Friday, February 01, 2013

Đặng Văn Thành - Sáng lập Sacombank

PROFILE - Căn phòng làm việc ngăn nắp của ông tại tầng thứ 14 Toà nhà Sacombank, nơi có thể nhìn xuống con đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (TP.HCM) người xe ồn ào hay phóng tầm mắt ra bao quát cả một góc thành phố. Vào một buổi chiều tháng 7, câu chuyện của chúng tôi với vị Chủ tịch HĐQT của Sacombank - Ông Đặng Văn Thành ngày càng sôi nổi, từ những hồi ức về khát vọng thời trai trẻ, sự tự hào về bước đường thành công, vị thế của Sacombank ngày nay và cả những tâm sự riêng tư về tổ ấm…


Máu kinh doanh đã thấm vào tôi


Sự thành công của Sacombank gắn liền với vai trò kiến tạo rất lớn của người thuyền trưởng. Tuy nhiên, khi khởi nghiệp, ông lại bắt đầu với lĩnh vực kinh doanh đường, vậy cơ duyên nào đưa ông đến với lĩnh vực tài chính - ngân hàng?

Tôi sinh trưởng trong một gia đình có bố là Đông y sĩ. Các anh em tôi mỗi người đều chọn cho mình một hướng đi riêng, tuy nhiên, không ai mặn mà với nghiệp doanh nhân. Dường như chỉ riêng tôi là có máu kinh doanh thấm trong người. Quãng độ những năm 1989 - 1990, khi đang có Công ty Thành Thành Công - một Công ty quy mô tương đối lớn tại miền Nam chuyên kinh doanh, phân phối đường cát, mật rỉ, thực phẩm công nghệ, cồn… thì Nhà nước khuyến khích thành lập Hợp tác xã tín dụng. Giai đoạn đó nước mình mới bắt đầu chập chững chuyển sang nền kinh tế thị trường, phong trào này nổi lên khắp nơi nhằm hỗ trợ cho thị trường tài chính. Tôi là người có máu kinh doanh nên tự nhủ kinh doanh tiền tệ là ngành kinh doanh có nhiều tiềm năng bởi nền kinh tế thị trường vừa mới vận hành, dư địa phát triển cho mô hình các tổ chức tín dụng rất lớn, tôi quyết tâm theo ngã rẽ mới sau 12 năm gắn bó với kinh doanh đường. Nhìn thấy cơ hội lớn sao ta không thử dấn thân?

Tuy nhiên sau đó phong trào này cũng nhanh chóng đổ vỡ dây chuyền. Hợp tác xã tín dụng nơi ông làm việc lúc đó ra sao?

Lúc bấy giờ, kinh doanh loại hàng hoá đặc biệt như tiền tệ có rất nhiều khó khăn như nguyên lý kinh doanh chưa rõ ràng, những người có chuyên môn thực sự rất ít, hành lang pháp lý chưa hoàn chỉnh. Những khái niệm như “thế chấp”, các Hợp tác xã tín dụng cũng còn bỡ ngỡ. Chúng tôi phải vừa làm vừa học, học từ sách vở, học từ thực tế và vận dụng cả các kinh nghiệm ngoài thương trường trước đó. Trong giai đoạn khó khăn này, rất ít Hợp tác xã tín dụng có thể tồn tại được lâu. Ấn tượng lớn nhất trong giai đoạn đó là chúng tôi nỗ lực dốc hết sức người, sức của kể cả việc dùng nguồn vốn của gia đình, bạn bè tập trung phát triển Hợp tác xã tín dụng. Cuối cùng thì toàn TP.HCM chỉ có 13 đơn vị trụ lại được, 4 trong số 13 đơn vị được cải tổ mô hình hoạt động và sau đó trở thành Sacombank. Ra đời năm 1991, đến nay Sacombank đã tròn 19 tuổi nhưng tôi đã có tới 21 tuổi nghề, cái nghề đã có trước khi ngân hàng thực sự được khai sinh.

Sacombank - Chặng đường phát triển

Sacombank là một trong các ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên có cổ đông chiến lược nước ngoài. Ông có thể chia sẻ kinh nghiệm trong hợp tác chiến lược của mình?

Khi Sacombank được phép kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài, sự thật lúc đó ngân hàng rất cần sự hỗ trợ tài chính và kinh nghiệm từ bên ngoài để tạo nên động lực tăng trưởng mới. Việc chọn đối tác chiến lược của Sacombank rất kỹ lưỡng. Khi được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước, chúng tôi đã bắt đầu đưa ra tiêu chí và tiêu chuẩn đầu tiên, đó là đối tác chiến lược phải thực sự quan tâm đến thị trường vốn Việt Nam và có khả năng hỗ trợ Sacombank. Ban đầu chúng tôi chọn Công ty Tài chính Quốc tế IFC - một định chế tài chính lớn, đáp ứng được mọi tiêu chí đề ra. Đối tác tiếp theo là Ngân hàng ANZ, nắm giữ 9.93% vốn điều lệ đến với chúng tôi vào năm 2005. Riêng Dragon Capital đến với Sacombank sớm hơn từ năm 2001. Tôi rất cảm kích Dominic Scriven - một người đồng cảm, tâm huyết với thị trường vốn Việt Nam trong thuở khó khăn ban đầu. Các cổ đông chiến lược nước ngoài đã hỗ trợ rất lớn, góp phần giúp Sacombank lớn mạnh, tạo nên diện mạo như ngày nay. Thời gian gần đây một số đối tác nước ngoài đã thoái bớt vốn, chúng tôi xem đó là chuyện bình thường, cũng phải thông cảm vì họ đều có những kế hoạch, chiến lược phát triển riêng. Tham vọng muốn họ cùng đi với ngân hàng trong cả chặng đường dài là rất khó.

Cuộc khủng hoảng năm 2008 khiến các doanh nghiệp chịu nhiều tác động. Với Sacombank, ngân hàng đã chủ động xây dựng và thực thi “chiến lược tình thế 2009 - 2010”.  Ông có thể chia sẻ về điều này?

Trong năm 2009 - 2010, chúng tôi đã có những bước đi tình thế mềm dẻo, quản trị ngân hàng theo hướng “vừa phòng thủ vừa tiến công”. Phòng thủ là không được chủ quan, tiếp tục đưa ra các biện pháp quản trị rủi ro nhưng không co cụm tiêu cực mà vẫn chủ động chờ đợi cơ hội nhằm vươn lên gia tăng chiếm lĩnh thị phần. Chẳng hạn, năm 2008, Sacombank đã tổ chức lễ ký kết hợp tác chiến lược toàn diện với Trường Hải, Hoàng Anh Gia Lai, Đồng Tâm Long An… Đồng thời, chúng tôi cũng đã hỗ trợ về tài chính nhiều cho khách hàng lâu năm, đối tác thân thiết của Sacombank. Minh chứng rõ nhất cho tư tưởng “tấn công” này là Sacombank vẫn tái cơ cấu và chuyển đổi thành công, ra mắt mô hình hoạt động mới là Tập đoàn Sacombank. Cuộc khủng hoảng năm 2008 là một thách thức mà có thể vài chục năm mới tái diễn. Tác động khủng hoảng là rất nặng nề, cơn địa chấn đã đào thải nhiều doanh nghiệp nhưng mặt khác cũng giúp các doanh nghiệp trưởng thành hơn, trong đó có Sacombank. Trong lúc khó khăn thị trường vẫn thường xuyên xuất hiện những cơ hội.

Ông tổng kết lại chặng đường phát triển của Sacombank như thế nào?

Năm 2000, Sacombank đã đề ra chiến lược 10 năm. Năm nay là năm cuối trong chặng đường phát triển đó và Sacombank từng bước trở thành một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu tại Việt Nam. Từ lúc thành lập vốn điều lệ chỉ vỏn vẹn 3 tỷ đồng nhưng giờ đây Sacombank nâng vốn lên 9,200 tỷ đồng. Sacombank cũng đã lớn mạnh và vươn hoạt động ra tầm khu vực. Sự thành công của Sacombank xuất phát từ 4 nhóm giải pháp lớn mang tính chiến lược: Thứ nhất là mở rộng mạng lưới phát triển theo bề rộng từ thành thị xuống nông thôn, có chú trọng phát triển địa điểm chiến lược tận dụng địa lợi. Thứ hai tăng cường về quy mô vốn và tài sản nhằm gia tăng sức mạnh cạnh tranh. Thứ ba là giải pháp về công nghệ và cuối cùng, Sacombank chú trọng phát triển đạo tạo nguồn nhân lực. Trên thị trường tài chính, rủi ro của mọi rủi ro là con người nên Sacombank luôn chú tâm xây dựng, đào tạo nguồn nhân lực. Điều hạnh phúc là tôi có các cộng sự và trên 8,000 CBNV luôn có tinh thần trách nhiệm, lòng đam mê, cần cù lao động, sát cánh cùng tôi trong suốt thời gian qua.

Tôi là người hạnh phúc nhất!

Mọi người thường nói rằng “phía sau một người đàn ông thành đạt là bóng dáng một người phụ nữ với một gia đình êm ấm”.  Với sự nghiệp thành công của ông câu danh ngôn trên có đúng không?

Sau khi chuyển hướng hoạt động qua lĩnh vực tài chính - tiền tệ, tôi giao lại Thành Thành Công cho bà xã quản lý. Bất ngờ nhất là sau nhiều năm chỉ làm nội trợ và chăm sóc con cái, ra thương trường bà xã tôi ngay lập tức có thể đảm đương xuất sắc công việc kinh doanh. 19 năm nay kể khi bà xã trực tiếp điều hành Thành Thành Công, quy mô Công ty đã lớn gấp 10 lần so với trước. Vợ chồng cùng là doanh nhân, bà xã tôi là người rất hiểu và đồng cảm cho chồng, ngoài tình cảm, con cái, chúng tôi còn có nhiều thứ để chia sẻ trong công việc. Ra xã hội, bà xã tôi là một doanh nhân cừ khôi nhưng về nhà thì vẫn là một người phụ nữ truyền thống: nhân hậu, dịu dàng, chăm sóc chồng con tốt, biết cách thu vén nhà cửa, nấu ăn ngon…

Gia đình tôi là một gia đình doanh nhân đúng nghĩa, ngoài tôi và bà xã, con trai cả Đặng Hồng Anh cũng đang là Chủ tịch HĐQT của Sacomreal, con gái và con dâu cũng theo nghiệp kinh doanh. Gia đình có một nguyên tắc là mọi thành viên đều tập hợp quây quần tại bữa cơm trưa bởi lẽ vào buổi chiều doanh nhân thường xuyên phải tiếp khách. Ngày xưa, đây là lúc để vợ chồng tôi giải đáp những thắc mắc với con cái, tâm sự, trao đổi kinh nghiệm sống. Bây giờ mỗi buổi trưa gia đình tụ họp ăn cơm cùng nhau, nhiều khi để trao đổi thông tin thương trường, chia sẻ kinh nhiệm quản lý… Tôi nghĩ các thành viên trong gia đình rất cần có một sự đồng cảm. Với công việc, tôi hạnh phúc vì có được đội ngũ đồng sự kế cận tin cậy, khi trở về gia đình thì tôi càng hạnh phúc hơn vì đây thực sự là hậu phương vững chắc.

Áp lực trong công việc là điều khó tránh khỏi với một doanh nhân, ông đã giải toả điều này như thế nào?

Tôi xem thể thao là phương pháp tốt để rèn luyện sức khoẻ cũng như để cân bằng cuộc sống. Hơn 15 năm nay, mỗi sáng tôi đều chạy bộ từ 5 đến 10km. Thời gian gần đây, tôi chơi thêm golf mỗi tuần hai buổi. Nhờ tập thể thao đều đặn tôi có sức khoẻ và sự dẻo dai, điều này góp phần vào sự thành công trong công việc của tôi. Một trong các ví dụ, tôi có thể đứng diễn thuyết trong các buổi hội thảo ít nhất là 4 giờ đồng hồ liền. Tôi nghĩ sức khoẻ là quan trọng nhất, nếu có hoài bão, tham vọng, chiến lược mà không có sức khoẻ để thực thi thì cơ hội cũng sẽ trôi qua trước mắt. Tôi thấy rằng tình thương yêu, không khí gia đình ấm cúng là nơi giải toả áp lực công việc nhanh nhất. Thương trường với những áp lực là chuyện bình thường, nhưng cần phải biết cân bằng và xử lý nó trước khi về đến gia đình.

Là một doanh nhân thành đạt và giàu kinh nghiệm, ông muốn chia sẻ điều  gì với thế hệ trẻ đang nuôi khát vọng tiếp bước các đàn anh?

Có thể nói thế hệ chúng tôi không có nhiều cơ hội học tập cao nhưng có cơ hội nhiều hơn trên thương trường. Hiện tại thế hệ trẻ đứng trước nhiều thách thức lớn hơn, để thành công có lẽ cần sự hội tụ của nhiều yếu tố: thiên thời, địa lợi, nhân hoà... Thế hệ trẻ bây giờ tự tin hơn, có điều kiện tốt, tuy nhiên cần phải có phương pháp làm việc, có tinh thần cầu tiến với hoài bão lớn thì mới thành công. Kinh tế thị trường sẽ đào thải những người có lối sống thiển cận, kinh doanh chộp giật. Với tôi, nếu như lúc trẻ mình đầy nhiệt huyết, hào hứng bao nhiêu trong việc làm giàu thì bây giờ tôi muốn làm những việc mang tính cống hiến cho xã hội bấy nhiêu.

Theo Danh Nhân

Wednesday, January 30, 2013

“Nhảy việc” - Tại sao không?

CAREER - Khi mà cụm từ "nhảy việc" chẳng còn mấy xa lạ với những người trẻ yêu thích chủ nghĩa "xê dịch" việc làm thì cũng là lúc các công ty nhận ra đâu là lý do để nhân viên của mình dăm bữa nửa tháng lại dứt áo ra đi và gắng sức tìm lối thoát cho sự "chảy máu chất xám" với tốc độ nhanh đến chóng mặt như hiện nay.


Thế nhưng với những người không hài lòng với hiện tại và mong muốn sự thay đổi thì "nhảy việc" rõ ràng là một lối thoát duy nhất.

Khi nhảy việc không còn là "vấn đề lớn"

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn nhân viên đến với ý định "nhảy việc": Đó là cuộc chiến tranh giành nhân lực giữa các đối thủ cạnh tranh, áp lực công việc, môi trường làm việc hay thậm chí là sức hấp dẫn của những khoản lương bổng, ưu đãi cao hơn ở những cơ hội khác có thể nắm bắt được trong tầm tay… Với nhiều người, "nhảy việc" xuất phát từ việc họ không có cơ hội để cống hiến hết mình cho công việc, cũng có nghĩa là lộ trình thăng tiến xem ra chẳng sáng sủa gì…

Nga, vốn là cựu sinh viên trường Đại học Ngoại Thương, thừa kinh nghiệm cũng chẳng thiếu năng lực. Ra trường chỉ mới 5 năm nhưng Nga cũng chẳng nhớ rõ cô đã trải qua biết bao nhiêu công ty, doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài. Hễ cảm thấy không hài lòng hoặc nhận ra có điều gì đó bất ổn là Nga sẵn sàng viết đơn xin thôi việc và nhận lời mời đến các công ty khác một cách nhanh chóng. Chẳng bao giờ Nga thiếu thốn những lời mời mọc nên cô không bao giờ cảm thấy lo lắng khi nghỉ việc. "Với tôi, "nhảy việc" không đơn thuần chỉ là một sở thích của tuổi trẻ mà đó còn là một quá trình lựa chọn khi chưa thỏa mãn tham vọng thăng tiến trong sự nghiệp của mình. Nhiều người không hiểu bảo những kẻ "nhảy việc" như chúng tôi là tham lam và thiếu chung thủy với công việc nhưng ở địa vị chúng tôi họ sẽ hiều rằng thu nhập cũng quan trọng nhưng cũng chưa phải là tất cả. Tôi vẫn có thể từ chối một công việc trong mơ của những người khác với mức lương cao, nhiều đãi ngộ nhưng nó khiến tôi "mất lửa" dần", Nga tâm sự.

Với Đức, "nhảy việc" là một quá trình leo thang từ vị trí thấp lên vị trí cao hơn trong sự nghiệp. Qua gần chục lần nhảy từ công ty này sang công ty khác, Đức dần dần sở hữu cái ghế Giám đốc điều hành của một công ty, điều mà trước đây Đức chẳng bao giờ dám nghĩ tới. "Những lần nhảy việc đã mở ra nhiều cơ hội cho tôi thăng tiến nhanh hơn tôi nghĩ. Nếu an phận với mức lương có vẻ không phải lo nghĩ như trước đây thì bây giờ có lẽ tôi không phải chật vật nhưng cũng chỉ là anh nhân viên tiểu tốt. "Nhảy việc", với bản thân tôi có lẽ được nhiều hơn là mất. Nếu có cơ hội tốt hơn, tôi vẫn không ngại ngần cho một sự thay đổi mới", Đức cho biết.

Nhiều nhà tuyển dụng vẫn còn thắc mắc vì với mức thu nhập cao ngất ngưởng nhưng nhân sự trẻ vẫn nói "bye" như thường với các doanh nghiệp. Vậy làm thế nào mới níu chân được những người trẻ thích thay đổi công việc như thế? Họ cần phải nhìn xa trông rộng vào nhu cầu của lớp nhân sự lắm tài nhưng cũng chẳng thiếu "tật" như hiện nay để có đường thoát cho những bế tắc trong cuộc chiến giành và giữ nhân tài khốc liệt và khó lường trước. Với một nhân sự có tầm, khi nộp hồ sơ xin việc là cả một sự cân nhắc không những chỉ có mức lương xứng đáng mà đó còn phải là một công việc phù hợp với ngành học, một môi trường làm việc “pro”, sếp đáng để ngưỡng mộ và những đồng nghiệp thì hẳn là không có gì để phàn nàn.

Thay đổi để tự làm mới mình

Một công việc phải xứng "tầm vóc", đó là hoài bão của những người trẻ "dám nghĩ dám làm" hiện nay. Có bằng cấp nhưng đó chưa phải là tất cả. Nhiều người trẻ chọn con đường "nhảy việc" cho bản thân để đúc rút kinh nghiệm làm việc "càng nhiều càng tốt".

"Ở mỗi công ty, doanh nghiệp đều có những bản sắc riêng, văn hóa công sở riêng. Tôi học được rất nhiều thứ trong quá trình luân chuyển đầu quân liên tục từ công ty này sang công ty nọ", Phương, một nhân viên marketing cho biết: "Tôi sẽ còn "nhảy việc" nếu như cảm thấy có cái gì đó chưa đủ".

Sự hấp dẫn của môi trường làm việc và tính thử thách của công việc đang được đánh giá là những yếu tố hấp dẫn những người trẻ "ưa mạo hiểm". Cứ hễ có công ty nào đáp ứng đầy đủ "tiêu chuẩn vàng" của mình tốt hơn thì họ sẵn sàng cho "nhảy việc". "Thích ứng nhanh, không ngại khó khăn, sẵn sàng chấp nhận thử thách và hầu như không phải đào tạo gì thêm" là nhận xét của các nhà tuyển dụng dành cho những "chuyên gia nhảy việc". Với người thích "nhảy việc" nghiêm túc "biết mình biết ta" thì "nhảy việc" còn đồng nghĩa với quá trình học hỏi không ngừng, phải luôn luôn năng động hơn để có thể xoay mình kịp với môi trường mới.

"Nhảy việc" đã nhanh chóng trở thành một xu hướng lan rộng trong giới nhân viên trẻ. Năng lực, kinh nghiệm và nhiệt huyết với công việc là những nhân tố thúc đẩy họ đến với những đỉnh cao mới hơn qua mỗi bước "nhảy". Có rất nhiều luồng ý kiến khác nhau về cái "được" và "mất" của hiện tượng này, nhưng "được" hay "mất" ở đây thiết nghĩ cũng nằm ở nhận thức của những người trẻ. "Nhảy việc" để thành công cần lắm một thái độ với công việc, mà điều này, không phải người trẻ nào cũng có.

Theo Người Lao Động

5 cách đầu tư cho sự nghiệp trong năm mới

CAREER - Một mùa xuân mới lại về mang đến nhiều hi vọng mới cho cuộc sống cũng như sự nghiệp của mỗi chúng ta. Hãy biến năm mới này thành một dấu mốc thành công đáng nhớ trong sự nghiệp của bạn với những sự đầu tư nghề nghiệp đúng đắn.


Trước tiên, bạn cần đánh giá lại sự nghiệp của mình trong năm cũ vừa qua bằng cách trả lời những câu hỏi sau:

- Nhìn chung, bạn có những tiến bộ vượt bậc trong công việc hay không?
- Bạn có giúp đỡ những đồng nghiệp xung quanh mình không?
- Tầm ảnh hưởng của bạn có được nâng cao? Bạn có đóng góp cho thành công của công ty hay không?
- Nền tảng kỹ năng của bạn có được cải thiện và phát triển?
- Mạng lưới quan hệ của bạn có phát huy tác dụng trong năm qua?
- Bạn có được thăng tiến không?
- Công ty/ sếp đã phát hiện thêm khả năng đặc biệt của bạn?
- Bạn được đề nghị chia sẻ những câu chuyện của mình trên blog/ website của công ty?
- Bạn đã xây dựng một "thương hiệu bản thân" lớn mạnh hơn?
- Bạn kiếm được nhiều tiền hơn?

Nếu 80% hoặc hơn câu trả lời của bạn là "có", sự nghiệp của bạn vẫn đang trên đà phát triển vững mạnh và năm mới sẽ mang đến nhiều thành công hơn nữa. Còn nếu bạn trả lời "không" nhiều hơn, hãy bắt đầu khởi động sự nghiệp của mình ngay từ những ngày đầu năm này.

Dưới đây là 5 "khoản đầu tư" sẽ giúp sự nghiệp của bạn sinh lợi nhiều nhất trong năm mới:

Chia mạng lưới quan hệ thành các nhóm nhỏ

Hãy chia mạng lưới quan hệ của bạn thành các nhóm đối tượng khác nhau và tập trung nhiều hơn vào nhóm người có thể mang lại giá trị gia tăng cho sự nghiệp cũng như cung cấp những cơ hội giúp bạn phát triển. Chọn đúng người sẽ tiết kiệm thời gian, tiền bạc và công sức cho bạn. Đặc biệt, hãy tránh xa những "kẻ ăn bám" và lười biếng.

Cải thiện kỹ năng giao tiếp và thương lượng

Nói và viết là 2 trong số những kỹ năng cần thiết nhất cho dù bạn làm công việc gì. Đặc biệt, khi mà niềm tin và mối quan hệ là điều kiện quyết định sự thành công như hiện nay, thành thạo những kỹ năng đó lại trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Để cải thiện kỹ năng giao tiếp, đừng ngại ngần tham gia một khóa học về giao tiếp. Dù bạn là người hướng nội hay hoạt bát, hướng ngoại, những kỹ năng như vậy sẽ giúp bạn tự tin thể hiện mình một cách chuyên nghiệp hơn.

Ngoài ra, hãy trao dồi kỹ năng thương lượng hàng ngày kể cả khi bạn không phải là nhân viên kinh doanh bởi thương lượng là vũ khí giúp bạn đạt được vị trí mình muốn.

Phát huy các nguồn lực của bản thân

Công việc không phải chỉ là “ cần câu cơm” mà còn là nơi để bạn thể hiện và phát huy năng lực của mình. Vì thế, hãy dành thời gian đánh giá lại điểm mạnh, điểm yếu của mình cũng như các yếu tố liên quan khác. Từ đó, tìm cách củng cố những điểm hạn chế và phát huy thế mạnh của bạn.

Hoạt động năng nổ hơn trong lĩnh vực

Bạn có thể là “anh hùng” trong công ty của mình nhưng những người khác trong cùng lĩnh vực có biết tới bạn? Nếu có, liệu họ biết tới bạn do danh tiếng của công ty bạn hay do tài năng xuất sắc của bạn?

Nếu trong năm qua, bạn đã đạt được mục tiêu trở thành nhân viên xuất sắc nhất công ty thì năm nay hãy mở rộng mục tiêu đó sang lĩnh vực của bạn. Bạn không thể tự thỏa mãn với vị trí hiện tại mà phải giữ vững tinh thần cầu tiến. Hãy năng nổ, xây dựng mối quan hệ với những đồng nghiệp ở các công ty khác, tích cực đóng góp cho lĩnh vực của mình và nhận lại sự tôn trọng từ mọi người.

Đánh giá quá trình đầu tư hàng tháng

Luôn luôn hoạt động để cải thiện bản thân bằng cách đánh giá sự thể hiện của bạn. Hãy viết ra những mục tiêu sự nghiệp của mình trong năm mới và vạch ra các bước cần thiết để đạt được chúng. Sau đó, đánh giá kết quả làm việc hàng tháng và điều chỉnh nếu cần thiết. Bên cạnh tự đánh giá, bạn cũng nên cởi mở đón nhận phản hồi từ sếp và đồng nghiệp.

Mỗi người có một ý kiến khác nhau nhưng chính bạn mới là người đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn nhất cho sự nghiệp của mình. Hãy làm theo bản năng thay vì nghe theo lời người khác. Năm mới sẽ làm năm của bạn nếu bạn tập trung, đầu tư và đi theo một chiến lược cụ thể.

Theo Dân Trí

Khởi nghiệp: Tuổi nào, nghề gì, ở đâu?

STARTUP - Ở Mỹ, 39 là độ tuổi lập DN thành công với doanh thu trên 1 triệu USD/năm. Số nhà sáng lập ở tuổi 50 cao gấp đôi số người dưới 25, số người thành công trên 60 tuổi cũng gấp đôi số người dưới 20.


Khởi nghiệp. Hai chữ nói lên cái gì đó đẹp, cao quý và tinh hoa của một đời người! Đó không chỉ là những kỷ niệm mà là vận mệnh đi kèm với ý chí, nghị lực và cả khát vọng của một người muốn tự tạo cho mình một vị thế xã hội.

Ngày nay, thế giới công nghệ chứng kiến không ít những người khởi nghiệp thành công chỉ ở lứa tuổi trên 20. Tại nhiều nền kinh tế, nơi mà phương pháp giáo dục kiến tạo chưa kịp phổ cập, nền văn hóa kiến tạo mang tính toàn cầu đã nhanh chóng đặt thành tiêu chí cho việc giải quyết các vấn đề cộng đồng bằng phát minh sáng chế hay giải pháp sáng tạo. Một số người chọn việc tạo lập doanh nghiệp nhằm thực hiện ý tưởng sáng tạo của chính mình trong nhiều lĩnh vực.

Steve Jobs của Apple, Sergey Brin và Larry Page của Google, Bill Gates của Microsoft, Larry Ellison của Oracle và gần đây nổi đình nổi đám là Zuckerberg của Facebook đều đã lập nghiệp và thành công khi còn ở lứa tuổi đôi mươi. Trong các ngành nghiên cứu sáng chế hay kỹ nghệ phức tạp như dầu khí cũng có không ít người tuổi trẻ tài cao. Michael Reger đã tạo dựng nên tập đoàn Northern Oil and Gas ở lứa tuổi 30. Phải chăng đã có sự trẻ hóa độ tuổi thành lập doanh nghiệp?

Đã có lúc các nhà đầu tư mạo hiểm coi việc bỏ vốn vào các doanh nghiệp trẻ, đặc biệt trong ngành công nghệ thông tin, là một chuẩn mực. Đã có thời người Mỹ quan niệm “đủ thông minh thì vào Stanfort, Harvard, đủ khôn ngoan thì bỏ học ra đời lập nghiệp”.

Trẻ hóa tuổi khởi nghiệp nhờ Internet

Ở một góc độ nào đó nền công nghệ thông tin mà thường biết đến dưới cái tên “văn hóa Thung lũng Silicon” được xây dựng quanh những người trẻ, đặc biệt trong lĩnh vực Internet và thiết bị di động. Tuổi trẻ có được thuận lợi lớn ở chỗ họ không phải lúng túng về quá khứ.

Các tân khoa thường mang trong mình những ý tưởng và hoài bão lớn. Họ lớn lên trong thời đại mà mọi thứ đều có thể kết nối qua mạng Internet. Với họ thế giới là một mạng xã hội khổng lồ nơi mà họ có thể vừa chơi trò chơi trực tuyến vừa làm việc với bất kỳ ai ở bất cứ nơi đâu. Đây không phải là tình trạng chỉ ở riêng nước Mỹ, mà cả ở Ai Cập, Trung Quốc và mọi nơi trên trái đất.

Với thông tin cập nhật từ các đầu ngón tay, những người trẻ có thể vượt lên trên sự sợ hãi và các thành kiến mà vốn trước đó có thể ngăn cản các bậc phụ huynh của họ. Sáng tạo là căn bản của khởi nghiệp, mà sáng tạo là chiếc chìa khóa để từ đó mở cánh cửa giải pháp cho các vấn đề, dù đã kéo dài trong nhiều năm hay mới phát sinh trong thời đại công nghệ. Chính Internet đang cung cấp cho họ chiếc chìa khóa đó.

Giới trẻ hiểu rõ giới hạn tạo ra bởi các trang web nhưng lại không biết cái giới hạn của chính mình. Đây chính là thứ sức mạnh mãnh liệt bởi một khi quan niệm “không có cái gì là không thể”, những “Zuckerberg” có thể vượt qua các vấn đề cũ bằng những giải pháp mới. Nhưng chỉ với ý tưởng táo bạo không thì chưa đủ, chưa có khả năng đột phá để đưa doanh nghiệp tới thành công.

Giá trị nằm ở chỗ chuyển hóa ý tưởng thành phát minh, và từ phát minh đến sự thành công. Đây là cả một quá trình gồm những sự phối hợp và cộng tác để tìm ra nguồn vốn, sự hiểu biết thị trường, đánh giá sản phẩm, tổ chức phân phối và cả cách vượt qua những cú sốc khi hàng hóa hay dịch vụ của mình bị từ chối hay loại bỏ. Chính nơi đây họ thể hiện năng khiếu quản trị kinh doanh mà họ đã học hỏi được ở cả trong nhà trường và ngoài xã hội.

Mở rộng biên độ tuổi lập nghiệp

Nhóm nghiên cứu do nữ giáo sư Vivek Wadhwa thuộc trường Đại học Singularity (Mỹ) dẫn đầu đã đưa ra bản báo cáo cho thấy lứa tuổi thành lập doanh nghiệp thành công đạt đến doanh thu hằng năm lên trên 1 triệu đô la Mỹ ở nước Mỹ là 39 tuổi. Cuộc nghiên cứu này cũng cho thấy số nhà sáng lập ở lứa tuổi 50 cao gấp đôi số người dưới tuổi 25, và số người thành công trên 60 tuổi cũng cao gấp đôi số người dưới 20 tuổi. Như vậy mỗi người đều có cơ hội thành công, nhưng mỗi lứa tuổi có những thuận lợi riêng.

Một cuộc khảo sát khác của tổ chức Kauffman Foundation cho thấy trong khoảng 1996-2007 khi mà các nhà đầu tư mạo hiểm đang coi trọng việc bỏ vốn vào nhóm doanh nghiệp trẻ thì năng lực khai mở công ty cao nhất lại thuộc về lứa tuổi 55-64 và thấp nhất thuộc về thế hệ Google tức những người nằm trong độ tuổi 20-34. Lứa tuổi khởi nghiệp không chỉ mỗi lúc một trẻ như chúng ta đã thấy mà đồng thời cũng mỗi lúc một già với tỷ lệ người lập nghiệp ở tuổi 55-64 của năm 2010 lên đến 23% so với 15% của năm 1996. Điều này nói lên hiện tượng mở rộng biên độ tuổi lập nghiệp là một xu thế hiện nay chứ không riêng gì việc trẻ hóa.

Ở Ấn Độ, Ireland, Brazil hay bất kỳ nơi nào khác trên thế giới những người trẻ có những ý kiến mãnh liệt nhưng những người lớn tuổi lại luôn thành công hơn. Trong “văn hóa Thung lũng Silicon”, nghĩa là trong ngành công nghệ thông tin mà không chỉ riêng ở Mỹ, người ta chấp nhận thất bại và khuyến khích doanh nhân tiếp tục thử thách. Ngược lại trong nhiều lĩnh vực khác, nếu thất bại bạn không có thêm cơ hội thứ hai!.

Những người chấp nhận thất bại để tái khởi động trở nên già dặn hơn, khôn ngoan hơn, và lẽ dĩ nhiên có khả năng thành công cao hơn. Ở Ấn Độ có đến 95% những người khởi nghiệp đã có thời gian làm việc cho một công ty khác, trong đó 67% có thời gian phục vụ dưới năm năm. Ở các công ty đó họ đã học hỏi được những kinh nghiệm và thực hành. 83% trong số đó cho biết họ thoát ly để thành lập doanh nghiệp nhằm thực hiện ý tưởng mới, sáng tạo hơn, có hiệu quả hơn mà trước đó họ không thể thực hiện trong khuôn khổ công ty hay do bị ban giám đốc từ chối.

Ngành nghề lập nghiệp mỗi ngày một nhiều

Việc mở rộng biên độ lập nghiệp liên quan chặt chẽ đến Internet và các ứng dụng công nghệ thông tin. Việc học tập, tích lũy kinh nghiệm và trau dồi kiến thức hay kỹ năng không còn khu trú trong khuôn viên trường đại học hay học viện. Bất cứ ai cũng có thể cập nhật kiến thức và kỹ năng không chỉ khi còn ngồi trên ghế nhà trường mà bất cứ nơi đâu trong suốt cuộc đời.

Các tân khoa ngày càng được trang bị kiến thức tốt hơn nhờ phương pháp giáo dục kiến tạo (constructivism) giúp họ nhận ra các sự vật và sự việc một cách thực tế, và cho họ lộ trình lý luận để tìm ra giải pháp sáng tạo vốn là việc mà lớp người đi trước đã bị ngăn cản hay chật vật lắm mới có thể vượt qua. Nhưng cái quan trọng hơn hết là sự bùng nổ như vũ bão của ngành công nghệ thông tin giúp cho các ngành kinh tế và kỹ thuật khác có phương tiện phát triển theo cấp số nhân và nhiều ngành nghề mới đang được thiết lập. Điều này mở ra những chân trời ứng dụng mới và môi trường tạo lập doanh nghiệp mới cho không chỉ tuổi trẻ mà mọi lứa tuổi ở mỗi nền kinh tế.

Ngày nay, có rất nhiều lĩnh vực khoa học phát triển rất nhanh như ngành robot, sinh học tổng hợp, y dược, năng lượng tái sinh hay vật liệu nano. Một thập kỷ trước chúng ta phải tốn hơn 1 tỉ đô la để giải mã bộ gen con người thì nay cùng một việc tương tự chúng ta chỉ tiêu tốn có 1.000 đô la. Những tiến bộ khoa học đang giúp con người vượt qua thách thức để bảo đảm có nền giáo dục thích đáng, đáp ứng nhu cầu về nước, thực phẩm, nơi ở, sự an ninh và cả việc làm.

Các doanh nghiệp nhỏ đã có thể thực hiện những việc mà trước đây chỉ có các chính phủ hay tập đoàn kinh tế làm được. Sự thật là không có giới hạn lứa tuổi lập nghiệp. Lớp trẻ làm chủ các phần mềm công nghệ thông tin tạo thành nơi hội tụ cho các ngành công nghiệp khác mở ra hay phát triển. Xã hội cần đến giới trẻ và cũng cần đến những người lớn tuổi mà sự am hiểu và kinh nghiệm của họ tạo nên các giải pháp liên ngành cần thiết cho việc giải quyết các thách thức mỗi ngày một nhiều, một lớn và một phức tạp hơn của nhân loại hiện nay.

Theo Cafef

10 câu nói bất hủ của Bill Gates

QUOTES - Trước khi về hưu vào tháng 7/2008, Bill Gates đã đưa ra 10 lời khuyên dành cho các bạn thanh niên trên con đường lập nghiệp. Biết đâu nhờ học hỏi những lời khuyên bổ ích này, một ngày nào đó bạn sẽ trở thành một Bill Gates thứ hai?


1. “Cuộc sống vốn không công bằng - Hãy tập quen dần với điều đó.”

-> Thế giới không bao giờ công bằng. Bạn biết điều này chứ? Bạn không bao giờ có thể thay đổi cả thế giới. Sự bất công luôn tồn tại trong xã hội hiện tại, vì thế hãy cố gắng thích nghi.

2. “Không ai quan tâm đến lòng tự trọng của bạn đâu. Mọi người chỉ trông đợi bạn đạt được điều gì đó trước khi bạn cảm thấy hài lòng về bản thân.”

-> Lòng tự trọng thái quá có thể sẽ gây khó khăn cho công việc của bạn. Đừng quá đề cao lòng tự trọng của mình vì điều người ta quan tâm là bạn đạt được gì, chứ không phải là lòng tự trọng.

3. “Bạn sẽ không thể kiếm được 40.000 USD/năm ngay sau khi tốt nghiệp trung học. Bạn cũng không là một ông sếp lớn có điện thoại gắn trên ô tô cho đến khi bạn kiếm được hai thứ đó.”

-> Thường thường, bạn không thể giàu có nếu chỉ vừa mới tốt nghiệp trung học. Tuy nhiên, để trở thành một nhà quản lý cấp cao, bạn cần có cả hai: bằng tốt nghiệp trung học và tiền bạc.

4. “Nếu bạn nghĩ rằng giáo viên của mình thật hắc ám thì hãy đợi đến khi bạn làm việc dưới trướng một ông chủ. Rồi bạn sẽ thấy với ông ta thì không có khái niệm nhiệm kỳ nắm quyền.”

-> Đừng than vãn rằng sếp của bạn khó tính quá. Khi ngồi trên ghế nhà trường, lúc gặp khó khăn trong học tập thì có giáo viên giúp đỡ bạn. Tuy nhiên, nếu lúc đó bạn lại cảm thấy mọi khó khăn bạn gặp phải đều do những yêu cầu quá nghiêm khắc từ phía giáo viên, thì bạn đừng nên đi làm. Đơn giản là vì nếu không có những yêu cầu nghiêm khắc từ phía công ty, thì chắc chắn bạn sẽ không làm gì và nhanh chóng thất nghiệp. Và lúc này cũng sẽ không có ai giúp đỡ bạn cả.

5. “Nếu như bạn làm rối tung mọi chuyện lên thì đó không phải lỗi của bố mẹ bạn, thế nên đừng có mà ta thán về lỗi lầm của bạn, hãy rút kinh nghiệm từ chúng.”

-> Đừng quy thất bại của bạn cho định mệnh. Tất cả những gì bạn cần hiện giờ là giữ bình tĩnh và bắt đầu lại từ đầu.

6. “Trước khi bạn ra đời, bố mẹ của bạn đã chẳng "đáng chán" như bây giờ. Bố mẹ đã trả những hoá đơn của bạn, giặt giũ quần áo bạn sạch sẽ và lắng nghe bạn kể xem bạn sành điệu như thế nào. Vì vậy trước khi cằn nhằn bố mẹ điều gì thì hãy dọn dẹp buồng ngủ của bạn cho ngăn nắp đi đã.”

-> Bạn nên thể hiện lòng biết ơn của mình với bố mẹ vì đã dành phần lớn cuộc đời nuôi bạn khôn lớn. Sự “cổ lổ sĩ” của bố mẹ bạn ngày nay là cái giá họ phải trả cho sự lớn khôn của bạn.

7. “Ở trường học có thể không có người thắng kẻ thua nhưng ở trường đời thì không phải vậy. Ở một số trường học người ta còn hủy bỏ những điểm rớt và cho bạn cơ hội để bạn giành điểm cao. Trong cuộc sống thực không bao giờ có chuyện như thế đâu.”

-> Hãy tự nhủ rằng bạn luôn có thể trở thành người đứng đầu, như vậy bạn sẽ có nhiều động lực hơn để phấn đấu cho sự nghiệp của mình.

8. “Cuộc sống không được chia thành những học kỳ. Bạn cũng chẳng có mùa hè để nghỉ ngơi và rất ít ông chủ nào quan tâm và giúp bạn tìm ra cơ hội này. Hãy tự làm điều mình muốn trong thời gian nhàn rỗi của bạn.”

-> Đừng luôn ngóng chờ các ngày nghỉ lễ, nếu không bạn sẽ bị tụt hậu so với đồng nghiệp của mình. Sự tụt hậu này đồng nghĩa với sự đào thải và thất nghiệp.

9. “Truyền hình không phải là cuộc sống thực. Trong cuộc sống, người ta phải biết rời khỏi quán cà phê giải trí để đi làm việc.”

-> Ai cũng thích xem phim truyền hình. Tuy nhiên, bạn không nên xem quá nhiều vì đó không phải là cuộc sống của bạn và tư tưởng của bạn sẽ bị chúng ảnh hưởng. Cuộc sống của bạn nên do bạn quyết định.

10. “Hãy hòa nhã với những kẻ dở hơi. Ai biết được ngày sau và khi đó bạn có thể phải làm việc cho một kẻ như vậy.”

-> Bạn nên hòa nhã với mọi người. Trong cuộc sống luôn xảy ra những điều bạn không muốn chút nào. Hãy cởi mở với sếp và đừng nói xấu sau lưng họ vì nó sẽ chẳng giúp ích gì cho bạn đâu.

Theo Vietnamworks

5W1H2C5M - Kỹ năng lập kế hoạch để thành công

PLANNING SKILL - Khi được hỏi: “Bạn dự định sau này sẽ làm gì?”, các bạn trẻ thường trả lời: “Tôi sẽ làm chủ một doanh nghiệp, sẽ làm một diễn giả, muốn thành đạt, muốn cống hiến…”. Nhưng đa phần các bạn lại chưa hề có một kế hoạch rành mạch để hiện thực hóa dự định đó. Các bạn đang cần kỹ năng lập kế hoạch.


Nguyên nhân của việc không chú ý hoặc không thể xác định được kế hoạch cho mình là do các bạn trẻ thiếu mục tiêu hoặc những mục tiêu ấy là mơ hồ. Khi bạn đã đặt mục tiêu dù ngắn hạn hay dài hạn cho mình như sẽ thành một chủ doanh nghiệp, sẽ là một lập trình viên phần mềm, là nhà nghiên cứu khoa học, nhà hoạt động xã hội … để có thể cống hiến, đóng góp được nhiều cho xã hội thì bạn cần phải có một kế hoạch rành mạch từng bước để thực hiện. Một kế hoạch được chuẩn bị kĩ lưỡng và được cập nhật, chỉnh sửa thường xuyên sẽ giúp bạn có những bước đi cụ thể và đánh giá được chất lượng của các công việc mình làm trên đường thực hiện dự án của mình.

I. Kế hoạch là gì?

Kế hoạch là một tập hợp những hoạt động được sắp xếp theo lịch trình, có thời hạn, nguồn lực, ấn định những mục tiêu cụ thể và xác định biện pháp tốt nhất… để thực hiện một mục tiêu cuối cùng đã được đề ra. Khi bạn lập được kế hoạch thì tư duy quản lý của bạn sẽ có hệ thống hơn để có thể tiên liệu được các tình huống sắp xảy ra. Bạn sẽ phối hợp được mọi nguồn lực của cá nhân, tổ chức để tạo nên một sức mạnh tổng hợp, có thể giữ vững “mũi tiến công” vào mục tiêu cuối cùng mình muốn hướng đến. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ dễ dàng kiểm tra, giám sát hiệu quả thực hiện dự án của mình.

II. Cách viết một bản kế hoạch

Để lập được một bản kế hoạch chi tiết, cụ thể và khoa học, bạn có thể dùng phương pháp 5W1H2C5M bao gồm các yếu tố sau:

- Xác định mục tiêu, yêu cầu công việc 1W (why)
- Xác định nội dung công việc 1W (what)
- Xác định 3W (where, when, who)
- Xác định cách thức thực hiện 1H (how)
- Xác định phương pháp kiểm soát và kiểm tra 2C (control, check)
- Xác định nguồn lực thực hiện 5M (man, money, material, machine và method).

1. Xác định mục tiêu, yêu cầu (Why)

Khi phải làm một công việc, điều đầu tiên mà bạn cần phải tự hỏi mình là:
- Tại sao tôi phải làm công việc này?
- Nó có ý nghĩa như thế nào với tổ chức, bộ phận của tôi?
- Hậu quả gì nếu tôi không thực hiện chúng?

Khi bạn thực hiện một công việc thì điều đầu tiên bạn nên xem xét đó chín là why với nội dung như trên. Khi xác định được yêu cầu, mục tiêu thì bạn sẽ luôn hướng trọng tâm các công việc vào mục tiêu và đánh giá hiệu quả cuối cùng.

2. Xác định nội dung công việc (What)


- WHAT: (cái gì?) Nội dung công việc đó là gì?
- Hãy chỉ ra các bước để thực hiện công việc đó.
- Bạn hãy chắc rằng, bước sau là sự phát triển của bước trước.

3. Xác định 3W

- Where: (ở đâu?) có thể bao gồm các câu hỏi sau:

+ Công việc đó thực hiện tại đâu ?
+ Giao hàng tại địa điểm nào ?
+ Kiểm tra tại bộ phận nào ?
+ Thử nghiệm những công đoạn nào ? v.v…

- When: (khi nào?) Công việc đó thực hiện khi nào, khi nào thì giao, khi nào kết thúc…

+ Để xác định được thời hạn phải làm công việc, bạn cần xác định được mức độ khẩn cấp và mức độ quan trọng của từng công việc.
+ Có 4 loại công việc khác nhau: công việc quan trọng và khẩn cấp, công việc không quan trọng nhưng khẩn cấp, công việc quan trọng nhưng không khẩn cấp, công việc không quan trọng và không khẩn cấp. Bạn phải thực hiện công việc quan trọng và khẩn cấp trước.

- Who: (ai?) bao gồm các khía cạnh sau:

+ Ai làm việc đó
+ Ai kiểm tra
+ Ai hỗ trợ
+ Ai chịu trách nhiệm,…

4. Xác định cách thức thực hiện (How)

How: (như thế nào?) nó bao gồm các nội dung:

- Tài liệu hướng dẫn thực hiện là gì (cách thức thực hiện từng công việc)?
- Tiêu chuẩn là gì?
- Nếu có máy móc thì cách thức vận hành như thế nào?

5. Xác định phương pháp kiểm soát (Control)

Cách thức kiểm soát (Control) sẽ liên quan đến:

- Công việc đó có đặc tính gì?
- Làm thế nào để đo lường đặc tính đó?
- Đo lường bằng dụng cụ, máy móc như thế nào?
- Có bao nhiêu điểm kiểm soát và điểm kiểm soát trọng yếu.

6. Xác định phương pháp kiểm tra (Check)

Phương pháp kiểm tra (Check) liên quan đến các nội dung sau:

- Có những bước công việc nào cần phải kiểm tra. Thông thường thì có bao nhiêu công việc thì cũng cần số lượng tương tự các bước phải kiểm tra.
- Tần suất kiểm tra như thế nào? Việc kiểm tra đó thực hiện 1 lần hay thường xuyên (nếu vậy thì bao lâu một lần?).
- Ai tiến hành kiểm tra?
- Những điểm kiểm tra nào là trọng yếu?
- Trong tổ chức của bạn không thể có đầy đủ các nguồn lực để tiến hành kiểm tra hết tất cả các công đoạn, do vậy chúng ta chỉ tiến hành kiểm tra những điểm trọng yếu.
- Điểm kiểm tra trọng yếu tuân theo nguyên tắc Pareto (20/80), tức là những điểm kiểm tra này chỉ chiếm 20% số lượng nhưng chiếm đến 80% khối lượng sai sót.

7. Xác định nguồn lực (5M)

Nhiều kế hoạch thường chỉ chú trọng đến công việc mà lại không chú trọng đến các nguồn lực, mà chỉ có nguồn lực mới đảm bảo cho kế hoạch được khả thi.

Nguồn lực bao gồm các yếu tố:

+ Man = nguồn nhân lực
+ Money = Tiền bạc
+ Material = nguyên vật liệu/hệ thống cung ứng
+ Machine = máy móc/công nghệ
+ Method = phương pháp làm việc.

- Man, bao gồm các nội dung:

+ Những ai sẽ thực hiện công việc, họ có đủ trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng, phẩm chất, tính cách phù hợp?
+ Ai hỗ trợ?
+ Ai kiểm tra?
+ Nếu cần nguồn phòng ngừa thì có đủ nguồn lực con người để hỗ trợ không?

- Material: nguyên vật liệu/hệ thống cung ứng, bao gồm các yếu tố:

+ Xác định tiêu chuẩn nguyên vật liệu
+ Tiêu chuẩn nhà cung ứng
+ Xác định phương pháp giao hàng
+ Thời hạn giao hàng

III. Phân loại

- Hoạch định chiến lược
- Hoạch định tác nghiệp
- Hoạch định dự án
- Mục tiêu
- Hoạch định năm
- Hoạch định tháng
- Hoạch định tuần,

1. Hoạch định chiến lược

- Đặc điểm:

+ Thời hạn: vài năm
+ Khuôn khổ: rộng
+ Mục tiêu: ít chi tiết.

- Quá trình cơ bản của hoạch định chiến lược:

+ Nhận thức được cơ hội
+ Xác định các mục tiêu
+ Phát triển các tiền đề
+ Xác định các phương án lựa chọn
+ Đánh giá các phương án
+ Lựa chọn phương án
+ Hoạch định các kế hoạch phụ trợ
+ Lượng hóa bằng hoạch định ngân quỹ.

- Đầu ra của hoạch định chiến lược:

+ Một bản kế hoạch kinh doanh
+ Kế hoạch phát triển công ty

2. Hoạch định tác nghiệp

- Đặc điểm:
+ Thời hạn: ngày, tuần, tháng
+ Khuôn khổ: hẹp
+ Mục tiêu: chi tiết xác định.

- Đầu ra của hoạch định tác nghiệp: Hệ thống tài liệu hoạt động của tổ chức như:
+ Các loại sổ tay, cẩm nang.
+ Quy trình hoạt động
+ Các quy định
+ Hướng dẫn công việc
+ Các biểu mẫu
+ Các kế hoạch thực hiện mục tiêu, dự án ngắn hạn.

3. Hoạch định dự án

- Xác định các yêu cầu của dự án
- Xác định các quy trình cơ bản
- Xác định nguồn lực cung cấp cho dự án
- Xây dựng kế hoạch thực hiện dự án theo sơ đồ Gantt

4. Mục tiêu

- Phân loại mục tiêu
- Điều kiện của mục tiêu
- Lập kế hoạch thực hiện mục tiêu

a. Phân loại mục tiêu:

- Mục tiêu cấp công ty, bộ phận, cá nhân
- Mục tiêu của công ty xếp từ ngắn hạn đến dài hạn như sau:

+ Tồn tại và tăng trưởng
+ Lợi nhuận
+ Phân bổ các nguồn lực và rủi ro
+ Năng suất
+ Vị thế cạnh tranh
+ Phát triển nguồn lực
+ Phát triển công nghệ
+ Trách nhiệm xã hội

b. Điều kiện của mục tiêu:

Điều kiện của mục tiêu phải đảm bảo yêu cầu của nguyên tắc SMART

- Specific - cụ thể, dễ hiểu

+ Chỉ tiêu phải cụ thể vì nó định hướng cho các hoạt động trong tương lai.
+ Đừng nói mục tiêu của bạn là dẫn đầu thị trường trong khi đối thủ đang chiếm 40 % thị phần.
+ Hãy đặt mục tiêu chiếm tối thiểu 41% thị phần, từ đó bạn sẽ biết mình còn phải cố đạt bao nhiêu % nữa.

- Measurable – đo lường được

+ Chỉ tiêu này mà không đo lýờng được thì không biết có đạt được hay không?
+ Đừng ghi: “phải trả lời thư của khách hàng ngay khi có thể”. Hãy yêu cầu nhân viên trả lời thư ngay trong ngày nhận được.

- Achievable – vừa sức

+ Chỉ tiêu phải có tính thách thức để cố gắng, nhưng cũng đừng đặt chỉ tiêu loại không thể đạt nổi.
+ Nếu bạn không có giọng ca trời phú thì đừng đặt chỉ tiêu trở thành siêu sao. Giữ trọng lượng ở mức lý tưởng 45kg có thể vừa sức hơn.

- Realistics – thực tế

+ Đây là tiêu chí đo lường sự cân bằng giữa khả năng thực hiện so vối nguồn lực của doanh nghiệp bạn (thời gian, nhân sự, tiền bạc..).
+ Đừng đặt chỉ tiêu giảm 20 kg trong một tháng để đạt trọng lượng lý tưởng 45 kg trong vòng một tháng, như vậy là không thực tế.

- Timebound – có thời hạn

+ Mọi công việc phải có thời hạn hoàn thành, nếu không nó sẽ bị trì hoãn
+ hời gian hợp lý giúp bạn vừa đạt được mục tiêu lại vừa dưỡng sức cho các mục tiêu khác.

5. Hoạch định kế hoạch năm

Nguồn thông tin từ để lập kế hoạch năm bao gồm:

- Từ chiến lược của công ty
- Từ các dự án tham gia
- Từ mục tiêu của công ty và mục tiêu bộ phận do công ty giao
- Từ các nhiệm vụ theo chức năng nhiệm vụ bộ phận.

Nội dung của kế hoạch công tác năm:

- Nội dung các mục tiêu công việc
- Thời gian thực hiện
- Mức độ quan trọng của các công viêc (để giúp bộ phận có thể đặt trọng tâm vào công tác nào và đánh giá công việc cuối năm).

6. Hoạch định kế hoạch tháng

Nguồn thông tin lập kế hoạch tháng

- Các công việc trong kế hoạch năm
- Các công việc tháng trước còn tồn tại
- Các công việc mới phát sinh do công ty giao

Nội dung kế hoạch tháng:

- Các công việc quan trọng trong tháng
- Phần các công việc cụ thể gồm: nội dung công việc, thời gian thực hiện, người thực hiện
- Các công việc chưa xác định được lịch (nhưng phải làm trong tháng hoặc làm trong tháng sau)

7. Hoạch định kế hoạch tuần

Nguồn thông tin để lập kế hoạch tuần:

- Các công việc trong kế hoạch tháng
- Các công việc trong tuần trước chưa thực hiện xong
- Các công việc mới phát sinh do công ty giao thêm.

Nội dung kế hoạch tuần:

- Các công việc quan trọng trong tuần
- Phần các công việc cụ thể gồm: nội dung công việc, thời gian thực hiện, người thực hiện, ghi chú (yêu cầu kết quả).
- Các công việc chưa xác định được lịch (nhưng phải làm trong tuần hoặc làm trong tuần sau).

Tuy nhiên, không nên quá cứng nhắc trong kế hoạch. Vì thực tế, trong cuộc sống giới trẻ vẫn không đủ dữ liệu để lập kế hoạch. Thậm chí những năng khiếu vẫn chưa hoàn thiện một cách đầy đủ. Vì vậy, kế hoạch của bạn cần phải luôn được cập nhật, bổ sung thêm để phù hợp với điều kiện thực tế.

Theo Hiếu Học

Kỹ năng xây dựng và phát triển mục tiêu

GOAL SETTING - Bạn và tôi, chúng ta đều có những mục tiêu trong cuộc sống. Đó có thể là những mục tiêu ngắn hạn hoặc là những mục tiêu dài hạn. Chính những mục tiêu này đã giúp chúng ta có được những thành côngtrong công việc và cuộc sống. Vậy, đã bao giờ bạn ngồi xuống và thiết lập những mục tiêu cho tháng này, năm này… và cuộc đời của mình chưa? Hay bạn đang trong tình trạng “nước chảy bèo trôi” và cứ bước đi trong cuộc đời nhưng chẳng biết rằng rồi sẽ đi đâu và về đâu, làm gì? Nếu bạn đang ở trong tâm trạng này thì cần xem xét lại việc xây dựng và phát triển mục tiêu của mình.


Để đạt được những mục tiêu thì việc làm đầu tiên là bạn phải xây dựng những mục tiêu. Thông thường, chúng ta có rất nhiều ý tưởng trong đầu, đó là những thứ chúng ta muốn đạt được. Tuy nhiên, dường như chúng ta không có thói quen trong việc ngồi xuống, suy nghĩ một cách cẩn trọng và thấu suốt về những điều đó rồi tìm cách biến nó thành sự thật.

Vạch ra kế hoạch để thành công là điều quan trọng cần phải làm. Tuy nhiên, chúng ta không dành nhiều thời gian cho việc này. Sau khi vạch kế hoạch để đi đến thành công, chúng ta sẽ thấy những ý tưởng của chúng ta được rõ ràng hơn. Chúng ta sẽ trả lời được câu hỏi “Chúng ta thật sự muốn điều gì? Chúng ta sẽ làm thế nào để điều đó có thể xảy ra?” Tham khảo và thực hành 5 bước sau đây có thể giúp ích cho bạn trong việc xây dựng và phát triển mục tiêu của chính mình trong cuộc sống. 

1. Xác định mục tiêu

Xác định mục tiêu của bạn một cách rõ ràng trong khả năng có thể. Mục tiêu của bạn phải là những điều có thể thực hiện được. Có nghĩa là mục tiêu đó phải khả thi và vừa sức với khả năng của bạn. Nếu bạn cảm thấy không chắc bạn đang thật sự muốn gì thì bạn sẽ gặp những trở ngại và bạn sẽ mất nhiều thời gian và năng lượng hơn mức cần thiết.

2. Chia mục tiêu của bạn thành những phần nhỏ

Sau khi bạn đã xác định mục tiêu một cách rõ ràng, bây giờ bạn hãy chia nhỏ chúng ra. Điều này giúp bạn dễ dàng đạt được mục tiêu hơn. Tương tự như việc bạn bẻ cả bó đũa thì sẽ gặp khó khăn nhưng khi bẻ từng chiếc đũa thì sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

Những mục tiêu nhỏ này rất có ích cho chúng ta. Bởi vì, chúng ta có thể kiểm soát được chúng, dễ dàng đạt được chúng hơn, giảm áp lực khi hướng về mục tiêu chính của mình và một điều khá quan trọng nữa là thông qua những mục tiêu nhỏ này bạn có thể nhận thấy được tiến trình bạn đang tiến sát dần đến mục tiêu chính của mình. Hay nói một cách khác, đây là bước mà bạn phải chia mục tiêu dài hạn thành mục tiêu ngắn hạn. Bạn cũng có thể hiểu đó là mục tiêu trước tiên và mục tiêu lâu dài.

Sau khi đã có mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu lâu dài, bạn cần suy nghĩ thêm cách thức mà bạn sẽ tiến hành để đạt được mục tiêu. Giờ thì bạn đã thấy đó, các mục tiêu mà bạn xây dựng giờ đã trở thành một kế hoạch.

3. Chọn thời điểm bắt đầu

Sau khi chia nhỏ mục tiêu, bước tiếp theo sẽ là chọn điểm xuất phát. Hãy trả lời câu hỏi “Khi nào mình sẽ bắt đầu với mục tiêu này?”. Đây là câu hỏi giúp bạn làm rõ vấn đề bạn có tất cả là bao nhiêu mục tiêu, đâu là ưu tiên của bạn. Cuộc sống là sự lựa chọn và chúng ta phải có trách nhiệm với cuộc sống của chỉnh mình.

4. Đánh giá lại mục tiêu của bạn

Thỉnh thoảng, bạn phải đánh giá lại những mục tiêu mà bạn đã thiết lập. Có thể đó là những mục tiêu không thực tế bởi vì bạn khó mà đạt được chúng. Bạn có thể làm điều này khi đã tiếp xúc với thực tiễn và có thêm nhiều thông tin mới hơn về mục tiêu của mình. Việc đánh giá lại mục tiêu của bạn cũng trải qua những bước tương tự như việc xây dựng mục tiêu lúc đầu. Đánh giá lại mục tiêu thường có mối liên hệ mật thiết với sự phát triển của cá nhân.

5. Hành động theo kế hoạch

Sau khi đã chuẩn bị tất cả những điều cần thiết như các bước nêu trên, bạn đã sẵn sàng, giờ là lúc mà bạn cần hành động theo kế hoạch để từng bước đạt mục tiêu của mình. Bạn sẽ có thêm những ý tưởng mới khi thực hiện mục tiêu và cũng sẽ phát sinh thêm những vấn đề ngoài dự kiến trong kế hoạch. Bạn cần phải giải quyết và điều chỉnh để chúng không lệch hướng.

Thành công từng bước, từng bước ở những mục tiêu ngắn hạn sẽ cũng cố niềm tin, lòng tự tôn của bạn trên con đường hướng đến mục tiêu của chính mình. Và chính điều này sẽ tạo ra những thay đổi quan trọng trong cuộc sống của bạn. Nó bắt đầu từ việc xây dựng mục tiêu đấy bạn ạ. Nào, bây giờ thì bạn hãy ngồi xuống và bắt đầu xây dựng mục tiêu cho cuộc sống của mình đi nào.

Theo Ý Tưởng Việt

Tuesday, January 29, 2013

Khởi nghiệp tinh gọn

BOOK - "Khởi nghiệp tinh gọn" (tựa gốc: The lean startup) là một trong những cuốn sách viết về bí quyết kinh doanh hay và thiết thực được nhiều người tìm đọc trên thế giới.


Trong bối cảnh của nền kinh tế đang ngày một phát triển và ngày càng cạnh tranh hiện nay, kinh doanh là một trong các lĩnh vực thu hút được sự quan tâm của khá nhiều người, trong đó, ngoài những “ông lớn” với số vốn khổng lồ và những mối quan hệ rộng rãi, cũng có những bạn trẻ năng động, dám nghĩ dám làm và luôn khát khao dấn thân vào lĩnh vực kinh doanh, khởi nghiệp bằng việc mở công ty riêng và tự đứng ra kinh doanh cũng như điều hành hoạt động.

Tuy nhiên, việc khởi nghiệp không phải chỉ cần một ý tưởng hay và sáng tạo, hay một ý chí quyết tâm kinh doanh đến cùng. Để có thể khởi nghiệp và xây dựng được một công ty hoạt động thành công, bạn còn cần nhiều hơn thế nữa.

Là một trong những cuốn sách viết về bí quyết kinh doanh hiện nay, Khởi nghiệp tinh gọn của Eris Ries chính là câu trả lời dành cho bạn. Ngày nay, sách viết về kinh doanh xuất hiện khá nhiều trên thị trường. Đa phần những cuốn sách này đều khá dài, một số ít có thể ứng dụng vào những hoàn cảnh thực tế nhưng hầu hết vẫn mang tính cá biệt, cụ thể, chưa khái quát hóa được tất cả mọi trường hợp. Với Khởi nghiệp tinh gọn – cuốn sách chỉ dài hơn 300 trang, bạn sẽ nắm được mấu chốt để tìm ra những phương pháp xây dựng công ty cho riêng bạn theo một mô hình quản trị riêng.

Sách không tổng hợp những mẹo vặt hay những “chiêu”, “mánh” mà bạn có thể áp dụng trong một vài trường hợp nhất định. Cuốn sách viết theo lối mở, cùng với những case-study – những tình huống thực tế được đưa ra phân tích và mổ xẻ chi tiết, những đúc kết dẫn lối hành động từ đó giúp bạn hình thành và định hướng đến cách giải quyết tốt nhất.

Những chi tiết trong cuốn sách được viết và truyền đạt rất sống động, có thể là những ý tưởng điên rồ, có thể là những bài học về cách giao tiếp quen thuộc, đơn giản nhưng lại hiệu quả đến không ngờ.

Với cuốn sách này, hy vọng bạn đọc có thể tìm được cho mình những hướng đi đúng đắn và phù hợp cho con đường kinh doanh riêng, đồng thời có thể ra những quyết định sáng suốt để phát triển sự nghiệp kinh doanh của chính mình.
“Những cuốn sách quản trị dễ đọc, dễ hiểu, dễ áp dụng thì thường đó sẽ là sách “dạy chiêu” (toolset), và ít có “dạy thức” (mindset). Những sách này thường đưa ra các chiêu trò, những công cụ, phương pháp cụ thể để người đọc và người học có thể áp dụng được ngay. Còn những cuốn sách “dạy thức” (mindset) về quản trị thì thường rất dài, rất dày, và thường được viết bởi các tác giả là những tư tưởng gia về quản trị, và những sách này cũng thường khó đọc hơn, khó hiểu hơn và khó áp dụng cho đại chúng hơn.

Tuy nhiên, cuốn Khởi nghiệp tinh gọn này lại rất “tinh gọn”, không chỉ tinh gọn về “lượng” (rất ngắn, chỉ hơn 300 trang), mà còn rất “tinh gọn” về “chất”. Cuốn sách này không chỉ là một cuốn sách “dạy chiêu”, mà còn là một cuốn sách “dạy thức”, không chỉ giúp người đọc thay đổi “cách nghĩ”, mà còn giúp thay đổi cả “cách làm” của các doanh nhân, các nhà quản lý muốn khởi tạo, muốn sáng tạo, đổi mới và cách tân liên tục.”

Nhận xét của Giản Tư Trung - Hiệu trưởng trường doanh nhân PACE.

“Eric Ries đã làm sáng tỏ điều bí ẩn và kì diệu trong khởi nghiệp. Thiên tài và phép màu không phải những yếu tố cần thiết để thành công, mà thay vào đó là một quy trình khoa học mọi người đều có thể nắm bắt, làm theo. Quyển sách chứa đựng những bài học quan trọng dành cho bạn trên con đường chinh phục điều mới mẻ bí ẩn phía trước, bất kể bạn là doanh nhân vừa khởi nghiệp hay đang làm việc tại một doanh nghiệp lớn.”

Mitchell Kapor, sáng lập công ty Lotus Development Corp.
Theo Zing

Độ tuổi khởi nghiệp dễ thành công nhất

STARTUP - Theo Forbes, chính vì chẳng có gì để mất, tư tưởng táo bạo, mới mẻ và năng lượng tràn trề mà các doanh nhân tuổi 20 như Bill Gates, Steve Jobs và Mark Zuckerberg mới đạt được thành công.


Forbes bình luận, khi cần gây dựng công ty, phần lớn mọi người nghĩ đến một đội ngũ lãnh đạo giàu kinh nghiệm. Họ muốn có một cá nhân "đầy thành tích" với kinh nghiệm lập đội nhóm, viết kế hoạch kinh doanh, xây dựng sản phẩm và quản lý kết quả kinh doanh.

Tuy nhiên, trên thực tế, những người khởi nghiệp thành công nhất lại là các doanh nhân trẻ ở độ tuổi trên 20.

Sergey Brin và Larry Page thành lập Google khi cả hai mới 25. Apple ra đời khi Steve Jobs mới 21, còn Steve Wozniak 26. Bill Gates và Paul Allen sáng lập Microsoft khi mới 20 và 22 tuổi. Mark Zuckerberg ra mắt mạng xã hội lớn nhất thế giới Facebook ở tuổi 20, còn Sam Walton năm 26 tuổi đã lập ra hãng bán lẻ Wal-Mart.

Theo Forbes, lý do đầu tiên khiến họ dễ thành công ở độ tuổi này là không có gì để mất. Phần lớn các doanh nhân trẻ từng sống trong ký túc xá trường học, thiếu thốn và thường xuyên phải ăn mỳ. Ở tuổi này, họ chẳng có nhà thế chấp, không phải trả góp tiền mua ôtô hay chăm chút cho phong cách sống.

Trái lại, một doanh nhân giàu kinh nghiệm lại có mọi thứ để giữ gìn - nhà to, lương cao, xe đẹp. Vì thế, nếu muốn lập công ty mới, họ sẽ phải cân nhắc rất nhiều thứ nếu không muốn mất đi cuộc sống thoải mái mà mình mất công gây dựng.

Chính bởi chẳng có gì để mất, các doanh nhân trẻ có thể nhìn nhận vấn đề theo cách hoàn toàn khác. Họ cũng chẳng cần phòng trừ rủi ro, và chỉ cần một ý tưởng thoáng qua cũng có thể cho họ động lực giải quyết vấn đề.

Bill Gates từng nói: "Tôi không bao giờ bỏ phí một ngày khi còn ở tuổi 20".

Bên cạnh đó, vì không phải đến văn phòng, người trẻ có suy nghĩ rất thoáng và không chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng khuôn mẫu tại công sở. Vì thế, giải pháp của họ cũng mới mẻ, đột phá và táo bạo hơn.

Liz Kammel, một tác giả khác trên Forbes cho rằng, có ba lý do khiến doanh nhân trẻ có lợi thế hơn người giàu kinh nghiệm. Đó là họ đã quen với cuộc sống thiếu thốn, năng lượng và động lực sống ở độ tuổi này luôn cao nhất, và họ chẳng bao giờ sợ hãi về việc không hoàn thành mục tiêu.

Vì vậy, Forbes khuyên rằng nếu đang ở tuổi 20, giới trẻ hãy tận dụng thật tốt. Họ sẽ chẳng bao giờ có cơ hội khởi nghiệp nào tốt hơn thế này. Hãy đặt mục tiêu và nỗ lực đột phá. Nếu chẳng may thất bại, thì đó cũng chỉ là một trong những kinh nghiệm quý báu mà thôi.

Theo VnExpress

Lê Đình Hùng - CEO Cửu Long Jewelry

PROFILE - Lê Đình Hùng là cái tên khá nổi tiếng cả trong doanh giới lẫn showbiz Việt bởi những hoạt động của ông luôn gắn liền với hai lĩnh vực này.


Gây dựng sự nghiệp khi kinh tế đang ở đỉnh cao và đối mặt với khó khăn trong suốt cuộc suy thoái kinh tế kéo dài từ 2009 đến nay, Lê Đình Hùng đã có những bước thăng trầm đủ để người trẻ tham khảo trong quá trình gây dựng doanh nghiệp.

Tôi khởi nghiệp với công việc của một phu đào đá sapphire ở Di Linh, sau đó đi học nghề và làm thợ bạc, gia công hàng chợ ở Vĩnh Long. Rồi một thân một mình lên Sài Gòn, không bằng cấp, xin việc không ai nhận...

Ngày đó, nhiều người gọi tôi là Hùng xe đạp vì thường thấy tôi đạp xe lang thang đi xin việc. Cũng may, trong những ngày lưu lạc ở Sài Gòn, tôi gặp một người bạn cũ. Cảm thông hoàn cảnh của tôi, anh ấy giới thiệu tôi vào làm thợ cho một công ty vàng bạc đá quý.

Từ một anh thợ là chân sai vặt, nhờ siêng năng, hay "đeo" thợ chính học nghề và tự nguyện nhận thêm việc nên tay nghề tôi ngày một nâng cao. Khi nhận được nhiều đơn đặt hàng, tôi huy động bạn bè làm cùng để có thời gian đầu tư vào những sản phẩm tinh xảo, sáng tạo hơn.

Dần dần, không chỉ khách hàng, nhiều doanh nghiệp lớn cũng tìm đến và đặt tôi gia công. Công việc tiến triển tốt, tôi bắt đầu nghĩ đến chuyện làm chủ và sử dụng đồng vốn hiệu quả hơn. Gom hết vốn liếng tích cóp được từ những ngày làm thuê, tôi thuê mặt bằng và mở cửa hàng kinh doanh nữ trang ở bên hông tòa nhà ITC, sau đó dời sang Đồng Khởi, con đường "vàng" ở trung tâm TP.HCM. Thương hiệu Cửu Long Jewelry chính thức ra đời, nhắm đến phục vụ khách hàng thuộc tầng lớp trung lưu.

Bắt tay xây dựng doanh nghiệp, tôi cảm thấy rất tự tin vì luôn tin vào khả năng của mình. Nhờ có những thiết kế mới nên Cửu Long Jewelry nhanh chóng chinh phục thị trường. Đến năm 2007, tôi quyết định mở thêm 30 chi nhánh ở các tỉnh, thành vì nghĩ rằng vận hội đã đến với mình.

Thế nhưng, do phát triển với tốc độ quá nhanh, vượt khỏi tầm kiểm soát cộng với không có kinh nghiệm quản trị nên tôi đã thất bại đau đớn, phải đóng cửa hàng loạt cửa hàng, lâm vào cảnh nợ nần. Cũng may là tôi vẫn còn vốn liếng quý giá là đôi tay khéo léo của mình.

Nhìn nhận thất bại là điều không phải ai cũng làm được, nhất là với những người đã từng thành công. Tôi phải cố gắng nhận diện những khó khăn của doanh nghiệp và tìm hướng giải quyết để hạn chế rủi ro, rồi bắt tay vào sắp xếp lại doanh nghiệp.

May mắn là các chủ nợ thông cảm, cho tôi khất nợ vì tôi thật lòng trình bày với họ khó khăn của mình, không chút giấu giếm, nên doanh nghiệp mới không phá sản.

Để giúp các bạn trẻ tránh được việc chạy theo các giá trị ảo, hành động thận trọng để có thể tìm thấy con đường thích hợp với mình, tôi muốn chia sẻ với các bạn về sự thật của cái gọi là thương trường khốc liệt. Tôi bắt đầu tập hợp những quan sát của mình để viết tập sách Mr. Thất Bại, gồm những bài học rút ra từ những thất bại và cả những điều đang tồn tại trên thương trường.

Đó là chuyện chung của Mr. Phở, Mr. Taxi hay Mr. Voucher... Tôi thấy mình và những người vừa hoặc sắp khởi nghiệp cần có một cái nhìn đúng đắn hơn về thị trường, nơi chúng tôi gửi gắm ước mơ và hoài bão của mình.

Chia sẻ câu chuyện thất bại của bản thân, tôi hy vọng những người trẻ rút được bài học kinh nghiệm, biết thận trọng trong từng bước đi, đừng quá vội vàng khuếch trương, hãy cứ "chậm mà chắc" để thương hiệu có thể tồn tại lâu dài. Muốn thành công thì phải tìm ra con đường thích hợp với mình.

Tuy kinh tế đang rất khó khăn, những doanh nghiệp lớn, đã có tiếng tăm cũng không tránh khỏi lao đao, nhưng không phải vì vậy mà người trẻ không còn cơ hội. Hãy mạnh dạn đối mặt với thất bại để có thể vững vàng đi tới thành công trong tương lai.

Theo DNSG