Giải thưởng cho những thương hiệu nổi tiếng đang “trăm hoa đua nở”. Mỗi hiệp hội, ngành nghề đưa ra những giải thưởng riêng.
Thực trạng “nhiễu” thông tin đang khiến người tiêu dùng “không biết tin ai” vì rất khó thẩm tra chất lượng xác thực của mỗi giải thưởng, sản phẩm.
Có thể kể một loạt giải thưởng có lẽ hiếm người biết đến: Thương hiệu Việt hội nhập WTO, Thương hiệu mạnh, Thương hiệu Vàng, Thương hiệu Xanh, Thương hiệu số một… Mới đây nhất là Cúp Bạch kim, Cúp vàng Đỉnh cao chất lượng Việt Nam.
Ngoài ra là một “rừng” giải thưởng cho các thương hiệu, nhãn hiệu phân theo ngành hẹp như: Cúp vàng thương hiệu ngành xây dựng, Cúp vàng Thương hiệu công nghiệp hàng đầu Việt Nam, Giải thưởng máy tính xách tay số một Việt Nam…
Đó là chưa kể những giải thưởng dành cho doanh nghiệp, sản phẩm với tiêu chí “thương hiệu mạnh, có sức lan tỏa” như: giải thưởng Hàng Việt Nam chất lượng cao, Giải thưởng Rồng Vàng, Giải thưởng Sao Khuê…Việc “bùng nổ” giải thưởng như vậy khiến nhiều doanh nghiệp băn khoăn không biết “định giá” và tham gia bình xét giải thưởng nào.
Thậm chí, có ý kiến còn cho rằng tình trạng này làm giá trị của những giải thưởng cao quý trở nên mờ nhạt, nhàm chán và không nhiều ý nghĩa. Lãnh đạo một doanh nghiệp nói: “Nhiều khi doanh nghiệp tôi rất băn khoăn khi lựa chọn tham gia giải thưởng. Vì không biết giải thưởng nào thực sự uy tín”.
Còn người tiêu dùng lại đang nghi ngờ chính những sản phẩm được nhận giải. Có nhiều người thắc mắc, đâu là chuẩn mực cho doanh nghiệp, sản phẩm hay thương hiệu được xét giải. Nhiều giải thưởng có tên hấp dẫn như: Cúp Bạch kim, Cúp vàng Đỉnh cao chất lượng Việt Nam, nhưng không có gì đảm bảo những doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ được tôn vinh thực sự chất lượng.
Nhiều ý kiến cho rằng, các ban tổ chức giải nên thu gọn số lượng và nâng cấp chất lượng các giải thưởng để củng cố uy tín, đồng thời giúp ban giám khảo chấm giải chứng tỏ kinh nghiệm, năng lực và sự công tâm. Như thế, giá trị của doanh nghiệp tham gia cũng như thương hiệu của họ mới được nâng cao, còn người tiêu dùng có được nguồn thông tin thị trường đáng tin cậy.
Ông Vũ Minh Châu, Giám đốc Công ty vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu, nhận định, bất kỳ thương hiệu nào muốn khẳng định chỗ đứng của mình trên thị trường đều cần một giải thưởng chứng nhận. Giải thưởng không chỉ là một phương tiện hữu hiệu để xây dựng thương hiệu trên thị trường mà còn là một trong những nguồn động viên tốt nhất đối với doanh nghiệp trong quá trình phát triển.
Theo ông Châu, giải thưởng cũng là định hướng giúp người tiêu dùng bớt hoang mang trước thực trạng sản phẩm, dịch vụ kém chất lượng tràn lan hiện nay.
Tuy nhiên, việc các ngành nghề, hiệp hội đua nhau tổ chức bình chọn, xét duyệt sẽ ảnh hưởng không ít đến tính minh bạch của các giải thưởng. Nhiều ý kiến băn khoăn những giải thưởng này liệu có đáp ứng đủ tiêu chí và cam kết với đối tượng xét tặng cũng như công chúng hay không.
Tiến sĩ kinh tế Phạm Quang Minh nhận định, đón nhận giải thưởng là hình thức xây dựng thương hiệu với mức đầu tư thấp nhất nhưng luôn đem lại hiệu quả cao. Theo ông Quang, trong chiến lược xây dựng thương hiệu doanh nghiệp không thể thiếu các giải thưởng.
Nhưng trong muôn vàn giải thưởng hiện nay, giá trị của giải thưởng còn phụ thuộc vào chính Ban tổ chức, các hoạt động hành lang sau giải thưởng của mỗi đơn vị nhận giải. Mặt khác, giá trị đích thực của giải thưởng thương hiệu còn phải do người tiêu dùng thẩm định.
Sau sự kiện nước tương có chất 3 - MCPD, mới đây nhất là vụ sữa “dính” melamine, có ý kiến cho rằng cần công bố đầy đủ thông tin kiểm định của cơ quan chức năng để người tiêu dùng kiểm tra thường xuyên. Uy tín, chất lượng của danh hiệu cũng chính là uy tín của doanh nghiệp đang bị nhào lộn trong mớ hỗn độn “thật giả, giả thật”. Nạn nhân không ai khác chính là người tiêu dùng và các doanh nghiệp làm ăn chân chính.
Thực trạng “nhiễu” thông tin đang khiến người tiêu dùng “không biết tin ai” vì rất khó thẩm tra chất lượng xác thực của mỗi giải thưởng, sản phẩm.
Có thể kể một loạt giải thưởng có lẽ hiếm người biết đến: Thương hiệu Việt hội nhập WTO, Thương hiệu mạnh, Thương hiệu Vàng, Thương hiệu Xanh, Thương hiệu số một… Mới đây nhất là Cúp Bạch kim, Cúp vàng Đỉnh cao chất lượng Việt Nam.
Ngoài ra là một “rừng” giải thưởng cho các thương hiệu, nhãn hiệu phân theo ngành hẹp như: Cúp vàng thương hiệu ngành xây dựng, Cúp vàng Thương hiệu công nghiệp hàng đầu Việt Nam, Giải thưởng máy tính xách tay số một Việt Nam…
Đó là chưa kể những giải thưởng dành cho doanh nghiệp, sản phẩm với tiêu chí “thương hiệu mạnh, có sức lan tỏa” như: giải thưởng Hàng Việt Nam chất lượng cao, Giải thưởng Rồng Vàng, Giải thưởng Sao Khuê…Việc “bùng nổ” giải thưởng như vậy khiến nhiều doanh nghiệp băn khoăn không biết “định giá” và tham gia bình xét giải thưởng nào.
Thậm chí, có ý kiến còn cho rằng tình trạng này làm giá trị của những giải thưởng cao quý trở nên mờ nhạt, nhàm chán và không nhiều ý nghĩa. Lãnh đạo một doanh nghiệp nói: “Nhiều khi doanh nghiệp tôi rất băn khoăn khi lựa chọn tham gia giải thưởng. Vì không biết giải thưởng nào thực sự uy tín”.
Còn người tiêu dùng lại đang nghi ngờ chính những sản phẩm được nhận giải. Có nhiều người thắc mắc, đâu là chuẩn mực cho doanh nghiệp, sản phẩm hay thương hiệu được xét giải. Nhiều giải thưởng có tên hấp dẫn như: Cúp Bạch kim, Cúp vàng Đỉnh cao chất lượng Việt Nam, nhưng không có gì đảm bảo những doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ được tôn vinh thực sự chất lượng.
Nhiều ý kiến cho rằng, các ban tổ chức giải nên thu gọn số lượng và nâng cấp chất lượng các giải thưởng để củng cố uy tín, đồng thời giúp ban giám khảo chấm giải chứng tỏ kinh nghiệm, năng lực và sự công tâm. Như thế, giá trị của doanh nghiệp tham gia cũng như thương hiệu của họ mới được nâng cao, còn người tiêu dùng có được nguồn thông tin thị trường đáng tin cậy.
Ông Vũ Minh Châu, Giám đốc Công ty vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu, nhận định, bất kỳ thương hiệu nào muốn khẳng định chỗ đứng của mình trên thị trường đều cần một giải thưởng chứng nhận. Giải thưởng không chỉ là một phương tiện hữu hiệu để xây dựng thương hiệu trên thị trường mà còn là một trong những nguồn động viên tốt nhất đối với doanh nghiệp trong quá trình phát triển.
Theo ông Châu, giải thưởng cũng là định hướng giúp người tiêu dùng bớt hoang mang trước thực trạng sản phẩm, dịch vụ kém chất lượng tràn lan hiện nay.
Tuy nhiên, việc các ngành nghề, hiệp hội đua nhau tổ chức bình chọn, xét duyệt sẽ ảnh hưởng không ít đến tính minh bạch của các giải thưởng. Nhiều ý kiến băn khoăn những giải thưởng này liệu có đáp ứng đủ tiêu chí và cam kết với đối tượng xét tặng cũng như công chúng hay không.
Tiến sĩ kinh tế Phạm Quang Minh nhận định, đón nhận giải thưởng là hình thức xây dựng thương hiệu với mức đầu tư thấp nhất nhưng luôn đem lại hiệu quả cao. Theo ông Quang, trong chiến lược xây dựng thương hiệu doanh nghiệp không thể thiếu các giải thưởng.
Nhưng trong muôn vàn giải thưởng hiện nay, giá trị của giải thưởng còn phụ thuộc vào chính Ban tổ chức, các hoạt động hành lang sau giải thưởng của mỗi đơn vị nhận giải. Mặt khác, giá trị đích thực của giải thưởng thương hiệu còn phải do người tiêu dùng thẩm định.
Sau sự kiện nước tương có chất 3 - MCPD, mới đây nhất là vụ sữa “dính” melamine, có ý kiến cho rằng cần công bố đầy đủ thông tin kiểm định của cơ quan chức năng để người tiêu dùng kiểm tra thường xuyên. Uy tín, chất lượng của danh hiệu cũng chính là uy tín của doanh nghiệp đang bị nhào lộn trong mớ hỗn độn “thật giả, giả thật”. Nạn nhân không ai khác chính là người tiêu dùng và các doanh nghiệp làm ăn chân chính.
Đất Việt
No comments:
Post a Comment