PROFILE - Nổi tiếng với thương vụ 45 triệu USD mua lại 100% cổ phần của chuỗi khách sạn và resort Victoria (2011), nhưng ít ai biết Trần Trọng Kiên còn tiên phong đưa du lịch mạo hiểm vào 3 nước Đông Dương.
Khởi đầu từ mong muốn thoát nghèo
Có lẽ bây giờ, nhiều bạn trẻ đã quen với khái niệm du lịch trekking (đi bộ dã ngoại) hay du lịch mạo hiểm, trải nghiệm, song không phải ai cũng biết loại hình này xuất hiện ở Việt Nam đã gần 20 năm nay, và người “khai sáng” nó lại là một sinh viên trường Y mới tốt nghiệp khi đó.
Sau khi hoàn thành 6 năm đèn sách ở ĐH Y khoa Hà Nội, anh bác sĩ trẻ Trần Trọng Kiên đã tạo bước ngoặt cho mình bằng việc thành lập Buffalo Tours vào năm 1994. Với sự giúp đỡ của vài người bạn, những ngày đầu, tài sản công ty không có gì ngoài một cái bàn làm việc và một chiếc điện thoại lúc nào cũng im lặng như thách thức.
Nhưng chỉ một thời gian ngắn sau, công ty đã bắt đầu có khách, nhờ kinh doanh loại hình dịch vụ rất mới khi đó. Rồi người này giới thiệu người kia, cùng với việc quảng bá thương hiệu của chủ nhân, Buffalo Tours bắt đầu có tiếng.
Với phương châm phát triển những sản phẩm du lịch độc đáo như du lịch mạo hiểm, du lịch cộng đồng và du lịch có trách nhiệm, thêm vào đó là tận dụng nguồn nhân lực tiềm năng, suốt 17 năm qua, Buffalo Tours được biết đến là công ty du lịch mạo hiểm hàng đầu tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á với mức tăng trưởng đều đặn 20 - 40% hàng năm.
Hiện Buffalo Tours đang cung cấp dịch vụ cho hơn 200 công ty du lịch, lữ hành trên thế giới.
Ngoài trụ sở chính đặt tại Hà Nội, công ty cũng có các chi nhánh ở TP HCM, Đà Nẵng, Siem Reap, Phnom Penh (Campuchia), Sydney (Australia), các địa điểm bán tours ở các khách sạn 5 sao như Ressainance và New World. Hiện nay, mạng lưới của Buffalo Tours vẫn tiếp tục được mở rộng và công ty ngày càng gây dựng được nhiều quan hệ với các đối tác du lịch tiềm năng trên toàn cầu.
“Với những sản phẩm phù hợp với thị trường, chúng tôi bắt đầu tìm kiếm nhiều kênh phân phối hơn. Sẽ có thể phát triển nhanh hơn nhiều nếu tận dụng tối đa mạng lưới của các công ty lữ hành quốc tế thay vì tự mình phát triển chúng. Và chúng tôi đã vượt qua rào cản biên giới để hòa nhập với thế giới, tham gia các hội chợ du lịch quốc tế và gây dựng quan hệ với nhiều đối tác tiềm năng”, anh Kiên chia sẻ.
Lý giải về việc rời bỏ nghề Y để đi theo con đường kinh doanh du lịch, anh Kiên cho hay: “Tôi sinh ra trong một gia đình tương đối khó khăn về tài chính tại Việt Nam, tôi không muốn chứng kiến gia đình tôi, đặc biệt là những đứa con tôi cũng phải lớn lên trong sự thiếu thốn. Đó chính là lý do tôi bỏ lại tấm bằng bác sỹ để đến với kinh doanh”. Thế nhưng khi đã là một doanh nhân thành đạt và phần nào thực hiện được những mục tiêu mình đặt ra, doanh nhân Trần Trọng Kiên luôn nung nấu một ý tưởng, đó là phải làm một điều gì đó giúp ích cho cộng đồng. “Tất cả mọi người đều có thể làm được một điều gì đó dù là rất nhỏ cho cộng đồng. Niềm vui du lịch vì vậy sẽ được nhân lên nhiều lần”, anh nói.
Đây cũng là lý do để anh Kiên triển khai và phát triển hình thức du lịch tình nguyện. Đó là những đoàn tình nguyện viên dạy học cho trẻ em mồ côi, những chuyến dã ngoại kết hợp với khám chữa bệnh cho người dân nghèo, những đóng góp về vật chất và tinh thần cho các làng dân tộc miền núi ở Mai Châu, các dự án xây trường lớp, nhà ở cho các em nhỏ.
Bên cạnh đó, anh còn triển khai các hoạt động bảo vệ môi trường, khu sinh thái và động vật quý hiếm ở Cúc Phương hay Tam Đảo. Phương châm sống có ích, tích cực tham gia các hoạt động xã hội và phát triển cộng đồng được quán triệt trong toàn bộ canh ty.
Không bao giờ nói lời hối tiếc
Trần Trọng Kiên là người không bao giờ nói lời hối tiếc trong những quyết định của mình. Bỏ nghề Y, đôi lúc anh cũng thấy chạnh lòng khi thấy giờ đây, bạn bè nhiều người trở thành những chuyên gia đầu ngành, người biết mổ tim qua Xquang, qua siêu âm, kẻ biết thanh mạch vành, mà khi xưa còn là sinh viên, anh cũng từng ao ước mình sẽ làm được vậy. “Nhưng để nói lời hối tiếc, thì có lẽ là không”, anh nói.
Kể cả khi gặp thất bại, Trần Trọng Kiên cũng không vì thế mà nản lòng hay hối tiếc. Anh quan niệm, thất bại là chuyện bình thường, miễn là có đủ thông minh để biết rằng mình đã sai.
Vị doanh nhân trẻ này chẳng ngại kể ra những thất bại của mình. Thực tế, trong mỗi bước tiến lớn và thành công hôm nay của Công ty CP du lịch Thiên Minh cũng như thương hiệu Buffalo Tours, Trần Trọng Kiên vẫn có những bước đi nhỏ chệch hướng, sai lầm. Năm 1997 - 1998, công ty lên kế hoạch tung ra dịch vụ nhảy dù cho khách du lịch. Nhưng hơn một năm chuẩn bị, bao công sức, tiền của bỏ ra, mà cuối cùng phải thừa nhận, dịch vụ ấy chẳng thể thương mại hóa ở Việt Nam. Sau đó, kế hoạch mở tour du lịch bằng khinh khí cầu cũng thế, rất nhanh chóng thất bại...
Trải qua không ít thất bại, nhưng trong tâm vị doanh nhân này vẫn còn ấp ủ rất nhiều dự định. Anh muốn đưa Victoria Hotels & Resorts trở thành thương hiệu hàng đầu của người Việt Nam, gắn kết văn hóa Việt và Pháp. Anh còn muốn mở rộng các điểm đến chiến lược, khai phá những điểm du lịch mới cả trong nước và ngoài nước. Với anh, sự thất bại lớn nhất đó là dừng lại.
Anh kể câu chuyện khi đầu tư Buffalo Tours sang Thái Lan. Lúc đó là thời kỳ khủng hoảng chính trị của nước này, nhiều người bảo anh “có vấn đề”. Nhưng sau khi nghiên cứu thị trường và tìm tòi chiến lược tiếp thị phù hợp, anh thấy rằng mình không tranh thủ thời điểm này để mở rộng thương hiệu sang Thái thì sẽ không còn nhiều cơ hội tương tự nữa. “Chúng tôi đã áp dụng hệ thống phân phối và quản lý đang có để tiếp thị trực tiếp thương hiệu, dịch vụ đến từng người tiêu dùng Thái Lan. Kết quả là đến tháng 10/2010, Buffalo Tours Thái Lan đã có lãi, nhân viên từ 3 - 4 người lúc đầu tăng lên thành 100 người, số lượng khách hàng đạt con số 10.000 người. “Nếu lúc đó tôi dừng lại, an bài với việc phát triển thương hiệu trong nước mà không mở rộng, thì khó mà có được kết quả như hôm nay”.
Nếu xếp Trần Trọng Kiên vào danh sách những doanh nhân ham học thì cũng không sai. Dù công việc bận rộn, sở hữu và quản lý rất nhiều công ty, thương hiệu trong ngành du lịch, khách sạn, song anh không ngại bỏ thời gian để tham gia các khóa học cần thiết. Anh tự nhận mình là người đam mê được học hỏi và khao khát hoàn thiện bản thân. Ngoài các tấm bằng bác sỹ đa khoa thực hành từ ĐH Y Khoa Hà Nội, Cử nhân khoa tiếng Anh của ĐH Sư phạm Ngoại Ngữ Hà Nội, Trần Trọng Kiên cũng sở hữu bằng Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh của ĐH Hawaii Mỹ và chứng chỉ Quản trị Tài chính của ĐH Swinburne, Australia.
Theo Đất Việt
Khởi đầu từ mong muốn thoát nghèo
Có lẽ bây giờ, nhiều bạn trẻ đã quen với khái niệm du lịch trekking (đi bộ dã ngoại) hay du lịch mạo hiểm, trải nghiệm, song không phải ai cũng biết loại hình này xuất hiện ở Việt Nam đã gần 20 năm nay, và người “khai sáng” nó lại là một sinh viên trường Y mới tốt nghiệp khi đó.
Sau khi hoàn thành 6 năm đèn sách ở ĐH Y khoa Hà Nội, anh bác sĩ trẻ Trần Trọng Kiên đã tạo bước ngoặt cho mình bằng việc thành lập Buffalo Tours vào năm 1994. Với sự giúp đỡ của vài người bạn, những ngày đầu, tài sản công ty không có gì ngoài một cái bàn làm việc và một chiếc điện thoại lúc nào cũng im lặng như thách thức.
Nhưng chỉ một thời gian ngắn sau, công ty đã bắt đầu có khách, nhờ kinh doanh loại hình dịch vụ rất mới khi đó. Rồi người này giới thiệu người kia, cùng với việc quảng bá thương hiệu của chủ nhân, Buffalo Tours bắt đầu có tiếng.
Với phương châm phát triển những sản phẩm du lịch độc đáo như du lịch mạo hiểm, du lịch cộng đồng và du lịch có trách nhiệm, thêm vào đó là tận dụng nguồn nhân lực tiềm năng, suốt 17 năm qua, Buffalo Tours được biết đến là công ty du lịch mạo hiểm hàng đầu tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á với mức tăng trưởng đều đặn 20 - 40% hàng năm.
Hiện Buffalo Tours đang cung cấp dịch vụ cho hơn 200 công ty du lịch, lữ hành trên thế giới.
Ngoài trụ sở chính đặt tại Hà Nội, công ty cũng có các chi nhánh ở TP HCM, Đà Nẵng, Siem Reap, Phnom Penh (Campuchia), Sydney (Australia), các địa điểm bán tours ở các khách sạn 5 sao như Ressainance và New World. Hiện nay, mạng lưới của Buffalo Tours vẫn tiếp tục được mở rộng và công ty ngày càng gây dựng được nhiều quan hệ với các đối tác du lịch tiềm năng trên toàn cầu.
“Với những sản phẩm phù hợp với thị trường, chúng tôi bắt đầu tìm kiếm nhiều kênh phân phối hơn. Sẽ có thể phát triển nhanh hơn nhiều nếu tận dụng tối đa mạng lưới của các công ty lữ hành quốc tế thay vì tự mình phát triển chúng. Và chúng tôi đã vượt qua rào cản biên giới để hòa nhập với thế giới, tham gia các hội chợ du lịch quốc tế và gây dựng quan hệ với nhiều đối tác tiềm năng”, anh Kiên chia sẻ.
Lý giải về việc rời bỏ nghề Y để đi theo con đường kinh doanh du lịch, anh Kiên cho hay: “Tôi sinh ra trong một gia đình tương đối khó khăn về tài chính tại Việt Nam, tôi không muốn chứng kiến gia đình tôi, đặc biệt là những đứa con tôi cũng phải lớn lên trong sự thiếu thốn. Đó chính là lý do tôi bỏ lại tấm bằng bác sỹ để đến với kinh doanh”. Thế nhưng khi đã là một doanh nhân thành đạt và phần nào thực hiện được những mục tiêu mình đặt ra, doanh nhân Trần Trọng Kiên luôn nung nấu một ý tưởng, đó là phải làm một điều gì đó giúp ích cho cộng đồng. “Tất cả mọi người đều có thể làm được một điều gì đó dù là rất nhỏ cho cộng đồng. Niềm vui du lịch vì vậy sẽ được nhân lên nhiều lần”, anh nói.
Đây cũng là lý do để anh Kiên triển khai và phát triển hình thức du lịch tình nguyện. Đó là những đoàn tình nguyện viên dạy học cho trẻ em mồ côi, những chuyến dã ngoại kết hợp với khám chữa bệnh cho người dân nghèo, những đóng góp về vật chất và tinh thần cho các làng dân tộc miền núi ở Mai Châu, các dự án xây trường lớp, nhà ở cho các em nhỏ.
Bên cạnh đó, anh còn triển khai các hoạt động bảo vệ môi trường, khu sinh thái và động vật quý hiếm ở Cúc Phương hay Tam Đảo. Phương châm sống có ích, tích cực tham gia các hoạt động xã hội và phát triển cộng đồng được quán triệt trong toàn bộ canh ty.
Không bao giờ nói lời hối tiếc
Trần Trọng Kiên là người không bao giờ nói lời hối tiếc trong những quyết định của mình. Bỏ nghề Y, đôi lúc anh cũng thấy chạnh lòng khi thấy giờ đây, bạn bè nhiều người trở thành những chuyên gia đầu ngành, người biết mổ tim qua Xquang, qua siêu âm, kẻ biết thanh mạch vành, mà khi xưa còn là sinh viên, anh cũng từng ao ước mình sẽ làm được vậy. “Nhưng để nói lời hối tiếc, thì có lẽ là không”, anh nói.
Kể cả khi gặp thất bại, Trần Trọng Kiên cũng không vì thế mà nản lòng hay hối tiếc. Anh quan niệm, thất bại là chuyện bình thường, miễn là có đủ thông minh để biết rằng mình đã sai.
Vị doanh nhân trẻ này chẳng ngại kể ra những thất bại của mình. Thực tế, trong mỗi bước tiến lớn và thành công hôm nay của Công ty CP du lịch Thiên Minh cũng như thương hiệu Buffalo Tours, Trần Trọng Kiên vẫn có những bước đi nhỏ chệch hướng, sai lầm. Năm 1997 - 1998, công ty lên kế hoạch tung ra dịch vụ nhảy dù cho khách du lịch. Nhưng hơn một năm chuẩn bị, bao công sức, tiền của bỏ ra, mà cuối cùng phải thừa nhận, dịch vụ ấy chẳng thể thương mại hóa ở Việt Nam. Sau đó, kế hoạch mở tour du lịch bằng khinh khí cầu cũng thế, rất nhanh chóng thất bại...
Trải qua không ít thất bại, nhưng trong tâm vị doanh nhân này vẫn còn ấp ủ rất nhiều dự định. Anh muốn đưa Victoria Hotels & Resorts trở thành thương hiệu hàng đầu của người Việt Nam, gắn kết văn hóa Việt và Pháp. Anh còn muốn mở rộng các điểm đến chiến lược, khai phá những điểm du lịch mới cả trong nước và ngoài nước. Với anh, sự thất bại lớn nhất đó là dừng lại.
Anh kể câu chuyện khi đầu tư Buffalo Tours sang Thái Lan. Lúc đó là thời kỳ khủng hoảng chính trị của nước này, nhiều người bảo anh “có vấn đề”. Nhưng sau khi nghiên cứu thị trường và tìm tòi chiến lược tiếp thị phù hợp, anh thấy rằng mình không tranh thủ thời điểm này để mở rộng thương hiệu sang Thái thì sẽ không còn nhiều cơ hội tương tự nữa. “Chúng tôi đã áp dụng hệ thống phân phối và quản lý đang có để tiếp thị trực tiếp thương hiệu, dịch vụ đến từng người tiêu dùng Thái Lan. Kết quả là đến tháng 10/2010, Buffalo Tours Thái Lan đã có lãi, nhân viên từ 3 - 4 người lúc đầu tăng lên thành 100 người, số lượng khách hàng đạt con số 10.000 người. “Nếu lúc đó tôi dừng lại, an bài với việc phát triển thương hiệu trong nước mà không mở rộng, thì khó mà có được kết quả như hôm nay”.
Nếu xếp Trần Trọng Kiên vào danh sách những doanh nhân ham học thì cũng không sai. Dù công việc bận rộn, sở hữu và quản lý rất nhiều công ty, thương hiệu trong ngành du lịch, khách sạn, song anh không ngại bỏ thời gian để tham gia các khóa học cần thiết. Anh tự nhận mình là người đam mê được học hỏi và khao khát hoàn thiện bản thân. Ngoài các tấm bằng bác sỹ đa khoa thực hành từ ĐH Y Khoa Hà Nội, Cử nhân khoa tiếng Anh của ĐH Sư phạm Ngoại Ngữ Hà Nội, Trần Trọng Kiên cũng sở hữu bằng Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh của ĐH Hawaii Mỹ và chứng chỉ Quản trị Tài chính của ĐH Swinburne, Australia.
Theo Đất Việt
No comments:
Post a Comment