Bảy vấn đề mà các giám đốc CNTT (CIO) cần lưu ý khi kinh tế khó khăn để giúp doanh nghiệp tăng sức cạnh tranh.
1. Doanh nghiệp muốn gì và cần gì từ CNTT ?
Là một CIO, gần đây nhất bạn suy nghĩ nghiêm túc về kế hoạch kinh doanh và cách thức CNTT giúp đạt được mục tiêu của kế hoạch đó là lúc nào ? Bạn có đưa ra đánh giá và thảo luận về việc doanh nghiệp nên chi tiêu nhiều hơn hay ít hơn cho CNTT và nó có ảnh hưởng như thế nào đến giá cả, doanh số, lợi nhuận của công ty?
CIO nên dành nhiều thời gian làm việc với các giám đốc khác cũng như nghe các báo cáo trực tiếp của họ. Bên cạnh đó, CIO cũng phải dành nhiều thời gian để tìm hiểu xem công ty thật sự vận hành theo cách thức chung nào, sau đó, thảo luận về những gì CNTT có thể hỗ trợ.
2. Thống nhất cách vận hành trên nền CNTT
Giá trị chiến lược của CIO được nhận diện khi họ xác định được loại công nghệ được dùng để hỗ trợ phát triển kinh doanh cũng như thực hiện các cải tiến. Rất nhiều tổ chức CNTT dành nhiều thời gian để đưa ra một quyết định công nghệ – chờ đợi doanh nghiệp cung cấp cho họ những yêu cầu thay đổi hay yêu cầu kinh doanh – và không đủ thời gian để xem xét cách sử dụng công nghệ để gia tăng giá trị kinh doanh.
Do vậy, không có cách nào hay hơn để cải thiện khả năng tập trung vào nhu cầu của doanh nghiệp bằng cách tăng cường mức độ hiểu biết cách doanh nghiệp vận hành và sử dụng CNTT. Những nhân viên quản lý CNTT và CIO cần thống nhất được cách thức vận hành kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này có thể thực hiện được khi CIO chịu khó quan sát nhân viên làm các công việc của họ, giám sát các hoạt động, tìm lỗi quy trình…, từ đó đưa ra các cải tiến thực sự hữu hiệu trong hoạt động kinh doanh.
3. Điều chỉnh dự án và đầu tư dịch vụ
Lúc này là thời điểm tốt nhất để các CIO xem xét và điều chỉnh các dự án và các khoản đầu tư dịch vụ sao cho phù hợp. Tập trung vào các dịch vụ ngắn hạn, có lợi ích cụ thể và các dự án khả thi có thể tính toán được lời lỗ trong khoảng thời gian ngắn hạn, gác lại các dự án dài hạn chưa thực hiện và dừng các dự án không mang lại hiệu quả kinh tế. CIO cũng phải chuẩn bị tinh thần cắt giảm đầu tư nhiều hơn mức dự kiến ban đầu. Kinh nghiệm cho thấy, cắt giảm nhiều trong một lần vẫn tốt hơn cắt giảm ít trong nhiều lần.
4. Thắt chặt sự “quản lý” đối với các nhà cung cấp
Nhà cung cấp “ruột” thường sẵn sàng bỏ ngang công việc đang làm để nhấc điện thoại lắng nghe yêu cầu của công ty bạn. Nếu họ không bao giờ nói “không” trước yêu cầu nào đó của bạn thì đó là một tín hiệu tốt. Nhưng bạn nên thận trọng nếu đối tác của bạn thường quy các điều khoản hợp đồng thành các hạng mục thanh toán và tính tiền bạn vì bất cứ yêu cầu nhỏ nhất nào.
Nếu bạn không thu được một giá trị kinh doanh cụ thể nào từ dịch vụ của nhà cung cấp ấy thì bạn nên ngưng dùng dịch vụ đó.
5. Nâng cấp đội ngũ
Vì vai trò của CNTT được “tích hợp” trong các hoạt động tổng thể của doanh nghiệp nên nhân viên CNTT thường không thể cùng một lúc phát triển đầy đủ các kỹ năng về công nghệ, kinh doanh lẫn kỹ năng ứng xử. Vì thế nhiệm vụ của CIO là phải xem xét một cách nghiêm túc về các kỹ năng để kịp thời đưa ra kế hoạch bổ sung các kỹ năng đó cho nhân viên. Những nhân viên CNTT nào “né” các khóa đào tạo này, hãy để họ ra đi.
6. Bám sát nhiệm vụ
CIO có nhiều cơ hội giúp thay đổi doanh nghiệp của mình. CIO có quan điểm nhất quán trong lĩnh vực công việc đang theo đuổi cũng như có vô số công cụ giúp thay đổi như dữ liệu, công nghệ, quy trình thiết kế… Nếu giỏi trong lĩnh vực của mình, CIO có thể làm việc tốt với cấp trên cũng như hợp tác tốt với những đồng nghiệp khác trong các mảng kinh doanh, tiếp thị. Trong nền kinh doanh hiện đại, tất cả các vấn đề đều có chứa quy trình, tổ chức, thông tin và kỹ thuật.
7. Mạnh dạn can gián
Sự đóng góp của người làm CNTT vào kinh doanh có thể không cụ thể như những người khác trong doanh nghiệp. Điều không may là những người làm CNTT thường rất bận rộn và không quan tâm lắm đến việc thăng tiến, nên đôi khi họ cũng là đối tượng đầu tiên bị “chiếu tướng” nếu công ty có kế hoạch cắt giảm nhân sự.
Thực tế cho thấy, ngay cả khi việc kinh doanh thuận lợi, việc cắt giảm không đúng cũng có thể phá hỏng cả phòng ban CNTT và làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Vì thế, CIO cần đeo bám kế hoạch đã lập ra, trong đó có việc thiết kế đội ngũ nhân sự then chốt, danh sách nhà cung cấp và mạnh dạn can gián nếu thấy có điều bất hợp lý.
Làm một CIO không phải dễ dàng nhưng cũng có rất nhiều người đã thành công.
1. Doanh nghiệp muốn gì và cần gì từ CNTT ?
Là một CIO, gần đây nhất bạn suy nghĩ nghiêm túc về kế hoạch kinh doanh và cách thức CNTT giúp đạt được mục tiêu của kế hoạch đó là lúc nào ? Bạn có đưa ra đánh giá và thảo luận về việc doanh nghiệp nên chi tiêu nhiều hơn hay ít hơn cho CNTT và nó có ảnh hưởng như thế nào đến giá cả, doanh số, lợi nhuận của công ty?
CIO nên dành nhiều thời gian làm việc với các giám đốc khác cũng như nghe các báo cáo trực tiếp của họ. Bên cạnh đó, CIO cũng phải dành nhiều thời gian để tìm hiểu xem công ty thật sự vận hành theo cách thức chung nào, sau đó, thảo luận về những gì CNTT có thể hỗ trợ.
2. Thống nhất cách vận hành trên nền CNTT
Giá trị chiến lược của CIO được nhận diện khi họ xác định được loại công nghệ được dùng để hỗ trợ phát triển kinh doanh cũng như thực hiện các cải tiến. Rất nhiều tổ chức CNTT dành nhiều thời gian để đưa ra một quyết định công nghệ – chờ đợi doanh nghiệp cung cấp cho họ những yêu cầu thay đổi hay yêu cầu kinh doanh – và không đủ thời gian để xem xét cách sử dụng công nghệ để gia tăng giá trị kinh doanh.
Do vậy, không có cách nào hay hơn để cải thiện khả năng tập trung vào nhu cầu của doanh nghiệp bằng cách tăng cường mức độ hiểu biết cách doanh nghiệp vận hành và sử dụng CNTT. Những nhân viên quản lý CNTT và CIO cần thống nhất được cách thức vận hành kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này có thể thực hiện được khi CIO chịu khó quan sát nhân viên làm các công việc của họ, giám sát các hoạt động, tìm lỗi quy trình…, từ đó đưa ra các cải tiến thực sự hữu hiệu trong hoạt động kinh doanh.
3. Điều chỉnh dự án và đầu tư dịch vụ
Lúc này là thời điểm tốt nhất để các CIO xem xét và điều chỉnh các dự án và các khoản đầu tư dịch vụ sao cho phù hợp. Tập trung vào các dịch vụ ngắn hạn, có lợi ích cụ thể và các dự án khả thi có thể tính toán được lời lỗ trong khoảng thời gian ngắn hạn, gác lại các dự án dài hạn chưa thực hiện và dừng các dự án không mang lại hiệu quả kinh tế. CIO cũng phải chuẩn bị tinh thần cắt giảm đầu tư nhiều hơn mức dự kiến ban đầu. Kinh nghiệm cho thấy, cắt giảm nhiều trong một lần vẫn tốt hơn cắt giảm ít trong nhiều lần.
4. Thắt chặt sự “quản lý” đối với các nhà cung cấp
Nhà cung cấp “ruột” thường sẵn sàng bỏ ngang công việc đang làm để nhấc điện thoại lắng nghe yêu cầu của công ty bạn. Nếu họ không bao giờ nói “không” trước yêu cầu nào đó của bạn thì đó là một tín hiệu tốt. Nhưng bạn nên thận trọng nếu đối tác của bạn thường quy các điều khoản hợp đồng thành các hạng mục thanh toán và tính tiền bạn vì bất cứ yêu cầu nhỏ nhất nào.
Nếu bạn không thu được một giá trị kinh doanh cụ thể nào từ dịch vụ của nhà cung cấp ấy thì bạn nên ngưng dùng dịch vụ đó.
5. Nâng cấp đội ngũ
Vì vai trò của CNTT được “tích hợp” trong các hoạt động tổng thể của doanh nghiệp nên nhân viên CNTT thường không thể cùng một lúc phát triển đầy đủ các kỹ năng về công nghệ, kinh doanh lẫn kỹ năng ứng xử. Vì thế nhiệm vụ của CIO là phải xem xét một cách nghiêm túc về các kỹ năng để kịp thời đưa ra kế hoạch bổ sung các kỹ năng đó cho nhân viên. Những nhân viên CNTT nào “né” các khóa đào tạo này, hãy để họ ra đi.
6. Bám sát nhiệm vụ
CIO có nhiều cơ hội giúp thay đổi doanh nghiệp của mình. CIO có quan điểm nhất quán trong lĩnh vực công việc đang theo đuổi cũng như có vô số công cụ giúp thay đổi như dữ liệu, công nghệ, quy trình thiết kế… Nếu giỏi trong lĩnh vực của mình, CIO có thể làm việc tốt với cấp trên cũng như hợp tác tốt với những đồng nghiệp khác trong các mảng kinh doanh, tiếp thị. Trong nền kinh doanh hiện đại, tất cả các vấn đề đều có chứa quy trình, tổ chức, thông tin và kỹ thuật.
7. Mạnh dạn can gián
Sự đóng góp của người làm CNTT vào kinh doanh có thể không cụ thể như những người khác trong doanh nghiệp. Điều không may là những người làm CNTT thường rất bận rộn và không quan tâm lắm đến việc thăng tiến, nên đôi khi họ cũng là đối tượng đầu tiên bị “chiếu tướng” nếu công ty có kế hoạch cắt giảm nhân sự.
Thực tế cho thấy, ngay cả khi việc kinh doanh thuận lợi, việc cắt giảm không đúng cũng có thể phá hỏng cả phòng ban CNTT và làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Vì thế, CIO cần đeo bám kế hoạch đã lập ra, trong đó có việc thiết kế đội ngũ nhân sự then chốt, danh sách nhà cung cấp và mạnh dạn can gián nếu thấy có điều bất hợp lý.
Làm một CIO không phải dễ dàng nhưng cũng có rất nhiều người đã thành công.
TH. NGUYÊN (CIO.com)
Post a Comment