Monday, August 18, 2008

Thương mại điện tử với kinh nghiệm của những người đi trước

Vài năm trước đây, khởi sự trong lĩnh vực thương mại điện tử là một việc làm tương đối dễ dàng. Hiện nay việc tham gia vào lĩnh vực kinh doanh này trở nên khó khăn hơn.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp mới tham gia vào lĩnh vực thương mại điện tử vẫn lần lượt ra đời với các nguồn tài trợ khác nhau như: tiền thưởng của các trường đại học, vốn vay của các hiệp hội, cũng như vốn huy động từ phát hành cổ phiếu. Đặc điểm chung của các doanh nghiệp này là họ đã dành được những thành công ban đầu.

Paul Purdue, chủ nhân của môt web site hoạt động thương mại điện tử www.ifulfill.com đã khởi nghiệp với phương châm nỗ lực bản thân trong công việc kinh doanh.

Trên thực tế, Purdue đã gặp không ít khó khăn. Hai con của anh phải dung chung một phòng để lấy chỗ để số hàng hoá thuộc các đơn đặt hàng mà công ty của anh nhận từ các doanh nghiệp thương mại điện tử khác.

Sau này, công ty của Purdue đã tìm các khoản đầu tư cá nhân, nhờ đó cũng được phần nào ghánh nặng về vốn đối với công ty. Hiện nay, trung bình mỗi ngày iFulfill.com chuyên chở 800 kiện hàng. Purdue hy vọng rằng số lượng đó sẽ tăng lên 1.000 vào giữa mùa thu này và 5.000 vào cuối năm sau. Còn đối với Bob Mazur, một sinh viên vừa tốt nghiệp chương trình quản trị kinh doanh ở trường đại học Michigan thì lại có cách làm khác.

Mazur đã sử dụng số tiền thưởng 10 nghìn USD trong cuộc thi lập kế hoạch kinh doanh để sản xuất và bán dụng cụ đa năng Purrfect Opener qua mạng thông qua website www.purrfectopener.com vừa giới thiệu sản phẩm vừa nhận đơn đặt hàng và thanh toán. Theo Mazur, những gì mà cuộc thi ở trường đại học mang lại cho anh là sự tự tin vào khả năng thành công của con đường đã chọn.

Mazur đã làm đúng những gì các chuyên gia đã khuyên các doanh nghiệp mới khởi sự đó là tận dụng lợi thế của các phương tiện thông tin đại chúng. Các bài viết đăng trên tạp chí Wall Stress và tờ báo Detroit đã giúp tăng doanh số của doanh nghiệp. Trang web thương mại điện tử của Mazur đã bị nghẽn nhiều lần sau khi các sản phẩm của anh được đăng tải trên các bản tin gửi tới hội cựu sinh viên trường đại học Michigan. Mazur đã có được thành công mà không cần phải có nhiều tiền cho marketing.

Ý tưởng lớn nhưng chi phí nhỏ là phương châm kinh doanh của Steve Latham, người đã từng giữ cương vị Phó chủ tịch PentaSafe Security Technology. Sau khi công ty này bị bán cho NetIQ với giá 255 triệu USD, Latham đã thành lập một doanh nghiệp mới với cái tên Spar Solutions, chuyên giúp các doanh nghiệp tăng cường lợi ích từ web. Trong điều kiện kinh tế đang suy thoái và các nhà đầu tư trở nên thận trọng hơn với các quyết định đầu tư, Latham đã phải tìm cách cắt giảm tổng chi phí khi vận hành doanh nghiệp.

Thay vì đi thuê trụ sở, Latham đã mở văn phòng tại nhà và sử dụng một mạng không dây và DSL để lien hệ với nhân viên, những người đã đồng ý giúp đỡ Latham để đổi lấy cơ hội làm việc cho anh khi công ty làm ăn phát đạt. Cũng vì mục đích cắt giảm chi phí để phát triển doanh nghiệp, Latham cũng đã cắt các hợp đồng với các luật sư và nhân viên kế toán. Anh thừa nhận rằng khoản chi phí lớn nhất đối với anh chính là khhoản lương anh nhận được nếu nhận làm việc cho các công ty khác.

Mặc dù điều kiện kinh doanh hiện nay đã trở nên khắc nghiệt hơn, song thế hệ các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực thương mại điện tử mới khới nghiệp sẽ tiếp tục thích ứng để tồn tại với hy vọng vào sự thành công trong tương lai khi môi trường kinh doanh trở nên tốt hơn

(kinhdoanh)

No comments:

Post a Comment