Saturday, August 23, 2008

Sự hài hước trong chiến dịch quảng cáo nước giải khát có Gaz


Ở Mỹ, công ty đã rất táo bạo trong việc nhân cách hóa lon Pepsi Diet, biến nó thành một ngôi sao trên sân khấu cùng với các nhạc sĩ nổi tiếng, những ngôi sao điện ảnh và ngôi sao truyền hình trong chiến dịch quảng cáo.

Phương pháp này đơn giản và dễ gây sự chú ý. Nước giải khát cho người ăn kiêng Số 2 của Bắc Mỹ đang sử dụng những chiến dịch quảng cáo hài hước trên cả hai phía của vĩ tuyến 49 để thu hút và duy trì những người uống cola có ý thức về calorie ở mọi lứa tuổi, mà chủ yếu là lứa tuổi 20 và 30.

Ở Mỹ, công ty đã rất táo bạo trong việc nhân cách hóa lon Pepsi Diet, biến nó thành một ngôi sao trên sân khấu cùng với các nhạc sĩ nổi tiếng, những ngôi sao điện ảnh và ngôi sao truyền hình trong chiến dịch quảng cáo. Phương pháp này đơn giản và dễ gây sự chú ý.

Các ngôi sao của Hollywood đều muốn làm việc và có mặt cùng lon Pepsi Diet.

David De Cecco, người phát ngôn cho Pepsi Cola Bắc Mỹ, kết luận rằng: “Các ngôi sao như P. Diddy va Jackie Chan đã giúp đem lại điều này cho cuộc sống khi họ pha chút trò đùa vào làm tăng thế mạnh cho những người nổi tiếng. Đó là cách giải trí cho thấy làm thế nào mà người nổi tiếng trở thành một phần quan trọng trong nền văn hóa quần chúng như vậy.

De Cecco giải thích rằng mục tiêu của công ty là tạo một chiến dịch quảng cáo có mặt trên mọi phương tiện truyền thông đại chúng, vì vậy một thông điệp có thể đồng thời được truyền đạt qua truyền hình, truyền thanh, báo chí và quảng cáo ngoài trời. Trên các trang quảng cáo của báo chí hiện nay, lon Pepsi Diet rất nổi bật bên cạnh Carmen Electra va Kevin Dillon.

Ở Canada, các chiến dịch quảng cáo thường tập trung vào những “người trên phố” và người uống Pepsi Diet được hỏi liệu có điều gì đó thời tuổi trẻ khiến họ muốn quay trở lại không. Phụ họa thêm còn có hình ảnh của tiệm cắt tóc Flock of Seagulls, chiếc quần jean được thiết kế với những vết sơn, và một chiếc xe tải nhỏ được trang trí bằng ảnh các cô nàng trong bộ quần áo bó sát. Người ta luôn mong đợi một sự thành công mỹ mãn nhưng thỉnh thoảng họ lại gặp những điều rất tệ hại:

Trường hợp thứ nhất, vận động viên tennis không nghe thấy tiếng rít của quả banh đang bay về phía đầu anh bởi mái tóc che khuất tầm nhìn của anh.

Trường hợp thứ hai, một người uống Pepsi Diet khác đang hãnh diện trong chiếc quần jean được thiết kế ôm sát người chao ôi, chiếc quần chật đến nỗi làm anh ta ngã quỵ xuống khi cố ngồi xuống chiếc ghế. Anh ta bám lấy tấm ván đầu giường trong lúc vợ anh cố gỡ anh ra khỏi cái quần jean quái ác đó.

Còn một người tiêu dùng Pepsi Diet khác nữa, người lái xe van, như muốn làm rớt những đứa trẻ xuống xe. Không cần phải nói, anh ta cũng đoán được gì trong cái nhìn kinh thường của các bà mẹ trên đường đi. Những giai điệu pop những năm tám mươi được sử dụng làm nhạc nền cho chiến dịch quảng cáo và ở cuối mỗi điểm dừng của bài nhạc, người sử dụng lại la to “tôi sẽ trung thành với Pepsi Diet của tôi”.

Chris Hamilton, Giám Đốc Kinh Doanh cho loại nước uống carbonat ở Canada của hãng PepsiCo, nói:Chúng tôi vừa nhận ra rằng sự hài hước không những giúp chúng tôi truyền bá thông điệp của mình mà còn giúp chúng tôi kết nối với người tiêu dùng một cách hết sức hiệu quả.

Vết sơn trên chiếc quần jean có thể giúp người tiêu dùng hồi tưởng về những phút giây thảnh thơi, dáng vẻ thanh thoát thời tuổi trẻ của họ. Người uống Pepsi Diet có được cảm giác trẻ trung, nhớ lại những lúc vui vẻ, thư thái trong cuộc sống.

Rob Warren, Giám Đốc của Asper Centre for Entrepreneurship tại Trường Đại Học thuộc Manitoba, Winnipeg, Canada, nói rằng các chiến dịch quảng cáo ở Canada thường có tính hòai cổ rất rõ nét.

“Đó là một chiến dịch hoàn hảo. Thật đúng lúc để làm điều đó. Họ cố làm cho người tiêu dùng nhớ lại thời tuổi trẻ của mình, điều mà Pepsi đã luôn làm. Nhớ lại “sự lựa chọn của một thế hệ mới”? Công ty luôn định vị mình là loại nước uống dành cho những người trẻ trung và sôi nổi.”

Warren nói thêm rằng sự kết hợp những hình ảnh ấn tượng mạnh cùng với những bản nhạc của thời quá khứ làm cho chiến dịch này càng thêm sinh động trên truyền hình. Đó cũng là cơ hội để những người từng trưởng thành trong những năm tám mươi nhìn lại những điều họ đã làm.

“Bạn có thể nhìn lại quá khứ, rồi cười, rồi nhận ra rằng một vài thứ không còn tuyệt như lúc trước nữa. Chúng ta phần nào yêu mến [những thứ trong thời tuổi trẻ], nhưng thật sự chúng ta không còn muốn chúng nữa bởi bây giờ chúng ta lại thấy chúng thật là ngớ ngẩn làm sao. Chúng ta chỉ thích nhìn lại và nói rằng “đó là những năm tháng quá khứ“ Warren ghi nhận.

Tất nhiên, Diet Pepsi không phải là loại nước giải khát duy nhất kết hợp sự hài hước trong chiến lược quảng bá nhãn hiệu của nó. Fresca, một trong những loại thức uống thuộc Coca-Cola, gần đây đã tung ra một chiến dịch dùng bảng quảng cáo ở Canada với 3 thông điệp đến người tiêu dùng – mười người thì hết mười người luôn yêu chuộng Fresca, Fresca chính là Fresca của các loại nước giải khát, và Fresca luôn có mặt và được bán ở khắp nơi.”

Stephanie Baxter, Giám Đốc Giao Tế Cao Cấp thuộc chi nhánh Toronto, Công ty Coca-Cola, mô tả chiến dịch quảng cáo, chiến dịch diễn ra cùng lúc Fresca Citrus Cherry bắt đầu được tung ra thị trường, là một cái gì đó “ngộ nghĩnh và quỷ quái”

Fresca, lọai nước giải khát vị chanh nguyên chất của Coca-Cola, ra mắt năm 1966 đã không nhận được sự hỗ trợ tiếp thị như các lọai cola, Diet Cokes va Sprites (lọai nước giải khát vị chanh được sản xuất sau đó). Nhưng Baxter nói rằng Fresca vẫn có một vị trí bền vững.

Warren thích chiến dịch quảng cáo này nhưng không đồng ý với sự mô tả của Baxter về vị trí trên thị trường của Fresca. Anh cho rằng nhãn hiệu này đã “bị tuột dốc trên bề mặt hành tinh”, và công ty đang tiến hành các biện pháp sửa đổi nhằm cố lấy lại sự ưa chuộng của người tiêu dùng cho sản phẩm này.

“Cách hay nhất để lấy lại sự ưa chuộng cho sản phẩm này trên thị trường là dùng những lời quảng cáo có vẻ táo bạo một chút, chẳng hạn như “chúng tôi đang có mặt ở đây, chúng tôi rất phổ biến và ngoài 10 người uống Fresca còn 10 người khác cũng đồng ý như vậy đó,“ Warren nói. Anh ta cũng lưu ý rằng việc sử dụng các chiến dịch chớp nhoáng với bảng quảng cáo không có gì đáng ngạc nhiên khi xem Fresca như một nhãn hiệu “làm nền”

“Bạn đã làm điều gì đó để nhận thức lại. Fresca, trong điều kiện tốt nhất, vẫn sẽ là loại nước uống có tính mục tiêu, và nó đang được cố gắng để chiếm “sự quan tâm hàng đầu” trong thị trường tương thích,” anh ta nói.




“Bạn cũng có thể thực hiện việc này bằng một chiến dịch quảng cáo mang tính mục tiêu với chi phí tương đối thấp. Đó là chiến lược gây sự chú ý. Bạn đặt những đồng đô la của mình nơi mà người ta hầu như chắc chắn sẽ nhìn thấy bạn hoặc tìm kiếm thông tin về sản phẩm của bạn. Với Coke, cần phải quảng cáo khắp nơi bởi vì nó thực sự thu hút sự quan tâm của mọi người trên tòan thế giới và bạn muốn mọi người luôn nghĩ về nó.”

Khả năng xây dựng một nhãn hiệu nước giải khát chính là sự cân nhắc đặc biệt cốt yếu trên bất kỳ sự gia tăng nào trong thị phần để thu lại các khoản chi khác. Calla Farn, Giám Đốc Giao Tế của Refreshments Canada, hiệp hội công nghiệp thương mại đại diên cho các nhà sản xuất và các nhà phân phối thức uống không chứa cồn trong tòan quốc, nói rằng loại nước giải khát này từng bị lãng quên trong 4-5 năm.

“Đó là một thị trường thực thụ. Sản phẩm đã đa dạng hơn lúc trước. Các nhà sản xuất đang cố gắng tung ra những sản phẩm mới và có tính chất đổi mới.

Nước đóng chai, nước ép, nước uống thể thao và nước uống tăng lực cũng đang phát triển mạnh“ cô nói. Một thị trường thực thụ? Có lẽ là thế, nhưng chiến dịch quảng cáo cho Diet Pepsi sẽ không là gì cả nếu không lập dị một chút.

(brandchannel.com)

Những nhầm lẫn không đáng có về marketing

Theo các chuyên gia về tiếp thị, marketing là bất cứ sự liên hệ nào giữa doanh nghiệp và một đối tượng không phải là một phần của doanh nghiệp.

Marketing là sự thật được làm cho trở nên lôi cuốn. Marketing là nghệ thuật thay đổi suy nghĩ của khách hàng. Ngoài ra, các chuyên gia tiếp thị cũng khuyên rằng doanh nghiệp nên tránh một số quan niệm sai lầm sau đây về hoạt động marketing.

Chẳg hạn như: Marketing không phải là quảng cáo. Đừng nghĩ rằng khi doanh nghiệp đang quảng cáo tức là doanh nghiệp đang làm tiếp thị. Trên thực tế, có hơn 200 hình thức tiếp thị mà quảng cáo chỉ là một trong số đó.

Marketing không phải là thư trực tiếp.

Một số công ty nghĩ rằng mình có thể phát triển toàn bộ hoạt động kinh doanh chỉ bằng hình thức tiếp thị bằng thư trực tiếp.Trên thực tế, đa số các doanh nghiệp cần đến sự hỗ trợ của các vũ khí tiếp thị khác bên cạnh cách tiếp thị bằng thư trực tiếp.

Marketing không phải là tiếp thị từ xa.

Đối với hoạt động marketing giữa các doanh nghiệp, tiếp thị từ xa là một trong những vũ khí tiếp thị không đem lại thành công. Để tăng tỷ lệ phản hồi của khách hàng đốii với các hoạt động tiếp thị từ xa, doanh nghiệp phải lưu ý rằng tiếp thị từ xa cũng không thể làm nên toàn bộ hoạt động tiếp thị.

Marketing không phải là quảng cáo bằng brochure.

Nhiều công ty đua nhau làm brochure nhưng không để ý đến chất lượng của nó. Nghiên cứu cho thấy, bản thân brochure không thể đủ cho hoạt động tiếp thị nên thường được sử dụng kết hợp với các hình thức tiếp thị khác.

Marketing không phải là quảng cáo trên danh bạ điện thoại.

Nhiều công ty chỉ quảng cáo trên danh bạ điện thoại và cho rằng như thế là đủ cho hoạt động marketing. Trên thực tế, có 95% trường hợp quảng cáo trên danh bạ điện thoại không đem lại tác dụng gì

Marketing không phải là công nghệ biểu diễn.

Hãy nghĩ đến marketing như một hoạt động tạo ra động cơ, mong muốn cho khách hàng và khiến họ mua hàng chứ không phải là một công nghệ giải trí, bởi vì mục đích chính của marketing không phải là giải trí.
Marketing không phải là một sân khấu hài.

Nếu lạm dụng yếu tố hài hước trong các hoạt động tiếp thị, khách hàng sẽ có khuynh hướng nhớ đến câu chuyện hài hước chứ không nhớ những gì mà doanh nghiệp đang chào bán.

Marketing không phức tạp.

Marketing sẽ trở nên phức tạp đối với những doanh nghiệp không nắm bắt được tính đơn giản của nó. Một doanh nghiệp làm tiếp thị khôn ngoan thường xây dựng một kế hoạch marketing ngắn gọn và cam kết thực hiện kế hoạch đó.

Marketing không phải là một website.

Nếu doanh nghiệp quảng cáo trên các website khi chưa hiểu biết về marketing thì có nguy cơ tốn tiền vô ích. Website chỉ là một phần của toàn bộ hoạt động tiếp thị.

(DNSG)

Tình yêu trong kinh doanh

Sự quan tâm, chăm sóc sẽ là con đường dẫn tới tình yêu. Vâng, tình yêu. Nhiều người sẽ buồn cười khi thấy cụm từ tình yêu trong kinh doanh hay trong công việc.

Nhưng sự thực là nếu bạn tạo ra được một môi trường mà ở đó có hai chữ "tình yêu", bạn sẽ thấy mọi việc trở nên thật dễ dàng.

Quan tâm tới nhân viên của bạn sẽ khiến cho bạn nhận được sự tôn trọng của họ. Chữ "care" có nghĩa là thể hiện một sự quan tâm tích cực và chân thật đến nhau.

Để xây dựng được tình yêu, trước hết phải có sự quan tâm, và như thế bạn sẽ tránh được những phiền toái tại nơi làm việc, bạn sẽ củng cố được những mối quan hệ bền chặt với khách hàng và nhân viên của mình.
Có rất nhiều cung bậc khác nhau của "tình yêu" trong kinh doanh và công việc.

Và mỗi người lại có một cách đánh giá, một sự đề cao riêng, và tuỳ theo giới hạn của từng cá nhân, nhưng chắc chắn mục tiêu của "tình yêu" chính là để giúp bạn giải quyết tốt các vấn đề và ngăn chặn những thái độ thù địch.

Trước tiên, tình yêu cần phải đến từ những người đánh giá cao tình yêu, và thực tế là sẵn lòng đem tình yêu đến cho người khác (chúng ta đang không nói đến tình yêu nam nữ), vậy nên, những người có trong danh sách "người tình" trong kinh doanh là ai?

1. Những người yêu bản thân họ. Như thế họ biết chính xác "yêu" nghĩa là gì và họ có thể làm được điều đó với người khác, nghĩa là yêu người khác.

2. Họ yêu người khác, những người cùng nhóm với mình. Đó là những người gần gũi với họ như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp.

3. Họ yêu khách hàng. Không có khách hàng, sẽ không có công việc kinh doanh, cho nên hãy yêu khách hàng nhé!

4. Yêu công việc kinh doanh. Sẽ chẳng có gì phải bàn nữa khi bạn lại làm cái việc mà mình chẳng thích thú một tẹo nào.

5. Yêu những gì bạn đem đến cho người khác. Bạn có đang bán một sản phẩm hay một dịch vụ tốt không? Nếu bạn cũng nghi ngờ điều đó, ai sẽ là người tin bạn nhỉ?

6. Yêu môi trường mà bạn đang kinh doanh. Hãy nhìn xung quanh, đây có phải là một môi trường lý tưởng để bạn làm việc không? Hãy nhìn bao quát và đưa ra vài chi tiết mà bạn thấy đây là một môi trường lý tưởng cho mình.

7.Yêu tinh thần đồng đội. Bạn có thể sẽ không tham dự được nhiều vào công việc của người khác nhưng nếu bạn yêu thích tinh thần đồng đội và bạn tuân thủ những nguyên tắc làm việc nhóm, bạn sẽ trở nên năng suất hơn và tìm được nhiều niềm vui trong công việc hơn.

8. Yêu cách giao tiếp của mình. Hãy nói chuyện với những người khác để tạo ra những mối quan hệ tốt, xoá bỏ những rào cản và hãy chờ đợi cả nhóm cùng toả sáng.

9. Xây dựng tình yêu dành cho vị trí lãnh đạo. Hãy khiến cho tất cả mọi người đều có tinh thần và khả năng lãnh đạo dự án của chính mình.

Làm thế nào để ánh sáng chói rọi quay trở lại với hoạt động kinh doanh của mình? Câu trả lời có thể chỉ là dành tình yêu với hoạt động kinh doanh của bạn, với nhân viên của bạn và với tất cả các khách hàng của bạn.

Nếu bạn thực hiện được những điều này, bạn sẽ tạo được một văn hoá làm việc mà ở đó sự hỗ trợ, chia sẻ, đánh giá cao người khác... được thể hiện. Và đó chính là cách mà tình yêu thể hiện trong môi trường công việc.

(Kinhdoanh)

2/3 số lượng người tiêu dùng có thói quen đọc nhãn sản phẩm thường xuyên hơn

Sức khoẻ phụ thuộc rất nhiều vào thói quen ăn uống. Vì vậy người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến việc liệu thực phẩm mà họ đang sử dụng có cung cấp nhiều hơn 140 calo mỗi khẩu phần hay những thức uống từ ngũ cốc có chứa hàm lượng chất xơ cao hay không.

Kết quả khảo sát của công ty Nielson cho thấy 65% người tiêu dùng ở Mỹ có thói quen tìm kiếm thông tin trên bao bì thực phẩm thường xuyên hơn so với hai năm trước đây.

67% người tiêu dùng ở Mỹ khẳng định: họ hầu như hiểu được tất cả những thông tin mà họ đọc được so với con số 44% người tiêu dùng toàn cầu.

Điều đó cho thấy 1/3 người Mỹ và hơn một nửa người tiêu dùng trên toàn cầu quan tâm đến ý nghĩa thực sự của Sodium Benzoate và những thành phần khác trong thực phẩm.

Deepak Varma, trưởng bộ phận nghiên cứu nhu cầu khách hàng công ty Nielson đã nói trong một bài phát biểu rằng: “Bao bì tạo nên mối quan hệ giữa người tiêu dùng và thông tin dinh dưỡng thông qua việc cung cấp cho họ những thông tin chính xác về sức khoẻ và chế độ ăn kiêng có liên quan”. Điều này dựa trên kết quả thăm dò thực hiện đối với 28253 người sử dụng Internet ở 51 thị trường vào tháng 8 của Nielson, công ty sở hữu trang web Brandweek.

Hơn một nữa người tiêu dùng Mỹ (51%) thường xuyên kiểm tra hàm lượng chất béo, 48% kiểm tra hàm lượng calo, 44% kiểm tra hàm lượng đường, 37% đối với Natri, 35% với hyđrat-carbon và 9% với guten. Đó cũng là những thành phần được quan tâm nhiều nhất.

42% người tiêu dùng ở Mỹ cho biết họ kiểm tra bao bì sản phẩm khi mua lần đầu. 8% nói rằng họ không bao giờ có thói quen đó.

Xu hướng này đem đến cơ hội cho những thương hiệu nào thật sự hiểu biết. Việc rất nhiều người tiêu dùng dành thời gian để nghiên cứu thông tin dinh dưỡng trên bao bì chính là cơ hội quảng cáo cho những nhà sản xuất thực phẩm và điều đó được thực hiện bằng cách cung cấp cho khách hàng những thông tin khiến họ phải lưu tâm đến thương hiệu khi mua.

(Brandweek.com)

Thời của những ngôn ngữ thiết kế


Theo điều tra của A.T.Kearney, hãng tư vấn nổi tiếng thế giới, trong năm qua, người tiêu dùng được hưởng lợi rất nhiều từ những cải tiến công nghệ khiến chất lượng xe ngày càng cao hơn.

Tuy nhiên, khi nhu cầu được thỏa mãn, khách hàng không còn băn khoăn về chất lượng thì yếu tố nổi lên hàng đầu lại là phong cách của từng mẫu xe.

Đó là những minh chứng rõ nhất cho xu hướng "xe càng cá tính càng ăn khách".

"Một xu hướng rõ rệt là doanh số của những mẫu xe được thiết kế lại tăng lên đáng kể. Điều đó cho thấy chất lượng không còn là vấn đề chính nữa", Paul Carrannanto, đồng tác giả của nghiên cứu trên tại A.T.Kearney nói. Ông nhấn mạnh rằng doanh số của những mẫu xe thiết kế lại và sở hữu một phong cách riêng sẽ còn tiếp tục tăng trong khoảng hai năm nữa. Sau giai đoạn đó, chúng sẽ giảm dần và tới lượt các mẫu xe mới khác lên ngôi.

"Để tăng tối đa sự chú ý của khách hàng, ngoại thất cần phải được làm mới và thiết kế lại trong khoảng thời gian từ 2 đến 3 năm", Carrannanto cho biết. Theo thống kê, 5 năm gần đây, các nhãn hiệu đi theo xu hướng cá tính hóa mạnh mẽ thường có doanh số tăng trưởng luôn ở top đầu.

Một trong số đó là BMW, Acura, Lexus, Nissan, Volvo, Cadillac và Chrysler. General Motors từng là hãng có những mẫu xe thiết thực đúng kiểu Mỹ và có phong cách riêng. Thế nhưng, khi nhà sản xuất này đi theo hướng khác, lập tức nhiều sản phẩm gặp phải khó khăn.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những đặc điểm thiết kế nội thất lại quan trọng hơn vẻ bề ngoài và trong nhiều trường hợp, đóng vai trò quan trọng trong quyết định chi tiền của khách hàng. Những chi tiết hấp dẫn ở phần ngoại thất có thể thu hút khách tới các showroom nhưng nội thất mới làm nên chuyện. Đối với người sử dụng, nội thất đóng vai trò quan trọng bởi nó giống như phòng ngủ. Nếu thấy hợp, người ta sẽ quyết định mua mà không phải đắn đo nhiều.

Toyota, mà cụ thể là Lexus, là hãng đầu tiên "ngửi" thấy xu hướng này của người tiêu dùng. Lexus đã phát triển và biến các sản phẩm của mình theo một ngôn ngữ được gọi dưới cái tên L-Finesse, tập hợp nhiều yếu tố thiết kế ngoại thất, nội thất và công nghệ một cách độc đáo nhất. L-Finesse có thể không đẹp trong mắt người này hoặc người khác, nhưng rõ ràng nó thực sự mang phong cách của riêng mình.

BMW cũng là một trong số các "ngôi sao" trong làng thế kế thời gian gần đây. Với kiến trúc sư trưởng Chris Bangle, xe BMW ngày càng độc đáo, đẹp hơn. Điển hình trong số này là mẫu Z4, thiết kế trên triết lý khỏa thân mà Bangle cực kỳ tâm đắc. Những dòng sản phẩm serie 1, serie 7, X5 sắp tới là serie 5 tiếp tục được đổi mới theo phong cách "Chris Bangle" để thu hút khách hàng.

Chậm chân hơn nhưng Ford cũng kịp cho ra ngôn ngữ đậm chất Mỹ, "Kinetic" trên mẫu Iosis trình làng tại triển lãm xe hơi Frankfurt 2005. Về tổng thể, ngôn ngữ "Kinetic Design" thể hiện ở các đường nét động học, cấu trúc 3 vùng khi nhìn từ phía trước, diện tích bề mặt lớn, góc cạnh đậm, vành đúc hợp kim với các chấu to và trục C đen graphic. Sản phẩm gần đây nhất mà Ford áp dụng theo "Kinetic" là Mondeo thế hệ mới. Và sau Ford, nhiều hãng xe khác đang tìm con đường độc đạo của mình đề tiếp tục phát triển.

Nghiên cứu A.T. Kearney được tiến hành bằng cách so sánh các số liệu của hãng nghiên cứu thị trường danh tiếng J.D.Power, bao gồm các điều tra về chất lượng, mức độ hài lòng cũng như các giải thưởng được trao. Đây là hãng tư vấn lớn thứ hai thế giới, có tuổi đời trên 80 năm, quản lý gần 3.000 nhân viên hoạt động ở 30 quốc gia.

(VnExpress)

Monday, August 18, 2008

Thương mại điện tử với kinh nghiệm của những người đi trước

Vài năm trước đây, khởi sự trong lĩnh vực thương mại điện tử là một việc làm tương đối dễ dàng. Hiện nay việc tham gia vào lĩnh vực kinh doanh này trở nên khó khăn hơn.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp mới tham gia vào lĩnh vực thương mại điện tử vẫn lần lượt ra đời với các nguồn tài trợ khác nhau như: tiền thưởng của các trường đại học, vốn vay của các hiệp hội, cũng như vốn huy động từ phát hành cổ phiếu. Đặc điểm chung của các doanh nghiệp này là họ đã dành được những thành công ban đầu.

Paul Purdue, chủ nhân của môt web site hoạt động thương mại điện tử www.ifulfill.com đã khởi nghiệp với phương châm nỗ lực bản thân trong công việc kinh doanh.

Trên thực tế, Purdue đã gặp không ít khó khăn. Hai con của anh phải dung chung một phòng để lấy chỗ để số hàng hoá thuộc các đơn đặt hàng mà công ty của anh nhận từ các doanh nghiệp thương mại điện tử khác.

Sau này, công ty của Purdue đã tìm các khoản đầu tư cá nhân, nhờ đó cũng được phần nào ghánh nặng về vốn đối với công ty. Hiện nay, trung bình mỗi ngày iFulfill.com chuyên chở 800 kiện hàng. Purdue hy vọng rằng số lượng đó sẽ tăng lên 1.000 vào giữa mùa thu này và 5.000 vào cuối năm sau. Còn đối với Bob Mazur, một sinh viên vừa tốt nghiệp chương trình quản trị kinh doanh ở trường đại học Michigan thì lại có cách làm khác.

Mazur đã sử dụng số tiền thưởng 10 nghìn USD trong cuộc thi lập kế hoạch kinh doanh để sản xuất và bán dụng cụ đa năng Purrfect Opener qua mạng thông qua website www.purrfectopener.com vừa giới thiệu sản phẩm vừa nhận đơn đặt hàng và thanh toán. Theo Mazur, những gì mà cuộc thi ở trường đại học mang lại cho anh là sự tự tin vào khả năng thành công của con đường đã chọn.

Mazur đã làm đúng những gì các chuyên gia đã khuyên các doanh nghiệp mới khởi sự đó là tận dụng lợi thế của các phương tiện thông tin đại chúng. Các bài viết đăng trên tạp chí Wall Stress và tờ báo Detroit đã giúp tăng doanh số của doanh nghiệp. Trang web thương mại điện tử của Mazur đã bị nghẽn nhiều lần sau khi các sản phẩm của anh được đăng tải trên các bản tin gửi tới hội cựu sinh viên trường đại học Michigan. Mazur đã có được thành công mà không cần phải có nhiều tiền cho marketing.

Ý tưởng lớn nhưng chi phí nhỏ là phương châm kinh doanh của Steve Latham, người đã từng giữ cương vị Phó chủ tịch PentaSafe Security Technology. Sau khi công ty này bị bán cho NetIQ với giá 255 triệu USD, Latham đã thành lập một doanh nghiệp mới với cái tên Spar Solutions, chuyên giúp các doanh nghiệp tăng cường lợi ích từ web. Trong điều kiện kinh tế đang suy thoái và các nhà đầu tư trở nên thận trọng hơn với các quyết định đầu tư, Latham đã phải tìm cách cắt giảm tổng chi phí khi vận hành doanh nghiệp.

Thay vì đi thuê trụ sở, Latham đã mở văn phòng tại nhà và sử dụng một mạng không dây và DSL để lien hệ với nhân viên, những người đã đồng ý giúp đỡ Latham để đổi lấy cơ hội làm việc cho anh khi công ty làm ăn phát đạt. Cũng vì mục đích cắt giảm chi phí để phát triển doanh nghiệp, Latham cũng đã cắt các hợp đồng với các luật sư và nhân viên kế toán. Anh thừa nhận rằng khoản chi phí lớn nhất đối với anh chính là khhoản lương anh nhận được nếu nhận làm việc cho các công ty khác.

Mặc dù điều kiện kinh doanh hiện nay đã trở nên khắc nghiệt hơn, song thế hệ các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực thương mại điện tử mới khới nghiệp sẽ tiếp tục thích ứng để tồn tại với hy vọng vào sự thành công trong tương lai khi môi trường kinh doanh trở nên tốt hơn

(kinhdoanh)

"Thương hiệu" - hai từ kỳ diệu.

Sống trong thời buổi thị trường, cái gì cũng cần có thương hiệu. Bất kỳ một sản phẩm nào, từ chiếc máy bay khổng lồ hàng trăm triệu đôla đến cái que tăm xỉa răng bé xíu đều mang một thương hiệu nào đó.

Thời bao cấp thiếu thốn trăm bề, có cái gì buộc phải mua cái đó, không có quyền lựa chọn nhưng nay hàng hoá ê hề, một sản phẩm không có thương hiệu thì chẳng ai mua.

Một công ty sản xuất hay kinh doanh đã đành, đến như những cơ sở phục vụ từ tiệm may, cửa hàng cắt tóc … nhất thiết phải có thương hiệu mới sống được trong một môi trường cạnh tranh gay gắt.

Ngay cả những đơn vị tưởng như không dính dáng đến bán, đến buôn như một đội bóng đá, một trường đại học, một bệnh viện đa khoa, một văn phòng luật sư, một ngôi đền thờ thần thánh … cũng không phát triển nếu không có thương hiệu. Hai chữ “thương hiệu” kỳ diệu này thâm nhập vào mọi hoạt động của con người. Phấn đấu để tạo dựng được một thương hiệu nổi tiếng là mục tiêu của mọi hoạt động.

Và không chỉ một đơn vị, một tập thể cần thương hiệu mà thương hiệu dành cho cả một con người cụ thể: đó là thương hiệu cá nhân.

Ai cần thương hiệu cho mình

Trên 6 tỉ người trên Trái đất, không nhất thiết ai cũng phải có thương hiệu. Người cần phải có thương hiệu riêng của mình trước hết phải là người có một tài năng gì đặc biệt, cần phải phô diễn, đua tranh, phục vụ lợi ích riêng và chung.

Về mặt này, thương hiệu cá nhân ít nhiều mang tính chất kinh doanh. Nếu thương hiệu của một người càng “lớn” bao nhiêu thì hoạt động của họ càng mang lại lợi ích bấy nhiêu. Một thương hiệu như “phở Tư Lùn”, “cà phê Nhân” … thì dễ hiểu. Thương hiệu cá nhân kiểu này chính là một thương hiệu kinh doanh. Song thương hiệu của một ca sĩ, một cầu thủ bóng đá, một nhà văn, một bác sĩ phẫu thuật … thì hoàn toàn gắn với tài năng và công phu khổ luyện của người có thương hiệu.

Cũng có thể thương hiệu do “vốn tự có” mang lại. Một cô thiếu nữ có sắc đẹp trời cho, chưa chắc đã tài giỏi hơn người cũng có thể mang một thương hiệu đáng giá để có thể làm ra tiền, sinh lợi cho bản thân, ví dụ chụp ảnh quảng cáo cho một sản phẩm.

Thương hiệu cá nhân giống các thương hiệu khác

Đã là một thương hiệu thì luôn luôn có giá. Người ta đều biết thương hiệu Coca-Cola (theo đánh giá của Interbrand Corp.) có giá cao nhất thế giới là 69.9 tỷ đôla, thương hiệu Microsoft 64,1 tỉ đôla, rồi IBM 51,2 tỉ đôla. …

Vậy thương hiệu cá nhân có giá không ? Có, cái tài sản vô hình này cũng có giá như bất cứ một thương hiệu nào khác, tuy không thể định giá cụ thể. Nó chỉ thể hiện qua các sự kiện liên quan. Chính vì thế, khi các ông bầu tổ chức một live-show, cô ca sĩ A, ý thức được cái giá thương hiệu của mình, có thể “hét” 10, 15 triệu. Cô ca sĩ B chỉ khiêm tốn “xin” 5, 7 triệu vì thương hiệu của cô “yếu” hơn. Còn cô C nhỏ nhẹ “Cho em thế nào cũng được!”. Cô chưa dám đòi, vì cô chưa có thương hiệu.

Thậm chí nghe nói có chàng ca sĩ mới vào nghề chịu “hy sinh”, chiều ông bầu “pêđê” để được lăngxê, cho đến một lúc nào đó, có thương hiệu của riêng mình. Vì sao vậy ? Chính vì thương hiệu của các ca sĩ mà người ta đến với chương trình biểu diễn và từ đó thu nhập của người mang thương hiệu sẽ cao lên.

Thương hiệu của một cầu thủ chỉ xuất hiện khi các giải kết thúc và bước vào mùa chuyển nhượng. Thương hiệu do cặp giò múa may trên sân cỏ thường chênh nhau rất lớn. Một nhà báo có thương hiệu tốt, nhuận bút luôn được trả cao hơn, tuy rất có thể thương hiệu đó không phải tài năng mà do địa vị xã hội của ông ta mang lại.

Một nhà phẫu thuật “mát tay” có thương hiệu cao hơn đồng nghiệp luôn luôn được các bệnh nhân tìm đến. Nói cách khác, thương hiệu của ông ta có giá cao hơn.

Trong kinh doanh, thương hiệu có tác động đến giá sản phẩm. Công ty An Phước sản xuất ra các chiếc sơ mi chất lượng cao mang tên mình chỉ bán được với gía 218.000 đ/chiếc, nhưng sau khi mua thương hiệu x, lập tức nâng giá lên 526.000 đ/chiếc mà bán vẫn chạy.

Tương tự, nếu một live-show với các ca sĩ thường thường bậc trung bán 50-60.000 đ/vé thì với các ca sĩ có thương hiệu, dù giá vé tăng gấp đôi, khán giả cũng không thắc mắc. Bởi vậy, đã nhiều trường hợp “treo đầu dê bán thịt chó” mượn danh bán vé, đến khi bị phát hiện dẫn đến “bể sô”.

Các thương hiệu bình thường cũng có sự trồi sụt giá cả. Thương hiệu cá nhân cũng vậy. Nó giảm giá khi tài năng của người mang thương hiệu giảm sút, do tuổi tác, do sức khoẻ v.v… và rất thường xuyên, nó biến mất sau một thời gian tồn tại.

Nhưng thương hiệu cá nhân cũng khác với các thương hiệu bình thường

Thương hiệu cá nhân cũng có những điểm khác với các thương hiệu bình thường. Trước hết, đó chỉ là sự mặc nhiên quy định, dựa trên lòng tin và sự ngưỡng mộ tài năng của công chúng thực chất là người tiêu thụ các dịch vụ văn hoá, giáo dục, y tế. .. Không ai đăng ký thương hiệu cá nhân để lấy bản quyền sở hữu (tuy nhiều người vẫn thích có một logo để bảo chứng cho chất lượng của mình).

Các thương hiệu cá nhân có thể trùng nhau mà chẳng ai có quyền kiện ai. Chưa có luật pháp nào quy định bố mẹ phải đặt tên cho con không được trùng với một thương hiệu cá nhân đang nổi tiếng nào đó. Thậm chí, người ta hoàn toàn có quyền lấy nghệ danh trùng với một thương hiệu sẵn có mà không hề gặp sự rắc rối nào về luật pháp, nhưng thông thường việc làm này thường bị chê bai, coi thường, nên nhiều khi chính người muốn xây dựng thương hiệu lại đổi tên mình để khỏi bị “núp bóng”một thương hiệu khác.


Một thương hiệu bình thường có quyền chuyển nhượng, mua bán mà ta đã thấy trong thực tế. Công ty phần mềm FPT đã bỏ ra 100.000 đôla để mua thương hiệu Aptech của Ấn Độ sử dụng tại Viêt Nam. An Phước mua thương hiệu Pierre Cardin cho áo sơ mi của mình. Song chẳng ai bán thương hiệu cá nhân và cũng chẳng ai mua thương hiệu cá nhân vì nó luôn gắn với một con người cụ thể, chính xác hơn là những tài năng của con người đó. Cũng vì thế, chẳng ai thừa kế một thương hiệu cá nhân.

Chỉ có trường hợp chính người mang thương hiệu cá nhân bị xem như một món hàng hoá để mua bán, như trường hợp chuyển nhượng các cầu thủ mà chúng ta thường thấy trên báo chí. Những nhà khoa học tài năng, những nhà quản lý xuất sắc cũng là một thương hiệu, nhưng hình như trong lĩnh vực trí tuệ, người ta “tế nhị” hơn, vì chưa thấy các công ty chuyển nhượng người của mình cho các công ty khác để lấy chênh lệch.

Tuy vậy, trong lĩnh vực này lại có một hình thức đặc biệt: đó là sự hoạt động ráo riết của các công ty “săn đầu người”. Các công ty này phát hiện, lôi kéo, mua chuộc những thương hiệu lớn từ nơi này sang nơi khác và gây ra tình trạng chảy máu chất xám và điều này có một ý nghĩa tích cực của nó.

Vừa giống, vừa khác các thương hiệu bình thường, thương hiệu cá nhân hiện là điều mà những người có khả năng đang tìm kiếm để có một vị trí trong cộng đồng. Suy cho cùng, đây cũng là một trong những động cơ để phát triển của xã hội.

(Hanghoavathuonghieu)