PROFILE - Đi qua ranh giới hai thời kỳ chiến tranh và hòa bình, Nguyễn Thị Mai Thanh, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh REE, vẫn đang “chiến đấu” không mệt mỏi trên thương trường. Thế nhưng, những thách thức của thời kỳ phát triển mới sẽ là áp lực không nhỏ đối với người nữ lãnh đạo đã ở tuổi ngũ tuần này.
Nguyễn Ngọc Thái Bình, 29 tuổi, đã trở thành Giám đốc Tài chính (CFO) và tham gia Ban Quản trị của REE vào đầu tháng 10.2009, trước không ít “lời ra tiếng vào”. Một cổ đông nói: “Bình còn quá trẻ để được đảm trách vị trí quan trọng như thế!”.
Thái Bình là một trong hai người con của Tổng Giám đốc Nguyễn Thị Mai Thanh, từng làm việc cho Ngân hàng HSBC. Đề cập đến vai trò mới của Bình ở REE, bà Thanh nói: “Tôi hoàn toàn không thích đưa người nhà vào công ty làm”. Tuy nhiên, trong bối cảnh vị trí CFO bị khuyết, gánh nặng công việc đè lên vai Tổng Giám đốc và cổ đông không đề cử được ai giữ trọng trách này (vì nếu tham gia Hội đồng Quản trị thì người đó không được bán cổ phiếu trong một khoảng thời gian nhất định), bà Thanh đã tiến cử Bình.
Người phụ nữ cứng rắn này tuyên bố trước cổ đông: “Bình là con tôi và tôi tin, tôi giới thiệu, quý vị có quyền bầu hoặc không”. Cuối cùng, sau một cuộc bầu cử công khai, Bình đã được bổ nhiệm.
Công ty REE bước qua năm thứ 33 phát triển trong khi chàng trai trẻ Thái Bình đang bắt đầu nếm trải những áp lực đầu tiên. Bình nói: “Mẹ tôi là tấm gương của sự nỗ lực không ngừng. Áp lực từ cổ đông là chuyện không nhỏ, nhưng bà luôn đặt lợi ích của họ lên hàng đầu”. Điều này cũng khiến Bình phải luôn cố gắng thoát khỏi cái bóng rất lớn của mẹ. Còn bà Thanh thì chia sẻ: “Là người nhà càng phải được đối xử nghiêm khắc hơn”.
Lịch sử phát triển của REE cũng đã từng chứng kiến một cuộc chuyển giao quyền lực tương tự. Cách đây 24 năm, khi trạc tuổi Bình bây giờ, bà Mai Thanh đã được giao phó một trọng trách: trở thành Tổng Giám đốc của REE. Năm đó, bà mới 30 tuổi.
Giống như câu chuyện của Bình, vị trí Tổng Giám đốc của bà Mai Thanh không hẳn chỉ là sự ưu ái của cấp trên do có quan hệ thân thích. Ông Nguyễn Thanh Vân, Cựu Giám đốc Xí nghiệp Liên hợp Thiết bị lạnh (tiền thân của REE), người đã cất nhắc bà Mai Thanh lên vị trí lãnh đạo cao nhất, nhận xét: “Cô ấy là một nhân viên xuất sắc, không bao giờ thỏa mãn với thành quả hiện tại mà luôn cố gắng. Cô ấy làm việc cật lực như những đồng nghiệp nam. Và tôi không quan tâm đến việc cô ấy có là con của một vị trung tướng hay không khi quyết định giao quyền lãnh đạo!”.
Những cú vấp ngã
Sự cứng rắn và tự tin trong những quyết định mình đưa ra của vị nữ lãnh đạo này không phải chỉ mới bộc lộ qua câu chuyện tiến cử con trai vào Ban Quản trị. Sự đột phá của REE trong suốt bao năm đã nói lên tính cách quan trọng của người đàn bà đầy quyền lực này.
“Vì đâu REE từ một công ty nhỏ, có giá trị 1 triệu USD giờ đã đạt đến 200 triệu USD? Không thể không nhắc đến bà Thanh và những chiến lược táo bạo của bà. Bà là người luôn lắng nghe góp ý nhưng quyết đoán khi ra quyết định”, ông Dominic Scriven, Tổng Giám đốc Công ty Quản lý Quỹ Dragon Capital, Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty REE, nhận xét.
Đầu tiên là việc bà Thanh đã sớm suy nghĩ về con đường phát triển của REE. Bà nói: “REE sẽ nhỏ bé nếu chỉ quanh quẩn ở lĩnh vực cơ điện lạnh, dù đây là lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của Công ty”.
Thời gian đầu, REE chỉ tập trung vào lĩnh vực thầu cơ điện cho các công trình xây dựng. Bà Thanh tính rằng, nếu REE có trong tay những hợp đồng thầu cơ điện trị giá cỡ 1.500 tỉ đồng, doanh thu mang về cũng chỉ vào khoảng 600-700 tỉ đồng và lợi nhuận chỉ khoảng 5-6%. Trong khi đó, thực tế, giá trị của cả công trình xây dựng hiện nay cũng chưa đạt đến con số này, còn giá trị cơ điện thì chỉ chiếm khoảng 30% giá trị công trình.
Vì thế, năm 2002, bà Mai Thanh đã đề xuất chiến lược đầu tư vào bất động sản, khi chưa có mấy công ty lớn để ý đến loại hình đầu tư này. Và bà đã đối mặt với sự phản đối của nhiều người. Bà nói: “Ngay cả ông Dominic Scriven dù không phản đối nhưng cũng ngần ngại”.
Dự án đầu tiên đánh dấu sự tham gia của REE vào lĩnh vực bất động sản là tòa nhà văn phòng E-town 1 ở quận Tân Bình (TP.HCM), một quận xa trung tâm thành phố. Bà Mai Thanh tin rằng, tòa nhà này sẽ là nơi hội tụ các công ty công nghệ thông tin, vốn là lĩnh vực đang nổi lên tại Việt Nam thời điểm đó. Nhiều nhà kinh doanh bất động sản tại TP.HCM đã tỏ ra nghi ngờ hiệu quả kinh doanh của hơn 30.000 m2 mặt bằng tại một vị trí bị đánh giá là không đắc địa.
Bà nói: “Vì vậy, tôi đã cố chứng minh với mọi người điều mình làm. Là nhà thầu cơ điện, tôi cũng có chút ít am hiểu về ngành xây dựng và bất động sản”.
Tuy nhiên, vụ nổ bong bóng cổ phiếu các công ty công nghệ tại Mỹ thời gian đó khiến tham vọng lấp đầy của công trình này bằng sự có mặt của các công ty công nghệ thông tin đã không thực hiện được. Trước sức ép từ nhiều phía, bà Thanh đã thay đổi chiến lược, thu hút các công ty thuộc mọi lĩnh vực (không nhắm vào công nghệ như định hướng ban đầu) bằng những ưu thế của E-town 1 như có không gian rộng rãi hơn các tòa nhà văn phòng khu vực trung tâm, gần sân bay… Kết quả là sau 2 năm nỗ lực tiếp thị, 100% diện tích E-town 1 đã được lấp đầy, trong đó khoảng 30% là công ty công nghệ thông tin.
Thừa thắng, bà tiếp tục cho xây dựng E-town 2, 3, 4 (hoàn tất vào cuối năm 2006 và 2008) với 90% diện tích đã có khách thuê. Về chiến lược đầu tư bất động sản của mình, bà Thanh cho biết: “Việt Nam đang xây dựng mọi thứ, từ pháp lý đến cơ sở hạ tầng. REE cũng thế!”.
Chiến lược đầu tư vào bất động sản một mặt nào đó còn chứng minh “sự tinh thông về nguồn vốn và thị trường của bà Thanh”, như ông Rick Mayo Smith, Giám đốc Điều hành Công ty Quản lý Quỹ Indochina Capital, nhận xét.
Ông Dominic Scriven nói thêm: “Trước mỗi thử thách, bà Thanh luôn giải quyết vấn đề theo chiều hướng tích cực”. Có lẽ ông muốn nói đến năng lực xoay chuyển tình huống của bà Thanh trong những thời điểm khó khăn nhất.
Đơn cử là câu chuyện của năm 2008, khi REE công bố khoản lỗ đầu tư ước tính 384 tỉ đồng (do tổng mức trích lập dự phòng đầu tư tài chính lên đến 467,13 tỉ đồng). Nhưng bà Thanh cũng chỉ gọi đây là “sự cố”.
Đầu tư tài chính và bất động sản đều thuộc lĩnh vực đầu tư, là 1 trong 3 lĩnh vực hoạt động của REE gồm cơ điện công trình, sản xuất sản phẩm điện gia dụng thương hiệu Reetech (gồm máy lạnh gia dụng và công nghiệp) và đầu tư.
Năm 2008, thị trường chứng khoán chao đảo do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu, một số cổ phiếu trong danh mục đầu tư tài chính của REE không đạt kết quả như mong đợi. Bà nói: “Tôi không cho mình đã lơ là trong đầu tư, nhưng thừa nhận mình đã thiếu hiểu biết trong việc nhận định thị trường khi ấy. Tôi đã chủ quan đầu tư theo thị trường, không lường trước mọi thứ có thể xuống đến mức tệ như thế”.
Trước tình hình rối ren của hầu hết các doanh nghiệp lúc đó, trong khi ban quản trị, ban điều hành của nhiều công ty khác đổ lỗi cho thị trường, hoặc quy trách nhiệm lẫn nhau, thì bà Thanh chọn giải pháp thẳng thắn nhận lỗi. Trong cuộc chất vấn sáng ngày 18.2.2009 tại Sàn Giao dịch Công ty Chứng khoán TP.HCM (HSC), câu đầu tiên bà nói với các cổ đông khi ấy là: “Tổng Giám đốc là người chịu trách nhiệm về vấn đề này. Tôi xin nhận sự yếu kém này trước cổ đông” .
Trong cuộc chất vấn, bà đã không ngại nhận mọi trách nhiệm, phân tích những sai lầm trong mảng đầu tư của REE và đưa ra chiến lược mới, khả thi hơn cho năm 2009. Theo đó, REE sẽ tái cấu trúc các khoản đầu tư, tập trung đầu tư dài hạn vào ngành chiến lược, có thế mạnh như các dự án điện, nước (hơn là những khoản đầu tư ngắn hạn vào cổ phiếu như trước đó). Bà còn làm dịu sự bất bình của cổ đông bằng việc tuyên bố con số doanh thu dự kiến của REE trong năm 2009 là 1.400 tỉ đồng và lợi nhuận trước thuế khoảng 250-300 tỉ đồng.
Nhớ lại lời tuyên bố này, bà nói: “Dù biết rằng kinh doanh giống như đi trên một con đường, không phải lúc nào cũng bằng phẳng, nhưng bạn phải luôn nhìn nhận rõ ràng về sự vấp ngã của mình. Và không nên hứa hẹn nếu biết mình không thực hiện được”.
Cuối cùng, sau một năm nhiều biến động như năm 2009, REE đã đạt lợi nhuận trước thuế 488 tỉ đồng, vượt xa con số 250-300 tỉ đồng bà Thanh tuyên bố trước đó.
Người phụ nữ đi tiên phong
Không phải ngẫu nhiên chúng tôi chọn cụm từ “người phụ nữ đi tiên phong” để nói về bà Mai Thanh. Bà luôn tỏ ra là người cấp tiến, luôn chấp nhận đi tiên phong để được thử thách và thay đổi bản thân.
Trên thực tế, REE được biết đến là công ty của nhiều cái đầu tiên: công ty Việt Nam đầu tiên cổ phần hóa, đầu tiên niêm yết trên thị trường chứng khoán, đầu tiên phát hành trái phiếu chuyển đổi, đầu tiên áp dụng điều lệ mẫu mới do Bộ Tài chính chỉ định… Trong đó, đáng chú ý nhất là thành công trong việc cổ phần hóa của REE những năm đầu 1990.
Năm 1991, Nghị định 202 của Chính phủ về cổ phần hóa ra đời và 6 công ty được chỉ định thực hiện cổ phần hóa, nhưng không có REE.
“Trước kia, Nhà nước giao cho chúng tôi chỉ tiêu sản lượng. Nếu cổ phần hóa, không còn được bao tiêu, chúng tôi sẽ phải nỗ lực tự bán từng sản phẩm, như vậy mới phát triển được. Lúc đó, Luật đầu tư đã có, cạnh tranh sẽ khốc liệt hơn, chúng tôi không thể trông chờ mãi vào sự bảo bọc của Nhà nước. Cho nên, REE không thể không cổ phần hóa”, bà nói.
Rồi, bà nỗ lực xin được thực hiện cổ phần hóa, dù còn ngổn ngang những vấn đề cần giải quyết: nhân viên vẫn quen kiểu làm việc được Nhà nước “chống lưng”, thủ tục định giá doanh nghiệp khó khăn, khả năng kêu gọi cổ đông không dễ do hình thức quá mới.
Sau khi cổ phần hóa, REE đã thu hút gần 20% cổ đông bên ngoài, 30% cổ đông là công nhân viên, còn hơn 50% thuộc sở hữu Nhà nước.
“Mọi người ủng hộ Mai Thanh vì cô ấy hòa đồng, sống vì mọi người và chứng minh được năng lực khi giải quyết mọi vấn đề với kết quả tốt nhất cho REE”, ông Nguyễn Thanh Vân, Cựu Giám đốc của REE, nói.
Một phần tính cách tiên phong của bà Thanh, theo ông Vân, chính là kết quả của những năm tháng chiến tranh. “Tôi làm việc như những người đàn ông trong chiến tranh, thậm chí còn hơn thế nữa”, bà Thanh tâm sự.
Bà Mai Thanh lớn lên trong một gia đình cách mạng, cha là cán bộ. Bà làm dược tá trong chiến khu những năm còn học đệ tam (tương đương lớp 10 hiện nay). Năm 16 tuổi bà rời miền Nam, chịu nhiều đợt sốt rét trên chặng đường đi bộ ra Bắc để học chuyên ngành dược. Bà nhớ lại: “Tôi làm mọi thứ. Chẻ củi, tải gạo, lội sông lội suối như đàn ông. Tôi luôn cố gắng quên mình là con của một cán bộ để sống như mọi người, càng không cho phép xem mình là phụ nữ để gây khó khăn cho người khác”.
Bà là một trong số ít người con của các cán bộ cách mạng được cử ra nước ngoài học bởi thành tích học tập xuất sắc. Bà tốt nghiệp đại học tại Đức chuyên ngành cơ khí, mảng điều hòa không khí, rồi lập gia đình với một tiến sĩ hóa học người Việt tại Đức và cùng chồng về nước.
Những thách thức của thời tuổi trẻ khiến người phụ nữ này không muốn yên phận ở vị trí cao và chế độ đãi ngộ tốt dành cho những sinh viên ưu tú. Bà quyết định về REE, nơi mà “thiết bị trong xưởng thuộc hàng “third-hand” trở xuống, chứ không được tới second-hand” như cách bà nói.
REE thời bấy giờ chỉ là một xí nghiệp cơ khí cũ kỹ, sản xuất thiết bị điện lạnh cho các nhà máy nước đá. Bà Thanh khi đó là cán bộ kỹ thuật, cùng chiếc xe máy cũ rong ruổi khắp miền Tây giám sát công nhân thi công. Đến năm 1984, nhờ thành công trong việc lắp đặt hệ thống lạnh lớn đầu tiên cho Nhà hát Hòa Bình (TP.HCM), Mai Thanh đã ghi điểm trong mắt lãnh đạo xí nghiệp.
“Thanh còn trẻ nhưng đã làm nên những chuyện lớn. Vì thế, tôi quyết định giao quyền lại cho cô ấy và tôi thấy mình đã làm đúng”, ông Vân nhớ lại.
Với quyết định này, tân Tổng Giám đốc Nguyễn Thị Mai Thanh càng có điều kiện thể hiện sự cấp tiến của mình. Việc đầu tiên bà làm sau khi được bổ nhiệm là trẻ hóa bộ máy nhân sự của REE, nỗ lực sắp xếp đội ngũ cán bộ sao cho “ít bị mất mát nhất” (như bà nói). Và đây chính là tiền đề để REE thực hiện thành công cổ phần hóa năm 1993, tiến đến niêm yết trên thị trường chứng khoán 7 năm sau đó và phát triển cho đến nay.
Thử thách mới
Kể từ lúc niêm yết đến nay, REE luôn nằm trong nhóm các doanh nghiệp có giá trị vốn hóa thị trường lớn nhất. Bà Mai Thanh cũng được biết đến là một người phụ nữ giàu có: bà là người giàu thứ 9 trên thị trường chứng khoán năm 2007 do VnExpress bình chọn, nhận mức lương 100 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, thành công của REE cũng như sự giàu có của bà luôn đi kèm với áp lực.
“Tôi không quan tâm chuyện mọi người nói về việc tôi giàu như thế nào. Tôi chỉ nghĩ đến việc làm sao vượt qua những thách thức đang chờ đợi mình phía trước”, bà Thanh nói.
Năm 2010, Hội đồng Quản trị của REE kỳ vọng đạt mức tăng trưởng ROE (lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) 20%. Như vậy, với số vốn chủ sở hữu hiện tại là 2.500 tỉ đồng, REE phải đạt lợi nhuận sau thuế 500 tỉ đồng. Bà Thanh bày tỏ: “Đây là thách thức không nhỏ trước tình hình thị trường còn nhiều biến động và nguy cơ tái lạm phát”.
Lĩnh vực thầu cơ điện công trình (mà REE chiếm 20% thị phần) bị ảnh hưởng do tốc độ xây dựng đang chậm lại vì tín dụng dần thắt chặt, lãi suất và giá vật liệu tăng. Tuy nhiên, bà nói: “Đây là lĩnh vực cốt lõi của REE nên lợi nhuận tối thiểu của năm 2010 cũng phải bằng 2009. Song, mục tiêu tăng trưởng chúng tôi đặt ra cho lĩnh vực này trong năm nay vẫn không dưới 20%”.
Ở lĩnh vực điện lạnh gia dụng, sản phẩm Reetech của REE đang chiếm thị phần 10%, trước sự “bủa vây” của hàng loạt đối thủ nước ngoài như Carrier, Toshiba, Panasonic, Hitachi, LG… Tuy nhiên, bà Thanh tính, mỗi năm Việt Nam tiêu thụ khoảng nửa triệu chiếc máy lạnh, như thế, cơ hội cho Reetech vẫn còn lớn. Bà cho biết: “Reetech có giá bán trung bình cao. Trong tình hình khó khăn của năm nay và với mức giá này, Reetech vẫn tăng trưởng nhưng có thể không quá cao”.
Mảng đầu tư, sau cú vấp ngã năm 2008 và đợt tái cấu trúc năm 2009, sẽ tiếp tục được bà chú ý trong năm 2010. Năm 2009, REE đã tập trung vào 3 nhóm đầu tư: điện, nước (đầu tư chiến lược); ngân hàng và các định chế tài chính (đầu tư tài chính) và đầu tư bất động sản. Bà Thanh cũng sắp xếp lại các khoản đầu tư vào lĩnh vực tài chính, ngân hàng, cổ phiếu niêm yết hoặc giao dịch trên thị trường phi tập trung (OTC). Việc sắp xếp này cũng nhằm thu lại một vốn để bổ sung cho mảng đầu tư chiến lược ở lĩnh vực điện, nước. Cụ thể, REE dành 1.787 tỉ đồng tổng giá trị tài chính cho mảng đầu tư chiến lược, trong đó đầu tư vào thủy điện Thác Bà 10% và nhiệt điện Quảng Ninh 8% (tương đương 1.200 tỉ đồng).
Riêng lĩnh vực bất động sản, 85.000 m2 tổng mặt bằng cho thuê của REE cần được lấp đầy quả là bài toán khó trong năm nay, khi giới chuyên gia đang dự báo về tình trạng thừa cung văn phòng cho thuê.
“Dù hiểu rằng tỉ lệ lấp đầy có thể không bằng năm trước, nhưng tôi vẫn đang cố gắng thúc đẩy mọi thứ. Tôi chưa thể nói thêm điều gì vào lúc này”, bà Thanh nói.
Trong chiến lược năm 2010 của REE, có một mảng kinh doanh tuy ít được nói đến nhưng một lần nữa cho thấy khả năng nắm bắt cơ hội và sự tinh thông nguồn vốn của bà Mai Thanh. Đó là quỹ đầu tư, lĩnh vực được dự báo có thể mang lại nhiều lợi nhuận cho REE trong tương lai.
Cuối năm 2008, REE đã hợp tác với Bảo Việt và Gemadept thành lập Công ty Quản lý Quỹ RNG. Trong năm 2008 và 2009, khó khăn do suy thoái kinh tế đã gây cản trở việc huy động vốn cho RNG, một số cổ đông rút vốn. Bà Thanh đã quyết định mua lại phần hùn của họ để duy trì công ty này (hiện nay tỉ lệ cổ phần của REE trong RNG là 70%).
Dù quản lý quỹ vẫn được biết đến là ngành mang lại nhiều lợi nhuận, nhưng sự khắc nghiệt trong lĩnh vực này và những khó khăn vào cuối năm 2009 khiến bà Mai Thanh nghĩ đến chiến lược đưa RNG hợp tác với các nhà quản lý quỹ giỏi.
Điều này có lẽ không quá khó đối với bà, vì đã có kinh nghiệm làm việc với nhiều chuyên gia trong ngành quỹ tại Việt Nam như Dominic Scriven (Tổng Giám đốc Dragon Capital), Don Lam (Tổng Giám đốc VinaCapital), Rick Mayo-Smith (Tổng Giám đốc Indochina Capital). Tuy nhiên, lần hợp tác này cũng là một thử thách vì quản lý quỹ là lĩnh vực còn khá mới mẻ đối với bà Mai Thanh.
Ông Louis Nguyễn, Tổng Giám đốc Công ty Quản lý Quỹ SAM, được tổ chức LCF Rothschild xếp hạng cao nhất xét về hiệu quả hoạt động năm 2009 (căn cứ trên giá trị tài sản ròng), nói: “Bà Thanh hiểu biết về văn hóa Việt Nam và mau chóng thích nghi với văn hóa kinh doanh quốc tế. Bà cũng là người quyết đoán nhưng dịu dàng, linh hoạt khi cần thiết, rất phù hợp để hoạt động trong lĩnh vực quỹ đầu tư”.
Đó là một trong những lý do SAM quyết định hợp tác với RNG theo một phương thức chưa có tiền lệ ở Việt Nam. Theo đó, trước mắt, hai công ty sẽ phối hợp huy động vốn ở nước ngoài thành lập một quỹ đầu tư vào thị trường Việt Nam với tên gọi “Smart Money Fund” có giá trị 100 triệu USD do SAM quản lý, đầu tư vào các danh mục bất động sản, các công ty đã hoặc sắp niêm yết. RNG cũng có kế hoạch huy động vốn để thành lập một quỹ đầu tư trong nước với số vốn khoảng 50 triệu USD, đầu tư vào các lĩnh vực mà REE đã có kinh nghiệm như bất động sản, hạ tầng và lĩnh vực hàng tiêu dùng.
“Còn quá sớm để nói về 2 quỹ này, nhưng chúng có thể sẽ ra đời trong những tháng tới”, bà Mai Thanh cho biết. Còn ông Louis Nguyễn thì kỳ vọng: “Tiếng tăm của bà Thanh sẽ là một phần quan trọng giúp thu hút nhà đầu tư vào những quỹ này”.
Những kế hoạch kinh doanh mới và sự kỳ vọng của cổ đông ở một doanh nghiệp hàng ngàn con người là sức ép lớn đặt trên vai người nữ lãnh đạo nhỏ bé. Trong khi đó, Nguyễn Ngọc Thái Bình, con trai bà, chuẩn bị bước vào tuổi 30, độ tuổi mà trước đây bà Mai Thanh được trao quyền lãnh đạo cao nhất ở REE. Liệu lịch sử có lặp lại?
Bình bộc bạch: “Tôi nghĩ mình còn phải đóng góp nhiều hơn nữa để có thể xứng đáng được nhận một trọng trách như vậy”. Còn bà Mai Thanh thì nói: “Tôi chưa nghĩ đến điều này!”
Theo NCĐT
Nguyễn Ngọc Thái Bình, 29 tuổi, đã trở thành Giám đốc Tài chính (CFO) và tham gia Ban Quản trị của REE vào đầu tháng 10.2009, trước không ít “lời ra tiếng vào”. Một cổ đông nói: “Bình còn quá trẻ để được đảm trách vị trí quan trọng như thế!”.
Thái Bình là một trong hai người con của Tổng Giám đốc Nguyễn Thị Mai Thanh, từng làm việc cho Ngân hàng HSBC. Đề cập đến vai trò mới của Bình ở REE, bà Thanh nói: “Tôi hoàn toàn không thích đưa người nhà vào công ty làm”. Tuy nhiên, trong bối cảnh vị trí CFO bị khuyết, gánh nặng công việc đè lên vai Tổng Giám đốc và cổ đông không đề cử được ai giữ trọng trách này (vì nếu tham gia Hội đồng Quản trị thì người đó không được bán cổ phiếu trong một khoảng thời gian nhất định), bà Thanh đã tiến cử Bình.
Người phụ nữ cứng rắn này tuyên bố trước cổ đông: “Bình là con tôi và tôi tin, tôi giới thiệu, quý vị có quyền bầu hoặc không”. Cuối cùng, sau một cuộc bầu cử công khai, Bình đã được bổ nhiệm.
Công ty REE bước qua năm thứ 33 phát triển trong khi chàng trai trẻ Thái Bình đang bắt đầu nếm trải những áp lực đầu tiên. Bình nói: “Mẹ tôi là tấm gương của sự nỗ lực không ngừng. Áp lực từ cổ đông là chuyện không nhỏ, nhưng bà luôn đặt lợi ích của họ lên hàng đầu”. Điều này cũng khiến Bình phải luôn cố gắng thoát khỏi cái bóng rất lớn của mẹ. Còn bà Thanh thì chia sẻ: “Là người nhà càng phải được đối xử nghiêm khắc hơn”.
Lịch sử phát triển của REE cũng đã từng chứng kiến một cuộc chuyển giao quyền lực tương tự. Cách đây 24 năm, khi trạc tuổi Bình bây giờ, bà Mai Thanh đã được giao phó một trọng trách: trở thành Tổng Giám đốc của REE. Năm đó, bà mới 30 tuổi.
Giống như câu chuyện của Bình, vị trí Tổng Giám đốc của bà Mai Thanh không hẳn chỉ là sự ưu ái của cấp trên do có quan hệ thân thích. Ông Nguyễn Thanh Vân, Cựu Giám đốc Xí nghiệp Liên hợp Thiết bị lạnh (tiền thân của REE), người đã cất nhắc bà Mai Thanh lên vị trí lãnh đạo cao nhất, nhận xét: “Cô ấy là một nhân viên xuất sắc, không bao giờ thỏa mãn với thành quả hiện tại mà luôn cố gắng. Cô ấy làm việc cật lực như những đồng nghiệp nam. Và tôi không quan tâm đến việc cô ấy có là con của một vị trung tướng hay không khi quyết định giao quyền lãnh đạo!”.
Những cú vấp ngã
Sự cứng rắn và tự tin trong những quyết định mình đưa ra của vị nữ lãnh đạo này không phải chỉ mới bộc lộ qua câu chuyện tiến cử con trai vào Ban Quản trị. Sự đột phá của REE trong suốt bao năm đã nói lên tính cách quan trọng của người đàn bà đầy quyền lực này.
“Vì đâu REE từ một công ty nhỏ, có giá trị 1 triệu USD giờ đã đạt đến 200 triệu USD? Không thể không nhắc đến bà Thanh và những chiến lược táo bạo của bà. Bà là người luôn lắng nghe góp ý nhưng quyết đoán khi ra quyết định”, ông Dominic Scriven, Tổng Giám đốc Công ty Quản lý Quỹ Dragon Capital, Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty REE, nhận xét.
Đầu tiên là việc bà Thanh đã sớm suy nghĩ về con đường phát triển của REE. Bà nói: “REE sẽ nhỏ bé nếu chỉ quanh quẩn ở lĩnh vực cơ điện lạnh, dù đây là lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của Công ty”.
Thời gian đầu, REE chỉ tập trung vào lĩnh vực thầu cơ điện cho các công trình xây dựng. Bà Thanh tính rằng, nếu REE có trong tay những hợp đồng thầu cơ điện trị giá cỡ 1.500 tỉ đồng, doanh thu mang về cũng chỉ vào khoảng 600-700 tỉ đồng và lợi nhuận chỉ khoảng 5-6%. Trong khi đó, thực tế, giá trị của cả công trình xây dựng hiện nay cũng chưa đạt đến con số này, còn giá trị cơ điện thì chỉ chiếm khoảng 30% giá trị công trình.
Vì thế, năm 2002, bà Mai Thanh đã đề xuất chiến lược đầu tư vào bất động sản, khi chưa có mấy công ty lớn để ý đến loại hình đầu tư này. Và bà đã đối mặt với sự phản đối của nhiều người. Bà nói: “Ngay cả ông Dominic Scriven dù không phản đối nhưng cũng ngần ngại”.
Dự án đầu tiên đánh dấu sự tham gia của REE vào lĩnh vực bất động sản là tòa nhà văn phòng E-town 1 ở quận Tân Bình (TP.HCM), một quận xa trung tâm thành phố. Bà Mai Thanh tin rằng, tòa nhà này sẽ là nơi hội tụ các công ty công nghệ thông tin, vốn là lĩnh vực đang nổi lên tại Việt Nam thời điểm đó. Nhiều nhà kinh doanh bất động sản tại TP.HCM đã tỏ ra nghi ngờ hiệu quả kinh doanh của hơn 30.000 m2 mặt bằng tại một vị trí bị đánh giá là không đắc địa.
Bà nói: “Vì vậy, tôi đã cố chứng minh với mọi người điều mình làm. Là nhà thầu cơ điện, tôi cũng có chút ít am hiểu về ngành xây dựng và bất động sản”.
Tuy nhiên, vụ nổ bong bóng cổ phiếu các công ty công nghệ tại Mỹ thời gian đó khiến tham vọng lấp đầy của công trình này bằng sự có mặt của các công ty công nghệ thông tin đã không thực hiện được. Trước sức ép từ nhiều phía, bà Thanh đã thay đổi chiến lược, thu hút các công ty thuộc mọi lĩnh vực (không nhắm vào công nghệ như định hướng ban đầu) bằng những ưu thế của E-town 1 như có không gian rộng rãi hơn các tòa nhà văn phòng khu vực trung tâm, gần sân bay… Kết quả là sau 2 năm nỗ lực tiếp thị, 100% diện tích E-town 1 đã được lấp đầy, trong đó khoảng 30% là công ty công nghệ thông tin.
Thừa thắng, bà tiếp tục cho xây dựng E-town 2, 3, 4 (hoàn tất vào cuối năm 2006 và 2008) với 90% diện tích đã có khách thuê. Về chiến lược đầu tư bất động sản của mình, bà Thanh cho biết: “Việt Nam đang xây dựng mọi thứ, từ pháp lý đến cơ sở hạ tầng. REE cũng thế!”.
Chiến lược đầu tư vào bất động sản một mặt nào đó còn chứng minh “sự tinh thông về nguồn vốn và thị trường của bà Thanh”, như ông Rick Mayo Smith, Giám đốc Điều hành Công ty Quản lý Quỹ Indochina Capital, nhận xét.
Ông Dominic Scriven nói thêm: “Trước mỗi thử thách, bà Thanh luôn giải quyết vấn đề theo chiều hướng tích cực”. Có lẽ ông muốn nói đến năng lực xoay chuyển tình huống của bà Thanh trong những thời điểm khó khăn nhất.
Đơn cử là câu chuyện của năm 2008, khi REE công bố khoản lỗ đầu tư ước tính 384 tỉ đồng (do tổng mức trích lập dự phòng đầu tư tài chính lên đến 467,13 tỉ đồng). Nhưng bà Thanh cũng chỉ gọi đây là “sự cố”.
Đầu tư tài chính và bất động sản đều thuộc lĩnh vực đầu tư, là 1 trong 3 lĩnh vực hoạt động của REE gồm cơ điện công trình, sản xuất sản phẩm điện gia dụng thương hiệu Reetech (gồm máy lạnh gia dụng và công nghiệp) và đầu tư.
Năm 2008, thị trường chứng khoán chao đảo do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu, một số cổ phiếu trong danh mục đầu tư tài chính của REE không đạt kết quả như mong đợi. Bà nói: “Tôi không cho mình đã lơ là trong đầu tư, nhưng thừa nhận mình đã thiếu hiểu biết trong việc nhận định thị trường khi ấy. Tôi đã chủ quan đầu tư theo thị trường, không lường trước mọi thứ có thể xuống đến mức tệ như thế”.
Trước tình hình rối ren của hầu hết các doanh nghiệp lúc đó, trong khi ban quản trị, ban điều hành của nhiều công ty khác đổ lỗi cho thị trường, hoặc quy trách nhiệm lẫn nhau, thì bà Thanh chọn giải pháp thẳng thắn nhận lỗi. Trong cuộc chất vấn sáng ngày 18.2.2009 tại Sàn Giao dịch Công ty Chứng khoán TP.HCM (HSC), câu đầu tiên bà nói với các cổ đông khi ấy là: “Tổng Giám đốc là người chịu trách nhiệm về vấn đề này. Tôi xin nhận sự yếu kém này trước cổ đông” .
Trong cuộc chất vấn, bà đã không ngại nhận mọi trách nhiệm, phân tích những sai lầm trong mảng đầu tư của REE và đưa ra chiến lược mới, khả thi hơn cho năm 2009. Theo đó, REE sẽ tái cấu trúc các khoản đầu tư, tập trung đầu tư dài hạn vào ngành chiến lược, có thế mạnh như các dự án điện, nước (hơn là những khoản đầu tư ngắn hạn vào cổ phiếu như trước đó). Bà còn làm dịu sự bất bình của cổ đông bằng việc tuyên bố con số doanh thu dự kiến của REE trong năm 2009 là 1.400 tỉ đồng và lợi nhuận trước thuế khoảng 250-300 tỉ đồng.
Nhớ lại lời tuyên bố này, bà nói: “Dù biết rằng kinh doanh giống như đi trên một con đường, không phải lúc nào cũng bằng phẳng, nhưng bạn phải luôn nhìn nhận rõ ràng về sự vấp ngã của mình. Và không nên hứa hẹn nếu biết mình không thực hiện được”.
Cuối cùng, sau một năm nhiều biến động như năm 2009, REE đã đạt lợi nhuận trước thuế 488 tỉ đồng, vượt xa con số 250-300 tỉ đồng bà Thanh tuyên bố trước đó.
Người phụ nữ đi tiên phong
Không phải ngẫu nhiên chúng tôi chọn cụm từ “người phụ nữ đi tiên phong” để nói về bà Mai Thanh. Bà luôn tỏ ra là người cấp tiến, luôn chấp nhận đi tiên phong để được thử thách và thay đổi bản thân.
Trên thực tế, REE được biết đến là công ty của nhiều cái đầu tiên: công ty Việt Nam đầu tiên cổ phần hóa, đầu tiên niêm yết trên thị trường chứng khoán, đầu tiên phát hành trái phiếu chuyển đổi, đầu tiên áp dụng điều lệ mẫu mới do Bộ Tài chính chỉ định… Trong đó, đáng chú ý nhất là thành công trong việc cổ phần hóa của REE những năm đầu 1990.
Năm 1991, Nghị định 202 của Chính phủ về cổ phần hóa ra đời và 6 công ty được chỉ định thực hiện cổ phần hóa, nhưng không có REE.
“Trước kia, Nhà nước giao cho chúng tôi chỉ tiêu sản lượng. Nếu cổ phần hóa, không còn được bao tiêu, chúng tôi sẽ phải nỗ lực tự bán từng sản phẩm, như vậy mới phát triển được. Lúc đó, Luật đầu tư đã có, cạnh tranh sẽ khốc liệt hơn, chúng tôi không thể trông chờ mãi vào sự bảo bọc của Nhà nước. Cho nên, REE không thể không cổ phần hóa”, bà nói.
Rồi, bà nỗ lực xin được thực hiện cổ phần hóa, dù còn ngổn ngang những vấn đề cần giải quyết: nhân viên vẫn quen kiểu làm việc được Nhà nước “chống lưng”, thủ tục định giá doanh nghiệp khó khăn, khả năng kêu gọi cổ đông không dễ do hình thức quá mới.
Sau khi cổ phần hóa, REE đã thu hút gần 20% cổ đông bên ngoài, 30% cổ đông là công nhân viên, còn hơn 50% thuộc sở hữu Nhà nước.
“Mọi người ủng hộ Mai Thanh vì cô ấy hòa đồng, sống vì mọi người và chứng minh được năng lực khi giải quyết mọi vấn đề với kết quả tốt nhất cho REE”, ông Nguyễn Thanh Vân, Cựu Giám đốc của REE, nói.
Một phần tính cách tiên phong của bà Thanh, theo ông Vân, chính là kết quả của những năm tháng chiến tranh. “Tôi làm việc như những người đàn ông trong chiến tranh, thậm chí còn hơn thế nữa”, bà Thanh tâm sự.
Bà Mai Thanh lớn lên trong một gia đình cách mạng, cha là cán bộ. Bà làm dược tá trong chiến khu những năm còn học đệ tam (tương đương lớp 10 hiện nay). Năm 16 tuổi bà rời miền Nam, chịu nhiều đợt sốt rét trên chặng đường đi bộ ra Bắc để học chuyên ngành dược. Bà nhớ lại: “Tôi làm mọi thứ. Chẻ củi, tải gạo, lội sông lội suối như đàn ông. Tôi luôn cố gắng quên mình là con của một cán bộ để sống như mọi người, càng không cho phép xem mình là phụ nữ để gây khó khăn cho người khác”.
Bà là một trong số ít người con của các cán bộ cách mạng được cử ra nước ngoài học bởi thành tích học tập xuất sắc. Bà tốt nghiệp đại học tại Đức chuyên ngành cơ khí, mảng điều hòa không khí, rồi lập gia đình với một tiến sĩ hóa học người Việt tại Đức và cùng chồng về nước.
Những thách thức của thời tuổi trẻ khiến người phụ nữ này không muốn yên phận ở vị trí cao và chế độ đãi ngộ tốt dành cho những sinh viên ưu tú. Bà quyết định về REE, nơi mà “thiết bị trong xưởng thuộc hàng “third-hand” trở xuống, chứ không được tới second-hand” như cách bà nói.
REE thời bấy giờ chỉ là một xí nghiệp cơ khí cũ kỹ, sản xuất thiết bị điện lạnh cho các nhà máy nước đá. Bà Thanh khi đó là cán bộ kỹ thuật, cùng chiếc xe máy cũ rong ruổi khắp miền Tây giám sát công nhân thi công. Đến năm 1984, nhờ thành công trong việc lắp đặt hệ thống lạnh lớn đầu tiên cho Nhà hát Hòa Bình (TP.HCM), Mai Thanh đã ghi điểm trong mắt lãnh đạo xí nghiệp.
“Thanh còn trẻ nhưng đã làm nên những chuyện lớn. Vì thế, tôi quyết định giao quyền lại cho cô ấy và tôi thấy mình đã làm đúng”, ông Vân nhớ lại.
Với quyết định này, tân Tổng Giám đốc Nguyễn Thị Mai Thanh càng có điều kiện thể hiện sự cấp tiến của mình. Việc đầu tiên bà làm sau khi được bổ nhiệm là trẻ hóa bộ máy nhân sự của REE, nỗ lực sắp xếp đội ngũ cán bộ sao cho “ít bị mất mát nhất” (như bà nói). Và đây chính là tiền đề để REE thực hiện thành công cổ phần hóa năm 1993, tiến đến niêm yết trên thị trường chứng khoán 7 năm sau đó và phát triển cho đến nay.
Thử thách mới
Kể từ lúc niêm yết đến nay, REE luôn nằm trong nhóm các doanh nghiệp có giá trị vốn hóa thị trường lớn nhất. Bà Mai Thanh cũng được biết đến là một người phụ nữ giàu có: bà là người giàu thứ 9 trên thị trường chứng khoán năm 2007 do VnExpress bình chọn, nhận mức lương 100 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, thành công của REE cũng như sự giàu có của bà luôn đi kèm với áp lực.
“Tôi không quan tâm chuyện mọi người nói về việc tôi giàu như thế nào. Tôi chỉ nghĩ đến việc làm sao vượt qua những thách thức đang chờ đợi mình phía trước”, bà Thanh nói.
Năm 2010, Hội đồng Quản trị của REE kỳ vọng đạt mức tăng trưởng ROE (lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) 20%. Như vậy, với số vốn chủ sở hữu hiện tại là 2.500 tỉ đồng, REE phải đạt lợi nhuận sau thuế 500 tỉ đồng. Bà Thanh bày tỏ: “Đây là thách thức không nhỏ trước tình hình thị trường còn nhiều biến động và nguy cơ tái lạm phát”.
Lĩnh vực thầu cơ điện công trình (mà REE chiếm 20% thị phần) bị ảnh hưởng do tốc độ xây dựng đang chậm lại vì tín dụng dần thắt chặt, lãi suất và giá vật liệu tăng. Tuy nhiên, bà nói: “Đây là lĩnh vực cốt lõi của REE nên lợi nhuận tối thiểu của năm 2010 cũng phải bằng 2009. Song, mục tiêu tăng trưởng chúng tôi đặt ra cho lĩnh vực này trong năm nay vẫn không dưới 20%”.
Ở lĩnh vực điện lạnh gia dụng, sản phẩm Reetech của REE đang chiếm thị phần 10%, trước sự “bủa vây” của hàng loạt đối thủ nước ngoài như Carrier, Toshiba, Panasonic, Hitachi, LG… Tuy nhiên, bà Thanh tính, mỗi năm Việt Nam tiêu thụ khoảng nửa triệu chiếc máy lạnh, như thế, cơ hội cho Reetech vẫn còn lớn. Bà cho biết: “Reetech có giá bán trung bình cao. Trong tình hình khó khăn của năm nay và với mức giá này, Reetech vẫn tăng trưởng nhưng có thể không quá cao”.
Mảng đầu tư, sau cú vấp ngã năm 2008 và đợt tái cấu trúc năm 2009, sẽ tiếp tục được bà chú ý trong năm 2010. Năm 2009, REE đã tập trung vào 3 nhóm đầu tư: điện, nước (đầu tư chiến lược); ngân hàng và các định chế tài chính (đầu tư tài chính) và đầu tư bất động sản. Bà Thanh cũng sắp xếp lại các khoản đầu tư vào lĩnh vực tài chính, ngân hàng, cổ phiếu niêm yết hoặc giao dịch trên thị trường phi tập trung (OTC). Việc sắp xếp này cũng nhằm thu lại một vốn để bổ sung cho mảng đầu tư chiến lược ở lĩnh vực điện, nước. Cụ thể, REE dành 1.787 tỉ đồng tổng giá trị tài chính cho mảng đầu tư chiến lược, trong đó đầu tư vào thủy điện Thác Bà 10% và nhiệt điện Quảng Ninh 8% (tương đương 1.200 tỉ đồng).
Riêng lĩnh vực bất động sản, 85.000 m2 tổng mặt bằng cho thuê của REE cần được lấp đầy quả là bài toán khó trong năm nay, khi giới chuyên gia đang dự báo về tình trạng thừa cung văn phòng cho thuê.
“Dù hiểu rằng tỉ lệ lấp đầy có thể không bằng năm trước, nhưng tôi vẫn đang cố gắng thúc đẩy mọi thứ. Tôi chưa thể nói thêm điều gì vào lúc này”, bà Thanh nói.
Trong chiến lược năm 2010 của REE, có một mảng kinh doanh tuy ít được nói đến nhưng một lần nữa cho thấy khả năng nắm bắt cơ hội và sự tinh thông nguồn vốn của bà Mai Thanh. Đó là quỹ đầu tư, lĩnh vực được dự báo có thể mang lại nhiều lợi nhuận cho REE trong tương lai.
Cuối năm 2008, REE đã hợp tác với Bảo Việt và Gemadept thành lập Công ty Quản lý Quỹ RNG. Trong năm 2008 và 2009, khó khăn do suy thoái kinh tế đã gây cản trở việc huy động vốn cho RNG, một số cổ đông rút vốn. Bà Thanh đã quyết định mua lại phần hùn của họ để duy trì công ty này (hiện nay tỉ lệ cổ phần của REE trong RNG là 70%).
Dù quản lý quỹ vẫn được biết đến là ngành mang lại nhiều lợi nhuận, nhưng sự khắc nghiệt trong lĩnh vực này và những khó khăn vào cuối năm 2009 khiến bà Mai Thanh nghĩ đến chiến lược đưa RNG hợp tác với các nhà quản lý quỹ giỏi.
Điều này có lẽ không quá khó đối với bà, vì đã có kinh nghiệm làm việc với nhiều chuyên gia trong ngành quỹ tại Việt Nam như Dominic Scriven (Tổng Giám đốc Dragon Capital), Don Lam (Tổng Giám đốc VinaCapital), Rick Mayo-Smith (Tổng Giám đốc Indochina Capital). Tuy nhiên, lần hợp tác này cũng là một thử thách vì quản lý quỹ là lĩnh vực còn khá mới mẻ đối với bà Mai Thanh.
Ông Louis Nguyễn, Tổng Giám đốc Công ty Quản lý Quỹ SAM, được tổ chức LCF Rothschild xếp hạng cao nhất xét về hiệu quả hoạt động năm 2009 (căn cứ trên giá trị tài sản ròng), nói: “Bà Thanh hiểu biết về văn hóa Việt Nam và mau chóng thích nghi với văn hóa kinh doanh quốc tế. Bà cũng là người quyết đoán nhưng dịu dàng, linh hoạt khi cần thiết, rất phù hợp để hoạt động trong lĩnh vực quỹ đầu tư”.
Đó là một trong những lý do SAM quyết định hợp tác với RNG theo một phương thức chưa có tiền lệ ở Việt Nam. Theo đó, trước mắt, hai công ty sẽ phối hợp huy động vốn ở nước ngoài thành lập một quỹ đầu tư vào thị trường Việt Nam với tên gọi “Smart Money Fund” có giá trị 100 triệu USD do SAM quản lý, đầu tư vào các danh mục bất động sản, các công ty đã hoặc sắp niêm yết. RNG cũng có kế hoạch huy động vốn để thành lập một quỹ đầu tư trong nước với số vốn khoảng 50 triệu USD, đầu tư vào các lĩnh vực mà REE đã có kinh nghiệm như bất động sản, hạ tầng và lĩnh vực hàng tiêu dùng.
“Còn quá sớm để nói về 2 quỹ này, nhưng chúng có thể sẽ ra đời trong những tháng tới”, bà Mai Thanh cho biết. Còn ông Louis Nguyễn thì kỳ vọng: “Tiếng tăm của bà Thanh sẽ là một phần quan trọng giúp thu hút nhà đầu tư vào những quỹ này”.
Những kế hoạch kinh doanh mới và sự kỳ vọng của cổ đông ở một doanh nghiệp hàng ngàn con người là sức ép lớn đặt trên vai người nữ lãnh đạo nhỏ bé. Trong khi đó, Nguyễn Ngọc Thái Bình, con trai bà, chuẩn bị bước vào tuổi 30, độ tuổi mà trước đây bà Mai Thanh được trao quyền lãnh đạo cao nhất ở REE. Liệu lịch sử có lặp lại?
Bình bộc bạch: “Tôi nghĩ mình còn phải đóng góp nhiều hơn nữa để có thể xứng đáng được nhận một trọng trách như vậy”. Còn bà Mai Thanh thì nói: “Tôi chưa nghĩ đến điều này!”
Theo NCĐT
No comments:
Post a Comment