Việc quảng cáo trong phim Việt Nam đang khiến người xem không ngừng ca thán về sự thô thiển của nó.
Các nhà làm phim cũng đã biện minh vì “miếng cơm manh áo” mà họ phải chiều lòng sự đòi hỏi nhiều khi thái quá từ các “bầu sữa” của mình.
Có ba cách quảng cáo trong phim (một hình thức của product placement - PP). Đó là cho các sản phẩm tham gia “diễn xuất” trực tiếp trong phim cùng các diễn viên ngôi sao (hands-on placement).
Chẳng hạn, trong Sex and the city (“Chuyện ấy” là chuyện nhỏ), chiếc Mercedes GLK được êkip làm phim sắp đặt cho “quý bà hoang dại” Samantha Jones (Kim Cattrall) cầm lái.
Cách khác là sản phẩm đó được làm nền cho một cảnh quay (background placement), hoặc được gọi tên hay nhắc đến qua lời nói của diễn viên (verbal placement). Cách làm này có hệ số rủi ro cao.
Nhà tài trợ: nặng lòng... quảng cáo
Bởi thời gian trong cảnh quay ngắn nên nhận thức về thương hiệu (brand awareness) của khán giả không sâu nặng nếu không biết rõ về sản phẩm, thương hiệu. Tuy nhiên, nó là liều thuốc quý giá giúp sản phẩm, thương hiệu đó xuất hiện đỡ nhàm chán hơn.
Tùy theo “bản sắc thương hiệu” và “tính cách thương hiệu” của sản phẩm mình, các nhà tài trợ sẽ chọn một cách thức PP cho phù hợp. Thường nhà tài trợ sẽ giao cho một công ty tư vấn quảng cáo đọc qua kịch bản phim, và chọn những cảnh phim thích hợp để lồng các sản phẩm của khách hàng mình.
Thế nhưng ở VN, phần lớn nhà tài trợ đều muốn những sản phẩm của mình xuất hiện một cách “toàn tập”, phải “nói huỵch toẹt ra thì người dân mới hiểu”. Tuy PP được sử dụng phổ biến trên thế giới nhưng ở nước ta nó vẫn là chuyện “cũ người mới ta”.
Các nhà tài trợ cho rằng nhận thức về thương hiệu của khán giả chỉ đạt được hiệu quả khi tần số xuất hiện cao, luôn lặp lại. Chính vì sự lầm lạc đó thành ra sản phẩm, thương hiệu nào xuất hiện trong phim đều yêu cầu phải được “sờ mó” bốn phương tám hướng cho thật kỹ.
Ít người biết được PP như con dao hai lưỡi. Nó có lợi thế là luôn “trói buộc” người xem vào sản phẩm bất kể muốn hay không. Nhưng kéo dài thời gian “sống” của sản phẩm trên phim quá lâu một cách nhạt nhẽo, thiếu nhấn nhá cho hợp lý sẽ làm người xem nhàm chán. Thử nghĩ xem cứ phải luôn căng mắt dõi theo những tình huống quảng cáo được cài đặt một cách lộ liễu, không ăn nhập gì với chuyện phim mà không “ghét” sản phẩm đó mới là chuyện lạ.
Êkip làm phim: lồ lộ... non tay
Như lời đạo diễn Ðinh Ðức Liêm, quảng cáo trong phim “không phải là nghệ thuật mà đó là sự sinh tồn. Người xem không nên nghĩ ngợi hay phân tâm vấn đề này mà nên quan tâm nội dung phim”.
Thế nhưng, cho dù làm phim nghệ thuật hay thương mại cũng đều phải đặt khán giả lên hàng đầu. Làm phim PP lại càng phải chú ý đến người xem nhiều hơn, phải sáng tạo không ngừng để lôi kéo đông đảo công chúng khi thưởng thức. Đành rằng do các nhà tài trợ can thiệp hơi mạnh tay vì “đồng tiền đi liền khúc ruột” khiến các nhà làm phim lâm vào tình cảnh dở khóc dở cười, nhưng họ cũng cần phải thừa nhận mình còn quá lạ lẫm, nếu không muốn nói là non tay.
Nói đạo diễn VN “quá tập trung chăm chút”, “quá tay nêm nếm” cho sản phẩm quảng cáo mà vô tình bỏ rơi nội dung phim thì thật không hợp lý. Phần lớn trong số họ còn hờ hững với những vị “thượng khách” không mời mà đến trong phim của mình.
Theo lời một chủ nhiệm phim (xin được giấu tên) đang công tác tại Hãng phim Giải Phóng, so với thế giới, kinh phí cho một show quảng cáo trong phim ở VN chỉ vào hạng ruồi. Đạo diễn ít khi được hưởng lợi từ những phi vụ đó, nếu có cũng chỉ “đủ tiền trà nước”. Công sức ấy, ý tưởng hay kia các đạo diễn chả dại gì “phơi” ra hết mà đem bán lại cho các công ty chuyên gia công spot quảng cáo sẽ kiếm được bộn tiền.
Hẳn ai đã xem qua Transformer không khỏi thán phục đạo diễn Michael Bay khi thấy thời gian xuất hiện trên màn ảnh của chiếc Chevy Camaro 2009 của GM không tính bằng vài phút mà ngót nghét trên con số 10. Vị đạo diễn từng nhào nặn ra “quả bom tấn” Armageddon đã rất tinh tế khi dàn xếp cho “chàng ngự lâm” Camaro 1976 “cọp dê” kiểu dáng của Chevy Camaro 2009 khi chạy trong đường hầm, như ngầm cho người xem biết rằng đây là dòng xe retro của “ông hoàng” Camaro 1969 nổi tiếng năm xưa.
Vấn đề đặt ra không phải là thời gian xuất hiện trên phim của sản phẩm ngắn hay dài. Cái chính là nó được sắp đặt như thế nào cho hợp lý. Ngay cả đạo diễn Lê Hoàng được tiếng là tinh và sắc cũng rất “nghèo nàn” khi làm “phù thủy” cho dòng xe Suzuki Vitara trong Lọ lem hè phố khi hết zoom ra, zoom vô logo của xe, lại lượn lờ quanh thân xe. Mọi thứ thật thô, phơi lồ lộ da thịt trước mặt khán giả.
Thật khập khiễng khi so sánh dàn đạo diễn gạo cội của thế giới với đạo diễn của nước nhà. Nhưng nêu ra những vấn đề nói trên cho thấy các nhà làm phim nên chăng đừng dồn hết “tội” cho các nhà tài trợ.
Một PP thành công luôn đòi hỏi phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các nhà tài trợ, đạo diễn và toàn thể êkip làm phim. Chứ cứ tị nạnh đổ lỗi cho nhau mãi thì khán giả vẫn tiếp tục bị “tra tấn”, điện ảnh Việt Nam khó mà cất cánh..
Các nhà làm phim cũng đã biện minh vì “miếng cơm manh áo” mà họ phải chiều lòng sự đòi hỏi nhiều khi thái quá từ các “bầu sữa” của mình.
Có ba cách quảng cáo trong phim (một hình thức của product placement - PP). Đó là cho các sản phẩm tham gia “diễn xuất” trực tiếp trong phim cùng các diễn viên ngôi sao (hands-on placement).
Chẳng hạn, trong Sex and the city (“Chuyện ấy” là chuyện nhỏ), chiếc Mercedes GLK được êkip làm phim sắp đặt cho “quý bà hoang dại” Samantha Jones (Kim Cattrall) cầm lái.
Cách khác là sản phẩm đó được làm nền cho một cảnh quay (background placement), hoặc được gọi tên hay nhắc đến qua lời nói của diễn viên (verbal placement). Cách làm này có hệ số rủi ro cao.
Nhà tài trợ: nặng lòng... quảng cáo
Bởi thời gian trong cảnh quay ngắn nên nhận thức về thương hiệu (brand awareness) của khán giả không sâu nặng nếu không biết rõ về sản phẩm, thương hiệu. Tuy nhiên, nó là liều thuốc quý giá giúp sản phẩm, thương hiệu đó xuất hiện đỡ nhàm chán hơn.
Tùy theo “bản sắc thương hiệu” và “tính cách thương hiệu” của sản phẩm mình, các nhà tài trợ sẽ chọn một cách thức PP cho phù hợp. Thường nhà tài trợ sẽ giao cho một công ty tư vấn quảng cáo đọc qua kịch bản phim, và chọn những cảnh phim thích hợp để lồng các sản phẩm của khách hàng mình.
Thế nhưng ở VN, phần lớn nhà tài trợ đều muốn những sản phẩm của mình xuất hiện một cách “toàn tập”, phải “nói huỵch toẹt ra thì người dân mới hiểu”. Tuy PP được sử dụng phổ biến trên thế giới nhưng ở nước ta nó vẫn là chuyện “cũ người mới ta”.
Các nhà tài trợ cho rằng nhận thức về thương hiệu của khán giả chỉ đạt được hiệu quả khi tần số xuất hiện cao, luôn lặp lại. Chính vì sự lầm lạc đó thành ra sản phẩm, thương hiệu nào xuất hiện trong phim đều yêu cầu phải được “sờ mó” bốn phương tám hướng cho thật kỹ.
Ít người biết được PP như con dao hai lưỡi. Nó có lợi thế là luôn “trói buộc” người xem vào sản phẩm bất kể muốn hay không. Nhưng kéo dài thời gian “sống” của sản phẩm trên phim quá lâu một cách nhạt nhẽo, thiếu nhấn nhá cho hợp lý sẽ làm người xem nhàm chán. Thử nghĩ xem cứ phải luôn căng mắt dõi theo những tình huống quảng cáo được cài đặt một cách lộ liễu, không ăn nhập gì với chuyện phim mà không “ghét” sản phẩm đó mới là chuyện lạ.
Êkip làm phim: lồ lộ... non tay
Như lời đạo diễn Ðinh Ðức Liêm, quảng cáo trong phim “không phải là nghệ thuật mà đó là sự sinh tồn. Người xem không nên nghĩ ngợi hay phân tâm vấn đề này mà nên quan tâm nội dung phim”.
Thế nhưng, cho dù làm phim nghệ thuật hay thương mại cũng đều phải đặt khán giả lên hàng đầu. Làm phim PP lại càng phải chú ý đến người xem nhiều hơn, phải sáng tạo không ngừng để lôi kéo đông đảo công chúng khi thưởng thức. Đành rằng do các nhà tài trợ can thiệp hơi mạnh tay vì “đồng tiền đi liền khúc ruột” khiến các nhà làm phim lâm vào tình cảnh dở khóc dở cười, nhưng họ cũng cần phải thừa nhận mình còn quá lạ lẫm, nếu không muốn nói là non tay.
Nói đạo diễn VN “quá tập trung chăm chút”, “quá tay nêm nếm” cho sản phẩm quảng cáo mà vô tình bỏ rơi nội dung phim thì thật không hợp lý. Phần lớn trong số họ còn hờ hững với những vị “thượng khách” không mời mà đến trong phim của mình.
Theo lời một chủ nhiệm phim (xin được giấu tên) đang công tác tại Hãng phim Giải Phóng, so với thế giới, kinh phí cho một show quảng cáo trong phim ở VN chỉ vào hạng ruồi. Đạo diễn ít khi được hưởng lợi từ những phi vụ đó, nếu có cũng chỉ “đủ tiền trà nước”. Công sức ấy, ý tưởng hay kia các đạo diễn chả dại gì “phơi” ra hết mà đem bán lại cho các công ty chuyên gia công spot quảng cáo sẽ kiếm được bộn tiền.
Hẳn ai đã xem qua Transformer không khỏi thán phục đạo diễn Michael Bay khi thấy thời gian xuất hiện trên màn ảnh của chiếc Chevy Camaro 2009 của GM không tính bằng vài phút mà ngót nghét trên con số 10. Vị đạo diễn từng nhào nặn ra “quả bom tấn” Armageddon đã rất tinh tế khi dàn xếp cho “chàng ngự lâm” Camaro 1976 “cọp dê” kiểu dáng của Chevy Camaro 2009 khi chạy trong đường hầm, như ngầm cho người xem biết rằng đây là dòng xe retro của “ông hoàng” Camaro 1969 nổi tiếng năm xưa.
Vấn đề đặt ra không phải là thời gian xuất hiện trên phim của sản phẩm ngắn hay dài. Cái chính là nó được sắp đặt như thế nào cho hợp lý. Ngay cả đạo diễn Lê Hoàng được tiếng là tinh và sắc cũng rất “nghèo nàn” khi làm “phù thủy” cho dòng xe Suzuki Vitara trong Lọ lem hè phố khi hết zoom ra, zoom vô logo của xe, lại lượn lờ quanh thân xe. Mọi thứ thật thô, phơi lồ lộ da thịt trước mặt khán giả.
Thật khập khiễng khi so sánh dàn đạo diễn gạo cội của thế giới với đạo diễn của nước nhà. Nhưng nêu ra những vấn đề nói trên cho thấy các nhà làm phim nên chăng đừng dồn hết “tội” cho các nhà tài trợ.
Một PP thành công luôn đòi hỏi phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các nhà tài trợ, đạo diễn và toàn thể êkip làm phim. Chứ cứ tị nạnh đổ lỗi cho nhau mãi thì khán giả vẫn tiếp tục bị “tra tấn”, điện ảnh Việt Nam khó mà cất cánh..
TTO
No comments:
Post a Comment