiệm vụ chức năng mang tính chiến thuật nói trên đóng vai trò rất quan trọng đối với thương hiệu.

Chúng có thể đơn giản như mẫu hóa đơn cung cấp thông tin về khoản nợ và nơi cần thanh toán, cho đến một mẫu dàn trang đôi trên tạp chí nhằm giới thiệu sản phẩm mới một cách đầy ấn tượng.

Ở cấp độ chiến thuật, việc làm sao để khiến các loại tài liệu truyền thông “tĩnh” như tờ hoá đơn có thể làm tốt chức năng chuyển tải thông tin thường dễ dàng hơn nhiều so với khi thực hiện các loại truyền thông “động” như quảng cáo, biển quảng cáo, tài liệu truyền thông tại điểm bán hàng, tài liệu quảng bá, phim quảng cáo truyền hình và các phương tiện truyền thông khác.

Những phương tiện truyền thông “động” này không những phải phục vụ cho các mục tiêu marketing hiện thời, bên cạnh đó chúng còn phải cạnh tranh cùng với những hoạt động truyền thông khác nhau của các đối thủ. Trong một vài bài viết sắp tới, chúng ta sẽ tập trung tìm hiểu về việc sáng tạo các tài liệu truyền thông marketing như vậy.

Hơn hai mươi năm trước, với tư cách là Tổng giám đốc Sáng tạo của một công ty truyền thông marketing phát triển lớn mạnh với đội ngũ nhân sự lên tới khoảng 200 nhân viên, tôi gần như ngập trong khối lượng các dự án sáng tạo mà tôi phải đánh giá và xem xét hàng ngày. Lúc đó, tôi cần tạo dựng một phương pháp làm việc để đội ngũ quản lý khách hàng có thể cung cấp cho đội sáng tạo những thông tin và yêu cầu của khách hàng một cách rõ ràng.

Tôi cũng cần một bộ tiêu chí cụ thể, rõ ràng cho đội sáng tạo để đội sáng tạo có thể áp dụng chúng cho bất kỳ loại hình tài liệu truyền thông nào, nhờ đó họ nắm được rõ những tiêu chí và cách thức mà tôi sẽ đánh giá các ý tưởng mà họ đưa ra. Tôi đã xây dựng cả hai phương thức này và sử dụng chúng hiệu quả từ đó tới nay.

Mặc dù về mặt bản chất, các tiêu chí truyền thông cho những sản phẩm và dịch vụ khác nhau có thể có sự khác biệt rất lớn đối với các loại hình phương tiện truyền thông khác nhau, song tôi nhận thấy có ba tiêu chí thiết yếu mà một thông điệp hiệu quả nhất thiết phải đáp ứng đầy đủ.

Ba tiêu chí này không chỉ hữu dụng đối với các hãng quảng cáo và công ty thiết kế khi thực hiện các tài liệu truyền thông marketing, mà chúng còn giúp ích cho các doanh nghiệp khi đánh giá những giải pháp được đề xuất. Ba tiêu chí đó là:

Tài liệu truyền thông của bạn có tạo được ấn tượng không? Có lẽ bạn cũng nhận thấy, trong một vài năm trở lại đây, ngày càng có nhiều thông điệp truyền thông hơn và chúng cạnh tranh với nhau để thu hút sự chú ý của bạn. Để bạn thực sự hướng sự chú ý tới một thông điệp tiếp thị nào đó, thì nó phải nổi bật giữa vô vàn thông điệp truyền thông khác nhau.

Tài liệu truyền thông của bạn có tạo được ấn tượng đúng không? Nếu một thông điệp tiếp thị thành công trong việc thu hút được sự chú ý ban đầu của bạn thì chắc chắn tiếp đó nó phải truyền tải một thông điệp nhất định. Điều đáng ngạc nhiên là thông điệp đó không phải lúc nào cũng chuyển tải một ấn tượng đúng như đáng lẽ ra nó cần thể hiện.

Tài liệu truyền thông của bạn có tạo được ấn tượng đúng cho thương hiệu không? Như nội dung các bài viết trước trong chuyên đề về thương hiệu của chúng đã nhấn mạnh, đây chính là mục tiêu chiến lược của các hoạt động truyền thông marketing.

Nếu các hoạt động truyền thông marketing của doanh nghiệp bạn không đáp ứng được đầy đủ ba tiêu chí nói trên thì chúng không đạt được hiệu quả như yêu cầu, và như vậy cũng có nghĩa là bạn đang lãng phí khoản ngân sách dành cho hoạt động truyền thông marketing.

(VIR)

Thương hiệu của bạn có bị mất phương hướng?

Hình ảnh thương hiệu Toyota chưa đủ mạnh để được người tiêu dùng đánh giá là sang trọng. Vì vậy, công ty đã giới thiệu một mẫu xe mới tập trung vào phân khúc thị trường cao cấp “Lexus”.

Lexus bắt đầu định vị hình ảnh là mẫu xe sang trọng với thiết kế đẹp mắt và sử dụng chất liệu cao cấp. Kinh nghiệm trong hoạt động quảng cáo và bán hàng đã giúp cho chiến lược quảng bá mẫu xe này rất khác biệt so với cảm nhận thông thường của người tiêu dùng về Toyota: Bền bỉ và có độ tin cậy cao.

Những thương hiệu nổi tiếng đã xây dựng niềm tin và sự kính trọng với những kinh nghiệm tuyệt đối bằng truyền thống, rõ ràng và trung thực cũng như truyền tải các kinh nghiệm này mà không đánh mất ý tưởng, khái niệm cốt lõi mà thương hiệu đại diện.

Qua thời gian, một vài thương hiệu đã thực hiện tốt điều đó, họ đã tạo nên danh tiếng với các lọai sản phẩm riêng biệt. Ví dụ, khi người tiêu dùng nghĩ về khăn giấy, sốt cà chua hay cà phê, họ liền nghĩ đến Kleenex, Heinz và Nescafe.

Một cam kết mạnh mẽ là một phần quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu, nhưng một vài thương hiệu đã mất phương hướng trong khi số khác lại gặp thất bại khi khai thác các cơ hội nhằm tìm cách giới thiệu các sản phẩm mới. Nếu một thương hiệu cố gắng trở thành mọi thứ hay thậm chí luôn là một thứ giống nhau trong mắt người tiêu dùng thì thương hiệu đó đang mất phương hướng dẫn đến một viễn cảnh thất bại trong tương lai.

Các công ty đã thành công trong việc kiếm ra tiền nhờ vào thương hiệu cần thiết phải nghĩ đến các phương thức nhằm nâng giá trị tài sản của công ty. Khi các công ty tìm cách phát triển những cơ hội mới, họ thường nhận ra rằng họ phải khôn ngoan, phải xây dựng thương hiệu dựa trên những gì mà họ đã sở hữu còn hơn là bắt đầu sáng tạo lại. Có nghĩa là các công ty phải có trách nhiệm xem xét đến các phương thức để mở rộng thương hiệu theo đường lối mới.

Vài công ty đã ngừng việc sản xuất các sản phẩm không quan trọng, đã làm giảm đi ý tưởng cốt lõi và làm suy yếu những gì mà thương hiệu đại diện. Tuy nhiên, các công ty nổi tiếng lại thành công bằng việc sáng tạo hướng phát triển mới mà vẫn trung thành với ý tưởng cốt lõi và điều này đã giúp họ thành công.

Hãy lấy Apple làm thí dụ điển hình. Khái niệm cốt lõi của thương hiệu Apple là sự cách tân mạnh mẽ, thiết kế đẹp mắt và khả năng mang đến sự ấm áp, niềm đam mê cho những ai yêu thích các sản phẩm công nghệ.

Năm ngoái, Apple đã đưa ra một quyết định bất ngờ nhưng sáng tạo bằng việc thay đổi tên công ty từ Apple Computers thành cái tên giản đơn “Apple,Inc”

Là một thương hiệu đại diện cho tính cách tân, Apple tạo ra các sản phẩm như: Desktop, phần mềm đồ họa và chuột như là một nhà sản xuất phần mềm và phần cứng. Tuy vậy, Apple cần phải vượt ra ngoài các sản phẩm máy tính để tiếp tục hoạt động cách tân.

Vì vậy, hiện tại, Apple là nhà sản xuất các sản phẩm truyền thông kĩ thuật số như: Máy Mp3, ĐTDĐ, thiết bị truyền dữ liệu không dây, các thiết bị lưu trữ dữ liệu theo dòng và một dịch vụ bán hàng online và download, phần mềm và máy tính.

Apple có thể bị mất sự tín nhiệm khi chuyển từ sản phẩm máy tính sang iphone. Tuy nhiên, bằng việc chuyển hướng đầu tiên sang iPod, công ty đã tạo nên một thương hiệu mới qua việc tập trung vào âm nhạc và tính tiện ích, vì thế, sản phẩm iPhone rất có tiềm năng phát triển trong tương lai.

Nhiều yếu tố chính kết nối thương hiệu Apple qua mỗi lần mở rộng sản phẩm, và điều này tạo ra một ”virtuous circle” (vòng tuần hòan thuận lợi), nơi mà cả thương hiệu và việc mở rộng sản phẩm hỗ trợ. Kĩ thuật tuyệt hảo, yếu tố hiện đại, thiết kế tiện lợi cho người tiêu dùng kết hợp với kiểu dáng nghệ thuật đã làm người tiêu dùng không thể cưỡng lại sản phẩm Apple.

Những thương hiệu khác cũng thành công mà không đánh mất giá trị cốt lõi.

Vẻ đẹp thật sự

Trong một thế giới đầy rẫy quảng cáo và mang tính rập khuôn, thương hiệu Dove mang đến một sản phẩm thay thế cho phụ nữ, những người nhận ra tính chất quan trọng của sắc đẹp. Sản phẩm này dành cho những phụ nữ thật sự, phụ nữ với những đường cong. Suốt thập niên những năm 50, Dove lần đầu được giới thiệu tại Mỹ và đã thành công trong việc mở rộng sản phẩm, bao gồm như: Sữa tắm, xà bông, sản phẩm khử mùi…Các sản phẩm này liên kết chặt chẽ với nhau, chúng cùng chú trọng về vẻ đẹp thật sư, chứ không phải giả tạo và cùng chứa 1/4 kem giữ ẩm.

Thành công

Các sản phẩm sữa tắm, xà bông của Axe cam kết mang đến sự tự tin và vẻ quyến rũ cho các chàng trai trẻ. Thương hiệu này đã thành công khi mở rộng sang các sản phẩm như gel tắm, nước hoa và có thể chuyển sang các lọai sản phẩm khác như dầu gội, kem dưỡng ẩm nếu mỗi sản phẩm cam kết truyền tải thông điệp ”Axe effect”
Nhẹ nhàng chăm sóc

Nivea đã phát tiển từ một loại sản phẩm chính cho đến 300 sản phẩm, bao gồm 14 nhóm loại sản phẩm. Tuy nhiên, tất cả sản phẩm của nó cam kết một khái niệm đầy nhận thức cao về vẻ đẹp như ”more than one ideal”. Qua việc đảm bảo tính kiên định mạnh mẽ trong thông điệp truyền tải bằng lời nói và hình ảnh, Nivea đã khiến mỗi sản phẩm mới đều đóng góp vào sự thành công của thương hiệu.

Công nghệ của nhân loại

Thậm chí không cần đặt những cái tên cầu kì cho sản phẩm di động, mỗi sản phẩm của Nokia mang một cá tính riêng. Làm thế nào có thể được như vậy? Nokia tập trung vào sản phẩm chính thay vì các sản phẩm phụ và nhấn mạnh cam kết của Nokia là chất lượng cao và là “công nghệ của nhân loại” cho dù đó là bất kì sản phẩm hay dịch vụ đặc biệt nào của Nokia.

Hương vị mạnh nhất

Hơn một thế kỉ qua, thương hiệu Fisherman’s Friend luôn cho rằng sản phẩm kẹo bạc hà và kẹo the của công ty có “hương vị mạnh nhất” Khi muốn mở rộng dây chuyền sản phẩm, công ty không từ bỏ vị trí mạnh mẽ mà họ đang có (như Listerine đã thực hiện) và cũng không muốn thu hút người tiêu dùng mới với sản phẩm như Fisherman’friend for Tots (dành cho trẻ em). Các sản phẩm mới nhất của công ty như kẹo nhai cao su có hương vị bạc hà và tinh dầu menthol cay nồng, chứng minh sự luôn kiên định với vị trí mạnh mẽ, vui nhộn của thương hiệu.
Thời trang đường phố cao cấp

Từ khi khai trương cửa hàng Zara đầu tiên tại Tây Ban Nha vào năm 1975, Inditex đã phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng trở thành một thương hiệu hàng đầu trên thế giới trong nghành thời trang.

Khôn ngoan hơn, công ty đã giới thiệu nhiều thương hiệu khác nhau nhằm phục vụ nhiều đối tượng khác nhau, chứ không phải mở rộng thương hiệu Zara trước đó. Ngày nay, tập đoàn Inditex bao gồm các thương hiệu khác nhau từ: Massimo Dutti tinh tế, cao cấp cho đến thương hiệu đường phố Bershka, thương hiệu đồ lót Oyssho và thương hiệu Pull& Bear.

Phong cách

Điện thọai di động Prada của LG đúng như nó được tiếp thị - là sản phẩm đánh dấu sự kết hợp giữa phong cách và các chức năng cấp cao. Các nhà thiết kế của LG muốn Prada được chấp nhận như là một sản phẩm đậm phong cách thời trang, không chỉ vì giá trị hợp nhất của thương hiệu mà còn muốn duy trì một phong cách giản đơn cho LG Prada.

Do vậy, thương hiệu LG đã hòan toàn thất bại. Dưới đây là một vài ví dụ về các thương hiệu đã đánh mất ý tưởng cốt lõi:

Listerine

Nhiều năm qua, Listerine đã quảng cáo thương hiệu như là ”the taste you hate, twice a day” (hương vị bạn ghét, dùng 2 lần mỗi ngày) với ý tưởng là nếu nó không có mùi vị như một dung dịch sát khuẩn thì nó sẽ không có tác dụng gì hết.

Nhưng khi công ty cho ra mắt Agent Cool Blue, một lọai nước súc miệng dành cho trẻ em vào năm 2006, với mong muốn đem lại cảm giác thỏai mái cho trẻ em làm sạch răng, cũng như việc mở rộng sản phẩm với nhiều loại nước súc miệng có mùi vị dễ chịu.

Công ty này khẳng định: ”Giờ đây đã có một sản phẩm Listerine thích hợp với tất cả mọi người”. Không may thay, thật không dễ dàng để truyền tải một cam kết “như là mọi thứ” dành cho tất cả mọi người.

Pizza Hut

Trong một thời đại mà người tiêu dùng lại chuyển hướng sang các sản phẩm tốt cho sức khỏe, Pizza Hut lại cứ giữ nguyên thực đơn nghèo nàn và cũ rích tại các nhà hàng Pizza Hut. Hiện tại, thương hiệu này không những cung cấp các món ăn như mì ống mà còn có cánh gà, bánh mì kẹp pho mát và bánh táo chiên nóng tại một số quốc gia đây là chiến lược mất phương hướng và rủi ro.

Tại thời điểm này, Pizza Hut nên tập trung vào pizza, chỉ duy nhất pizza mà thôi và tập trung vào việc sáng tạo lại các nguyên liệu nhằm mang đến một sản phẩm dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe.

Marlboro

Nếu Marlboro gắn liền với hình ảnh chàng cao bồi gan lì thì hai sản phẩm thuốc lá Marlboro Menthol và Marlboro Ultra Light có gì khác biệt nhau đâu? Với một nỗ lực nhằm thú hút một lượng người tiêu dùng mới, Marlboro đã đánh mất hình ảnh khác biệt truyền thống vốn có của nó.

Diet Pepsi Max

Pepsi đã cố gắng mở rộng dây chuyền sản phẩm của công ty từ Pepsi One đến Pepsi Blue trong nhiều năm qua. Năm 2007, Diet Pepsi Max được ra mắt tại Mỹ nhằm cạnh tranh với sản phẩm Coke Zero dành cho quý ông của Coca Cola.

Thực tế cho thấy hoạt động mở rộng sản phẩm của Pepsi không chứng minh được tiến triển nào của công ty. Và rõ ràng là nhiều quý ông thường không quan tâm đến thức uống không đường.
Volkswagen Phateon

Mặc dù được đánh giá cao khi Volkswagen giới thiệu mẫu xe Phaeton vào năm 2002, nhưng phần lớn người tiêu dùng lại tẩy chay loại xe saloon đắt đỏ này với khẩu hiệu ”People’car” (Chiếc xe dành cho tất cả mọi người) và thay vào đó chuyển qua sử dụng các kiểu xe của các đối thủ như Audi’s A8 và seri BMW’s 7. Một chiếc Volkswagwen với giá 90.000 đô mà lại thích hợp với tất cả mọi người ư? Ý tưởng này đã vượt quá xa những gì mà người tiêu dùng chấp nhận.

Kết luận

Trong một thế giới đang thay đổi chóng mặt, nhiều sản phẩm mới được giới thiệu trên thị trường với những cam kết như sức khỏe, sắc đẹp, hiệu quả cao... Do vậy, người tiêu dùng càng trở nên lẫn lộn và thỉnh thoảng mất định hướng về những gì họ mong muốn.Thực tế là nhiều sản phẩm được ra đời và biến mất vì thất bại trong việc thực hiện các cam kết của chúng.

Đây là thời điểm mà các nhà tiếp thị cần dừng lại và suy nghĩ. Phải ghi chú. Phải thực hiện các chiến lược một cách cẩn thận, đó là trung thành với ý tưởng cốt lõi nhưng phải cải tiến và điều chỉnh cho phù hợp với thời đại. Không có giới hạn nào cả. Các thương hiệu phải nhìn vào tương lai nhưng phải tập trung vào những gì đang có.

(Brandchannel.com)

Kinh nghiệm xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp Hàn Quốc

Thương hiệu công ty, thương hiệu sản phẩm có mối quan hệ mật thiết với thương hiệu quốc gia.

Kinh nghiệm xây dựng thương hiệu doanh nghiệp ở Hàn Quốc có thể cung cấp những thông tin hữu ích cho doanh nghiệp nói riêng và nỗ lực xây dựng thương hiệu quốc gia nói chung.

Ba giai đoạn nhận thức

Khác với Mỹ, châu Âu và Nhật đã có nhiều thập niên kinh nghiệm về xây dựng và quản lý thương hiệu, các công ty Hàn Quốc coi thương hiệu là lĩnh vực tương đối mới mẻ. Nhận thức về thương hiệu ở Hàn Quốc đã tiến dần qua ba giai đoạn chính.


Trong giai đoạn đầu, doanh nghiệp coi thương hiệu chỉ như là tên gọi của sản phẩm. Quan niệm này không hoàn toàn sai bởi vì tên doanh nghiệp, tên sản phẩm tự chúng đã rất quan trọng; nhưng dĩ nhiên thương hiệu không chỉ là cái tên.

Mới hai mươi năm trước ở Hàn Quốc người ta còn xem phong thủy khi chọn tên sản phẩm, tên công ty, giống như đặt tên cho trẻ con vậy. Có thời các công ty đua nhau đăng ký trước hàng trăm cái tên “tốt lành” để bảo đảm rằng đối thủ cạnh tranh sẽ không thể giành được những cái tên hay ho như vậy. Lề thói này bây giờ đã không còn.

Giai đoạn thứ hai là khi các doanh nghiệp có ý thức về thương hiệu và bản sắc của mình. Đây là lúc công ty bắt đầu đánh giá cao ý nghĩa của thương hiệu; bắt đầu thuê mướn các công ty tư vấn về văn hóa doanh nghiệp thiết kế thương hiệu và xây dựng quan niệm thương hiệu cho mình.

Đối với các thương hiệu Hàn Quốc, mục tiêu là toàn cầu hóa hình ảnh. Ví dụ, đầu thập niên 1990 Công ty Điện tử Goldstar đổi tên thành LG (viết tắt của chữ Lucky Goldstar - Ngôi sao vàng may mắn) ngay sau khi mua lại thương hiệu ti vi nổi tiếng của Mỹ là Zenith. Thương hiệu mới của LG là một thành công và cái logo và slogan mới, thân thiện, dễ đọc dễ nhớ nhanh chóng trở nên quen thuộc khắp thế giới.

Một công ty Trung Quốc cũng đang đi theo cách này: sau khi mua lại bộ phận sản xuất máy tính cá nhân của tập đoàn IBM, Công ty máy tính Legend đổi tên thành Lenovo. Tuy nhiên, không có lối đi tắt trong việc xây dựng thương hiệu cho nên Lenovo cần bảo đảm thương hiệu Lenovo được chấp nhận ở các thị trường chính chứ không chỉ dựa vào tiếng tăm của vụ sáp nhập.

Giai đoạn cuối là việc chấp nhận thương hiệu như một tài sản chủ yếu của doanh nghiệp. Khái niệm “vốn thương hiệu” có nghĩa là thương hiệu có giá trị quy thành tiền, phải được coi trọng như mọi thứ khác trong bảng cân đối tài sản của công ty. Để tăng giá trị vốn thương hiệu, các công ty châu Á nên sử dụng sự tư vấn thương hiệu có chất lượng để lọc ra những biến số có thể hỗ trợ hoặc cản trở việc xây dựng và duy trì thương hiệu.

Cần kiên nhẫn

Để xây dựng thương hiệu mạnh cần có rất nhiều thời gian (và tiền bạc). Trong một thời gian dài các thương hiệu Hàn Quốc đứng dưới đáy của “cây nêu thương hiệu” vì người tiêu dùng đồng nhất sản phẩm và thương hiệu Hàn Quốc với những gì rẻ tiền, sản xuất hàng loạt và chất lượng kém. Các doanh nghiệp Hàn Quốc đã nỗ lực rất lớn để thay đổi thành kiến này.

Ở Hồng Kông, vị trí quảng cáo ngoài trời đắt giá nhất là khu vực cảng Victoria, nơi người đi phà từ đảo Hồng Kông sang Cửu Long đều nhìn thấy bảng quảng cáo các thương hiệu nổi tiếng thế giới, cả ngày lẫn đêm.

Trong một thời gian dài Samsung chiếm vị trí quảng cáo tốt nhất trên cảng Victoria. Có lẽ vị trí quảng cáo ngoài trời đắt nhất thế giới là quảng trường Times Square ở New York, và từ lâu Samsung và LG đã chiếm những vị trí nổi bật ở đó. Tại Paris và nhiều sân bay quốc tế khác, các công ty Hàn Quốc gần như độc quyền quảng cáo trên xe đẩy hành lý. Phải rất nhiều năm sau các hoạt động này mới phát huy hiệu quả.

Tập đoàn Procter & Gamble (P&G) nổi tiếng với hệ thống quản trị thương hiệu và không phải ngẫu nhiên mà hàng loạt các cựu quản trị viên của P&G giờ đây đang đảm nhiệm vai trò giám đốc tiếp thị, thậm chí tổng giám đốc điều hành (CEO) của nhiều doanh nghiệp có thương hiệu được quản lý tốt nhất ở Hàn Quốc.

Và linh hoạt

Quản trị thương hiệu là việc làm rất tinh tế. Đôi khi nhà quản trị mất cả một đời để xây dựng một thương hiệu thành công toàn cầu, song nó có thể bị phá hỏng chỉ trong thời gian ngắn, còn người tiêu dùng thì không ngừng tìm kiếm những “thương hiệu lớn” và mới mẻ. Chính vì vậy, mọi thương hiệu đều phải thân thiện với người tiêu dùng.

AmorePacific là một công ty Hàn Quốc có tham vọng trở thành một trong mười công ty mỹ phẩm hàng đầu thế giới trong thập niên sắp tới. Thành công của AmorePacific đáng chú ý ở chỗ chiến lược của nó không giống với bất kỳ mô hình thương hiệu toàn cầu nào. Tại mỗi thị trường, công ty rất cẩn thận trong việc hội nhập vào các điều kiện thương hiệu địa phương.

Ví dụ ở Trung Quốc, công ty tận dụng làn sóng phim Hàn, đưa ngôi sao Jeon Ji-hyun, diễn viên chính trong phim “Cô nàng ngổ ngáo”, làm hình ảnh quảng cáo của mình; tại Mỹ công ty dựa vào các doanh nghiệp quan hệ cộng đồng và các tạp chí thời trang như Vogue trong khi tại Hàn Quốc công ty vẫn phải dựa chủ yếu vào phương thức bán hàng tận nhà vì khách hàng địa phương không chỉ mua sản phẩm mà còn cần được tư vấn về mỹ phẩm.

Tập đoàn Samsung thì tài trợ cho đội bóng Chelsea của Giải Ngoại hạng Anh - một hoạt động mang lại nhiều lợi ích. Trong đội hình của Chelsea có các ngôi sao đa quốc gia và các trận đấu của giải này được truyền hình tới tất cả các quốc gia đó, kèm theo là logo của Samsung - điều đó không chỉ giúp Samsung trở nên quen thuộc với người tiêu dùng ở các thị trường hiện tại mà còn giúp vươn tới các thị trường tương lai.

Những nỗ lực này tạo cho thương hiệu một quan hệ thân thiện với người tiêu dùng. Bài học cuối cùng mà các công ty Hàn Quốc vẫn đang còn phải học là quản lý thương hiệu là chuyện khó. Để gia nhập hàng ngũ các thương hiệu toàn cầu “hạng A” công ty phải đầu tư thời gian, tiền bạc và đội ngũ nhân viên tài giỏi nhất để xây dựng và duy trì thương hiệu của mình.

(AB Việt)

Monday, August 25, 2008

Khi chìa khóa là tâm lý học niềm tin

Sai lầm là chuyện bình thường trong cuộc sống, nhưng chính sự kiên trì mới là điểm nhấn tách biệt giữa những doanh nhân thành công và những doanh nhân bình thường.

Khi mà rất nhiều nhà lãnh đạo kinh doanh vĩ đại phải đối mặt với không ít thất bại ở đâu đó trên suốt chặng đường sự nghiệp của họ thì theo các chuyên gia tâm lý thì điều đó chính là những bài học đáng giá.

Trong kinh doanh cũng như trong thể thao, chính trị hay nghệ thuật nhiều nhà lãnh đạo lớn nhất và có ảnh hưởng nhất không ngừng chia sẻ các câu truyện thất bại của họ.

Nhà sản xuất ô-tô Henry Ford hay nhà làm phim hoạt hình Walt Disney đã cùng lún sâu vào những khó khăn với những dự án kinh doanh mạo hiểm ban đầu.

Hay khi mới khởi đầu sự nghiệp với General Electric, Jack Welch đã gây ra một vụ nổ thổi tung cả nóc của toà nhà. Còn đối với Steve Jobs, không lâu sau khi đưa Apple Computer ra công chúng, ông đã bị đánh bật ra khỏi công ty bởi chính người đàn ông mà Steve đã thuê để quản lý công ty.

Các nhà tâm lý học nói rằng sự việc không đơn giản là những doanh nhân này học hỏi từ các sai lầm để dẫn tới thành công sau cùng. Nó còn là sự bền bỉ và dẻo dai mà các doanh nhân này thể hiện để vượt qua các hố sâu khó khăn.

Thất bại có thể "mang nhiều điều giá trị hơn là sự huỷ hoại ý chí. Nó nói với bạn về những gì bạn có thể cần làm nhằm đạt được các mục đích khác", theo đúng như nhận định của Albert Bandura, giáo sư tâm lý học tại trường đại học Stanford người khai phá Học thuyết về sự tự tin (Theory of self-efficacy) một niềm tin nội tại bên trong mỗi chúng ta về khả năng vươn tới thành công.

Theo Bandura, sự tự tin là nhận thức về năng lực, niềm tin rằng chúng ta sở hữu các kỹ năng cá nhân và khả năng hành động sẽ giúp chúng ta tiếp xúc một cách trực tiếp và thành công trong những tình huống khó khăn định trước.

Trong khi sự tự tin khá giống với các yếu tố tích cực khác như tự trọng, tin tưởng,... nó đặc biệt liên quan tới niềm tin về khả năng thực hiện tốt một nhiệm vụ cụ thể nào đó. Lúc mà các thất bại tấn công, những doanh nhân có sự tự tin cao độ sẽ học hỏi được nhiều điều từ các sai lầm của họ và củng cố hơn giải pháp đi tới thành công.

Quan sát sự bền bỉ và dẻo dai

Hàng thập kỷ qua, khái niệm của Bandura được áp dụng vào rất nhiều lĩnh vực khác nhau, từ giáo dục, cai thuốc lá tới huấn luyện thể thao. Và trong những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, Bandura và một đồng sự tại trường đại học Quản lý kinh doanh Australia đã thực hiện cuộc nghiên cứu giúp nhận ra yếu tố tự tin có sự ảnh hưởng như thế nào tới hoạt động của các nhà lãnh đạo kinh doanh. Họ mong muốn kết luận được rằng "sự tự tin trong quản lý kinh doanh" là một đặc tính có thể trau dồi được.

Làm việc cùng với nhiều sinh viên từ các trường đại học kinh doanh hàng đầu, Bandura nói với một nửa trong số các sinh viên rằng họ được đánh giá dựa trên các khả năng cố hữu của họ để quản lý một tổ chức mô phỏng. Số sinh viên còn lại được nói rằng họ được đánh giá dựa trên khả năng thích nghi và tìm kiếm các kỹ năng cần thiết để thành công trong một tổ chức được mô phỏng vi tính hóa.

Các sinh viên được đề nghị tự phân công lẫn nhau các nhiệm vụ sao cho hiệu quả nhất và nhanh chóng hoàn thành mục tiêu đề ra. Những nhà nghiên cứu đặt ra các mục tiêu ở mức độ rất cao để quan sát các sinh viên chống đỡ và linh hoạt ra sao với thách thức.

Kết quả rất ấn tượng. Những sinh viên tin rằng họ được tự do thích nghi và cải thiện vẫn duy trì sự dẻo dai và bền bỉ đặc biệt trong suy nghĩ và sự tự tin quản lý của họ. Họ giữ cho tổ chức ở mức khát vọng lớn. Các suy nghĩ lý trí của họ mang tính hệ thống rất cao. Và họ đảm bảo yếu tố sáng tạo cho tổ chức luôn ở mức cao.

Ngược lại, những sinh viên tin rằng các kỹ năng vốn có và nhất định của họ đang được đặt vào cuộc thử nghiệm rất nhanh chóng suy sụp. Việc ra quyết định của họ trở nên thất thường ngay khi họ đụng phải khó khăn và họ từ bỏ những khát vọng lớn cho tổ chức. Bandura cho biết thông điệp ở đây chính là tầm quan trọng của niềm tin mỗi con người về việc đối phó với các yêu cầu hoạt động phức tạp.

Theo Edwin Locke – giáo sư về lãnh đạo và động cơ tại trường đại học Maryland, niềm tin luôn được xem là yếu tố rất quan trọng đối với các nhà lãnh đạo kinh doanh. Locke cho rằng một vài trong số những biểu tượng vĩ đại nhất về sự tự tin là các doanh nhân, ông ám chỉ tới Frank Woolworth của Woolworth, Ray Kroc của McDonald và Fred Smith của FedEx.

Nhưng một đặc tính quan trọng khác mà các nhà lãnh đạo kinh doanh này chia sẻ với mọi người đó là sự lạc quan hoà trộn với chủ nghĩa hiện thực. "Sẽ rất quan trọng với việc có được những phản hồi chân thực tốt đẹp, để giữ cho sự tự tin của bạn phù hợp với thực tế", Locke cho biết.
"Chúng tôi có thể làm lại nó lần nữa"

Trong khi đối với bất cứ nhà quản lý kinh doanh nào, việc duy trì cảm giác tự tin cao độ là rất quan trọng thì hầu hết các doanh nhân thành công còn dựa vào cảm giác cao độ về "sự tự tin tổ chức" (organizational efficacy).

Đó là phát hiện ban đầu của tiến sỹ James Bohn, giám đốc quản lý thay đổi tại hãng Johnson Controls và nhà nghiên cứu tại trường đại học Wisconsin. "Thậm chí cả khi một công ty có các kết hoạch chiến lược, câu hỏi thiết yếu luôn là có hay không có những con người bên trong tổ chức ío tin rằng họ có thể kiểm soát được kết quả", Bohn cho biết.

Bohn thấy rằng các công ty sẽ được trang bị tốt hơn để vượt qua các thất bại nếu họ có được 03 đặc tính hỗ trợ sự tự tin tổ chức: (i) những thành tích mạnh mẽ trong quá khứ, (ii) những đối thủ thành công để có thể so sánh được bản thân, và (iii) những nhà lãnh đạo đưa ra được các phản hồi tích cực.

Theo Bohn, GE thực ra không đáng phải đương đầu với nhiều rắc rối lớn với các chỉ trích gần đây liên quan tới thất bại của CEO Jeffrey Immelt trong việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh quý I. "Họ sẽ thoát khỏi các chỉ trích một cách mạnh mẽ khi họ nhìn vào các hoạt động và kết quả trong quá khứ để rồi nói rằng: Nếu chúng ta đã làm được trong quá khứ, chúng ta có thể làm đúng như vậy một lần nữa", Bohn nói.

Mọi người đều từng trải qua ít nhiều suy sụp niềm tin, kể cả người tiền nhiệm của Immelt tại GE, Jack Welch. Vào năm 1963, khi mới bắt đầu sự nghiệp tại GE, Welch là người chịu trách nhiệm chính cho một vụ nổ lớn khi thực hiện các thí nghiệm với những hoá chất đặc biệt.

Mặc dù không ai bị thương, nhưng "niềm tin của tôi bị lay động không kém gì cường độ của vụ nổ lớn khiến cả nóc toà nhà bị phá huỷ", Welch viết trong cuốn tiểu sử của mình Jack: Straight from the Gut (Tam dịch: Jack - Trải rộng từ bên trong).

Nhưng sếp của Welch lúc đó thay vì la mắng hay trừng phạt Welch, ông này đã để lại một bài học quan trọng bằng việc giúp đỡ Welch tập trung vào những gì ông có thể rút ra từ sai lầm này. "Khi mọi người mắc sai lầm, điều cuối cùng họ cần đó là kỷ luật... Còn nhiệm vụ thiết yếu trước mắt là phục hồi niềm tin", đúng như Jack Welch đã nói.

(BwPortal)

Sức mạnh của thị trường Ngách

Nhiều doanh nghiệp thành công đã "sống sót" và trở nên thịnh vượng ngay cả trong những điều kiện kinh tế hỗn loạn và môi trường kinh doanh cạnh tranh khốc liệt nhất bằng sự không ngừng nuôi dưỡng một thị trường Ngách (niche) cùng những khách hàng trung thành trong một Cộng đồng ngách (niche community).

Hoàn toàn có thể để mở rộng và phát triển kinh doanh qua một thị trường Ngách.

Thật đáng tiếc, nhiều doanh nghiệp khác đã đánh mất đặc tính của họ trong một nỗ lực sao chép cạnh tranh, tái xây dựng nhãn hiệu bản thân, hay vô tình vứt bỏ lòng trung thành của khách hàng do thay đổi trọng tâm. Hãy so sánh và xem xét sự tương phản của một vài ví dụ minh hoạ.

Radio Shack – bài học khi từ bỏ thị trường Ngách

Đã có thời gian những người mê audio xe hơi đổ xô đến hãng Radio Shack để mua loa, dây dẫn, radio, ăng ten và rất nhiều thiết bị điện tử khác để cài đặt, thay thế hay nâng cấp thiết bị âm thanh trên chiếc xe ôtô của họ. Các sản phẩm này giúp cải thiện đáng kể hệ thống âm thanh trên xe hơi.

Nhưng dần dần khi mà các sản phẩm ôtô mới ra đời được lắp ráp theo dây chuyền công nghiệp đã có những thay đổi đáng kể trong hệ thông âm thanh: mới hơn, hiện đại hơn và đồng bộ hơn. Nhu cầu cho việc nâng cấp âm thanh xe hơi sụt giảm nhanh chóng, và các cửa hàng thiết bị xe hơi dẫn ngừng cung cấp các thiết bị cho những tay mê âm thanh xe hơi tự chế.

Tuy nhiên, nhu cầu vẫn còn miễn là còn có những chiếc xe hơi cổ chạy trên đường phố, và quay vòng thường xuyên khi các thiết bị mới được giới thiệu. Việc quảng bá rằng những thiết bị này vẫn sẵn sàng tại Radio Shack có thể được xem là một cách thức duy trì cái Ngách này trong thị trường các thiết bị âm thanh xe hơn cùng một khoản doanh số bán hàng nhất định, nếu Radio Shack duy trì được sự nhất quán với cam kết này.

Song các thiết bị âm thanh xe hơi chỉ là một phần nhỏ trong những thay đổi khá lớn xuất hiện tại Radio Shack. Trong các nỗ lực tái xây dựng nhãn hiệu doanh nghiệp và trở nên giống Best Buy hay Circuit City hơn, Radio Shack đã từ bỏ nhiều nhãn hiệu và sản phẩm.

Từng nổi tiếng với các sản phẩm dây dẫn, cầu chì, biến áp, bán dẫn và tất cả các thành phần khác cho lĩnh vực đồ dùng nấu nướng điện tử gia đình, các cửa hàng Radio Shack đã thay thế nhiều sản phẩm trên giá hàng của họ bằng các thiết bị điện tử mới phổ thông hơn như điện thoại di động, tivi hay máy nghe nhạc DVD.

Những khách hàng đã từng trung thành với Radio Shack nhận ra rằng những nhãn hiệu ít tên tuổi hơn thực tế được sản xuất bởi cùng những nhà máy sản xuất ra các nhãn hiệu nổi tiếng, và không mấy quan tâm tới việc trả bớt ít tiền cho một nhãn hiệu khác biệt.

Hơn tất cả, những fan trung thành của Radio Shack là những người mê âm thanh, hình ảnh và các thiết bị điện tử những người tự tách biệt mình ra khỏi đám đông khi sở hữu các nhãn hiệu độc nhất. Trước sự thay đổi của Radio Shack, nhiều khách hàng cảm thấy mình như bị phản bội.

Và rồi, Radio Shack đã tận hưởng một quãng thời gian tăng trưởng doanh thu khi là một nhà phân phối chính các sản phẩm di động và điện tử phổ biến. Quả vậy, trong một thời hạn nhất định, hãng thấy rằng chiến lược tái xây dựng nhãn hiệu và chính sách bán lẻ đã hiệu quả. Radio Shack có được lợi nhuận đáng kể khi nhu cầu các thiết bị di động tăng vọt.

Nhưng không lâu sau, những kết quả đáng thất vọng bắt đầu xuất hiện khi các hãng điện thoại di động mở các cửa hàng phân phối của riêng họ. Đột nhiên, Radio Shack phải cạnh tranh với các công ty điện thoại di động và cạnh tranh với các cửa hàng phân phối khác vốn có thể cung cấp sản phẩm trong vòng một vài phút. Kỷ nguyên Vàng của sản phẩm di động chấm dứt, cùng với đó doanh thu cũng tan biến theo.

Không may mắn là khi thời huy hoàng của các thiết bị điện thoại di động trôi đi, những chiến lược kinh doanh mới của Radio Shack không đủ bù đắp mất mát. Việc giới thiệu những nhãn hiệu và sản phẩm tương tự như Best Buy và Circuit City, sự khác biệt hoàn toàn biến mất tại Radio Shack.

Tại sao lại phải mua sắm ở Radio Shack cho cùng sản phẩm và ít lựa chọn hơn? Đó là câu hỏi tiêu dùng cho Radio Shack mà hãng không thể có bất cứ câu trả lời nào. Nhiều khách hàng trung thành trước đây hay các chuyên gia điện tử gia đình tự chế,... đã buộc phải tìm kiếm các nguồn cung cấp mới. Cái Ngách mất đi và kết quả của việc không có bất cứ điều gì hỗ trợ đó là nhiều cửa hàng của Radio Shack phải đóng cửa.

Tin tốt cho Radio Shack là chưa quá muộn để quay trở lại với kỷ nguyên vàng trước đây - thời mà hãng tập trung vào bán hàng Ngách. Kinh tế tuần hoàn theo chu kỳ và chúng ta đang ở trong thời kỳ mà ngày một nhiều người tiêu dùng háo hức quan tâm tới những nhãn hiệu giá thấp và ít nổi tiếng hơn. Không ít người ngày nay thực sự ham muốn những sản phẩm Ngách được thiết kế riêng biệt cho từng nhóm tiêu dùng.

Sẽ dễ dàng hơn nhiều cho các cửa hàng địa phương cung cấp các sản phẩm Ngách, nếu các cửa hàng này đẩy mạnh được một giải pháp dây chuyền cung ứng hiệu quả nhằm giảm thiểu hàng tồn kho và tối đa hoá khả năng tiếp cận sản phẩm.

Apple – Suy nghĩ khác biệt

Hãy so sánh chiến lược của Radio Shack với con đường đi của Apple. Hãng điện tử Apple từ lâu đã phải chịu sức ép cạnh tranh rất lớn. Cuộc chiến giành giật thị phần được thực hiện dưới nhiều dạng khác nhau và sử dụng nhiều đồng minh. Các hệ điều hành, các giải pháp phần mềm, các thiết bị cùng nhiều chiến thuật khác đã được sử dụng để bắt đầu cuộc chiến công nghệ và định dạng điện tử.

Mặc dù lấn lướt ở thị trường máy tính cá nhân, các đối thủ cạnh tranh không thể nào loại bỏ được Apple. Bất chấp sức ép cạnh tranh, Apple không chỉ sống sót mà còn tận hưởng những quãng thời gian kỳ diệu của tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận.

Làm thế nào mà Apple không thể bị bật rễ trong thị trường các thiết bị điện tử? Một yếu tố dễ nhận thấy nhất đó là lòng trung thành đến cuồng nhiệt của các tín đồ Apple. Các hoạ sỹ, nhạc sỹ, nhà thiết kế cũng nhiều dân IT khác vẫn dành hết tình cảm cho nhãn hiệu quả táo bất hủ. Một vài người dành lòng trung thành của mình cho sự ổn định của hệ điều hành, trong khi những người khác hướng tới các thiết bị tiện ích.

Với việc ra mắt các máy tính iMac khuynh hướng màu sắc, một thị trường Ngách đã được mở ra với một số lượng đông đảo người dùng yêu thích khả năng được lựa chọn màu sắc cho sản phẩm của mình.

Mở rộng trên nền tảng của thành công, Apple giới thiệu chiếc máy nghe nhạc iPod. Một lần nữa, cơn lũ lớn các tín đồ mới và trung thành đã đổ về Apple. Apple nhanh chóng thống trị thị trường thiết bị giải trí di động cá nhân. Thậm chí cả khi hướng tới những khách hàng mới, Apple không bao giờ đánh mất trọng tâm vào những khách hàng trung thành đã giúp hãng sống sót và thịnh vượng.

Ngay cả vào thời điểm cộng tác mạnh mẽ với đối thủ truyền kiếp Intel, Apple đã mở rộng cộng nghệ mà không hy sinh hệ điều hành hay bất cứ cái Ngách nào đã được tạo dựng thành công.

Không thoả mãn với thành công và nhằm đẩy mạnh hơn nữa thị trường Ngách thiết bị giải trí âm nhạc cá nhân, Apple đã sử dụng trải nghiệm tuyệt vời trong quá khứ để tấn công mạnh mẽ một lĩnh vực công nghệ khác.

Ngay khi điện thoại di động góp phần vào Kỷ nguyên Vàng thứ hai của Radio Shack, chiếc iPhone là một vũ khí mới của Apple vào thị trường thiết bị cầm tay cá nhân. May mắn cho Apple, cái Ngách iPod vẫn khá mạnh mẽ và cái Ngách những người sử dụng trung thành máy tính Apple không suy giảm sức mạnh trong những ngày này.

Chiếc iPhone có thể là một tia sáng trong cái chảo lớn, hay là một thành công chiến lược dài hạn, nhưng dù trong trường hợp nào, Apple tiếp tục mở rộng các hỗ trợ cho Ngách và một nền tảng cho những thành công không ngừng.

Đặt câu hỏi cho thị trường Ngách của bạn và suy nghĩ khác biệt

Chắc chắn bạn cũng có một thị trường Ngách. Sản phẩm, nhãn hiệu hay dịch vụ của bạn có những đặc điểm được mọi người yêu thích. Thị trường Ngách có thể được xác định dựa trên các khách hàng trung thành những người cảm kích trước một vài đặc tính cụ thể nào đó bạn cung cấp. Đó có thể là một thị trường Ngách dựa trên khu vực địa lý, độ tuổi khách hàng hay một vài yêu tố khác.

Thị trường Ngách có thể là kết quả của sự liên kết với một nhãn hiệu, chẳng hạn với Nike, Mercedes hay Polo. Thị trường Ngách có thể là kết quả của những dịch vụ độc nhất với những tổ chức đặc biệt.

Trong bất kỳ trường hợp nào, bạn hãy nhận ra và nuôi dưỡng thị trường Ngách của bạn từ những khách hàng trung thành, bởi những khách hàng đó sẽ là nền tảng cho thành công của bạn.

(BwPortal)

Cách thức mà các phương tiện truyền thông và thương hiệu tạo nên sự khác biệt.

Trách nhiệm đối với xã hội - Phần 1

Tập đoàn Time ủng hộ các việc làm bảo vệ rừng. Trong mùa xuân này, tạp chí SELF đề cao các cá nhân điển hình: “Women Doing Good”. Hãng NBC Universial khuyến khích người xem hãy thân thiện với môi trường.

Dường như mọi người trong thế giới truyền thông ngày nay đều hướng tới những lý do có mang tính xã hội. Các đại lý, nhà sản xuất, các kênh truyền thông và các nhà cung cấp mạng đang xây dựng sự hợp tác về thương hiệu và phát triển những yếu tố sáng tạo để nâng cao chất lượng cuộc sống của con người và sức khỏe cho hành tinh của chúng ta.

Nhưng tại sao một chương trình tiếp thị mang tính sã hội nào đó thành công, số khác lại bị bỏ mặc, thậm chí có một số lại thất bại.

Việc sáng tạo hiệu quả từ tiếp thị có trách nhiệm xã hội giống như tìm được con đường đúng đi qua đầm lầy. Đi quá xa so với mục đích xã hội thì cổ đông của bạn sẽ phàn nàn. Nhưng nếu tập trung quá nhiều vào việc kinh doanh, thì những nhà kiểm tra hoạt động xã hội lại bắt đầu rên rỉ.

Như bất kỳ nhà tiếp thị nào bị buộc tội “không thân thiện với môi trường” sẽ kể cho bạn biết kết quả của một chương trình tiếp thị mang tính xã hội không tốt có thể biến thành “dấu ấn xấu” trên báo chí.

Valerie Davis, CEO và Giám Đốc của Hãng EnviroMedia ở Austin, Texas cho rằng trước khi bạn nhảy bổ vào một xu hướng nào đó, một vài câu hỏi cần được trả lời. “Hãy hỏi chính bạn, tại sao bạn làm điều này. Hãy nghĩ về về điều mà bạn muốn loại bỏ.

Đầu tiên nghĩ về mục tiêu kinh doanh và kế đến đào tạo nhân viên của bạn từ ban giam đốc cho đến nhân viên. Hãy sắp xếp mọi thứ trật tự trước khi hướng ra ngoài và thực hiện quảng cáo trên truyền hình.”

Bởi vì tiếp thị có trách nhiệm xã hội đòi hỏi sự hòa hợp giữa thời gian, nhân tài, ngân sách nên điểm khởi đầu tốt cho nó chỉ là một câu hỏi đơn giản: “Đâu là lợi nhuận cho tiền đầu tư?”

Đối với một vài công ty truyền thông và thương hiệu, tiêu điểm chính trong các hoạt động xã hội của họ có thể làm mạnh lên tất cả những kết nối tình cảm quan trọng với người tiêu dùng hay khách hàng của B2B.

Một số công ty khác thì đang tìm kiếm cách tích cực để xây dựng nhượng quyền thương hiệu, mở rộng danh mục sản phẩm và tạo ra thêm lợi nhuận, và tất nhiên cũng còn một số công ty khác với động cơ to lớn là tạo ra sức ảnh hưởng trên thị trường và xem nó như là nhiệm vụ chính của công ty.

Sara Snow, chuyên gia về cách sống thân thiện với môi trường, chủ trang web Get fresh with Sara Snow trên hệ thống Discovery, chia sẻ: “Bạn cần tìm ra sự cân bằng thích hợp. Bạn không thể chỉ tập trung vào mục tiêu kinh doanh và lợi ích cá nhân mà không phải chi lại để giúp đỡ cho những lý do không liên quan đến lợi ích của bạn.”

Làm cách nào mà các động cơ khác nhau dẫn đến các hành động có trách nhiệm với xã hội lại có thể tạo ra những tình huống nghiên cứu thú vị. Ví dụ như Harry Woods, đối tác của Woods Witt Dealy & Sons ở New York đã giúp Sundance Channel phát triển loạt chương trình “The Green” dài 3 giờ đồng hồ vào giờ cao điểm trên truyền hình trong mùa thứ hai của nó.

Harry Woods cho biết: “Chúng ta có được sự hiểu biết về môi trường xuất phát từ ‘nổi sợ khói bụi’. Ngoài ra, với 100 mẹo vặt đơn giản bạn có thể có được một không gian sống trong lành. “Cuộc sống xanh” trở thành một cách thú vị để nâng cao chất lượng cuộc sống, cũng như thương hiệu và chất lượng của các nhà marketing.”

Xét trên diện rộng thì Discovery Communications đang xây dựng lại thương hiệu của kênh truyền hình Discovery Home với chương trình “Planet Green” vào ngày 4 tháng 6.

Eileen O'Neill, Tổng giám đốc và Chủ Tịch của công ty phát biểu: “Chúng tôi sẽ làm tất cả để thúc đẩy mọi người nắm giữ vai trò chủ động trong việc xây dựng tương lai của hành tinh chúng ta. Điều đó có nghĩa là chúng tôi sẽ thay đổi ngay tại thời điểm này để thích hợp với nhu cầu của xã hội.”

Với hơn 250 giờ cho chương trình nói về cách sống thân thiện với môi trường, Planet Green quy tụ nhiều nhân vật nổi tiếng như Tom Bergeron, Emeril Lagasse, Tom Brokaw và Tom Green. Tập đoàn Discovery cũng tăng cường nội dung cho trang web planetgreen.com và gần đây cũng thu mua luôn website treehugger.com.

O'Neill cho biết: “Chúng tôi hi vọng hệ thống website của chúng tôi sẽ cung cấp được giá trị giải trí cao, có thể thu hút được mọi người có quan tâm đến “không gian xanh”. Khi người xem cảm thấy thích thú, chúng tôi sẽ cung cấp cho họ diễn đàn trực tuyến là nơi lý tưởng cho sự đối thoại, sự liên kết, địa phương hóa và thương mại.”

Trên lĩnh vực báo chí, National Geographic mở rộng sự nhượng quyền thương hiệu của công ty bằng việc phát hành tạp chí Green Guide, đây là tạp chí cung cấp dịch vụ xanh đầu tiên. Stephen P. Giannetti, chủ tạp chí phát biểu: “Chúng tôi cố gắng truyền cảm hứng cho mọi người quan tâm đến hành tinh của chúng ta. Đó chính là sự khác biệt của chúng tôi so với các công ty truyền thông khác.”

Để phát hành ẩn phẩm mới này, National Geographic cũng chọn cách tiếp cận “gần gũi với thiên nhiên”, đầu tiên công ty thông báo cho các điểm bán lẻ trên toàn quốc như Whole Foods về sản phẩm mới của công ty, kết hợp quảng cáo trên các tạp chí khác của công ty, khuyến mãi tạp chí Green Guide cho những khách hàng đặt báo dài hạn.

Để gợi sự thích thú tò mò cho giới truyền thông, nhà quảng cáo, những nhân vật nổi tiếng có sự hiểu biết về môi trường như Al Gore và Robert Redford, bộ phận marketing của National Geographic đã gửi một gói thức ăn và rượu có thành phần tự nhiên , đựng trong túi có thể tái sử dụng được. Ngoài ra công ty còn đính kèm 1 thư mời được làm bằng giấy có đính kèm những hạt giống vì thế người nhận có thể bắt đầu gieo hạt trong chính khu vườn của mình.

Với lần phát hành thứ hai trong tháng 6, Green Guide đã đạt được mục tiêu lợi nhuận của công ty là nhờ vào những nhà quảng cáo từ các công ty tự nguyện cho đến các công ty sản xuất thực phẩm có nguồn gốc nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên.

Giannetti phát biểu: “Thế giới đang tiến gần đến điều mà National Geographic muốn đề cập tới là sự hợp tác của mọi người, trách nhiệm của xã hội đối với môi trường. Tạp chí Green Guide cho phép những công ty có ngân sách ít hơn có thể thực hiện được thông điệp đó.”

Giannetti xem nội dung trực tuyến của Green Guide như phần mở rộng quan trọng của trang web công ty: www.ng.com.

Ông nhận xét: “ Điều trở nên quan trọng đối với không gian xanh là khả năng kết nối trực tuyến và cả sự thảo luận. Tất cả các công ty cho dù lớn nhỏ đều muốn biết “làm cách nào mà tôi khiến mọi người nói về thương hiệu của tôi và tôi đang làm gì cho môi trường?”. Chúng tôi đều muốn mọi người vào xem treng web của chúng tôi và nhận xét.”

(Brandweek.com)