Top Ads

Quảng cáo (728 x 90)
» » Thương hiệu đại học VN: bao giờ?

Kiva.Dang A+ A- Print Email
VIC.BRAND - Giáo dục đại học của Thái Lan nổi tiếng với Viện Công nghệ châu Á (AIT) cùng một số trường khác tại Bangkok; Singapore lừng danh với NUS, Nangyang; Malaysia, Philippines cũng đầu tư cho những trường lớn của mình với mục tiêu biến những nơi này thành các trung tâm đào tạo được quốc tế công nhận.

Sở dĩ được như vậy là họ có chiến lược đầu tư phát triển ngay từ đầu, tiến hành có trọng điểm, đúng hướng và đặc biệt đặt mục tiêu lâu dài hướng đến xuất khẩu giáo dục.

Đối với VN, một thương hiệu đại học mạnh là điều mong mỏi và cũng là yêu cầu thực tế. Bởi lẽ một khi được công nhận về chất lượng, danh tiếng nghĩa là đội ngũ nhân lực đào tạo ra có thể hội nhập tốt với trình độ lao động quốc tế, khẳng định mạnh mẽ trí tuệ Việt ra bên ngoài.

Việc này không phải là quá khó vì chúng ta đã có được một yếu tố rất quan trọng đó là con người. Học sinh VN cần cù, thông minh, giàu tính sáng tạo và rất đông những người tài, đó là nguồn cung rất dồi dào cho những trung tâm đại học quốc tế trong nước.

Vấn đề là cần phải có chiến lược đầu tư, phát triển thế nào để tạo được môi trường thật tốt cho nguồn lực này phát huy những tố chất vốn có theo những chuẩn mực quốc tế. Tiền dành cho giáo dục chiếm tỉ lệ khá cao trong ngân sách hằng năm nhưng nhìn chung còn đầu tư phân tán, chưa chú trọng thật sự đến mảng giáo dục đại học chất lượng cao.

Hiện nay chúng ta có khoảng 60 trường đại học trên cả nước nhưng vẫn chưa có một trường nào "ra hồn" được quốc tế công nhận, ngoại trừ một số chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài nhưng con số này còn rất nhỏ.

Thương hiệu đại học Việt chính là điểm nhấn trong quá trình đào tạo con người, bởi không thể kêu gọi, hô hào với bạn bè các nước rằng chúng ta có một nền giáo dục mạnh, toàn diện trong khi những "sản phẩm đích" là hàng triệu sinh viên tốt nghiệp ra trường không được công nhận về chất lượng.

Mặc dù không thể đòi hỏi ngay phút chốc VN có được một AIT, NUS... như các nước trong khu vực, nhưng ngay từ bây giờ cần nhanh chóng có các chiến lược để trong tương lai có được những trung tâm đại học quốc tế. Khi ấy chúng ta không chỉ đi "mua" mà còn có thể "xuất khẩu" sản phẩm giáo dục đại học.

Nguồn: Tuổi Trẻ
Next
Newer Post
Previous
This is the last post.

Post a Comment