Saturday, September 20, 2008

Xóa bỏ mọi hoài nghi về maketing truyền miệng

Bài báo gần đây của Michael Antman: “ 6 lý do khiến marketing truyền miệng không hoạt động” đã đánh trúng vào mối quan tâm của mọi người. Ông đã chỉ ra những điểm giới hạn trong marketing truyền miệng bằng những luận cứ hết sức hợp lý. Nhưng cho dù như thế nào đi chăng nữa, thì marketing truyền miệng cũng chỉ là một trong nhiều phương thức truyền thông khác nhau.

Tuy nhiên, sẽ là quá cẩu thả khi chúng ta cố tình lờ đi tầm ảnh hưởng của marketing truyền miệng. Một nghiên cứu gần đây, có tựa là “lôi cuốn khách hàng, một phương thức đo lường marketing mới” cho thấy 46% trong tổng số những người ra quyết định B2B nhận thấy những ý kiến của, tư vấn của những người tương tự như mình có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định mua sắm của khách hàng.

Sẽ có nhiều tranh cãi về quan điểm, truyền miệng không phải là một chiến dịch marketing. Để tạo ra sự truyền miệng, đầu tiên bạn phải xây dựng trong khách hàng những trải nhiệm tốt về thương hiệu từ đó hình thành lên một nhóm khách hàng trung thành, nhóm này sẽ trở thành nguồn xuất phát trong marketing truyền miệng. Kế đó xác định mức độ ảnh hưởng của nhóm khách hàng trung thành và xác định mục tiêu truyền thông, điều này cho phép bạn tiếp tục khuếch tán các thông điệp ra rộng hơn.

Ngày càng nhiều công ty đang nhận ra rằng, việc thu hút khách hàng trong một cộng đồng online là một công cụ đầy quyền lực hỗ trợ cho phương pháp tiếp cần bằng truyền miệng. Những chuyên gia quản lý như Treacy và Wiersema đã đưa ra ba nhân tố, được xem như những hạt nhân đảm bảo cho sự thành công; Hoàn hảo trong quản lý, khác biệt trong sản phẩm, và thân thiện với khách hàng. Hiện tại các công ty đều không ngừng gia tăng sự tập trung vào việc đảm bảo sự thận thiện với khách hàng. Truyền miệng không phải là tạo ra một nhóm khách hàng nhỏ hoặc khiến khách hàng thấm nhuần những điểm đang được đề cập ở trên, mà là đảm bảo sự thân thiện với khách hàng và thực hiện các chương trình được thiết kế dành cho khách hàng nhằm thúc đẩy lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu và thúc đẩy sự truyền miệng, bằng cách tạo ra sự thân thiện – không chỉ là sự thỏa mãn khách hàng.

Vậy, các công ty cần biết những gì, theo trình tự như thế nào trong việc tạo ra một sự truyền miệng hiệu quả? Hãy xem xét những điểm sau:

1. Truyền miệng có lẽ không thể kiểm soát được nhưng có thể quản lý được

Các công ty không thể trực tiếp kiểm soát được những gì khách hàng nói, nhưng họ có thể quản lý được mối quan hệ với khách hàng để nâng cao cảm nhận của khách hàng về công ty hay thương hiệu. Nền tảng của truyền miệng là trải nghiệm của khách hàng, nó sẽ đạt hiệu quả cao nhất khi sự tiếp xúc giữa các khách hàng với nhau được thiết lập dựa trên sự trung thành với thương hiệu.

Một phương pháp phổ biến để đo lường tiềm năng của truyền miệng là Net Promoter, phương pháp này dựa trên những những câu hỏi đơn giản dành cho khách hàng: “Bạn có đề nghị gì cho công ty của chúng tôi, sản phẩm hay dịch vụ?” Những người nào đưa ra đề nghị là những người ủng hộ công ty của bạn, còn những ai không nói gì là người không ủng hộ. Các công ty có số điểm Net Promoter gia tăng là đang có những phát triển tích cực trong truyền miệng.

Marketing truyền miệng không phải là chỉ cho khách hàng những gì họ cần đề cập, giống như khi làm việc với một người đại diện cho thương hiệu. Mà là phát tán những trải nhiệm đặc biệt của khách hàng về thương hiệu, khiến khách hàng muốn góp ý với bạn.

2. Truyền miệng sẽ không dễ dàng thất bại khi khách hàng không những thỏa mãn mà còn trung thành

Sự trung thành hơn cả sự thỏa mãn và hài lòng. Nó bắt nguồn từ những dịch vụ thông thường được thực hiện tốt ngoài mong đợi hay những dịch vụ ngoài mong đợi được thực hiện tốt. Khách hàng có thể có mức độ hài lòng như nhau nhưng không có cùng mức độ trung thành. Khi khách hàng hài lòng, có thể họ không phàn nàn gì về thương hiệu nhưng họ cũng không ủng hộ cho thương hiệu trên tất cả các đối thủ cạnh tranh khác. Điều đó có nghĩa khách hàng hài lòng thôi chứ chưa có sự trung thành, như vậy sẽ không tạo ra hiệu quả tích cực trong truyền miệng.

3. Mạng thông tin xã hội mang đến cho maketing truyền miệng gần như không có giới hạn

Truyền miệng bị giới hạn bởi tính trực tiếp trong phương thức của nó, tuy nhiên các phương tiện truyền thông online và các mạng truyền thông xã hội cho phép nó mở rộng phạm vi của mình.

Một nghiên cứu gần đây của Society for New Communications Research đã cho thấy được phạm vi của truyền miệng thông trên các phương tiện trực tuyến. Theo nghiên cứu này;

* 59.1% số người được hỏi, sử dụng các phương tiện online để trút bở những trải nghiệm về dịch vụ chăm sóc khách hàng của một thương hiệu.

* 72.2% số người được hỏi, nghiên cứu dịch vụ chăm sóc khách hàng trên mạng thông tin online trước khi mua hàng

* 84% người được hỏi có, xem xét chất lượng của dịch vụ chăm sóc khách hàng của một công ty trước khi ra quyết định hợp tác làm ăn với công ty đó

* 74% lựa chọn công ty/thương hiệu dựa trên nhưng trải nghiệm về dịch vụ chăm sóc khách hàng được chia sẻ online.

Truyền miệng có đủ sức mạnh khi tiếp cận các mạng lưới thông tin trực tuyến. Khách hàng tiềm năng thường sử dụng những trải nghiệm được tìm thấy trên mạng để ra quyết định lựa chọn một công ty hay sản phẩm. Với sự phổ biến của mạng lưới các trang web xã hội và phương tiện truyền thông trực tuyến, mọi người có thể tiếp cận không giới hạn với rất nhiều các trải nghiệm về công ty và thương hiệu.

Hãy nghĩ về truyền miệng theo cách này: Các công ty không ngừng tạo ra cho khách hàng các trải nghiệm và phương tiện truyền thông online, mạng lưới các web xã hội gửi chúng khắp thế giới.

4. Nhận dạng được khách hàng trung thành có thể giúp mở rộng truyền miệng.

Biết được sự trải nghiệm của khách hàng về công ty hay thương hiệu là một điều rất có giá trị trong truyền miệng. Khi các công ty nhận diện được hình tượng khách hàng trung thành, họ mới có khả năng nuôi dưỡng mối quan hệ đó.

Tiến xa thêm 1 bước nữa, bạn phải nhận dạng được những thông điệp và mục tiêu có ảnh hưởng lớn nhất đối với khách hàng để củng cố thêm lòng trung thành của họ.

Thông qua truyền thông trực tuyến, công ty có thể có được lòng trung thành của khách hàng, xác định điều gì ảnh hưởng đến họ và thúc đẩy họ mở rộng truyền miệng. Các công ty có thể tạo ra các cam kết với tư cách cá nhân thông qua đối thoại hai chiều.

Cuối cùng, sự tương tác như hai cá nhân với nhau sẽ đẩy mạnh hoạt động ngoại giao của thương hiêu, điều vô cùng cần thiết để mở rộng truyền miệng.

5. Truyền miệng ảnh hưởng rất nhiều đến công việc kinh doanh.

Không thể làm ngơ với truyền miệng, bởi nó có sự ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của công ty. The Net Promoter WOM Economic Framework được phát triển để xác định tổng giá trị khách hàng dựa trên trạng thái kinh tế của người mua và trạng thái của các hoạt động kinh tế. Trạng thái kinh tế cuả người mua ám chỉ việc khách hàng sẽ chi bao nhiêu tiền trong 1 khoảng thời gian xác định. Trạng thái của hoạt động kinh tế ám chỉ đến tổng giá trị của các hoạt động kinh doanh mới đạt được hoặc bị mất đi như nhờ vào các thông điệp mà khách hàng chia sẻ với những người khác.

Theo so sánh, thì cứ mỗi một người không ủng hộ khiến công ty phải trả giá bằng một khách hàng mới bởi sự truyền miệng các thông tin tiêu cực. Những giao dịch bị mất đi sẽ ảnh hưởng nhiều đến doanh thu cua doanh nghiệp gần như bằng toàn bộ giá trị của một khách hàng. Theo tính toán nếu một khách hàng không trung thành của một công ty chỉ 100 USD cho sản phẩm của công ty đó trong khoảng thời gian xác định, thì một khách hàng trung thành sẽ tiêu 2,600 USD. Điều này cho thấy marketing truyền miệng có ảnh hưởng lớn như thế nào đến tình hình tài chính của một công ty.

Cuối cùng, tất cả các công ty B2B và B2C đều có thể thúc đẩy truyền miệng một cách tích cực về thương hiệu của họ và từng bước xây dựng lòng trung thành của khách hàng. Điều quan trọng cần phải nhớ đó là truyền không có nghĩa là thay thế quảng cáo, PR và các nổ lực marketing khác - nó là yếu tố cần thiết của một chiến lược marketing hiệu quả.

Deborah Eastman (Marketingprofs.com)

Thursday, September 18, 2008

Quảng cáo trực tuyến đang được cá nhân hóa

Quảng cáo trực tuyến ngày nay đã khẳng định vị thế là một kênh quảng cáo ưu trội trong các phương tiện truyền thông quảng cáo.

Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng đã biết khai thác một cách hiệu quả những chi phí đã bỏ ra. Do đó quảng cáo là chiến lược kinh doanh mà mọi công ty đều không thể lơ là.

Bắt đầu xuất hiện năm 1994, hình thức quảng bá sản phẩm, thương hiệu trên Internet đã trải qua nhiều thăng trầm và đang dần thay đổi để tiếp cận người tiêu dùng một cách chọn lọc hơn.

Hiện nay, quảng cáo qua e-mail là phương pháp tiếp thị online phổ biến nhất.

Nó tạo cơ hội cho các công ty nhanh chóng tùy biến nội dung và phân phối tới khách hàng với chi phí cực rẻ. Nhưng hình thức thu lời nhất lại là treo banner - chiếm hơn 50% doanh thu quảng cáo trực tuyến.

Tuy nhiên, người sử dụng đã bắt đầu khó chịu trước tình trạng thư quảng cáo tràn lan và coi đó là một dạng spam.

Banner cũng trở nên nhàm chán và đạt mức CTR thấp (CTR - click through rate: tỷ lệ giữa số người truy cập website và số lượt click vào quảng cáo. Chẳng hạn, cứ 100 người vào website lại có một người bấm vào link quảng cáo, tỷ lệ CTR sẽ là 1%).

Do đó, các công ty kinh doanh đang tìm kiếm những phương pháp có vai trò "làm mới" quảng cáo trực tuyến, tạo cho người sử dụng cảm giác gần gũi, mang tính "cá nhân" để đạt hiệu quả cao nhất, xứng đáng với số tiền họ bỏ ra.

1. Quảng cáo trên blog

Đây là "mảnh đất" hoàn toàn mới mẻ. Chưa có nghiên cứu chính thức nào về mức độ tác động của blog đến công việc kinh doanh nhưng rõ ràng, web cá nhân có sức hút lớn cùng khả năng đánh bóng hoặc phá hủy một thương hiệu.

Trong khi CTR trung bình của web truyền thống là dưới 1%, blog lại đạt tỷ lệ đầy ấn tượng: 5%. Hơn nữa, các công ty cũng chỉ tốn 10 USD - 350 USD/tuần để đăng thông tin trên blog. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia spam cũng đã bắt đầu nhòm ngó và cài đường dẫn đến một website nào đó vào blog của người khác (splog).

2. Trả theo số lần click chuột

Hình thức này được biết đến với tên gọi CPC (Cost Per Click) hoặc PPC (Pay Per Click). Người đăng quảng cáo sẽ không phải trả một khoản tiền lớn mỗi tháng cho chủ sở hữu website. Tiền thù lao hoàn toàn phụ thuộc vào số lượng người click vào link quảng cáo. Nhưng một số công ty tham gia chương trình này đã gặp rắc rối do đối thủ cạnh tranh của họ cố tình bấm nhiều lần vào link và buộc họ phải trả tiền cho những truy cập không có thực.

Tương tự như PPC, với mô hình Pay Per Call (thanh toán theo cuộc gọi), đơn vị quảng cáo sẽ trả cho chủ website một khoản hoa hồng nhất định mỗi khi người sử dụng bấm vào link trên trang để thực hiện cuộc gọi trực tiếp.

3. Quảng cáo qua RSS

Đây là phương pháp tích hợp đoạn quảng cáo ngay trong các feed (trang chứa tính năng RSS, công cụ tập hợp tin tức từ nhiều website và phân phối tới người sử dụng). Mô hình này hiệu quả hơn nhiều so với gửi e-mail, đồng thời có thể tránh được nguy cơ bị công cụ lọc e-mail và pop-up chặn lại.

4. Quảng cáo với công cụ tìm kiếm

Mọi người thường sử dụng công cụ tìm kiếm để tra cứu thông tin trên Internet. Do vậy, quảng cáo qua các dịch vụ search đạt hiệu quả rõ rệt. Hình thức đó được nhiều công ty kinh doanh đánh giá cao và sẵn sàng trả tiền (hoặc áp dụng một số thủ thuật nhất định) để đường link dẫn đến website của họ xuất hiện trên đầu kết quả tìm kiếm mỗi khi người sử dụng nhập một số từ khóa nhất định.

5. Băng rộng tương tác

Một phương pháp khác đang được các chuyên gia kinh tế đánh giá cao là video quảng cáo như trên truyền hình. Những trang có thể triển khai loại hình này là website chia sẻ video, hoạt họa, nhạc trực tuyến và đặc biệt là game.

Công ty quảng cáo sẽ không chỉ có cơ hội đăng xen kẽ sản phẩm, dịch vụ vào trò chơi mà còn có thể xây dựng một số thành phần tích hợp ngay trong game liên quan đến thương hiệu của họ.

Dù chọn hình thức nào, người bỏ tiền ra để quảng cáo đều muốn tiếp cận càng nhiều khách hàng càng tốt, nhất là những nhóm đối tượng có nhu cầu sử dụng sản phẩm và dịch vụ của họ. Khi đó, công ty trung gian (như các website đăng quảng cáo) sẽ không ngồi chờ mọi người truy cập trang web và bấm vào đường link. Họ sẽ chủ động phân phối những link ấy đến người tiêu dùng.

Khi một site chấp nhận tham gia, nhà cung cấp sẽ gửi cho quản trị viên một đoạn mã HTML để chèn vào bất cứ đâu trong trang. Mỗi lần khách ghé thăm và click chuột vào đường link, chủ website sẽ nhận được khoản thù lao nhất định.

Dịch vụ này được người sử dụng khá ưa chuộng vì đây cũng là nguồn kinh phí đáng kể giúp họ duy trì website của mình. Tuy nhiên, để được chấp nhận, website đó phải chứa thông tin thực sự, không cài công cụ hack, phần mềm nguy hiểm, nội dung khiêu dâm và một số nguyên tắc khác.

Bên cạnh đó, hình thức tiếp thị "thời vụ" cũng thường xuyên được đề cập trong thời gian gần đây. "Thời vụ" có nghĩa là đoạn quảng cáo sẽ chỉ xuất hiện vào một thời điểm nhất định trong ngày. Ví dụ, các công ty lương thực, thực phẩm chỉ cần "thuê đất" quảng bá sản phẩm trong khoảng thời gian diễn ra bữa sáng, trưa và tối...

Ngoài ra, khi phần mềm nhận dạng nét mặt trở nên phổ biến, chương trình quảng cáo không những có thể phát hiện được người sử dụng có đang nhìn vào một banner nào đó hay không, mà còn có thể xác định được đó là nam hay nữ để chuyển sang loại sản phẩm, dịch vụ phù hợp.

(Kinhdoanh)

Thị trường quảng cáo chao đảo cùng phố Wall

Cơn chao đảo tại thị trường chứng khoán phố Wall đã khiến ngành quảng cáo Mỹ lâm vào tình cảnh “chó cắn áo rách”.

Bởi lẽ thị trường này vốn đã không mấy yên ả, nay càng thêm ngả nghiêng và chắc không còn hy vọng nào có thể cứu vãn cho một năm ế ẩm.

Tài chính ngân hàng là lĩnh vực được quảng cáo nhiều thứ ba tại đại lộ Madison, hay còn được mệnh danh là Trung tâm quảng cáo của nước Mỹ.

Nó chỉ đứng sau các quảng cáo về ôtô và các sản phẩm bán lẻ (như các mặt hàng tiêu dùng). Nhưng cách đây một năm, lĩnh vực này đã loạng choạng do cuộc khủng hoảng tín dụng.

Con số lợi nhuận thu được từ quảng cáo tài chính ngân hàng từ con số hàng chục của 3 quý đầu năm 2007 xuống thành con số 0 tròn trĩnh trong năm 2008.

Kinh tế Mỹ khủng hoảng, thị trường quảng cáo đóng băng

Sự khủng hoảng kinh tế bất ngờ của Mỹ đã khiến ngành quảng cáo nước này xuống dốc trầm trọng. Hậu quả của cuộc khủng hoảng tín dụng vẫn còn đang ăn sâu vào nền kinh tế toàn cầu, khiến cổ phiếu của các công ty Mỹ rớt giá thảm hại, đặc biệt là các công ty truyền thông.

Hiện giá cổ phiếu của các công ty truyền thông có giá thấp hơn nhiều so với cổ phiếu của các công ty thuộc lĩnh vực công nghệ. Giá cổ phiếu của Walt Disney Co. giảm 5%; Time Warner Inc. giảm 8%; Viacom Inc. giảm 21%; CBS Corp. giảm 47%. và thậm chí hùng mạnh như News Corp. cũng giảm 39%.

Trong cơn khủng hoảng này, tập đoàn bảo hiểm AIG đã phải huỷ bỏ tất cả quảng cáo với khẩu hiệu “Tập đoàn bảo hiểm lớn nhất Thế giới, AIG cùng bạn phát triển vốn” của họ. AIG đã thoát chết trong tích tắc, nếu không có sự giúp đỡ của chính phủ Mỹ, tập đoàn bảo hiểm này sẽ phải tuyên bố phá sản.

Không may mắn như AIG, tập đoàn Lehman Brothers Holdings Inc (LEH) đã tuyên bố phá sản vào thứ hai tuần này. Cái chết của LEH kéo theo một loạt quảng cáo của tập đoàn. Không chỉ ảnh hưởng đến ngành quảng cáo, LEH phá sản là cơn địa chấn với hệ thống tài chính và nền kinh tế của nước Mỹ.

Không ai mua quảng cáo, không ai xem quảng cáo

Jon Swallen, phó giám đốc của trung tâm nghiên cứu thị trường truyền thông TNS cho biết:

“Cuộc khủng hoảng tại phố Wall không chỉ làm rung chuyển thị trường quảng cáo tại thời điểm hiện tại mà nó còn có thể kéo dài sang năm sau. Vấn đề tôi đề cập là sau những cuộc khủng hoảng kéo dài, những vụ phá sản của các tập đoàn tài chính hàng đầu, những người có tiền có còn đủ tự tin mang tiền của mình đầu tư vào các công ty tài chính?

Đến lúc đó, quảng cáo mãi chỉ là quảng cáo, chẳng ai tin quảng cáo cả vì sự thật là các công ty tài chính và ngân hàng đang khủng hoảng".

Ông nói thêm: “Kinh tế khó khăn, các công ty tài chính và ngân hàng sẽ phải chắt chiu hơn cho các khoản chi phí. Họ bó hẹp ngân sách dành cho quảng cáo là điều dễ hiểu. Thị trường quảng cáo sẽ lại tiếp tục đóng băng vì không có cả người đăng quảng cáo lẫn người xem quảng cáo”

Charlie Armstrong, giám đốc quảng cáo của AIG thừa nhận: “Chúng tôi phải dừng tất cả quảng cáo ở cấp độ tập đoàn, tuy nhiên những quảng cáo của các công ty con vẫn được tiếp tục như bình thường. Đây không phải là thời điểm thích hợp để rêu rao thông điệp của tập đoàn vì trên thực tế chúng tôi đang rất khó khăn”. Năm ngoái, AIG dành cho quảng cáo 118,7 triệu đôla Mỹ, chủ yếu là quảng cáo trên truyền hình.

Đại diện của tập đoàn đã phá sản LEH từ chối mọi cuộc phỏng vấn nhưng theo tiết lộ của TNS, số tiền LEH chi cho quảng cáo năm ngoái là 1, 2 triệu đô la, một con số khá khiêm tốn và chỉ bằng một nửa so với năm 2006.

Merrill Lynch & Co, tập đoàn tài chính hàng đầu phố Wall vừa bị bán cho ngân hàng Bank of America Corp, cũng có quỹ dành cho quảng cáo lên tới 37,1 triệu đôla Mỹ. Phó giám đốc về vốn của Merrill, David Deacon nói:

“Cho đến thời điểm này vẫn chưa có gì thay đổi trong chiến lược quảng cáo của chúng tôi. Chúng tôi chưa chắc về kế hoạch trong vài tháng tới khi chuyển về Bank of America Corp. Kế hoạch quảng cáo mới vẫn đang được bàn bạc thêm”.

Hãng Merrill chủ yếu quảng cáo bằng báo in như trên The Wall Street Journal, The Financial Times hay The Economist.

Jon Swallen so sánh sự sụp đổ của Lehman và Merrill chỉ như “muối bỏ bể” vì ngân sách dành cho quảng cáo của những công ty này không quá lớn. Nhưng AIG thì ngược lại. Chính phủ Mỹ không thể để chuyện AIG phá sản xảy ra. Nếu thế, không chỉ ngành quảng cáo mà còn cả nền tài chính nước Mỹ hùng mạnh cũng phải chao đảo. Nền kinh tế toàn cầu vì thế cũng sẽ không được yên ả.

Quảng cáo cho cải cách kinh tế của các ứng viên tổng thống "vớ bở"

Trong khi thị trường quảng cáo đang đóng băng, giá cổ phiếu của các công ty truyền thông liên tục giảm thì vẫn còn một số hãng truyền thông sống sót, thậm chí còn “ăn nên làm gia”. Đó là các kênh truyền hình và các tờ báo về kinh tế chính trị.

Những khủng hoảng kinh tế khiến người dân Mỹ nhìn nhận cuộc bầu cử tổng thống một cách nghiêm túc hơn. Người Mỹ quan tâm tới kinh tế hơn lúc nào hết trong chiến dịch tranh cử của các ứng viên.

Họ tìm kiếm, chờ đợi các bản tin tài chính trên truyền hình, các bài bình luận nhận xét về tình hình kinh tế của các tờ báo uy tín… Hai ứng cử viên tổng thống lại tiếp tục đổ tiền vào việc quảng cáo cho các chính sách cải cách kinh tế của mình. Các kênh truyền hình và các tờ báo về kinh tế chính trị bỗng nhiên đắt khách.

Brian Steel, đại diện của hệ thống truyền hình cáp CNBC đã từ chối bình luận về thông tin cho rằng lợi nhuận từ quảng cáo của kênh truyền hình này đang tăng lên. Tuy nhiên ông cũng không phủ định việc doanh thu của kênh tài chính của CNBC đã có mức tăng trưởng hai con số vào 6 tháng đầu năm 2008. Hơn nữa vào tháng 7 năm nay, số người xem CNBC đạt mức cao nhất trong lịch sử của đài này. Còn tỉ suất người xem CNBC tháng 8 là con số cao nhất từ năm 2002.

Tuy vậy, khán giả của CNBC không thể giúp cho công ty mẹ của nó là General Electric Co. (GE) cải thiện được giá cổ phiếu. So với tầm này năm ngoái, giá cổ phiếu của GE đã giảm 31%. Đây cũng là thực trạng chung của các công ty truyền thông.

(Vietnamnet)

Bạn biết gì về hệ thống nhận diện thương hiệu.

Khi mà thương hiệu được cảm nhận bằng lý trí và tình cảm. Những đặc điểm nhận diện hữu hình của thương hiệu được tác động trực tiếp đến xúc cảm của con người, tạo nên sự hình dung một cách rõ ràng và dễ hiểu nhất về thương hiệu.

Đây được xem là cách “ngắn nhất, nhanh nhất, hiệu quả nhất ” đối với những chiến lược truyền thông Thương hiệu.

Hệ thống nhận diện Thương hiệu được bắt đầu bằng tên (Brand name) và Biểu trưng (Logo) Thương hiệu, nó được xây dựng dựa trên sự kết hợp của nhiều yếu tố mang tính đồng bộ và nhất quán của thương hiệu, từ những ứng dụng cơ bản nhất trong kinh doanh là tấm danh thiếp cho đến một website hay một chiến lược quảng cáo rầm rộ.

Hệ thống nhận diện thương hiệu làm tăng thêm nhận thức về thương hiệu, xây dựng tính ổn định và vị thế của Doanh nghiệp trên thương trường.

Hệ thống nhận diện Thương hiệu mạnh phải có một ý tưởng cụ thể, khác biệt, dễ nhớ, đáng tin cậy, uyển chuyển, linh động và phải thể hiện được một bản sắc Văn hóa riêng. Điều cần thiết để phát huy tính hiệu quả của một Hệ thống nhận diện Thương hiệu là tính đại chúng.

Hệ thống nhận diện Thương hiệu là một công cụ quảng bá Thương hiệu hữu hiệu, nó là một tài sản cần phải được chăm sóc, quản trị và đầu tư một cách sâu rộng và dài lâu.
“Một Thương hiệu mạnh phải có một Hệ thống nhận diện Thương hiệu mạnh”

Nhãn hiệu có đặc điểm nhận diện rõ ràng sẽ có một tầm ảnh hưởng rất lớn, thậm chí góp phần quyết định thành công của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều chủ doanh nghiệp thường có một số nhận thức sai lầm dưới đây về đặc điểm nhận diện của nhãn hiệu sẽ làm ảnh hưởng đến hình ảnh doanh nghiệp của mình

Khi tự khởi nghiệp, có rất nhiều công việc quan trọng nên nhờ đến các chuyên gia chứ không nên tự làm. Và thiết kế nhãn hiệu, tạo cho nó một nét đặc trưng riêng là một công việc như vậy.

Lý do là bạn bè, người thân có thể là những người rất có năng khiếu về mỹ thuật, hội hoạ, nhưng không có nghĩa là họ có đủ kiến thức và trình độ chuyên môn để thiết kế cho doanh nghiệp của bạn những nhãn hiệu độc đáo, chuyển tải được những thông điệp, những giá trị mà doanh nghiệp muốn đem đến cho khách hàng.

1. Nghĩ rằng bạn bè, người thân có thể giúp thiết kế nhãn hiệu cho doanh nghiệp của bạn.

Thiết kế logo, danh thiếp hay trang wed hoàn toàn khác với việc vẽ tranh. Một logo hay nhãn hiệu phải có những nét biểu trưng đặc thù và mang một ý nghĩa nào đó.

Mặt khác, khi nhờ chuyên gia thiết kế một nét đặc trưng cho nhãn hiệu, người khởi nghiệp sẽ tiết kiệm được thời gian, tập trung vào các công việc thuộc chuyên môn theo sở trường của mình. Còn nếu để cho bạn bè làm việc thiết kế nhãn hiệu này, việc thiết kế nhãn hiệu có thể bị kéo dài, lại còn phải mất thời gian theo dõi, đôn đốc.

2. Cho rằng thiết kế một nhãn hiệu có đặc điểm nhận diện rõ ràng là một việc làm quá tốn kém.

Nhiều chủ doanh nghiệp không muốn thuê các chuyên gia thiết kế nhãn hiệu cho doanh nghiệp của mình vì ngại tốn kém. Nhưng nếu không có một nhãn hiệu có đặc điểm nhận diện rõ ràng, có tính chuyên nghiệp cao, doanh nghiệp có thể sẽ bị tốn kém hơn.

Lý do dễ thấy nhất là các khách hàng sẽ có ấn tượng xấu về nhãn hiệu của doanh nghiệp, có khi còn suy diễn ý nghĩa của nhãn hiệu theo một nghĩa tiêu cực và từ đó xem thường doanh nghiệp. Ngược lại, khi xây dựng một nhãn hiệu có nét đặc trưng riêng, thể hiện được những giá trị mà các khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp đang tìm kiếm, doanh nghiệp sẽ được khách hàng nhớ đến và liên lạc khi họ có nhu cầu.

Hãy xem chi phí cho việc thiết kế nhãn hiệu là một khoản đầu tư hợp lý và có thể chấp nhận được. Bởi vì một nhãn hiệu, một logo có sức sống với thời gian sẽ giúp cho doanh nghiệp xây dựng được những chương trình tiếp thị hay làm ra những vật dụng, tài liệu tiếp thị có tính nhất quán cao, chuyển tải được một trong những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp và để lại ấn tượng sâu trong trí nhớ khách hàng.

3. Cho rằng doanh nghiệp không cần một nhãn hiệu có điểm nhận diện riêng.

Trong môi trường kinh doanh chuyên nghiệp hiện nay, doanh nghiệp cần phải có một hình ảnh nhận diện riêng. Đây chính là yêu cầu cơ bản nhất, là “kim chỉ nam“ định hướng mọi hoạt động tiếp thị, khuyến mãi của doanh nghiệp.

Nếu không có một hình ảnh rõ ràng, nhất quán và thể hiện tính chuyên nghiệp cao, doanh nghiệp sẽ khó lấy được lòng tin của các khách hàng tiềm năng. Một lý do chung là các công ty này đều muốn thể hiện tính chuyên nghiệp của mình.

(Kinh doanh)

Tuesday, September 16, 2008

Đăng kí thương hiệu - Cơ hội làm nổi bật nhãn hiệu.

Đăng kí thương hiệu là một trong những chủ đề nóng nhất trong giới kinh doanh ngày nay. Nó đã trở thành một cụm từ thương mại.

Thực tế một số người coi đây là một cuộc cách mạng thương hiệu. Lí do này không dễ giải thích và nó nhấn mạnh thông điệp kinh doanh minh bạch trong giới thương mại đông đảo ngày nay.

Nhãn hiệu sẽ xác định điểm khác biệt của sản phẩm hay dịch vụ mà bạn cung cấp, đó có thể là cơ hội thực sự để nhãn hiệu của bạn nổi bật.

Vai trò nổi bật của nhãn hiệu và việc đăng kí thương hiệu luôn gắn liền với sự thay đổi cơ bản trong lĩnh vực marketing. Nhãn hiệu không đơn giản là một cái tên hoặc logo. Nhãn hiệu là phương thức làm kinh doanh vì nó đem lại tiếng tăm hoặc đặc trưng riêng. Điều này đặc biệt thích hợp với những công ty chủ yếu hoặc luôn cung cấp dịch vụ.

Hiện nay tương lai của đăng kí nhãn hiệu là đây, và nó đòi hỏi bạn phải xem xét lại các mối quan hệ của mình. Không có dịch vụ khách hàng nhiệt tình ủng hộ nhãn hiệu có thể bạn sẽ phải tốn nhiều ngân sách cho quảng cáo. Mức độ xây dựng nhãn hiệu mới này có thể đem lại lợi thế so sánh lâu dài cho công ty”.

Những nhãn hiệu mạnh nhất thường là những nhãn hiệu có thông điệp rõ ràng và hợp lí nhất. Những đặc điểm nhãn hiệu đem lại sự mong đợi cho cả khách hàng sử dụng nhãn hiệu lẫn những người quảng cáo cho nhãn hiệu đó. Một nhãn hiệu được coi là mạnh phải đem lại những lợi ích sau người tiêu dùng biết liên hệ với nhãn hiệu đó, họ biết nó đại diện cho cái gì và họ cũng biết nó không bắt chước theo nhãn hiệu khác.

Phần lớn mọi người chưa nhận thức được đặc điểm của nhãn hiệu. Theo đánh giá thì số người này thì chiếm khoảng 95%. Họ nhận biết và đánh giá về thương hiệu rất nhanh, nhanh hơn nhiều so với sự đánh giá ý thức.

Sự nhận biết chớp nhoáng và vô thức sẽ ảnh hưởng tới sự lựa chọn của người tiêu dùng. Những đánh giá khác nhau của họ sẽ giúp họ đưa ra sự lựa chọn, và xác định họ thuộc tuýp người nào, và đơn giản là họ mua chúng.

Nhãn hiệu rõ ràng không chỉ là một cái tên. Nhãn hiệu là giá trị, là niềm tin, là đặc điểm nổi bật của kinh nghiệm phục vụ. Nói theo cách này, ta dễ dàng nhận biết phục vụ khách hàng phục vụ như thế nào.

Các nhà nghiên cứu nhãn hiệu đã đi đến một kết luận sâu sắc và có phạm vi ảnh hưởng rộng: marketing không chỉ là quảng cáo và quan hệ công chúng. Sự thành công của thương hiệu không được tính bằng số lượng khách hàng công nhận hay nhận biết những nhãn hiệu và logo hay khẩu hiệu mà được tính bắng sự gắn bó của khách hàng với nhãn hiệu đó.

Và, nếu như chúng ta đồng ý rằng nhãn hiệu phản ánh về thái độ khách hàng của nó, sau đó các tổ chức phải xét xem quản lí thái độ của nhãn hiệu như thế nào. Bởi vì các nhãn hiệu là sự nhận thức rộng rãi, nó tạo ra sự nhạy bén để chứng tỏ rằng những nhãn hiệu đó được đồng sở hữu bởi các khách hàng và các tổ chức, những bạn hàng công bằng trong mối quan hệ chia sẻ. Quyền cùng làm chủ rõ ràng này làm cho khách hàng tin tưởng rằng họ được sử dụng sản phẩm mà người ta hứa hẹn với họ.

Trong khi việc đăng kí nhãn hiệu một lần được xem là sự giao tiếp một chiều từ một tổ chức với các khách hàng, ngày nay việc đăng kí thương hiệu được xem như là sự giao tiếp qua lại. Chính là để làm rõ xem dịch vụ khách hàng được đăng kí là gì. Đó là sự trao đổi mạnh mẽ giữa mọi người tại một khu vực xác định, nó thu hút và phản ánh thái độ với nhãn hiệu. Nó làm tăng thêm, thậm chí thổi phồng nhãn hiệu trong tim và trong tâm trí của khách hàng.

Giống như là, những nhãn hiệu đã đánh mất định nghĩa hợp pháp và đến để đại diện cho một phương cách gần như đầy tính nhân văn cho các tổ chức để giao tiếp với quần chúng. Một phần của giao tiếp đó thậm chí là câu chuyện xảy ra trong chính bản thân. Việc đăng kí xảy ra khi mà có sự phản ứng khác biệt của bộ não và trái tim trong mối quan hệ với biểu tượng hay logo của một công ty.

Phản ứng này là mục đích của việc đăng kí nhãn hiệu bởi vì những suy nghĩ và cảm giác tích cực tạo ra những thái độ như nói lên những điều thuận lợi về dịch vụ và sản phẩm, gia nhập vào các câu lạc bộ liên quan đến các nhãn hiệu, trả giá cao hơn, bỏ qua những lỗi có liên quan đến nhãn hiệu.

Những nhãn hiệu ngày nay có thể được nhìn nhận như là một sự tồn tại hoàn toàn mới với tính chất cá nhân. Họ để cho những câu chuyện được xây dựng nên xung quanh cái mà hi vọng là khó giải quyết với một sự khích lệ tối thiểu, khách hàng có sự trao đổi thông tin liên tục với nhãn hiệu.

Một câu chuyện về một nhãn hiệu tốt kể sự thật về một tổ chức - nếu ngày hôm nay không có sự thật thì sau đó sự thật là cái mà người ta hy vọng. Nhưng nó chỉ là sự khởi đầu. Nếu như dòng chữ này không phù hợp với thái độ phục vụ của nhân viên, sau đó hàng loạt những dịch vụ mà tổ chức cung cấp cho khách hàng sẽ được coi như là làm mất uy tín của nhãn hiệu đó.

Những câu chuyện về nhãn hiệu có thể được dùng để mở rộng và tạo thêm uy tín cho nhãn hiệu đó bằng những ví dụ đáng nhớ liên quan đến sự quan tâm, niềm hi vọng, tình cảm của con người.

Về mặt ý tưởng mà nói thì những câu chuyện về nhãn hiệu này bao gồm cả những điều đã có trong quá khứ và mong muốn cho tương lai. Nó không chỉ tạo cảm hứng cho khách hàng mà còn tạo ra cả động lực và hướng đi cho nhân viên.

Một khía cạnh quan trọng của câu chuyện về nhãn mác thì liên quan đến mọi việc mà công ty đó làm. Đối với một mức độ lớn, khách hàng quay trở lại vì họ tin rằng những cái mà người ta bán tuần trước (như sản phẩm, kinh nghiệm và cảm xúc) thì hôm nay vẫn còn giá trị.

Những câu chuyện về nhãn hiệu là tài sản của một tổ chức vì chúng tạo ra niềm tự hào và tạo nguồn cảm hứng cho nhân viên. Nó chỉ ra cho các nhân viên thấy cách phân phối nhãn hiệu.

(Kinhdoanh)

Tiếp thị mặt đối mặt: Khi một mình truyền thông là chưa đủ!

Chủ tịch của Midwest, một công ty xây dựng lớn tại Mỹ, đang thực hiện việc đánh giá lại chương trình tiếp thị của công ty, bao gồm nhiều nội dung khác nhau, từ quảng cáo, quan hệ truyền thông, tiếp thị trực tuyến tới các triển lãm thương mại và gửi thư trực tiếp. "Các bạn đã làm được một việc tuyệt vời khi tạo ra triển vọng và độ tin cậy của công ty đối với các nhà phát triển và môi giới bất động sản, nhưng đó có chắc chắn là cách thức chúng ta có thể tiếp cận từng khách hàng cụ thể?".

Ông đặt ra câu hỏi đối với các nhà quản lý của công ty khi đề cập tới phân đoạn khách hàng là những chủ công ty hay những doanh nhân đang tìm kiếm một văn phòng mới hay một toà nhà mới.

Với phân tích của vị chủ tịch Midwest, các doanh nhân và nhà quản lý đang nghĩ tới những tòa nhà văn phòng mới không hẳn là một nhóm như nhau.

Họ không thuộc về cùng một tổ chức, đọc cùng các tờ báo, hay sinh sống cùng một khu vực. Và có rất ít người trong số họ hành động theo các quảng cáo đa truyền thông.

Trong khi hầu hết mọi người nghĩ về PR (Giao tế) như những mối quan hệ truyền thông, sẽ có những thời điểm bạn không thể tiếp cận được các khách hàng thông qua truyền hình, báo chí hay internet, hoặc bạn cần bổ sung thêm các chương trình truyền thông. Đó là lúc bạn cần nghĩ tới Tiếp thị mặt đối mặt (Face-to-face marketing) - tiếp cận trực tiếp tới các khách hàng thông qua những sự kiện thông tin được cấu trúc xung quanh mối quan tâm của họ.

Chiến lược này rất hiệu quả cho các thị trường tiêu dùng. Đó có thể là những buổi hướng dẫn nấu ăn tại các cửa hàng tạp hoá; buổi hội thảo về sức khoẻ có sự tài trợ của bệnh viện, hay những show diễn áo cưới có sự tài trợ của các khách sạn.

Nó cũng không kém phần hiệu quả cho các công ty B2B như các công ty xây dựng, công ty luật vốn mong muốn quảng bá về chuyên môn của tập thể nhân viên.

Trong trường hợp của Midwest, hãng đã tiếp cận khách hàng bằng việc tổ chức một buổi serminar bữa sáng cho các chủ công ty, các doanh nhân với tiêu đề là "Xây dựng hay không Xây dựng". Bên cạnh Midwest, buổi serminar được tài trợ với một nhà môi giới bất động sản, một ngân hàng và một công ty kế toán khác.

Tất cả bốn công ty đều đóng góp vào danh sách khách hàng liên lạc, chia sẻ phí tổ chức sự kiện và cùng tham gia vào các bài tham vấn.

Sự kiện được tiếp thị thông qua những thư mời in ấn, một chương trình gửi email tự động, một bản thông cáo báo chí và liên lạc trực tiếp tới các lãnh đạo của phòng thương mại, hiệp hội kinh doanh,....

Những chăm sóc đặc biệt được thực hiện để đảm bảo chương trình mang tính thông tin hữu ích nhất có thể, chứ không đơn thuần là yếu tố thương mại.

Bất cứ ai tham gia đều được cung cấp các thông tin cụ thể với từng chủ đề quan tâm, chẳng hạn như môi trường bất động sản hiện tại, vấn đề thuê nhà hay mua nhà, các lựa chọn tài chính, phương thức kiểm soát chi phí hay các hướng dẫn liên quan tới thuế.

Chi phí cho sự kiện là trên dưới 5000 USD nhưng kết quả rõ nét nhất là việc các công ty đã tiếp cận trực tiếp đông đảo khách hàng và qua đó cung cấp thông tin về các sản phẩm/dịch vụ. Nếu chỉ một trong số các khách hàng đồng ý một dự án xây dựng 10 đến 20 triệu USD, thành công đã rất đáng nể.

Tiếp thị mặt đối mặt cũng là một chiến lược hữu ích cho việc xây dựng danh tiếng cho công ty trong những lĩnh vực cụ thể.

Judi Schindler- chủ tịch hãng tư vấn tiếp thị Hodge Schindler Integrated Communications - nhiều năm nay đã trực tiếp tham gia cùng một trường đại học lớn tại Mỹ trong một kế hoạch khuyếch trương trung tâm đào tạo bất động sản của trường này.

Hai năm trước khi trường giới thiệu một trung tâm đào tạo bất động sản chuyên biệt, Judi đã giúp trường phát triển và quản lý một series các khoá đào tạo cho các nhà môi giới bất động sản trên khắp nước Mỹ và thu hút rất nhiều học viên tham gia.

Trường hợp này, trường đại học đã mượn giấy phép của những học viên và một số chuyên gia khác để khẳng định bản thân như một nhà đào tạo hàng đầu trong lĩnh vực bất động sản. Khi trung tâm đào tạo bất động sản được khai trương, số lượng người đăng ký đã vượt 20% so với mục tiêu đặt ra.

Cho dù cơ sở hợp lý đằng sau những nỗ lực Tiếp thị mặt đối mặt là gì, một trong những lợi ích hiện hữu nhất đó là bản thân sự kiện như là một thông điệp quảng bá thành công.

Ngay cả khi mọi người có tham gia hay không, những ai được mời tới tham gia buổi seminar của Midwest đều biết về danh tiếng của hãng trong lĩnh vực xây dựng. Và trường đại học nọ có thể xây dựng những trợ giúp và danh tiếng đáng kể cho mình bằng việc kết giao với những cái tên hàng đầu trong lĩnh vực bất động sản.

Khi mà Tiếp thị mặt đối mặt đưa ra các lợi ích cho công ty và các khách hàng của bạn tương tự như trường hợp Midwest, có một số quan tâm then chốt cần được nắm vững:

* Tìm kiếm đối tác.

Việc liên kết với một công ty khác có cùng phân khúc khách hàng tương tự sẽ giúp giảm thiểu chi phí, đồng thời làm đầy đủ hơn danh sách khách mời.

* Chắc rằng các nội dung là hữu ích về mặt thông tin, chứ không đơn thuần là khuyếch trương.

Càng ít tính thương mại bao nhiêu, các sự kiện càng trở nên hiệu quả bấy nhiêu.

* Mời các nhà diễn thuyết bên ngoài cho chương trình hội thảo/thuyết trình.

Các chương trình hội thảo, hướng dẫn của các chuyên gia tên tuổi bên ngoài công ty với kiến thức uyên thâm và sự trải nghiệm của họ sẽ là những điều đang giá đối với mọi người.

* Bản cung cấp thông tin.

Hãy giữ những bản tin tức tổng kết khi sự kiện kết thúc. Rất nhiều người sẽ nhìn vào các nội dung này thay vì lắng nghe. Song nội dung của những bản cung cấp thông tin này cần đủ hữu ích để mọi người muốn giữ lại nó. Và đừng quên đưa vào thông tin liên lạc của các nhà tài trợ.

* Sự hiện diện của nhân viên.

Đảm bảo rằng bạn có đủ nhân viên tại sự kiện để sự hiện diện của họ bao trùm cả căn phòng (tỷ lệ 1/8 là ổn) cùng với các nhân viên hướng dẫn, tiếp đón và nói chuyện với khách hàng thay vì đứng cố định ở một góc phòng.

* Giữ liên hệ với khách hàng.

Ngay khi một sự kiện kết thúc, hãy tìm kiếm các cơ hội để giữ liên lạc với những người tham gia. Hãy gửi cho họ các thông tin bổ sung định kỳ. Hãy lập danh sách các thành viên tham gia để theo dõi. Tạo một đĩa DVD về sự kiện và gửi tới những ai không tham gia.

Lời khuyên cuối cùng hãy đưa chương trình Tiếp thị mặt-đối-mặt của công ty bạn thành một sự kiện thường niên. Nếu những nỗ lực ban đầu đã thành công, những nỗ lực tiếp theo sẽ còn chói rọi hơn.

(BwPortal)