Saturday, February 06, 2010

Marketing tới thế hệ Generation X

Đa số doanh nghiệp nhận thức tốt cách thức tiếp thị tới thế hệ Generation X (1961 -1981). Sở dĩ như vậy là bởi vì, ngày nay có quá nhiều người làm kinh doanh thuộc thế hệ này.


Nhưng khi những người này bước vào khoảng giữa đời người ( từ 28 – 48 tuổi), chúng tôi đang thấy sự thay đổi mạnh mẽ trong cách họ nhìn nhận thế giới và mua sắm.

Một trong những thay đổi lớn nhất là sự tập trung cho gia đình. Thế hệ GX lớn lên trong một thế giới, ở đó không có sự quan tâm đặc biệt cho những đứa trẻ (trong những năm 60 và 70) và sử dụng tất cả những năm tháng tuổi trẻ tới cố gắng tìm ra con đường của riêng họ (trong những năm 80 và 90). Như một nguyên tắc, họ là những người khá độc lập và không tin tưởng

Một trong những thay đổi lớn nhất là sự tập trung vào gia đình. Thế hệ X này lớn lên trong một thế giới không quan tâm đặc biệt đến trẻ con (trong suốt thập niên 60 và 70) và trong thời gian trai trẻ để tìm con đường riêng cho mình (trong thập niên 80 và 90). Như một quy tắc, họ khá độc lập và không tin chắc thể chế hay chính quyền có sự quan tâm của họ.

Nhưng khi thế hệ thực dụng và cá nhân này trở thành những người cha hoặc mẹ, một số giá trị của họ đang thay đổi.

Giống như cha mẹ mình, thế hệ GX muốn mang đến cho lũ trẻ của họ sự bảo vệ, tình thương mà họ chưa bao giờ có được trong thời trẻ. Mặc dù thế hệ Baby Bomer (1943 – 1960) nhìn chung cũng là những người quan tâm chăm sóc con cái, nhưng GX tiến một bước xa hơn so với họ. Hầu hết GX là những người rất có định hướng và sẵn sàng hy sinh cho tương lai của con cái.

Ai là con của thế hệ GX? Phần lớn họ được biết đến như Millennials (1982 – 2005)

Thông tin chung về ba thế hệ gần đây nhất như sau:

- Boomer: Tập chung vào các giá trị và sở thích riêng với nhận thức mạnh mẽ về lẽ phải.
- GX: Thực tế và cá nhân với mong muốn bảo vệ bản thân họ và những người gần gũi với họ.
- Millennials: Nhiệt tình, bị thúc đẩy bởi tinh thần hợp tác và mong muốn thay đổi thế giới ngày một tốt đẹp hơn.

Các millennials vẫn còn đang trải nghiệm ở các trường phổ thông (mặc dù những thành viên đầu thế hệ chắc hẳn đã có một tấm bằng đại học và đi làm), nhưng tính cách của cha mẹ họ đã thay đổi từ Boomer thành GX.

Các giáo viên tiểu học đã cảnh báo, sự thay đổi chắc chắn diễn ra trong khoảng thời gian từ 6 -8 tuổi. Các bậc cha mẹ GX ngày càng yêu cầu khắt khe hơn và có chiều hướng ít tin tưởng ý kiến của trường học. Họ cũng có xu hướng tập trung cho sự vui vẻ và hạnh phúc của riêng con cái họ hơn là toàn thể lớp học hoặc trường học.

Họ thường có sự sắp xếp tương đối ở phía sau – cho đến khi họ cảm thấy mình sai… và rồi có thể nhanh chóng gây sức ép nhằm tạo ra sự thay đổi lớn trong thời gian ngắn. Họ mong đợi sự rõ ràng và trách nhiệm, giống như những gì họ mong đợi trên thị trường.

Điều này tạo sức ép lớn lên các trường học ở khắp mọi nơi, và nó cũng đang tạo ảnh hưởng lên marketing, nhưng theo cách ít rõ ràng hơn.

Chúng ta biết rằng, thế hệ Millennial hòa hợp với cha mẹ hơn hai thế hệ trước. Phần lớn trong họ tin tưởng ý kiến của cha mẹ và thường nhìn vào cha mẹ để có những định hướng trước khi ra quyết định.

Đó là nguồn gốc của cái được gọi là “co – purchase,” trong đó, các Millennial trẻ tuổi ra quyết định mua bán sau khi đã tham vấn với cha mẹ họ và ngược lại. Thế hệ GX có thể hỏi những đưa trẻ của mình, họ nên mua Ipod nào, và các Millennial chắc chắn sẽ muốn hỏi ý kiến cha mẹ họ khi họ muốn mua một chiếc xe hơi. Đây chính là sự cộng tác, và các marketer cần nhận biết nó một cách linh hoạt.

Có rất nhiều ý tưởng về cách tiếp thị tới thế hệ Millennial. Millennials và the Pop Culture, viết bởi William Strauss và Neil Howe đã xác định một cách rõ ràng cách thức bán hàng tới thế hệ đang lên này.

Marketing tới thế hệ GX khác với Millennial hoặc thế hệ GX lúc trẻ. GX có một chút trầm lặng trong thời trẻ và cả khi trưởng thành, nhưng họ hoài nghi hơn.

Những GX ở độ tuổi nửa đời người có một chút lòng tin vào thể chế và các tổ chức. Khi vai trò mới (những bậc cha mẹ chủ đạo trong xã hội) mang đến cho họ cái nhìn về trách nhiệm và mong muốn làm cho thế giới tốt đẹp hơn.

Một ví dụ điển hình về thất bại trong việc tiếp thị đến thế hệ GX là những tranh luận gần đây, được khởi xướng bởi chủ tịch AL Gore sau một cuộc nói chuyện với một nhóm Millennial. Gore đã cố gắng thuyết phục những đứa trẻ nên nghi ngờ ý kiến của cha mẹ chúng, và đó là một bước lùi lớn sau sự kiện.

Một ví dục khác là quảng cáo của AAAPR (tổ chức do một Boomer quản lý), một sự so sánh giữa Millennial và GX qua một bài thơ do một Millennial sáng tác. Mặc dù, việc so sánh thế hệ này với thế hệ khác có thể tạo ra sức ép, nhưng nó sẽ không thành công với cả hai nóm nếu bạn mong đợi xây dựng niềm tin.

Một sự tập chung tốt trong việc bán hàng tới thế hệ GX nên được xây dựng dựa trên sự bảo vệ và chăm sóc của họ dành cho con cái. Nếu giá trị của sản phẩm hay dịch vụ không đạt được những tiêu chuẩn đó, nó không phù hợp với thế hệ GX. Tất nhiên, marketer luôn có thể hấp dẫn thế hệ GX với sự hoài niệm về quá khứ, nhưng đó chỉ là một lối mòn, bởi vì có quá nhiều marketer là người thuộc thế hệ GX.

When bán hàng cho các bậc cha mẹ GX, các marketer nên truyền tải các thông điệp về sự an toàn và sức khỏe trẻ em, và sự liên hệ thế hệ GX có với lũ trẻ của họ. Với nhiều GX, có những đứa re là điều đáng tự hào nhất trong cuộc sống, bởi vì phần đời còn lại của họ chỉ là sự sinh tồn.

Có nhiều GX khó chịu về quan điểm “người dẫn đầu” trong số các Millennial trên phương diện làm việc, vậy nên đừng sử dụng cách tiếp cận này trong những nỗ lực marketing của bạn.

GX có thể nổi giận với quan điểm rằng lũ trẻ có quyền được làm những gì chúng thích, nhưng nếu họ là cha mẹ họ sẽ không muốn áp đặt cho con cái mình.

Nguyên tắc marketing tớ GX là gì?

- Khơi dậy niềm tự hào về con cái trong họ.
- Đồng thời marketing tới GX và Millennial với thông điệp đồng thời tạo tiếng vang trong cả hai thế hệ.
- Thông điệp nên riêng tư và tập trung vào mối quan hệ cá nhân giữa cha mẹ và con cái, hơn là chỉ tập trung vào con cái.

Hiểu biết về các thế hệ trên thị trường có thể giúp bạn xác định nhu cầu thực sự của họ. Điều đó chắc chắn đúng, bởi vì khi mỗi thế hệ bước vào một giai đoạn mới, nhu cầu của họ cũng có sự thay đổi.

VicBrand tổng hợp từ Lanta Brand
Bài viết của tác giả Dave Sohigian/ marketingprofs.com

Đàm phán trong kinh doanh

Các doanh nghiệp Việt Nam thường bước vào cuộc đàm phán với tư thế khá bị động, thiếu chuẩn bị về con người và thông tin về đối tác. Trong khi đó, doanh nghiệp nước ngoài không chỉ thu thập thông tin về đối tác mà còn tìm hiểu cả phong tục tập quán và văn hóa.

Đã có nhiều doanh nghiệp Việt Nam thua ngay trên sân nhà chỉ trong khâu đầu tiên trong các thỏa thuận hợp tác kinh doanh.

Nhiều doanh nghiệp khi sắp đàm phán mới gõ cửa các cơ quan xúc tiến thương mại để nhờ dò hỏi thông tin về đối tác, trong khi để có thể phân tích kỹ lưỡng các thông tin như thế đòi hỏi phải có một khoảng thời gian nhất định. Chính vì vậy, chúng ta thường không hiểu được tâm lý và các hành vi cư xử của đối tác.

Việc lựa chọn người tham gia đàm phán cũng chưa được thực hiện một cách kỹ càng và không thật sự xuất phát từ yêu cầu thực tế của quá trình thương thuyết, mà còn mang tính chiếu lệ, cho đầy đủ ban bệ. Việc thay đổi trưởng nhóm thương thuyết một cách bất ngờ, không có lý do chính đáng có thể gây tâm lý không thoải mái, nghi ngại cho phía đối tác nước ngoài trong suốt thời gian còn lại của quá trình đàm phán.

Chủ tịch một công ty nước ngoài, khi đến làm việc tại Việt Nam, cho biết đã tìm hiểu khá kỹ về phong tục, tập quán của người Việt Nam thông qua báo chí, cộng đồng người Việt ở nước ngoài và Đại sứ quán Việt Nam tại nước ông. Nhờ chuẩn bị kỹ lưỡng, ông đã tạo được thiện cảm với phía đối tác.

Một trong những điểm yếu của doanh nghiệp Việt Nam là các đàm phán viên chưa được trang bị đầy đủ các kỹ năng đàm phán.

Họ thường thiếu linh hoạt trong việc tìm kiếm các giải pháp mới và thường quá tập trung vào vấn đề đang được đàm phán, mà quên đi một phần rất quan trọng của quá trình đàm phán là tạo dựng được một bầu không khí mang tính hợp tác và chia sẻ, cảm thông. Do không chuẩn bị kỹ lưỡng, các doanh nghiệp thường không có chiến lược đàm phán hiệu quả cũng như các kịch bản tình huống dự phòng.

Trong các cuộc đàm phán với ba đối tác Việt Nam, ông chủ tịch công ty nói trên đã chuẩn bị rất nhiều phương án tình huống khác nhau cho từng đối tác. Cách ông đặt vấn đề và tiếp cận từng đối tác cũng không giống nhau. Trong khi đó, các đối tác Việt Nam hoàn toàn không có các kịch bản dự phòng.

Một công ty tham dự đàm phán với thái độ cứng nhắc và những điều kiện của họ gần như là bất di bất dịch, ngay cả với những điểm ít quan trọng có thể thỏa hiệp được. Họ luôn có thái độ e ngại khi phía đối tác nước ngoài đưa ra các yêu cầu mới. Điều này đã gây cho phía đối tác nước ngoài ấn tượng không tốt về tính chuyên nghiệp và khả năng thích ứng trong kinh doanh.

Trong khi ấy, một doanh nghiệp khác đã dễ dàng chấp nhận điều kiện của ông đưa ra sau khi mặc cả... lấy lệ. Sau buổi đàm phán, ông chủ tịch cho biết kết quả đạt được vượt xa mọi dự kiến của ông, vì ông nghĩ sẽ phải mất nhiều thời gian để “kì kèo mặc cả” về các điều kiện.

Trong một vài cuộc đàm phán khác, các thành viên của phía đối tác Việt Nam thường bị phân tán bởi lợi ích cá nhân như các chuyến đi khảo sát, phần trăm hoa hồng của các hợp đồng hoặc vị trí trong liên doanh. Chính vì những lợi ích cá nhân này mà đôi khi các nhà đàm phán đã đặt bút ký vào những hợp đồng với các điều khoản có lợi cho phía đối tác nước ngoài. Thường tình huống này hay xảy ra với các doanh nghiệp nhà nước hơn là các doanh nghiệp tư nhân hay cổ phần.

Với triển vọng gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới trong một tương lai gần, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội mở rộng các quan hệ hợp tác kinh doanh quốc tế. Tuy nhiên, để tận dụng các cơ hội, doanh nghiệp cần phải nâng cao năng lực, trong đó có việc nâng cao hiệu quả của các cuộc đàm phán kinh doanh. Cần có thái độ nhìn nhận nghiêm túc về tầm quan trọng của các cuộc đàm phán, phải xem đàm phán như là mắt xích quan trọng trong các hoạt động kinh doanh, cần chuẩn bị tốt về nhân lực và thu thập các thông tin cần thiết phục vụ cho cuộc đàm phán.

Trong quá trình đàm phán phải tranh thủ để tạo dựng mối quan hệ tốt với đối tác, phải linh hoạt và có các kịch bản tình huống dự phòng. Nên đề ra các mục tiêu cần đạt được theo thứ tự ưu tiên để khi cần thiết có những bước nhân nhượng hợp lý mà vẫn không bị rơi vào thế bị động.

Công tác chuẩn bị tốt với các mục tiêu được xác định rõ ràng sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu được tình trạng tiêu cực có thể phát sinh trong quá trình đàm phán. Một cuộc đàm phán được coi là thành công nếu như cả hai phía đều cảm thấy mình được nhiều hơn mất, hai bên cùng tạo dựng được một sự thông cảm, tin tưởng lẫn nhau và quyết tâm hợp tác vì lợi ích chung.

VicBrand tổng hợp từ TBKTSG

“5-S” ở doanh nghiệp

5-S tượng trưng cho năm bước của một phương pháp tổ chức, sắp xếp lại nơi làm việc.

Các bước này đều bắt đầu bằng chữ S gồm: sàng lọc (sort), sắp xếp (systematize), sạch sẽ (sweep), săn sóc (sanitize) và sẵn sàng (self-discipline).

Vào cuối năm 2003, ông Trần Ngọc Tường, Trưởng ban Chất lượng của Ngân hàng Á Châu (ACB), được cử tham gia khóa học ba ngày về áp dụng chương trình 5-S do Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Tp.HCM tổ chức. Khi đó, cả hệ thống Ngân hàng ACB mới chỉ có khoảng 50 chi nhánh trên cả nước với tổng số nhân viên khoảng 2.000 người, còn ban chất lượng chỉ vỏn vẹn có ba người.

Bước đầu bỡ ngỡ với 5-S

Sau khi học về, ông Tường trình bày lại với ban lãnh đạo ngân hàng về quy trình áp dụng và lợi ích do 5-S mang lại, và ông đã nhận được sự ủng hộ. Chỉ mất hai tháng để xây dựng tiêu chí đánh giá, ACB đã chính thức đưa chương trình 5-S vào triển khai cho tất cả các chi nhánh trong toàn hệ thống.

Ban đầu, rất nhiều nhân viên và ngay cả trưởng các chi nhánh của ACB đã phản ứng rất dữ dội chương trình này vì cho rằng việc này làm mất thời gian, ảnh hưởng đến các thao tác nghiệp vụ. Nhiều nhân viên không chịu thực hiện, họ tiếp nhân viên trong đội đánh giá 5-S với thái độ chẳng vui vẻ gì, có khi còn thể hiện sự bất hợp tác. Nhưng ban lãnh đạo quyết định phải triển khai cho bằng được chương trình 5-S này.

Ông Tường cho biết: “Coi đơn giản vậy thôi chứ phải mất đến khoảng 3-4 năm sau, chương trình mới được thực hiện một cách trơn tru tại tất cả các chi nhánh trong toàn hệ thống của ACB”.

Theo bà Trần Thị Ngọc Bích, Trưởng phòng Năng suất chất lượng của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Tp.HCM, 5-S tượng trưng cho năm bước của một phương pháp tổ chức, sắp xếp lại nơi làm việc, các bước này đều bắt đầu bằng chữ S gồm: sàng lọc (sort), sắp xếp (systematize), sạch sẽ (sweep), săn sóc (sanitize) và sẵn sàng (self-discipline).

Theo đó, doanh nghiệp thực hiện chương trình này sẽ phổ biến cho nhân viên áp dụng trình tự các bước, nhằm tổ chức, sắp xếp lại nơi làm việc của doanh nghiệp được gọn gàng hơn, tạo môi trường làm việc thoải mái nhằm nâng cao năng suất, tạo tinh thần làm việc hăng hái cho nhân viên.

Chẳng hạn như ngay trong bước 1 (sàng lọc), doanh nghiệp cần phổ biến cho nhân viên biết loại bỏ các vật trở ngại ngay tại nơi làm việc để làm việc dễ dàng hơn, không để những vật dụng không cần thiết như sách báo cũ, những loại giấy tờ không sử dụng, hoặc các vật dụng cá nhân gây vướng víu trong quá trình làm việc.

Giữa tháng 1 vừa qua, Trung tâm Năng suất Việt Nam đã trao chứng chỉ thực hành tốt chương trình 5-S cho ba doanh nghiệp tại Tp.HCM gồm: Công ty Cổ phần Vật tư xăng dầu (Comeco), Công ty TNHH Robot và Xí nghiệp Khí cụ điện 2 thuộc Công ty Cổ phần Dây cáp điện Việt Nam (Cadivi).

Chương trình thực hành tốt 5-S nằm trong phong trào năng suất quốc gia được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng khởi xướng từ năm 1998.

Ông Tô Văn Nhơn, Phó giám đốc Xí nghiệp Khí cụ điện 2 của Cadivi, cho biết: “Đầu năm 2007, xí nghiệp cử năm cán bộ đi học lớp tập huấn về 5-S về phổ biến lại cho toàn thể 145 nhân viên của xí nghiệp. Tuy nhiên, những ngày đầu rất khó thực hiện vì công nhân đã quen với thói quen tự do trong quá trình làm việc, không quen sắp xếp. Trong khi đó, tiêu chí đánh giá công nhân nào làm tốt các bước trong 5-S bấy giờ cũng chưa được xây dựng cụ thể và rõ ràng”, ông Nhơn nhớ lại.

Tăng doanh thu nhờ 5-S

Ông Nguyễn Phương Nam, Tổng giám đốc Công ty TNHH Robot, cho biết công ty bắt đầu thực hiện chương trình 5-S từ tháng 3-2007 cho toàn thể 300 nhân viên của công ty theo trình tự phân chia các khu vực làm việc theo quá trình sao cho thời gian chuyển tiếp giữa các công đoạn sản xuất được giảm thiểu, các linh kiện, vật dụng được sắp xếp theo khu vực hợp lý nhất.

VicBrand tổng hợp từ VnEconomy

10 quý nhân người lãnh đạo không thể bỏ qua

Trong bất kỳ công việc nào, ta cũng cần có những trợ thủ đắc lực để giúp ta đạt được những thành công như mong đợi.

Nếu không tận dụng được những nguồn lực như vậy, rất khó có thể đảm bảo công việc tiến triển thuận lợi chứ đừng nói đến việc thăng tiến. Người lãnh đạo phải luôn trân trọng những người giúp đỡ mình, củng cố vị trí và cho mình những lời khuyên quý giá làm định hướng nghề nghiệp. Có những quý nhân mà lãnh đạo cần nhận diện và tận dụng như sau:

1. Người sẵn sàng bênh vực bạn

Những người tiến cử bạn một cách không điều kiện chính là những quý nhân của bạn. Vì họ tin tưởng và thừa nhận bạn. Khi bạn bị chỉ trích, họ sẽ bênh vực bạn và giải thích rõ sự việc.

Đây thường là người thầy hay cấp trên, những người từ vị trí cao hơn cất nhắc bạn. Điều này cho thấy bạn thực sự có chỗ đứng trong lòng họ. Vì thế hãy cố gắng trong chuyên môn thật nhiều để không phụ lòng họ, đồng thời làm việc thật tốt để họ có thể tự hào hơn nữa về bạn và mở ra nhiều cơ hội mới cho bạn.

2. Người sẵn sàng nói chuyện tào lao trước mặt bạn

Trên thực tế, người có thể nói những chuyện vui vẻ ngoài lề với sếp là những người thật thà, tốt bụng và tin tưởng bạn thật lòng. Điều đó cho thấy họ đáng tin cậy, luôn muốn quan tâm chia sẻ với bạn. Những thông tin mà họ cung cấp sẽ khiến bạn tránh được những sai lầm trong các mối quan hệ công sở. Dù họ là cấp dưới hay chỉ là nhân viên dịch vụ bạn cũng cần dành cho họ sự quan tâm, khích lệ thực sự.

3. Người sẵn lòng chia sẻ khó khăn với bạn

Không còn nghi ngờ gì nữa, họ thực sự là những quý nhân trong công việc của bạn. Họ có thể là người đồng cấp, nhân viên hay những người ở bộ phận khác có quan tâm đến công việc của nhóm bạn. Khi bạn gặp khó khăn, họ vẫn sát cánh bên bạn. Điều đó chứng tỏ họ không những dũng cảm mà còn có tình có nghĩa. Ngoài công việc hãy quan tâm đến đời sống riêng của họ nữa và đảm bảo môi trường làm việc thân tình, cởi mở.

4. Người chỉ đường cho bạn phát huy khả năng

Có những người thực sự là thầy của bạn. Cho dù họ hiền hậu hay nghiêm khắc, chỉ cần họ có thể chỉ ra điểm yếu để bạn cải thiện đã là người chỉ dẫn đáng tin cậy đối với bạn. Người này nhìn thấu mặt tốt, mặt xấu của bạn và thẳng thắn nói ra với mong đợi có sự chuyển biến tích cực từ phía bạn. Đừng tỏ ra khó chịu khi nghe những lời khuyên này, dành thời gian để suy ngẫm về nó và hoàn thiện bản thân.

5. Người tán thưởng sở trường của bạn

Người phát hiện thế mạnh của bạn, công nhận và trân trọng những thế mạnh đó thì dù ở vị trí nào cũng đáng quý. Có nhiều vị lãnh đạo nhận thấy tài năng của bạn mà không cất nhắc, họ là người bụng dạ hẹp hòi, không muốn người khác thăng tiến hơn.

6. Người làm gương cho bạn

Hành vi và lời nói của họ thống nhất, nói được là làm được, tạo nên sự tin tưởng cho tất cả những người xung quanh. Họ không ba hoa, lặng thầm làm việc nhưng rất hiệu quả, làm nhiều hơn nói. Đào tạo được những nhân viên kiểu này sẽ nâng cao hiệu quả làm việc của tổ chức. Nhưng nếu họ chuyển hướng tự cao tự đại thì quý nhân lại hóa thành tiểu nhân. Vì thế, người lãnh đạo nên cần theo sát, chia sẻ suy nghĩ và kịp thời uốn nắn.

7. Người luôn giữ lời hứa

Người trọng chữ tín luôn là quý nhân của nhiều người. Họ biết rõ năng lực của mình đến đâu và cố gắng làm việc hết trách nhiệm. Với những người này, bạn có thể yên tâm không lo bị họ bán đứng. Nếu có được đối tác như vậy, bạn cũng cần giữ chữ tín và tôn trọng mọi quy tắc làm ăn, đảm bảo hợp tác hai bên đều cùng có lợi.

8. Người có tính kỷ luật

Luôn tuân thủ mọi quy định, đảm bảo giờ giấc. Về năng lực chuyên môn của họ chưa hẳn đã cao nhưng việc họ luôn làm việc có trách nhiệm. Đây chính là mẫu nhân viên tạo cho tổ chức của bạn độ ổn định và an toàn cần thiết. Hãy giao cho họ những công việc đúng khả năng, đồng thời khơi gợi thêm những khả năng khác của họ. Họ có nhiều khả năng trở thành quản lý cấp dưới của bạn.

9. Người chịu đựng những cơn giận của bạn

Hãy luôn cảm kích trước những người đã kiên nhẫn với bạn mỗi lần bạn nổi cáu. Đó có thể là bạn bè, người thân hay chính những nhân viên hiền lành của bạn. Sự thông cảm và thấu hiểu này là minh chứng cho một mối quan hệ vững bền và trong sáng. Tương phản với việc yêu mến không phải là việc ghét mà là sự thờ ơ. Nếu đối phương chịu đựng bạn với một sự lạnh lùng thì đó lại là lời cảnh báo cho một mối quan hệ sắp kết thúc. Nếu bạn thực sự yêu mến và cần họ, hãy xem lại thái độ của mình và cư xử cho đúng mực.

10. Người hy sinh cho bạn

Nếu bạn có được một người sẵn sàng hi sinh quyền lợi bản thân để giúp bạn thành công trong sự nghiệp, thì chắc chắn đây là người đáng trân trọng nhất. Họ có thể là cha mẹ, bạNguồn n đời hay người trợ lý tận tụy của bạn. Họ luôn suy nghĩ vì bạn. Nếu bạn có được những người như thế ở bên, hãy làm việc hết mình đồng thời dành thời gian cho họ và coi hạnh phúc của họ cũng là động lực để làm việc tốt hơn.

VicBrand tổng hợp từ Tạp chí lãnh đạo Trung Quốc

Friday, February 05, 2010

Lập một kế hoạch tài chính

Khi đã xác định mục tiêu, bạn cần phát triển một kế hoạch tài chính để đạt được những mục tiêu đó. Lập một kế hoạch sẽ giúp bạn biết được tình hình tài chính hiện tại của bạn. Nó sẽ cho phép bạn thống kê bạn nợ gì, bạn có gì và bạn có đang đi đúng hướng để đạt các mục tiêu của mình hay không.


A. Một kế hoạch tài chính là gì?

Một kế hoạch tài chính đơn giản là một danh sách những điều bạn muốn đạt được vào một thời điểm trong tương lai. Danh sách của bạn nên bao gồm các mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Danh sách cũng nên liệt kê các bước bạn cần thực hiện để đạt các mục tiêu này. Có nhiều chương trình phần mềm có thể giúp bạn tự mình phát triển một kế hoạch tài chính. Nếu bạn cần sự giúp đỡ, bạn cũng có thể chọn cách thuê một người lập kế hoạch tài chính.

Một kế hoạch nên được thiết kế theo các nhu cầu cá nhân của bạn. Chẳng hạn như, nếu bạn chỉ mới bắt đầu, bạn có thể sẽ cần một kế hoạch toàn diện hơn bao gồm tất cả các khía cạnh tài chính của bạn. Tuy nhiên, nếu bạn gần nghỉ hưu, bạn có thể chỉ muốn xem lại các chọn lựa lập kế hoạch bất động sản.

B. Vạch kế hoạch

Khi phát triển kế hoạch tài chính, đầu tiên hãy quyết định xem bạn muốn thực hiện điều gì. Những khía cạnh quan trọng nhất trong kế hoạch của bạn là gì? Tự hỏi mình những câu hỏi như "Tôi có muốn trả hết nợ trước khi bắt đầu để dành quỹ khẩn cấp không? Tôi sẵn sàng chấp nhận rủi ro nào để đạt được mục tiêu?" Sau đây là vài mục tiêu cơ bản trong kế hoạch tài chính. Chúng sẽ là một điểm xuất phát tốt.

1. Chống lạm phát: nếu bạn muốn duy trì cùng mức sống khi bạn về hưu, tỉ suất hoàn vốn đầu tư của bạn phải lớn hơn tỉ lệ lạm phát. Bạn sẽ phải chấp nhận sự thật là đồng tiền của bạn sẽ có ít giá trị hơn trong tương lai.

2. Giảm thiểu rủi ro: kế hoạch tài chính của bạn nên được thiết kế dựa trên rủi ro mà bạn sẵn sàng chấp nhận để đạt mục tiêu của mình. Phong cách đầu tư của bạn ra sao? Bảo thủ hay táo bạo? Bạn phải cảm thấy hài lòng với các quyết định của bạn khi kế hoạch của bạn được thực hiện.

3. Giảm thiểu thuế: điều này có nghĩa là tận dụng các khoản đầu tư được trả chậm như vay tín chấp…… Sử dụng một chiến lược mua và giữ các cổ phiếu riêng lẻ. Bạn cũng có thể xem xét cách bạn sẽ giảm thiểu thuế cho những người thừa kế của bạn trong kế hoạch.

4. Quỹ khẩn cấp: Bạn nên lập kế hoạch cho những trường hợp đột xuất - hoá đơn khám chữa bệnh, bị mất việc, sửa chữa xe....... Các quỹ khẩn cấp thông thường nên bao gồm ít nhất 3-6 tháng lương để trong một tài khoản dễ lấy ra. Tiền tiết kiệm, tài khoản ngân hàng và tài khoản chứng khoán đều là những nơi rất tuyệt vời để cất tiền mặt. Bạn có thể hình thành dần tài khoản này bằng cách bắt đầu tự động trừ vào tiền lương của bạn mỗi tháng, Các hạn mức tín dụng cũng có ích - dĩ nhiên đó là phương cách cuối cùng.

5. Sự linh hoạt: Thay đổi lại kế hoạch của bạn mỗi năm nếu cần. Kế hoạch cần phải linh hoạt, thêm vào các mục tiêu mới hay xóa đi các mục tiêu cũ. Bạn cũng cần cập nhật các bước hành động của bạn. Một số lý do để điều chỉnh kế hoạch của bạn bao gồm việc lập gia đình hay ly dị, có con, kinh tế suy thoái ………

6. Tài sản ròng: Xem xét cách bạn sẽ chuẩn bị về tài chính cho những ước mơ của mình ra sao. Kiểm kê và tính toán giá trị tài sản ròng (tài sản có trừ đi tài sản nợ) để xem tình hình tài chính của bạn. Bằng cách này bạn sẽ biết được bạn thực sự có bao nhiêu tiền, nợ bao nhiêu, có thể đầu tư bao nhiêu và các khoản đầu tư hiện tại của bạn đang hoạt động ra sao.

Tập hợp tất cả các dữ liệu và bắt đầu phân nhóm chúng thành những mục sau:

- Tài sản có: Tiền mặt, tiền tiết kiệm, tài khoản chứng khoán, cổ phiếu, trái phiếu, giá trị tiền mặt của hợp đồng bảo hiểm, nhà, xe, tàu có giá trị, đồ cổ, nữ trang, tác phẩm nghệ thuật hay tài sản cho thuê.

- Tài sản nợ: Thế chấp, khoản vay chưa trả, hoá đơn thẻ tín dụng, vay mua nhà, thuế chưa trả hay vay tín chấp…..

- Tài sản ròng = Tài sản có - tài sản nợ

7. Lập ngân quỹ. Ngân quỹ là công cụ quản lý tài chính hiệu quả nhất mà bạn có thể sử dụng để biết được tình hình tài chính của mình. Xem xét những chi phí và thu nhập của bạn mỗi tháng. Bằng cách theo dõi các thói quen chi tiêu của mình, bạn có thể thấy được nên cắt giảm ở đâu - bạn có thể sử dụng những khoản chi không cần thiết để bổ sung vào những khoản đầu tư hay tiết kiệm của bạn.

8. Trả nợ. Biết rõ các khoản nợ và chủ động chi trả là sự phối hợp tốt nhất các yếu tố để trả nợ. Trong một số trường hợp, có thể chỉ là cắt giảm các chi phí không cần thiết của bạn. Tuy nhiên, nếu bạn đang sống vượt mức hơn khả năng bạn có thì có thể phải cần đến những biện pháp cứng rắn hơn. Có nhiều chiến lược giảm nợ có thể giúp bạn giảm tình hình khó khăn về tài chính, quản lý tiền bạc của bạn tốt hơn và thậm chí cải thiện mối quan hệ của bạn với các chủ nợ.

Vicbrand tổng hợp từ Herworld

Lập kế hoạch marketing chỉ trong 1 ngày

Bạn sẽ không còn đau đầu vì luôn phải suy nghĩ làm thế nào viết một kế hoạch marketing hiệu quả. Việc lập một kế hoạch thành công cho một công ty nhỏ thật sự chỉ cần một ngày là đủ. Nhưng trước tiên, đừng quá lo lắng về văn phong và cách thức làm thế nào để viết một kế hoạch thật hay. Chỉ cần một cây viết chì và một tờ giấy là chúng ta có thể bắt đầu.


Bước 1: Hiểu rõ thị trường và đối thủ của bạn

Một sai lầm tai hại mà rất nhiều doanh nghiệp nhỏ gặp phải là chỉ lo theo đuổi một sản phẩm hay một dịch vụ mới mẻ mà không bận tâm đến thị trường và mong muốn của nó (mong muốn chứ không phải nhu cầu). Đơn giản là nếu bạn cố gắng bán một thứ gì đó là khách hàng không mong muốn, họ sẽ không chịu mua.

Một thị trường tiềm năng là khi khách hàng mong muốn một điều gì đó chưa được đáp ứng, mức độ càng cao thì cơ hội của bạn càng lớn. Thị trưởng béo bở cũng giống như một hồ nước có hàng nghìn con cá đang đói. Mọi điều bạn cần làm là mang đến một cái cần câu và mồi nhử mà thôi.

Để hiểu được thị trường bạn cần trả lời những câu hỏi sau:

• Đâu là phân khúc thị trường chưa được đáp ứng?
• Đâu là phân khúc thị trường đủ lớn để giúp đạt được lợi nhuận?
• Cần nắm giữ bao nhiêu thị phần để đạt được lợi nhuận?
• Thị trường đó có nhiều đối thủ cạnh tranh không?
• Đâu là điểm yếu của đối thủ cạnh tranh?
• Liệu thị trường này có giúp tôi phát huy ưu thế cạnh tranh của mình không?

Bước 2: Thấu hiểu khách hàng

Nắm thông tin về khách hàng cũng là bước đầu tiên trong việc bán hàng. Bạn phải biết được (1) ai là khách hàng của bạn, (2) họ mong muốn đìều gì và (3) đâu là động lực giúp họ mua hàng – đó những yếu tố cần thiết của một kế hoạch marketing hiệu quả.

Đừng nhầm lẫn “mong muốn” với “nhu cầu”. Khách hàng không nhất thiết phải mua những gì họ cần, nhưng họ sẽ mua những gì họ monng muốn. Một ví dụ, bạn nghĩ sao nếu có nhiều người đến một cửa hiệu để mua một chiếc quần đùi họ cần và trở về với một chiếc áo sơ mi, một áo trong và một đôi giày? Hay là những người đến siêu thị hàng ngày chỉ để mua sữa và trứng nhưng lại trở về với bánh pizza, bánh kem và các loại bánh kẹo khác.

Con người mua những thứ họ mong muốn (tất nhiên là khi họ có tiền!) chứ không phải những thứ họ cần. Để thật sự hiểu rõ khách hàng bạn cần trả lời những câu hỏi sau:

• Khách hàng tiềm năng của tôi đã mua những thứ tương tự như thế nào? (mua tại cửa hàng, trên internet hay đặt giao tận nhà?)
• Ai là người quyết định mua hàng và ai là người có ảnh hưởng nhất đối với quyết định mua hàng?
• Những thói quen của người tiêu dùng là gì? Ví dụ, họ thường lấy thông tin sản phẩm từ nguồn nào? (truyền hình, sách báo, tạp chí)
• Động cơ thúc đẩy mua hàng của họ là gì? (vẻ bên ngòai, bảo hành, sự thông dụng, yếu tố sức khỏe, sự sang trọng…)

Bước 3: Chọn 1 phân khúc thích hợp

Nếu bạn nói rằng khách hàng mục tiêu của bạn là “dành cho mọi người” thì sẽ không có ai là khách hàng của bạn. Thị trường ngày nay đầy rẫy những đối thủ cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp là mối đe dọa cho công việc kinh doanh của bạn. Bạn sẽ dễ tồn tại và phát triển thành công hơn trong một vịnh nhỏ chứ không phải trong một biển lớn. Hãy chia thị trường ra thành nhiều phần bánh nhỏ và nắm trọn phần đó, sau đó hãy bắt đầu xâm nhập phân khúc mới (nhớ là chỉ sau khi nắm trọn phần bánh đầu tiên!).

Bạn cần có được một bức tranh rõ ràng mình muốn trở thành. Hãy chắc chắn việc chọn lựa phân khúc đó lôi cuốn bạn và việc tiếp xúc nó không gặp nhiều trở ngại. Không gì tệ hơn khi bạn chọn một phân khúc thị trường mà bạn không thể đối thoại được với nó hay bạn phải tiêu tốn một khỏan tiền rất lớn trong lúc tiếp cận nó.

Bước 4: Xây dựng thông điệp marketing

Thông điệp marketing của bạn không chỉ giúp khách hàng nhìn thấy triển vọng của bạn mà nó còn thuyết phục họ trở thành khách hàng của bạn. Một thông điệp marketing cần dựa trên 2 yếu tố. Thứ nhất, nó phải ngắn gọn và nêu bật được điểm chính. Hay có thể nói nó sẽ trở thành “biểu tượng âm thanh” của bạn. Và đó là câu trả lời của bạn đối với câu hỏi bạn đang làm gì.

Thứ hai, thông điệp marketing phải được hỗ trợ bởi tất cả các nguồn lực của bạn và được đẩy mạnh nhờ quảng cáo. Để thông điệp được hấp dẫn và thuyết phục nó cần tuân theo các yếu tố sau:

• Thể hiện triển vọng của bạn đối với vấn đề nào đó
• Chỉ ra rằng vấn đề đó rất quan trọng, cần giải quyết và không thể trì hoàn
• Nhấn mạnh lý do bạn là người duy nhất có thể giải quyết vần đề đó.
• Nhấn mạnh lợi ích khách hàng sẽ nhận được từ giải pháp của bạn.

Bước 5: Quyết định phương tiện marketing của bạn

Phần trên các bạn đã được nhắc nhở về việc lựa chọn phân khúc thị trường mà ở đó bạn có thể tiếp cận khách hàng dễ dàng. Khi bạn quyết định phương tiện marketing, bạn sẽ hiểu được lý do tại sao.
Phương tiện marketing của bạn là công cụ truyền thông giúp bạn truyền đạt được thông điệp marketing của mình đến khách hàng. Việc lựa chọn rất quan trọng vì nó giúp bạn đạt được hiệu quả cao nhất trên số tiền bạn đầu tư. Điều đó nghĩa là khi bạn muốn chọn phương tiện để truyền đạt thông điệp marketing đến phân khúc triển vọng của bạn với một chi phí thấp nhất.

Dưới đây là một số công cụ bạn có thể sử dụng để truyền đạt thông điệp của mình:

- Quảng cáo trên báo, poster, các cuộc thi, danh thiếp, hội thảo
- Quảng cáo trên truyền hình, bảng điện, bán hàng trực tiếp,
- Phát thanh, bảng biểu, hội chợ thương mại, những trang vàng, bài báo
- Mục rao vặt, qua thư, qua sự kiện từ thiện, mạng trực tuyến,
- Bảng quảng cáo, điện thoại trực tiếp, tạp chí, sự kiện đặc biệt
- Thư chào hàng, tờ bướm, thư điện tử, quảng cáo trên phim, tạp chí điện tử
- Bưu thiếp, người phát ngôn, thông cáo báo chí, fax
- Sách giới thiệu, trên quà tặng, truyền miệng, trang web
- Catalogue, khinh khí cầu (!?), tuyên truyền, trưng bày
-…

Thủ thuật là sử dụng đúng phương tiện để mang thông điệp của bạn đến thị trường

Bước 6: Thiết lập mục tiêu doanh số và marketing

Mục tiêu là điều thiết yếu đối với sự thành công của bạn. “Sự mong ước” là mục tiêu không được viết ra giấy. Nếu bạn không viết những gì bạn muốn, thì mục tiêu của bạn vẫn chỉ là mong ước. Khi thiết lập mục tiêu cần nhớ yếu tố SMART. Bảo đảm mục tiêu của bạn đạt được : (1) Sensible: nhận biết được, (2) Measurable: đo lường được, (3) Achievable: có thể thực hiện được, (4) Realistic: có tính thực tế, (5) Time Specific: Thời gian xác định

Mục tiêu của bạn còn phải dựa vào nguồn lực tài chính để đảm bảo đạt được mức doanh thu, lợi nhuận và tỉ suất lợi nhuận.. Không chỉ vậy, mục tiêu của bạn cũng cần bao gồm những yếu tố phi tài chính như số lượng hàng bán, số lượng hợp đồng, số lượng khách hàng, quan hệ cộng đồng… Khi bạn xác lập mục tiêu, hãy thực hiện đầy đủ những qui trình giúp mục tiêu của bạn được tất cả các thành viên trong công ty tiếp nhận , được đề cập đến trong những hội nghị bán hàng, được dán trên các bảng thông báo, và nhất là những giải thưởng động viên để đạt được mục tiêu đó.

Bước 7: Lập ngân sách marketing

Ngân sách marketing phụ thuộc vào việc bạn muốn thiết lập độ chính xác đến mức nào. Việc tính toán chi tiết không cần thiết nếu không đủ dữ liệu về nó. Trước hết, nếu công ty của bạn đã hoạt động được nhiều năm thì bạn có thể dễ dàng thiết lập ngân sách marketing dựa trên doanh số và chi phí marketing những năm trước đây, để tính tóan “chi phí dành cho mỗi khách hàng” và chi phí trên mỗi sản phẩm”

Bước tiếp theo là xác định chi phí marketing cần thiết cho 1 sản phẩm đề từ đó dựa vào chỉ tiêu doanh số hay nhu cầu khách hàng xác định ngân sách marketing. Kết quả này không thật sự chính xác nhưng sẽ giúp bạn đo lường được một ngân sách cần thiết giúp đạt được mục tiêu đề ra.

Kết luận

Bây giờ bạn đã có một kế hoạch marketing với 7 bước khá đầy đủ. Nó thật sự đơn giản và chỉ cần trong 1 ngày. Tất nhiên bạn cần chuẩn bị kĩ lưỡng trước khi bắt đầu, nhất là việc tìm hiểu và lựa chọn các phương tiện truyền thông, về tâm lý người tiêu dùng để xây dựng thông điệp đúng đắn, và dữ liệu tài chính của bạn. Nhưng đừng nên quá cố gắng để xây dựng một kế hoạch thật hoàn hảo. Hãy nhớ qui luật 80-20, 80% kết quả sẽ đến chỉ trong 20% nỗ lực của bạn.

Lời khuyên cuối cùng của tôi là hãy chắc rằng bạn không bị quấy rầy và bị đứt quãng trong khi viết kế hoạch. Bản kế hoạch sẽ là cơ sở quan trọng nhất đối với bạn và đối với cả công ty trong việc hoạch định tương lai. Chúc bạn thành công!

VicBrand tổng hợp từ Lanta Brand

2010: Xu hướng mua bán sáp nhập tập trung vào ngành nào?

Theo nghiên cứu của Công ty PricewaterhouseCoopers (PwC) và Thomson Reuters, tổng số các giao dịch mua bán sáp nhập (M&A) tại Việt Nam trong năm 2009 là 295 thương vụ, tăng 77% so với năm 2008.


Tổng giá trị các giao dịch M&A trong năm 2009 là 1,138 tỷ USD trong đó 200 giao dịch là giữa các công ty trong nước, 90 giao dịch là giữa công ty nước ngoài mua/sáp nhập công ty trong nước và 5 giao dịch thực hiện bởi công ty Việt Nam mua/sáp nhập với công ty ở nước ngoài.

Những giao dịch M&A điển hình trong năm 2009

Trong năm 2009, ngành công nghiệp chiếm gần 1/4 tổng các giao dịch M&A tại Việt Nam, tăng 15% so với năm 2008. Đứng thứ 2 là ngành năng lượng với mức tăng từ 7% năm 2008 lên đến 17% trong năm 2009.

Thông qua một số thương vụ trong năm 2009, các chuyên gia của PwC cho biết có một xu hướng xuất hiện trong các tập đoàn đa ngành của Việt Nam chính là tái cơ cấu tổ chức, giảm đối thủ cạnh tranh nhỏ thông qua mua bán, sáp nhập và mở rộng hoạt động sang các ngành khác. Điều này đã dẫn đến một số lượng lớn các giao dịch diễn ra trong ngành công nghiệp, năng lượng và vật liệu.

Một số thương vụ M&A đáng chú ý đã được công bố trong năm 2009 bao gồm: Vào tháng 12, Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên 2 (HT2) đã đồng ý sáp nhập với Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên 1 (HT1). Giá trị của thương vụ ước tính là 133 triệu USD.

Tháng 11, House Foods Corporation (House Foods), một công ty thực phẩm và đồ uống hàng đầu Nhật Bản, ký thỏa thuận đầu tư khoảng 20 triệu USD vào Masan Group Corporation bằng việc mua lại 9 triệu cổ phiếu phổ thông mới với giá khoảng 40.000 đồng một cổ phiếu, chiếm tỷ lệ cổ phần nắm giữ khoảng 1,85% vốn cổ phần đã gia tăng của Masan.

Vào tháng 10, HSBC Insurance (Asia Pacific) Holdings Limited (HSBC) ký thỏa thuận tăng tỷ lệ cổ phần nắm giữ của công ty này tại Tập đoàn Bảo Việt (Bao Viet Holdings) từ mức 10% hiện nay lên 18% với trị giá là 1,88 nghìn tỷ đồng (khoảng 105,3 triệu USD).

Cũng trong tháng này, Total SA (Total) của Pháp mua lại bộ phận dầu nhờn và các sản phẩm chuyên dụng tại Việt Nam của ExxonMobil Corporation, công ty khai thác và sản xuất dầu khí, bao gồm một nhà máy dầu nhờn tại tỉnh Đồng Nai và mạng lưới phân phối dầu nhớt trên khắp Việt Nam.

Tháng 7, POSCO, một công ty sản xuất thép có trụ sở tại Hàn Quốc đã đồng ý mua lại 90% cổ phần trong Asia Stainless Corporation (ASC), công ty sản xuất và phân phối thép không gỉ có trụ sở tại Việt Nam với giá trị ước tính là 50 triệu USD.

Triển vọng M&A 2010

Các chuyên gia phân tích độc lập dự kiến rằng tăng trưởng GDP năm 2010 sẽ đạt khoảng 6%. Cùng lúc đó, các chuyên gia phân tích của PwC dự kiến giao dịch M&A ở tất cả các ngành nghề sẽ tăng trưởng trong năm 2010, trong đó các thương vụ giữa các doanh nghiệp trong nước vẫn tiếp tục tăng nhanh do các doanh nghiệp Việt Nam đang tăng trưởng tìm kiếm các mục tiêu sáp nhập & mua lại để đầu tư tiền nhãn rỗi của họ và thúc đẩy tăng trưởng cao hơn.

Các giao dịch trong nước mang tính chiến lược cũng như các thương vụ vốn sở hữu tư nhân cũng được coi là những diễn biến tạo nên xu hướng tích cực trong năm 2010, được tạo nên bởi sự phục hồi của kinh tế toàn cầu cùng cảm nhận tích cực có được nhờ sự tăng trưởng với tốc độ mạnh mẽ của Việt Nam bất chấp cuộc khủng khoảng mới đây.

Bên cạnh đó, trong tuần đầu tiên của tháng 1, Chính phủ đã thông báo một cách cụ thể dự định khởi động lại tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước trong năm 2010. Động thái này có thể đưa đến một số thương vụ có qui mô lớn trong năm nay.

Một sáng kiến quan trọng khác của Chính phủ, có thể có ảnh hưởng đáng kể đối với môi trường của hoạt động M&A trong năm 2010 là việc sáp nhập theo dự kiến của các doanh nghiệp nhà nước do nhu cầu hợp lý hóa hoạt động của các doanh nghiệp này và cải thiện năng lực cạnh tranh trong hoạt động xuất khẩu để giảm thâm hụt thương mại.

Ví dụ, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong tháng 1, ba doanh nghiệp sản xuất thủy sản thuộc sở hữu nhà nước sẽ sáp nhập với nhau để thành lập Tổng công ty Thủy sản Việt Nam (sau các sản phẩm dệt may và dầu thô, thủy sản là loại hàng xuất khẩu lớn thứ ba của Việt Nam).

Các chuyên gia của PwC cũng cho biết, xu hướng M&A trong năm 2010 sẽ tập trung ở một số ngành như: nhóm hàng tiêu dùng nhanh, giải trí và truyền thông, ngành dịch vụ tài chính, bất động sản. Ngoài ra, một số ngành khác cũng sẽ thu hút M&A như: các ngành công nghiệp cung cấp đầu vào cho nhóm hàng tiêu dùng nhanh, khu vực sản xuất hàng dệt may, khu vực bán lẻ.

VicBrand tổng hợp từ VnEconomy

Tiếp thị trong kỷ nguyên số

Với sự phát triển của internet, con người đang bước vào một kỷ nguyên mới: kỷ nguyên số. Cùng với đó, sự thay đổi của người tiêu dùng cũng đang từng bước chi phối và làm thay đổi cách thức tiếp thị của các doanh nghiệp trên toàn thế giới.

Người tiêu dùng và “văn hoá clicking”

Ngày nay, trong thời đại bùng nổ của internet, các phương tiện tương tác trực tuyến: các mạng xã hội, các trang web, diễn đàn… cũng phát triển rầm rộ. Điều này đang tác động mạnh mẽ đến cộng đồng người tiêu dùng. Đang hình thành một “văn hoá clicking” – theo cách gọi của bà Faith Popcorn, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty tư vấn tiếp thị Faith Popcorn Brain Reserve – trong một cộng đồng rộng lớn.

Tính đến hiện tại, có tới khoảng 50 kênh tương tác chủ đạo vây quanh người tiêu dùng trong đời sống kỹ thuật số. Các “thượng đế” gần như chỉ cần một động tác nhấp chuột (click) trên máy tính là có được những thông tin, dịch vụ cần tìm. Bản chất của vấn đề này, theo bà Popcorn, là do người tiêu dùng ngày càng có xu hướng muốn ngồi một chỗ nhưng có được mọi thứ. Họ thích cảm giác được soi rọi mọi thứ trên màn hình máy tính, thích được che chở như ở trong một cái kén, an toàn, ấm cúng nhưng vẫn thể hiện được cái tôi của mình trong thế giới ảo nhờ sức mạnh công nghệ của kỷ nguyên số. Vì thế các trang web, blog, chat và vô số các công nghệ trực tuyến không dây khác đã và sẽ giúp người tiêu dùng dù ngồi tại nhà vẫn có thể làm được rất nhiều việc như: mua sắm, gặp gỡ bạn bè, trò chuyện, tư vấn, tìm kiếm thông tin, nghe nhạc, giải trí, học tập.

Thời của tiếp thị tương tác


Cùng với sự thay đổi của người tiêu dùng, các phương tiện và cách thức tiếp thị cũng đang biến đổi mạnh mẽ. Cho tới gần đây, báo chí, đài phát thanh, truyền hình… vẫn được coi là phương tiện truyền thông, tiếp thị hiệu quả nhất. Nhưng những phương thức truyền thống này ngày càng trở nên quá đắt mà lại chỉ đến được với một số ít người.

Một trong những nguyên nhân quan trọng làm các phương thức truyền thông cũ mất dần vị thế là do nó hạn chế tính tương tác. Về phía người tiêu dùng, họ bị rơi vào thế tiếp nhận thụ động các thông điệp tiếp thị, ngay cả khi họ không thích. Và khi muốn kiểm chứng tính chân thực của các thông điệp này, họ cũng khó có được nguồn thông tin phong phú từ rất nhiều mạng lưới khác. Còn bản thân các doanh nghiệp lại không có cách nào lượng hoá được hiệu quả cũng như đối tượng tiếp nhận của các chiến dịch truyền thông của mình.

Từ sự “xuống ngôi” của các phương thức tiếp thị truyền thống, một phương thức tiếp thị mới ra đời với sự hỗ trợ đắc lực của internet: tiếp thị số. Tiếp thị số giúp người làm marketing và kinh doanh nhận được thông điệp từ khách hàng nhanh chóng và chính xác mà quảng cáo truyền thống gần như không thể làm được.

Tiếp thị số ra đời và phát triển do thói quen lướt web đang trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Tới 83% người trả lời trong cuộc nghiên cứu của Hiệp hội quảng cáo Châu Âu (EIAA) tiết lộ họ sẽ thấy vô cùng bứt rứt nếu mỗi ngày không online được 1 lần, 32% quả quyết email là "dịch vụ không thể thiếu" trong cuộc đời họ... Trong cuộc nghiên cứu ảnh hưởng của lnternet và tivi, 82% người được hỏi cho biết họ thường xuyên online từ 5-7 ngày/tuần. Chỉ 77% nói rằng họ có "đảo mắt" tới máy thu hình với quỹ thời gian đó và 48% thì nói thẳng thừng tivi đang bị "thất sủng" trước sự bành trướng của Intenet.

Với tiếp thị số, không ai có thể áp đặt nếu không muốn. Thay vào đó là sự tương tác tự nguyện. Khi tiếp thị, quảng cáo trên các kênh truyền thông số, doanh nghiệp sẽ đo lường được tính hiệu quả của quảng cáo, biết được có bao nhiêu người tham gia vào quảng cáo thông qua lượng người vào xem.

Thêm vào đó, ưu điểm của phương thức marketing số là ứng dụng công nghệ hiện đại để tiến hàng marketing. Điều này giúp DN có thể tiến hành chiến dịch marketing trên diện rộng tiếp cận đến hàng triệu người dùng, với hàng chục phương thức được ứng dụng. Nhờ đó, marketing số giúp DN giảm thiểu chi phí. Cụ thể, DN có thể ứng dụng các loại hình marketing số như email marketing, web marketing, blog marketing, SMS marketing, mobile marketing, SEO marketing, social net-working marketing, banner marketing, articles online marketing...

Tiếp thị số tại Việt Nam: tiềm năng còn bỏ ngỏ

Ông Jeffrey Seah, CEO khu vực Đông Nam Á của Tập đoàn truyền thông Starcom Mediavest, cho rằng DN ở các nước đang phát triển như VN có cơ hội khổng lồ từ công nghệ di động và công nghệ số nói chung. Vì đi sau nên một điều thú vị là VN nhảy cóc qua rất nhiều nấc mà các nước phát triển đã trải qua.

Hiện tại, số người sử dụng Internet của Việt Nam đã lên hơn 20 triệu, chiếm gần một phần tư dân số cả nước. Và, số người sử dụng điên thoại di động - kênh tiếp cận mới của Internet và viễn thông còn lớn hơn gấp nhiều lần. Tại Việt Nam, thói quen xem TV, nghe nhạc và đọc sách trong thanh niên trước kia giờ đã giảm, mà thay vào đó là sự gia tăng của việc thích ra phố, chơi thể thao, chơi game và lướt net. Giới trẻ Việt Nam đã bắt đầu quan tâm nhiều đến các phương tiện và sản phẩm kỹ thuật số, và xu hướng này cũng bắt đầu lấn át các sản phẩm truyền thông truyền thống. Một khảo sát cho thấy 52% thanh niên cho biết họ lướt web ít nhất một lần/tuần, con số này rất ấn tượng nếu so với 32% của năm 2002.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Giáo sư Ian Fenwick – chuyên gia tiếp thị số, đồng tác giả cuốn sách best seller về tiếp thị số “Tiếp thị số - Hướng dẫn thiết yếu cho truyền thông mới & Digital Marketing” hiện các doanh nghiệp của Việt Nam vẫn chủ yếu sử dụng quảng cáo, tiếp thị qua kênh truyền thông truyền thống là ti vi và báo giấy, trong khi chi phí quảng cáo qua các kênh này cực đắt, lên tới hàng trăm triệu hoặc cả tỉ đồng để xây dựng hình ảnh quảng cáo, tiếp thị.

Mặc dù hiện nhiều doanh nghiệp cũng đang có xu hướng mở các kênh tiếp thị số, chủ yếu là qua website của doanh nghiệp nhưng hình thức, nội dung thể hiện còn hạn chế, chưa hấp dẫn và chưa tạo ra được nét độc đáo riêng, hiệu quả tiếp thị còn thấp.

Các kênh tiếp thị số như Internet, blog, mạng xã hội, qua điện thoại di động dù chi phí rẻ hơn cả trăm lần so với quảng cáo truyền thống, có “độ phủ” rất rộng và hiệu quả cao nhưng vẫn chưa được doanh nghiêp đầu tư phát triển. Theo ông Ian Fenwick, “Điều đó do khả năng nhận biết của doanh nghiệp về hiệu quả đầu tư cho kênh tiếp thị”.
Ngày 15/3 tới đây, GS John Quelch – “thầy phù thuỷ về marketing và thương hiệu” – sẽ diễn thuyết cho các DN Việt Nam về chủ đề “Điển cứu mới về chiến lược tiếp thị trong kỷ nguyên số”. Là kết quả nghiên cứu từ những điển hình áp dụng tiếp thị mới và độc đáo nhất, các điển cứu này sẽ giúp DN cập nhật nhiều kiến thức và thực tiễn đương đại nhằm xác lập một chiến lược marketing tối ưu, có tính ứng dụng cao cũng như khả năng dự báo, tiên lượng những bất ổn tiềm ẩn trong tương lai.
VicBrand tổng hợp từ VNR500

Thursday, February 04, 2010

CFO- Nghề cao cấp

CFO (Giám đốc tài chính) là một công việc khó, đòi hỏi người giữ cương vị này phải cực kỳ bản lĩnh với sự am hiểu sâu sắc về lãnh vực tài chính nói chung. Trong công ty, vai trò của CFO chỉ sau mỗi Tổng giám đốc vì CFO nắm giữ các vị trí chủ chốt như: quản lý rủi ro tài chính, thiết kế thương vụ và người truyền thông tài chính của doanh nghiệp.


CFO - giám đốc tài chính

CFO (Giám đốc tài chính) là một công việc khó, đòi hỏi người giữ cương vị này phải cực kỳ bản lĩnh với sự am hiểu sâu sắc về lãnh vực tài chính nói chung. Trong công ty, vai trò của CFO chỉ sau mỗi Tổng giám đốc vì CFO nắm giữ các vị trí chủ chốt như: quản lý rủi ro tài chính, thiết kế thương vụ và người truyền thông tài chính của doanh nghiệp.

Công việc chính của CFO là giữ cho nguồn tiền của doanh nghiệp được lưu thông một cách hiệu quả nhất. Vậy làm thế nào để các CFO đóng góp cho doanh nghiệp nhiều hơn và bản thân CFO đạt được vị trí cao nhất là lên CEO (Giám đốc điều hành), đây luôn là câu hỏi thường trực trong mỗi người Giám đốc tài chính ngày nay.

Điều kiện trở thành CFO

CFO là sân chơi cho những người bản lĩnh và việc trở thành một CFO yêu cầu ở bạn những điều kiện hết sức ngặt nghèo, nếu không quyết tâm cao và cố gắng nỗ lực thì bạn sẽ không bao giờ thực hiện được ước mơ của mình. Đó là hiểu biết rộng không chỉ kiến thức chuyên ngành mà còn bao gồm các lĩnh vực khác. Một tầm nhìn chiến lược, kỹ năng công việc sắc bén cùng với lương tâm nghề nghiệp cũng là một đòi hỏi công việc đối với một Giám đốc tài chính.

Hiểu biết sâu rộng kiến thức nghề nghiệp: Nghề CFO yêu cầu tính chuyên nghiệp cao và kiến thức ngành sâu sắc. Bạn phải nắm vững nghiệp vụ kế toán và hiểu rõ kế toán để có thể điều phối các dòng tiền và nghiệp vụ kinh doanh liên quan đúng pháp luật và hợp lý. Bạn phải thạo nghề tài chính: thành thục các kỹ năng tính toán, phân tích tài chính, đảm bảo đánh giá định lượng nhanh và chính xác các thông số tài chính doanh nghiệp. Ngoài ra, bạn còn phải hiểu biết rộng các kiến thức ở các lĩnh vực khác như: Tài chính quốc tế, Tín dụng, Ngân hàng...

CFO cần có các kỹ năng công việc: khả năng truyền thông tốt vì công việc này đòi hỏi khả năng tổ chức và trình bày các thông tin tài chính một cách minh bạch và khoa học. Hơn nữa, công việc của CFO phải giao tiếp với rất nhiều bộ phận bên trong và đối tác bên ngoài doanh nghiệp, lại thường đề cập vấn đề rất nhạy cảm là quyền lợi kinh tế và ngân sách, do vậy, truyền thông và giao tiếp tốt có vai trò hết sức quan trọng, có thể nói là bậc nhất, với người giữ vị trí CFO.

Có tầm nhìn chiến lược: CFO phải có khả năng quan sát tốt và phân tích nhạy bén. Điểm này chú trọng tới quan sát vận động của môi trường kinh doanh (bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp), đánh giá đúng tình hình, dự báo điều gì sắp xảy và có quyết định hành động hợp lý.

Có đạo đức nghề nghiệp: Làm nghề CFO yêu cầu ở con người tính kỷ luật rất cao và lương tâm đạo đức nghề nghiệp vì CFO nắm rất nhiều thông tin quan trọng, tuyệt mật trong doanh nghiệp. Nếu hành xử thiếu đạo đức và thiếu chuyên nghiệp có thể mang lại hậu quả rất nghiêm trọng cho doanh nghiệp.

Tầm quan trọng của một CFO trong doanh nghiệp

CFO hay bị nhầm lẫn với vai trò một kế toán trưởng nhưng có rất nhiều việc của CFO kế toán trưởng không làm được. Trong doanh nghiệp, tầm quan trọng của CFO chỉ sau mỗi Tổng giám đốc và dù chỉ là Giám đốc tài chính nhưng thật ra CFO phải kiêm nhiệm tới bốn vai trò. Đó là: quản trị rủi ro tài chính, chiến lược, thiết kế thương vụ và truyền thông.

Vai trò quản trị rủi ro tài chính: là một người quản lý tài chính, CFO nắm vững thực trạng tài chính doanh nghiệp nên có thể ngăn chặn ngay từ đầu các dấu hiệu xấu như: nợ phải trả cộng dồn quá cao ,nợ khó đòi vượt quá mức cho phép, hiệu quả kinh doanh kém, âm mưu thôn tính doanh nghiệp của các đối tác cạnh tranh...

Vai trò chiến lược: CFO nắm vai trò chủ chốt trong việc giúp Tổng giám đốc hoạch định các chiến lược tài chính ngắn, trung và dài hạn. Ngoài ra CFO còn xác định chiến lược tài chính cho các chương trình, các dự án của doanh nghiệp như mở rộng hay thu hẹp sản xuất ...

Vai trò thiết kế thương vụ: CFO lão luyện trong dàn xếp các vụ đầu tư mạo hiểm, quyết định thâu tóm, sát nhập hay hợp tác chiến lược với doanh nghiệp khác. Tự các CFO sẽ quan hệ vay vốn, thu xếp nguồn vốn để trả nợ, đánh giá chỉ tiêu tài chính của các dự án đầu tư, tác động lên các mục tiêu dài hạn... Nhờ đó doanh nghiệp sẽ nắm được nhiều cơ hội kinh doanh đầu tư và tham gia vào thị trường tiền tệ, thị trường vốn, thị trường chứng khoán...

Vai trò truyền thông: CFO là người tạo dựng uy tín và niềm tin của cộng đồng tài chính, đầu tư, kinh doanh và báo chí... với doanh nghiệp thông qua những cuộc ngoại giao mang tính chất kinh tế ví dụ như dàn xếp vay vốn, quan hệ với các quỹ đầu tư...

Để thành công trong cương vị CFO

CFO luôn là ứng cử viên lý tưởng cho chiếc ghế CEO nhưng con đường đến với vị trí cao nhất này không phải lúc nào cũng dễ dàng. Làm sao để thành công hơn trên cương vị CFO? Đó chính là: coi kinh nghiệm kinh doanh là kinh nghiệm tốt nhất, luôn sáng tạo trong công việc và quan tâm hơn nữa tới công ty của bạn.

Tích lũy kinh nghiệm kinh doanh: Những kinh nghiệm kinh doanh luôn rất hữu ích cho công việc CFO và thăng tiến lên CEO của bạn. Các giám đốc khác theo đó cũng coi bạn là một cộng sự kinh doanh. Theo một số CFO thì kinh nghiệm kinh doanh là kinh nghiệm tốt nhất.

Sáng tạo hơn nữa: Sáng tạo bằng cách nhìn nhận và suy nghĩ vần đề ở các phương diện khác nhau, áp dụng các công cụ tài chính theo cách hiệu quả nhất vào công việc kinh doanh. Bạn hãy tạo ra các thành công bất ngờ khi vượt lên trên kỳ vọng tầm thường về một giám đốc tài chính là "tránh được những hậu quả xấu không mong muốn".

Quan tâm nhiều hơn tới công ty: Hãy làm việc trên cương vị của một thành viên hội đồng quản trị để có một cái nhìn bao quát về công ty của bạn. Hãy xuất hiện trước công ty nhiều hơn thay vì chỉ làm công việc cung cấp các con số. Bạn phải có kinh nghiệm thực sự về sản phẩm hay dịch vụ của công ty mình. Bạn phải hiểu được những người đang tạo ra sản phẩm hay dịch vụ đó.

VicBrand tổng hợp từ Vieclambank

CEO và câu chuyện "khả năng kiến tạo chiến lược"

Có vô số chiến lược trên thế giới được tạo ra bởi các cấp điều hành, từ lãnh đạo đứng đầu cho tới các nhà tư vấn chiến lược. Tuy nhiên rất ít trong số chiến lược đó thành công.


Rất nhiều các giải thích được đưa ra, và sau đây là giải thích của tôi nhằm giúp quý vị độc giả tìm được các hành động thích hợp và phương án thay thế nổi bật:

Một chiến lược tốt là sản phẩm của sự kết hợp sáng tạo hai lập luận khác nhau - chứ không phải là dòng lập luận phân tích theo đường thẳng đơn thuần - nhưng các nhà điều hành và "chiến lược gia" hiếm khi đủ kỹ năng tạo ra kết hợp sáng tạo thiết yếu này.

Hai lựa chọn chiếc lược cơ bản nhất là khu vực kinh doanh và phương thức kinh doanh. Hai quyết định này - một nói về vị trí mà công ty sẽ cạnh tranh, một đưa ra cơ sở cạnh tranh - là cú đấm đúp thiết yếu để tạo ra lợi thế chiến lược. Tuy nhiên, hai lập luận này không thể được xem xét riêng rẽ hay theo trình tự. Để tạo ra một chiến lược vĩ đại, lựa chọn về quy mô và phương thức cạnh tranh cần hòa hợp và củng cố lẫn nhau.

Có thể lấy ví dụ như sau, chỉ kinh doanh trong phạm vi thị trường bản địa có vẻ là một lựa chọn khu vực hoàn hảo dựa trên cơ sở trội hơn về công nghệ, lựa chọn hoàn hảo khác về phương thức kinh doanh. Nhưng sự kết hợp này thường chỉ mang lại một chiến lược tồi - do sự toàn cầu hóa của các nền kinh tế và quy mô hoạt động nghiên cứu và phát triển, một vài đối thủ sẽ chọn phương án toàn cầu hóa và thổi bay các doanh nghiệp bản địa hoạt động trong các khu vực địa lý hẹp. Lựa chọn này không phù hợp, cũng không có tính củng cố.

Đối lập với lựa chọn trên, hãng máy tính Apple chiến thắng bởi lựa chọn khu vực cạnh tranh - tham gia vào cung ứng các chủng loại đồ điện tử tiêu dùng có giá trị cao (máy vi tính, máy nghe nhạc, điện thoại) - phù hợp với lựa chọn phương thức cạnh tranh - cạnh tranh nhờ mở rộng trải nghiệm khách hàng với các thiết kế và hệ hòa âm. Apple đã sử dụng phương pháp đòn bẩy thành công nhờ hai lựa chọn kinh doanh trong ngành công nghệ với các sản phẩm như máy tính Mac, máy nghe nhạc iPod, và điện thoại iPhone.

Vấn đề là, các CEO không thể luôn luôn dẫn đầu nhờ kết hợp các lập luận này theo ví dụ hoàn hảo trên. Chiến lược của họ thường dựa trên một lập luận riêng rẽ. Họ thích phân tích vấn đề để đi đến một câu trả lời riêng lẻ và đầy đủ, như kiểu làm thế nào để toàn cầu hóa, kiểm soát chi phí, hay giới thiệu sản phẩm mới, thay vì cố gắng tìm một câu trả lời phù hợp cho cả hai câu hỏi.

Hậu quả là, rất nhiều trong số họ hình thành khái niệm: chiến lược chỉ là hoặc khu vực kinh doanh hoặc phương thức kinh doanh. Ví dụ, trong ngành dược toàn cầu hiện nay, có vẻ như các giám đốc điều hành định nghĩa chiến lược chỉ đơn giản là hoạt động trong ngành dược từ lâu đã có tiếng là lợi nhuận cao và làm bất cứ thứ gì mà những công ty cạnh tranh khác đang làm. Hoàn toàn không quan tâm đến phương thức cạnh tranh đã dẫn đến các "chiến lược tôi-cũng-vậy". Đây là một trong những nguyên nhân khiến hoạt động của các công ty trong ngành dược ngày một xuống dốc.

Một ví dụ khác, với rất nhiều CEO của các công ty công nghệ cao, phương án tối ưu được lựa chọn là sở hữu độc quyền nhiều công nghệ. Không quan tâm đến khu vực cạnh tranh đã khiến nhiều công ty hoạt động trong ngành công nghệ lạc hướng do không thể xác định sử dụng công nghệ trong ngành nào - như tình trạng đệ đơn xin bảo hộ phá sản hiện nay của công ty điện thoại nổi tiếng Nortel Networks dù sở hữu gia tài bao gồm nhiều quyền sở hữu công nghệ quý giá.

Trong khi đó, các chiến lược gia tập đoàn và các nhà tư vấn chiến lược vẫn tiếp tục phát triển nhờ sở hữu nhiều công cụ khái niệm để phân tích khu vực cạnh tranh (mô hình "năm lực lượng", "giản đồ lợi nhuận"...) hay phương thức cạnh tranh (lý thuyết đường kinh nghiệm, chuỗi giá trị, phân tích giá trị mà một công ty tạo ra dựa trên mô phỏng và tổ chức quá trình khai thác giá trị...).

Tuy nhiên, vẫn chưa có công cụ phân tích nào đủ khả năng kết hợp các lựa chọn về khu vực cạnh tranh cho trước với một phương thức cạnh tranh phù hợp có sẵn hay ngược lại. Điều này đòi hỏi sự sáng tạo từ bên trong. Như phần đa những người muốn trở thành chiến lược gia cho doanh nghiệp hay nhà tư vấn chiến lược vẫn sử dụng các công cụ sẵn có do đã quá quen với công việc phân tích thay vì nhận ra đây là một công việc mang tính phỏng đoán. Như vậy, họ dần trở thành các nhà phân tích chiến lược, chứ không phải sáng tạo chiến lược.

Qua những phân tích trên, tôi đã đưa ra các lý giải của mình cho vấn đề tại sao hiếm khi các CEO và "chiến lược gia" đưa ra các chiến lược thành công. Chiến lược là hành động có tính sáng tạo và cách tối ưu để đưa ra các chiến lược thành công là vượt qua các phân thích thông thường nhằm kết hợp một cách sáng tạo các lựa chọn của bạn về khu vực và phương thức mà bạn sẽ dùng để chiến thắng.

VicBrand tổng hợp từ bài viết của Roger Martin
trên Harvard Business Publishing.
Người dịch: Cao Hương

Wednesday, February 03, 2010

Kế hoạch kinh doanh trên 1 trang giấy

Tại sao là một trang giấy và lợi ích của bản kế hoạch một trang giấy là gì? Rất đơn giản, vì đó là kế hoạch của bạn, ý tưởng của bạn, từ ngữ của bạn.


Lập kế hoạch kinh doanh là một điều bắt buộc đối với bất cứ ai khi bắt đầu thực hiện một thương vụ nào đó. Nhưng làm thế nào để bản kế hoạch đó thật chi tiết, thật súc tích đầy đủ.

Rất đơn giản, bạn chỉ cần trả lời cho câu hỏi sau: "Bạn đang xây dựng gì?" - tầm nhìn, “Tại sao công ty, phòng ban, chương trình hay công việc này tồn tại?” - sứ mệnh, “Bạn dự đoán được những kết quả nào?” - mục tiêu, “Bạn sẽ tổ chức công ty, phòng ban, chương trình hay công việc này như thế nào?”- chiến lược, “Công việc cần làm là gì?” - kế hoạch hành động.

Hơn thế nữa, làm thế nào để bạn biết chắc rằng các câu trả lời cho các câu hỏi trên là cụ thể nhất, rõ ràng nhất và có tính thuyết phục cao nhất? Bộ sách Kế hoạch kinh doanh trên một trang giấy sẽ giúp bạn có đầy đủ công cụ để thực hiện kế hoạch kinh doanh của mình.

Tại sao là một trang giấy và lợi ích của bản kế hoạch một trang giấy là gì? Rất đơn giản, vì đó là kế hoạch của bạn, ý tưởng của bạn, từ ngữ của bạn. Đó là điểm tham chiếu cho bất kì hoạt động kinh doanh hoặc quyết định tài chính quan trọng nào khi bạn còn đang cân nhắc. Hãy gắn thông tin về ngân quĩ kèm theo bản kế hoạch và sẵn sàng trao đổi về doanh nghiệp của bạn với các ông chủ ngân hàng, nhà đầu tư, và đối tác tiềm năng.

Bộ sách Kế hoạch kinh doanh trên một trang giấy ra đời vào năm 1994, tính đến nay đã có 250.000 công ty sử dụng thành công quy trình này để mang lại tính hệ thống, liên kết, và rõ ràng cho tổ chức của họ. Vì sao lại được như thế? Bởi bộ sách sử dụng những bảng biểu dể hiểu, cách tiếp cận đi thẳng vào vấn đề giúp mọi người không bị lúng túng khi viết kế hoạch kinh doanh, giúp loại bỏ những gì ngớ ngẩn và rời rạc để tập trung vào vấn đề chính, giúp bạn thoát khỏi cách nghĩ thông thường, và tạo dựng công việc kinh doanh như mong ước.

Dành cho lĩnh vực dịch vụ tài chính

Kế hoạch kinh doanh trên một trang giấy (dành cho lĩnh vực dịch vụ tài chính) phát huy hiệu quả bởi nó dễ thay đổi, dễ cập nhật khi bạn có những suy nghĩ mới. Một suy nghĩ quan trọng xuất hiện vào buổi sáng thì đến chiều đã nằm trên kế hoạch của bạn. Nắm bắt nhanh chóng "những khoảnh khắc lóe sáng" bằng một cách thức hữu hiệu sẽ có thể giữ lại chúng để xem xét kĩ càng, cân nhắc hơn về khả năng thực hiện.

Trong cuốn sách này, bạn sẽ biết cách:

- Mô tả tầm nhìn đối với hoạt động kinh doanh của bạn chỉ bằng một câu lôi cuốn!

- Xác định bạn sẽ phục vụ ai và bạn sẽ làm gì để phục vụ họ chỉ bằng 8 chữ hoặc ít hơn.

- Xác định được thế nào là thành công: nó có thể đánh giá, thể hiện bằng biểu đồ và có thể đạt được hay không.

- Xây dựng những chiến lược trọng tâm, định hướng hoạt động kinh doanh của bạn phát triển trong thời gian từ 3 - 5 năm.

Dành cho những doanh nhân sáng tạo

Gây dựng doanh nghiệp là cả một hành trình... Kế hoạch kinh doanh là bản đồ của bạn. Kế hoạch kinh doanh trên một trang giấy (dành cho những doanh nhân sáng tạo) ngắn gọn nhưng cực kỳ hiệu quả. Cốt lõi ở đây là phải đơn giản hoá mọi việc, phải khiến điều phức tạp trở nên đơn giản, sau đó hãy thực thi nó.

Trong cuốn sách này, bạn sẽ biết cách:

- Chuẩn bị một kế hoạch kinh doanh đầy đủ cho sự khởi đầu của các công ty vừa và nhỏ, các bộ phận liên kết, các công ty chi nhánh, các phòng ban.

- Trình bày súc tích những ý tưởng của bạn tới nhân viên, đối tác, chủ ngân hàng, hoặc ban giám đốc.

- Phác thảo một bản kế hoạch kinh doanh cho ban quản lý doanh nghiệp hoặc quỹ đầu tư vốn mạo hiểm.

- Viết ra những ý tưởng trong đầu bạn.

- Tóm tắt ý tưởng cho những sản phẩm hoặc dịch vụ mới.

- Lên kế hoạch chi tiết cho ý tưởng hoặc công ty của bạn.

Kế hoạch kinh doanh trên một trang giấy (dành cho những doanh nhân sáng tạo) khiến một quy trình phức tạp từ tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu, chiến lược, kế hoạch đến hành động trở nên đơn giản:

- Các cuộc hành trình vĩ đại đều khởi đầu bằng tầm nhìn. Việc hoạch định tầm nhìn này cần bao quát, có tính lý tưởng, tính khai phá, và nắm bắt được niềm đam mê của bản thân.

- Tại sao doanh nghiệp này tồn tại? Bản hoạch định sứ mệnh cần ngắn gọn, mạnh mẽ, dễ nhớ và định hướng được đối tượng khách hàng.

- Bản hoạch định mục tiêu cần tập trung vào những nguồn lực sẵn có để đạt mục tiêu cụ thể, trong đó hai mục tiêu quan trọng hàng đầu là mục tiêu tài chính và mục tiêu marketing.

- Điều gì khiến một doanh nghiệp thành công lâu dài? Bản hoạch định chiến lược cần đề ra được định hướng, triết lý, các giá trị, phương pháp để xây dựng và quản lý công ty.

- Bản hoạch định kế hoạch giúp doanh nghiệp tiến hành những hành động cụ thể nào để đạt mục đích đề ra.

- Cuối cùng là làm thế nào để đưa kế hoạch vào hành động.

Tác giả:

Jim Horan là nhà điều hành giàu kinh nghiệm, từng làm việc cho các tập đoàn thuộc danh sách Fortune 500. Ông còn là doanh nhân thành đạt, nhà tư vấn có uy tín và diễn giả nổi tiếng. Suốt 17 năm qua, thông qua những cuốn sách, hội thảo, hoạt động tư vấn và phần mềm, ông đã giúp hàng chục nghìn doanh nhân, cố vấn chuyên nghiệp, chủ doanh nghiệp và nhà điều hành công ty có được những bước đột phá trong công việc của họ.

Công ty của bạn trị giá bao nhiêu?

Các nhà đầu tư thì thiếu tiền mặt. Dân số thì bùng nổ. Các hãng nước ngoài hăm hở đầu tư. Điều gì thúc đẩy họ vậy? Một thị trường bán được giá cao dành cho doanh nghiệp của bạn chăng.

Hầu hết các thông tin kinh tế hiện nay dường như đều đang ảm đạm nhưng ít nhất vẫn có một lý do để lạc quan. Bởi dù sao nó vẫn là thời gian tuyệt vời để bán đi doanh nghiệp của bạn.

Chắc là vậy thôi bởi sự suy sụp trong thị trường nhà ở và kết quả của cho vay tín dụng đều đã làm cho các hãng cổ phần tư nhân bị mất đi nhiều hợp đồng trị giá hàng tỷ đô la. Nhưng đầu tư vốn như một sự toàn vẹn thì lại chủ yếu được nhắm vào thị trường mức trung, nơi gồm có những công ty có doanh thu hàng năm dưới 500 triệu đô la còn rất nhiều.

Và theo Hiệp hội Vốn Đầu tư Quốc Gia thì các hãng đầu tư vốn một mình đã tăng khoảng 34,7 tỷ đô la trong năm 2007 nhiều hơn so với năm 2006. Còn theo MarketWatch thì những quỹ bảo trợ mới đã tăng lên khoảng 31,5 tỷ đô la. Và đối với những nhà đầu tư đó hay những nhà đầu tư khác thì câu hỏi đặt ra là làm thế nào để tất cả số tiền đó hoạt động được.

Câu trả lời chỉ có thể là công ty của bạn. Để có được một khả năng phán đoán về thị trường nơi nào đang dẫn đầu hiện nay, Inc trong năm năm liền đã tiến hành nghiên cứu với sự cộng tác của Portland, Oregon dựa trên Business Valuation Resources, một nhà cung cấp dữ liệu hàng đầu về các giao dịch của những công ty tư nhân.

Các biểu đồ, bảng biểu và các báo cáo dài hàng trang giấy được thực hiện dựa trên 3,838 giao dịch đã hoàn thành từ tháng 1 năm 2004 tới ngày 31 tháng 12 năm 2007 trong 141 ngành nghề kinh doanh. Cũng trong thời gian này, chúng tôi đã tiếp xúc với nhiều nhà môi giới kinh doanh, các chuyên gia về yêu cầu và cả những nhà liên danh cũng như các chuyên gia giá trị về những cơ hội dành cho các chủ doanh nghiệp nhỏ.

Những chuyên gia này đều có cùng một quan điểm lạc quan. Họ cho rằng một trong những tín hiệu cổ vũ cho những người bán hàng những doanh nghiệp nhỏ đó là toàn bộ nhóm những người mua mới những công ty quốc tế vừa mới bắt đầu rũ bỏ những mệt mỏi về đầu tư tiềm năng ở đây và đang bắt đầu nắm lấy lợi thế của đồng đô la yếu, đồng thời tìm cách xâm nhập vào thị trường Mỹ rộng lớn.

Chính David Williams, một nhà lãnh đạo quốc gia về các dịch vụ tư vấn của Deloitte Financial Advisory Services ở thành phố New York cho biết: “Đồng đô la yếu có nghĩa rằng bất kỳ điều gì liên quan tới xuất khẩu đều trở nên hấp dẫn”. Còn Len Russek, người đứng đầu bộ phận M&A quốc tế tại tập đoàn tài chính và kinh doanh Murphy ở Clearwater, Florida thì cho rằng những người mua quốc tế sẽ tranh thủ chộp lấy những nhà cung cấp nguyên liệu và thiết bị xây lắp.

Cung và cầu

Trong khi đó, việc cắt giảm chi phí và thu nhỏ quy mô tập đoàn khiến người Mỹ luôn hướng tới một tín hiệu tích cực về đầu tư. Nhiều người bị cắt giảm trong các tập đoàn này sẽ trở thành những nhà tư vấn hoặc bắt đầu kinh doanh từ tay trắng. Nhưng những người khác lại sẽ đi tìm mua những thứ đã được thiết lập. Và cho dù những người mua tiềm năng này cũng như những nguồn đầu tư vẫn còn rất nhiều thì cũng có nhiều doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn trên thị trường vẫn không có người đầu tư.

Bởi theo Rose Stabler, quản lý đối tác của Certified Business Brokers ở Houston cho biết: “Không thể nào làm hài lòng được sự đòi hỏi đầu tư của những doanh nghiệp có lợi nhuận đã được thiết lập.” Vậy nên khi bạn kết hợp sự ngắn hạn này với lượng tiền tích cóp được để chờ đầu tư thì điều cuối cùng mà bạn muốn giải quyết chính là phải có một thị trường bán được giá cao. Và điều đó có nghĩa rằng sẽ có rất nhiều vấn đề cũng như nhiều mức giá khác nhau, đặc biệt đối với những công ty trong những lĩnh vực được phát triển mạnh theo xu hướng hiện nay. Những xu hướng mạnh nhất bao gồm:

· Công nghệ và phần mềm. Nếu bạn sản xuất ra phần cứng như thiết bị bán dẫn, các thiết bị lưu trữ hay các bảng mạch, hoặc nếu bạn chào bán các dịch vụ được lập trình tùy biến thì bạn đều có thể mong chờ bán được hàng và thu được khoảng lợi nhuận gấp từ hai đến sáu lần cho công ty mình.

· Năng lượng. Các sản phẩm về dầu mỏ, khai thác dầu và khí đốt cùng những dịch vụ liên quan đều rất mạnh. Thậm chí không cần phải kiểm chứng thì những doanh nghiệp đầu cơ lớn đều đang cố gắng để định hướng cho làn sóng khan hiếm năng lượng tới đây có thể thu về được khoản lợi nhuận khổng lồ.

· Bất cứ điều gì nhắm vào dân số đang già của nước Mỹ. Dược phẩm, chỉnh hình, và cả những tiện nghi cùng đội ngũ y tá có kỹ năng đều đang ngày càng gia tăng theo đại đa số các nhà đầu tư. Bởi chính Ken Oppeltz, giám đốc của VR Business Brokers ở San Diego cho rằng: “Trong khi những người mua có thể xem xét việc thực hiện trước đây của một công ty thì họ cũng đang cố gắng mua cho sau này. Thế nên, điều này có nghĩa rằng họ sẽ sẵn sàng trả một khoản tiền cao hơn cho những thị trường sẽ dành để phục vụ cho những người thuộc thời kỳ bùng nổ dân số.”

Bạn có thể mong chờ những lĩnh vực khác cũng bắt đầu hạ nhiệt. Lấy ví dụ như trong những năm gần đây, có rất nhiều hợp đồng cho các hãng xây dựng nhà ở và những nhà cung cấp các mặt hàng như nội thất hay vật liệu lát sàn, nhưng thị trường nhà ở vẫn cứ yếu kém và điều này sẽ khiến cho những công ty đó rơi vào tình thế rủi ro nhìn thấy rõ.

Vậy nên, Ron Johnson, chủ tịch của ABI Business Sales & Mergers ở San Ramon, California đã nói rằng: “Những doanh nghiệp này có thể rất khó bán bởi rất khó nhìn thấy được bất kỳ khoản lợi nhuận nào.” Và nói theo một khác thì những khó khăn đó có thể tạo nên cả một làm sóng về sự hợp nhất, đặc biệt giữa các công ty có quy mô vừa và nhỏ đang muốn thay đổi lại quy mô của mình.

Chính thế mà Jeff Snell, một người môi giới tại Enlign Business Brokers ở Raleigh, Bắc Carolina đã nhận xét rằng: “Khi các thị trường bị thu hẹp hơn thì chính những người chủ doanh nghiệp sẽ nhìn sang những người xung quanh và nói ‘Có lẽ chúng ta nên cùng kết hợp với nhau hơn là cứ đấu đá lẫn nhau thế này’.”

Hiệu ứng bùng nổ

Cũng như việc bán một ngôi nhà, bán một doanh nghiệp đòi hỏi phải có một khoảng thời gian thực sự phù hợp với tất cả những người muốn bán khi thị trường đó đạt được mức cao nhất. Và nếu những người bán tiềm năng đó cần thêm một lý do khác nữa để quyết tâm hành động thì hãy cân nhắc điều này: Một sự ước lượng khoảng từ 65 tới 75 phần trăm các công ty nhỏ ở Mỹ khoảng 10 tỷ đô la dường như sẽ có dấu hiệu “để bán” trong vòng 10 năm tới.

Tại sao vậy? Để tránh tình trạng bùng nổ dân số. Bởi theo Stabler thì: “Trong khi xét về trình tự phát triển thì cần phải có một thị trường bán được giá cao, nhưng chúng ta lại đang ở trên đỉnh của việc chuyển đổi thành tình trạng hàng thừa khách thiếu. Vậy nên chỉ có những đứa trẻ sinh ra trong thời kỳ bùng nổ dân số mới chuyển đổi và thúc đẩy được mọi thứ, bởi thế nên không ai tham gia kinh doanh nữa và như vậy họ chẳng còn lựa chọn nào nữa ngoài việc bán doanh nghiệp của mình.”

Vậy kết quả sẽ thế nào? Một sự cung cấp quá mức các doanh nghiệp để bán và một lối giải quyết cuối cùng là thị trường bán được giá cao. Hay nói một cách khác, đó là hãy sử dụng tình trạng hiện nay như một hướng dẫn cho điều bạn có thể mong chờ để bán được doanh nghiệp của mình, mà điều này có lẽ sẽ không thể có vào ngày mai đâu.

VicBrand tổng hợp từ BwPortal

David Thái - CEO Highlands Coffee


PROFILE - Nằm ở tầng trệt của tòa cao ốc Saigon Centre trên một trong những con đường đắt nhất thành phố Hồ Chí Minh, Highlands Coffee Lê Lợi giống như một biểu tượng hơn là một quán cà phê. Cái nóng hầm hập của Sài Gòn tưởng như không thể chạm tới không gian phía sau làn kính đen thẫm, nơi một vài nhóm doanh nhân, vài ba nghệ sĩ tên tuổi hay những du khách nước ngoài đang nhâm nhi tách cà phê trong cái mát lạnh của điều hòa và tiếng nhạc Jazz êm dịu. Ông chủ của quán cà phê này và cả hệ thống hơn 70 quán Highlands khác rải khắp Việt Nam, ngồi đối diện tôi ở một góc nhỏ, mang phong cách hài ước và hồn nhiên của một sinh viên hơn là một doanh nhân đã trải qua một hành trình 15 năm lập nghiệp không ít gian truân và cay đắng…

1995

Đó là thời điểm chàng thanh niên người Mỹ gốc Việt David Thái trở về Việt Nam với vèn vẻn 700 đô la trong túi. Trước đó, với tấm bằng quản trị kinh doanh và triết học loại xuất sắc, David Thái có thể dễ dàng bước vào một công ty danh tiếng và bắt đầu cuộc sống của một nhân viên sáng comple cà vạt đến công sở trên một con xe đắt tiền, tối tụ tập bạn bè ở những quán bar hoặc sàn nhảy và mỗi dịp cuối tuần lại “xả hơi” ở các trang trại, khu resort sang trọng.

Nhưng chàng trai trẻ chẳng thể lập trình một cuộc đời hoàn hảo.

23 năm nói thứ ngôn ngữ duy nhất là tiếng Anh - Mỹ, yêu và kết bạn với người Mỹ, sống, trải nghiệm và trưởng thành với nền văn hóa Mỹ chảy rần rật trong huyết quản, nhưng mỗi khi soi gương, David Thái không thể chối bỏ hình hài Á Đông với tóc đen, da vàng, mũi tẹt. “Tôi là ai? Là người Việt Nam nghĩa là như thế nào? Cội nguồn của tôi là gì?” Những câu hỏi cứ vang lên dày vò tâm hồn chàng trai trẻ, và như một tiếng gọi của định mệnh, anh đã quyết định trở về Việt Nam để tìm câu trả lời cho chính mình bằng suất học bổng một năm học tiếng Việt và văn hóa Việt Nam tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Và bắt đầu từ đây, cuộc đời của David Thái đã xoay chuyển sang một lối rẽ khác, mà sau này khi chiêm nghiệm lại, anh đã gọi nó bằng cái tên “số mệnh” người Việt vẫn thường hay gọi.

Chỉ vài tháng đến Việt Nam, nhờ công việc trợ lý cho các tổng giám đốc (CEO) của tạp chí Time trong chương trình "Time News Tour" tại Hà Nội, David Thái đã được một số CEO gợi ý cho một dự án kinh doanh ở Việt Nam và quán café Âu Lạc nằm ven bờ hồ Hoàn Kiếm chính là kết quả của ý tưởng này. Quán cà phê do một công ty ở Hà Nội đứng tên, David Thái làm chân chạy bàn nhưng mọi ý tưởng từ địa điểm, nội thất, pha chế cà phê đến phong cách phục vụ đều do anh thiết kế. Hơn một năm sau, khi quán cà phê bắt đầu sầm uất, phía công ty đứng tên yêu cầu thu lại quán và đề nghị anh đảm nhiệm chức “tư vấn viên”. Cũng vào năm đó, cuộc khủng hoảng tài chính châu Á bước vào tâm xoáy, mất việc, thủ tục lập công ty khó khăn, khóa học tiếng Việt kết thúc, bạn gái thúc giục… David Thái ngổn ngang giữa hai dòng. Một là trở về nước Mỹ bắt đầu lộ trình thi vào một công ty, mua nhà, sắm xe và hưởng thụ một đời sống vật chất phong phú. Hai là ở lại Việt Nam với hai bàn tay trắng và một khối thất vọng chất đầy từ những cú “sốc” văn hóa chưa bao giờ có thể hình dung đến. Và David Thái đã giải quyết bài toán “tồn tại hay không tồn tại” bằng quyết định ở lại để giúp một người bạn thân thiết của anh - là người rửa cốc chén ở quán cà phê Âu Lạc  (sau này là phó Tổng Giám đốc của công ty Việt Thái) lập nghiệp. Thế nhưng, từ trong thẳm sâu tâm hồn, anh biết sự ở lại của mình chính là vì một món nợ đau đáu khi câu hỏi “Người Việt Nam như thế nào?” vẫn chưa được trả lời thấu đáo đến tận cùng.

2002

Tại tòa nhà toà nhà Metropolitan, đối diện nhà Thờ Ðức Bà thành phố  Hồ Chí Minh, quán cà phê Highlands đầu tiên được khai trương với một phong cách lãng mạn mang hơi hướng cà phê Pháp. Sau đó một tuần, một quán Highlands khác mở ở Hà Nội đánh dấu cuộc đổ bộ của một hệ thống cà phê hiện đại trên khắp các đô thị lớn của Việt Nam. David Thái nhẩm lại: năm 1998-1999 thành lập công ty với văn phòng năm nhân viên và một máy điện thoại, năm 2000 viết kế hoạch kinh doanh cà phê, để đến năm 2001 thương hiệu Highlands ra đời với những gói cà phê rang xay đưa vào các khách sạn, siêu thị… Và đến năm 2002, quán cà phê Highlands đầu tiên xuất hiện giữa xô bồ đô thị, sau hơn năm năm chuẩn bị nguồn lực. Có ai ngờ đến vào đúng năm 2002 đó, khi Highlands lan khắp nơi như vòi rồng hút khách, số lượng nhân viên tăng vọt lên hơn 300 người, đơn đặt hàng chạy không xuể… lại là lúc David Thái rơi vào cơn trầm cảm tồi tệ nhất thời trai trẻ. Cả sáu tháng liền trong lúc vợ con đang say ngủ thì người đàn ông này ngồi bất động trước bàn làm việc và liên tục đặt cho mình câu hỏi: Tại sao tôi không cảm thấy hạnh phúc? Tôi đang tìm kiếm điều gì? Những giá trị nào sẽ tạo nên ý nghĩa tồn tại của cuộc đời tôi? Sau một thời gian vật vã, David Thái đã cay đắng nhận ra mình không có tuổi thanh niên đích thực khi từ rất lâu đã không biết đến việc đọc sách, viết, suy ngẫm, chơi thể thao và chăm sóc người vợ mới sinh con. Cuối cùng, vào một đêm gần sáng, David Thái đã nhảy lên kêu hét khi “ngộ” ra con đường đến với hạnh phúc. Với cá nhân, đó là việc dành thời gian cho những đam mê, sở thích bị đánh mất từ lâu. Với gia đình, đó là yêu thương và sẻ chia chứ không phải là một ngôi biệt thự, chiếc xe đời mới hay chuyến du lịch đắt tiền. Với Highlands, đó phải là một mô hình kinh doanh giá trị kết tinh những chiều sâu văn hóa và tinh thần độc đáo, chứ không chỉ đơn thuần là một cái tên để kinh doanh và kiếm lợi nhuận.

Để hiện thực hóa tham vọng biến Highlands trở thành những gì tuyệt vời nhất về cà phê, David Thái quyết tâm xây dựng một bộ tiêu chuẩn quốc tế nghiêm ngặt cho Highlands từ khâu chọn lọc, chế biến, pha chế cho đến phong cách phục vụ. Một trung tâm chế biến cà phê Highlands với phòng thí nghiệm cùng hệ thống máy móc hiện đại đã ra đời để đảm bảo chất lượng tuyệt đối từ khâu chọn nguyên liệu, kiểm tra các mẫu hàng, bảo quản đến rang xay và đóng gói. “Đem cái gì tốt nhất của thế giới đến Việt Nam và đem cái gì tốt nhất của Việt Nam ra thế giới, đó là sứ mệnh của chúng tôi nhằm biến Highlands trở thành một thương hiệu của châu lục, của toàn cầu với cốt lõi là tâm hồn và những giá trị Việt”. David Thái tự tin nói về tham vọng của mình đã được củng cố khi hiện nay Highlands đã có khoảng 2000 lời mời nhượng quyền thương hiệu, trong đó có rất nhiều công ty đến từ Anh, Mỹ, Úc. Tuy nhiên, với những gì đã đạt được, David Thái nói anh mới chỉ đạt được hai trong mười bước của lộ trình đưa Highlands thành thương hiệu Việt Nam mang tính toàn cầu dựa trên những giá trị độc đáo về văn hóa và tinh thần. Điểm mấu chốt cũng chính là khó khăn lớn nhất là việc đào tạo con người của Highlands từ người vun luống cà phê, người tách lựa từng hạt cà phê cho đến người bưng ly cà phê phục vụ... làm sao phải lĩnh hội và thấm thía sâu sắc triết lý sống còn “serving people - not serving coffee” của thương hiệu. Trong niềm tin của mình David Thái luôn nghĩ rằng mỗi con người đều có một chìa khóa mở cửa mọi tiềm năng, vì thế anh không tiếc công sức và tiền của xây dựng một trung tâm đào tạo nhân lực riêng của Highlands với quyết tâm xây dựng một nguồn lực con người đạt tiêu chuẩn quốc tế trong tư duy và phong cách làm việc nhưng tâm hồn vẫn thấm đẫm văn hóa Việt.  Trong số hơn 2000 nhân viên Highlands có 25 nhân viên nước ngoài đến từ nước Anh, Mỹ… đảm nhiệm mọi vị trí kể cả phục vụ bàn trên khắp các quán Highlands. Nhân viên của Highlands được hưởng mọi chế độ bảo hiểm, phúc lợi tốt nhất… để làm sao mỗi người coi công ty như gia đình của mình và từ đó họ quay lại phục vụ khách hàng và cộng đồng một cách tốt nhất có thể. David Thái nói, mỗi một năm có khoảng 5 triệu lượt bước chân đi vào Highlands trên cả Việt Nam và  mục tiêu mà anh hướng đến chính là đưa Highlands trở thành một tiếng nói tác động đến cộng đồng nhỏ này bằng những hoạt động tuyên truyền về bình đẳng giới, giúp đỡ trẻ em nghèo đến trường, xóa bỏ định kiến ở các nhóm kỳ thị…

2009

Chỉ cách đây vài năm, mấy ai nghĩ đến một bãi đỗ xe thưa thớt, một vườn hoa bị bỏ hoang, một vỉa hè lộn xộn lại có thể trở thành một quán cà phê sầm uất với một không gian lồng lộng gió nắng mà chỉ một thoáng hương cà phê cũng đủ gọi dậy mọi giác quan. Dường chỉ, chỉ ở cà phê Highlands, người ta mới có thể vừa thảnh thơi thưởng thức một ly Espresso-Full City Roast vừa ngắm những vệt nắng cuối ngày vương trên nóc nhà thờ Lớn thành phố Hồ Chí Minh hay nóc nhà Hát lớn Hà Nội. Như buổi chiều nay, khi tôi đang ngồi viết những dòng này tại một quán Highlands Hà Nội, thì phía trước tôi là một nhóm doanh nhân đang thương thảo về một bản hợp đồng, ngay bên cạnh là một nhà văn nổi tiếng đang mê mải đắm chìm trong thế giới của một cuốn sách, cách đó không xa là nhóm sinh viên sôi nổi bàn luận về một câu chuyện thời sự nào đó, cả những du khách nước ngoài, những đôi tình nhân, những đứa trẻ tung tăng chạy nhảy trong nắng chiều dịu nhẹ quyện hương cà phê thơm ngát... 15 năm đã đi qua, David Thái không nhìn Highlands như một hành trình lập nghiệp đầy gian khó, có nụ cười của hạnh phúc nhưng cũng không ít giọt nước mắt đắng cay. Với anh, quan trọng và ý nghĩa hơn, đó là cuộc hành trình tìm về với chính mình để trả lời cho câu hỏi: Tôi là ai? Cội nguồn của tôi là gì? Và làm sao để sống một cuộc đời hạnh phúc? Ba đứa con của anh sinh ra trên mảnh đất này giờ đã nói tiếng Việt sõi hơn bố chúng. Ngoài kinh doanh, David Thái còn dành rất nhiều thời gian lắng đọng với những triết gia, anh đọc nhiều, viết nhiều và chơi thể thao như thời trai trẻ. Highlands - đứa con tinh thần của anh đã vượt lên một cái tên, một biển hiệu để trở thành một triết lý về phong cách sống của một đô thị lai căng nhiều giá trị!
David Thái -CEO kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị của Công ty cổ phần Việt Thái, chủ chuỗi cà phê Highland là một trong hai gương mặt của Việt Nam được Diễn đàn Kinh tế thế giới bầu chọn là nhà lãnh đạo trẻ 2009 vì những thành tựu xuất sắc của anh trong công việc, đóng góp cho xã hội và góp phần xây dựng tương lai thế giới. Những cam kết của David Thái khi tham gia vào diễn đàn này là tạo ra một hiểu biết khách quan, công bằng cho bạn bè thế giới về bối cảnh kinh tế - xã hội Việt Nam và huy động những nguồn lực, chất xám của quốc tế để giải quyết những vấn đề phát triển bền vững của Việt Nam trong tương lai.
Theo Tinh Hoa

Xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng

Sau khi xác định tầm quan trọng của thương hiệu một nhà tuyển dụng mạnh, doanh nghiệp cần chú ý các yếu tố quan trọng sau để xây dựng thành công thương hiệu này.


Mọi doanh nghiệp đều có thương hiệu nhà tuyển dụng như là một sự mặc định. Sự mặc định này có thể tạo nên một thương hiệu tốt hoặc không tốt. Nó là ấn tượng được tạo bởi sự tương tác giữa người sử dụng lao động và người lao động. Vậy điều gì tạo nên thương hiệu nhà tuyển dụng mạnh? Có 4 nhân tố cơ bản luôn đồng hành và tương hỗ nhau làm nên thương hiệu nhà tuyển dụng mạnh:

Chính sách tuyển dụng: Là những gì công ty đem lại cho nhân viên gồm các đãi ngộ về tài chính, trách nhiệm công việc, vai trò của nhân viên trong doanh nghiệp, cơ hội thăng tiến... Đây là nhân tố quan trọng nhất.

Văn hóa và môi trường: Gồm phong cách làm việc, những giá trị cốt lõi, tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp, các mối quan hệ nơi làm việc và môi trường làm việc.

Sự vẹn toàn: Những gì cam kết ban đầu phải được thực hiện, điều này tưởng như đơn giản, nhưng trên thực tế đòi hỏi doanh nghiệp cẩn trọng để đạt được hình ảnh bền vững.

Quản lý hiệu suất làm việc: Nếu doanh nghiệp không quản lý tốt hiệu suất làm việc sẽ không thể có những chuẩn mực về kết quả làm việc, ghi nhận thành tích của nhân viên, cũng như tạo ra hệ cơ sở đối xử công bằng với mọi thành viên. Nó đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo các nguồn lực cần thiết để xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng.

Bên cạnh đó, để xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng thành công, doanh nghiệp cần có cam kết và nguồn lực để thực hiện. Có nhiều cách thức để triển khai xây dựng thành công thương hiệu nhà tuyển dụng mạnh, tùy vào việc phân tích đặc điểm, lợi thế của từng doanh nghiệp. Nhưng cho dù xây dựng theo cách nào, doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau:

Trước hết, doanh nghiệp cần tạo ra và nhận thức được sự khác biệt của mình: Những phẩm chất cụ thể như tiềm năng tăng trưởng, chính sách tuyển dụng, môi trường làm việc, văn hóa doanh nghiệp... phải được kết hợp trong thương hiệu nhà tuyển dụng.

Tiếp theo, khi đã có được sự khác biệt, hãy tự hào, thể hiện, truyền bá và chứng minh những phẩm chất tốt đẹp của mình. Điều này giúp cho doanh nghiệp trở nên chuẩn mực và thu hút sự chú ý của các ứng viên, thậm chí là các doanh nghiệp cùng ngành.

Sau đó, doanh nghiệp cần đạt được sự công nhận của công chúng, cần tạo ra những cuộc thảo luận giữa nhân viên và cả trên các diễn đàn để có được những sự thừa nhận quan trọng. Doanh nghiệp cũng nên tham gia những cuộc khảo sát liên quan để khẳng định thương hiệu của mình.

Và lúc này, hãy sử dụng đội ngũ nhân viên như người phát ngôn để truyền tải thông điệp của doanh nghiệp. Nhân viên sẽ là những đại sứ tốt nhất và đáng tin cậy nhất cho thương hiệu nhà tuyển dụng. Hãy đảm bảo rằng họ làm nổi bật thương hiệu và truyền tải chúng.

Cuối cùng, xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng là công việc liên tục với mục tiêu là thu hút, giữ chân nhân tài, bất kể tình trạng của nền kinh tế. Xây dựng, đo lường và xây dựng lại thương hiệu nhà tuyển dụng là những hoạt động thường xuyên của bộ phận quản lý nhân lực trong mọi thời điểm.

Trong nhiều thập kỷ qua, sự phát triển của các quan điểm về quản lý đã làm thay đổi nhiều thứ trong quản trị doanh nghiệp. Nhưng quan điểm con người đóng vai trò quan trọng và duy nhất quyết định sự thành công của doanh nghiệp là không thay đổi và ngày càng trở nên quan trọng hơn, nhất là trong môi trường kinh doanh cạnh tranh cam go ngày nay. Vì thế, trên mặt trận cuộc chiến nhân tài không bao giờ có “lệnh ngừng bắn”. Thương hiệu nhà tuyển dụng mạnh sẽ là một “vũ khí” mới quyết định người chiến thắng trong cuộc cạnh tranh này.

VicBrand tổng hợp từ Nhịp Cầu Đầu Tư

Bạn, khách hàng và con đường 3 chiều

Giao tiếp với khách hàng là một phân đoạn đặc biệt trong các hoạt động kinh doanh. Chắc hẳn nhiều người sẽ nói với bạn rằng giao tiếp là một con đường hai chiều: bạn nói với khách hàng, sau đó lắng nghe những gì họ nói. Tuy nhiên, trên thực tế giao tiếp có 3 chiều.


1. Bạn đề ra những thông điệp kinh doanh của mình và phân bổ nó tới khách hàng thông qua nhiều cách thức khác nhau, ví dụ như những nhân viên bán hàng, qua hệ thống truyền thông đại chúng, bằng các website, các sự kiện tài trợ, chính sách hay bản tuyên bố dịch vụ… (Đây là sự thể hiện, truyền đạt).

2. Những thông điệp của bạn sẽ được đón nhận hay khách hàng nhận được một thông điệp nào đó (Đây là sự lĩnh hội).

3. Khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng của bạn phản ứng lại trước những gì họ được biết về bạn (tuy chưa hẳn đã đúng với chủ đích bạn đề ra ban đầu) và đây là lúc khách hàng cho bạn thấy liệu họ có quan tâm đến bạn không.

Với ba bước trên, giao tiếp được tiến hành theo công thức sau: Biểu lộ + Lĩnh hội = Giao tiếp. Nếu bỏ qua bước 2 những gì khách hàng nhận được và lĩnh hội bạn có thể không bao giờ hiểu được chuyện gì đã xảy ra sau khi tiến hành bước 1 và điều gì dẫn đến bước 3.

Bạn hãy để giao tiếp được cởi mở, qua đó bạn luôn lắng nghe các khách hàng của mình. Đừng đơn thuần chỉ gửi đi các thông điệp một chiều. Những phản hồi và bình luận từ phía khách hàng sẽ có tác động rất lớn đến cách thức bạn tiến hành các hoạt động kinh doanh, đề ra các chính sách và tạo ra các sản phẩm. Khi lắng nghe các thông điệp đó, bạn sẽ có được những công cụ cũng như kế hoạch phù hợp cho phép bạn phản ứng kịp thời với mọi thay đổi trên thị trường.

Nếu bạn kinh doanh trong một lĩnh vực thường xuyên tiếp cận với khách hàng như dịch vụ bán lẻ, dịch vụ y tế, chăm sóc sức khoẻ, bán hàng trực tiếp… điều đầu tiên mà khách hàng nhìn nhận ở bạn sẽ là cách thức mà bạn tiến hành các hoạt động kinh doanh thường nhật. Trong trường hợp này, bạn không chỉ trò chuyện, mặt đối mặt với khách hàng, mà bạn còn có thể thực sự thấu hiểu việc khách hàng nhìn nhận về bạn như thế nào thông qua ngôn ngữ cơ thể mà họ thể hiện khi đến công ty bạn. Khi nói chuyện, nhìn và lắng nghe khách hàng, họ có thể đang giao tiếp với bạn thông qua một vài ngôn ngữ cơ thể truyền thống:

- Họ tiếp xúc với bạn bằng tay: Bạn nghĩ rằng đây là cử chỉ của sự quý trọng hay thân thiện? Thực tế không hẳn như vậy: có thể do bạn không chú ý đúng mức đến khách hàng và họ buộc phải làm điều này để được bạn quan tâm hơn.

- Tay vắt sau lưng: Khách hàng đang giao tiếp với bạn bằng thái độ của kẻ bề trên hay cảm thấy không vừa ý: chắc hẳn bạn đã làm điều gì đó khiến khách hàng phật lòng.

- Khoanh tay trước ngực: Đây là dấu hiệu cho thấy khách hàng đang khép mình với bạn, họ không quan tâm đến việc lắng nghe những gì bạn nói: dường như bạn đã mất họ.

-Nhíu lông mày: Một cái nhìn ngạc nhiên và khó hiểu, nhưng chưa chắc là khách hàng không tin tưởng bạn.

- Chỉ tay: Một biểu hiện khá rõ ràng! Khách hàng đang buộc tội bạn, thậm chí cả khi họ đang nở nụ cười.

Không một cử chỉ nào trong số các cử chỉ trên thể hiện sự tích cực và rõ ràng bạn cần phải thực thi ngay một vài hành động thích hợp nào đó. Lắng nghe khách hàng, biết rõ họ sẽ phản ứng như thế nào luôn là một công cụ hữu hiệu khi bạn muốn các sản phẩm hay kế hoạch xúc tiến kinh doanh, cũng như chính sách hoạt động của mình trở nên hiệu quả hơn.

Nếu bạn không có nhiều cơ hội gặp gỡ khách hàng, đã có một vài công cụ khác mà bạn có thể sử dụng để đảm bảo rằng những gì khách hàng nói luôn được lắng nghe một cách đầy đủ nhất. Nhiều công ty sử dụng các bảng câu hỏi điều tra để tìm hiểu những yêu cầu, khó khăn, vướng mắc của khách hàng. Khi bạn sử dụng các bản tin, thiệp mừng sinh nhật, chương trình thưởng hay thư điện tử tiếp thị, nghĩa là bạn đã bắt đầu đi trên con đường 3 chiều trong giao tiếp với khách hàng. Hãy nhớ rằng con đường 3 chiều đó là: Biểu lộ + Lĩnh hội = Giao tiếp.

Bạn cũng có thể sử dụng những công cụ như vậy để mời khách hàng tham gia vào nhóm Research and Development (Nghiên cứu và phát triển) của bạn. Nhưng làm thế nào để các khách hàng thực sự tham gia vào hoạt động R&D như vậy? Điều này có thể dễ dàng được thực hiện nhờ thư điện tử hay mục góp ý trên website của bạn. Các nhóm R&D đó có thể đem lại cho bạn nhiều lợi ích, trong đó phải kể đến:

1. Một tập thể R&D hình thành từ những khách hàng sẽ cho phép bạn thử nghiệm các kế hoạch cho sản phẩm mới, xúc tiến kinh doanh, chính sách hoạt động, giá cả….

2. Một tập thể R&D sẽ cung cấp cho bạn những ý tưởng mới liên quan đến bất kỳ vấn đề nào kể trên. Biết đâu chừng một ý tưởng vĩ đại nào đó sẽ xuất hiện!

3. Nếu tập thể R&D biết rằng bạn coi trọng những phản hồi từ họ, họ sẽ tiếp tục đem lại cho bạn những thông tin chân thật và mang tính xây dựng nhiều hơn, chứ không đơn thuần chỉ điền vào bản điều tra một cách máy móc.

4. Nếu bạn biết cách tận dụng hoặc có phần thưởng thích hợp cho các ý kiến đóng góp của khách hàng, bạn sẽ đem lại cho họ những cơ hội để thể hiện bản thân, một điều mà tất cả chúng ta phải mất nhiều thời gian mới thực hiện được.

5. Điều này sẽ tạo ra sự trung thành ngày một lớn hơn từ phía khách hàng, và kết quả là khách hàng sẵn lòng xúc tiến hoạt động kinh doanh giúp bạn, họ trở thành những nhân viên bán hàng không chính thức hay thậm chí là “những người truyền giáo” cho bạn.

Tóm lại, con đường 3 chiều của giao tiếp giúp bạn lôi kéo khách hàng cùng bạn tham gia vào các hoạt động kinh doanh, làm cho họ tin rằng bạn đang thực sự lắng nghe cũng như coi trọng ý kiến của họ. Nhờ đó, khách hàng sẽ ngày càng quan tâm tới sản phẩm/dịch vụ của bạn và coi thành công của bạn như thành công của chính họ vậy.

Nguồn bài viết: Bwportal