Saturday, January 02, 2010

Những xu hướng truyền thông năm 2010

Năm 2010 có thể là năm chứng kiến sự bùng nổ trong ngành công nghiệp truyền thông. Đặc biệt, đây sẽ là một năm phát hiện thêm các xu hướng truyền thông lớn.


1. Nâng cấp biện pháp đánh giá hiệu quả truyền thông

Thông thường, quan hệ công chúng phụ thuộc chủ yếu vào đơn vị tiền để tính giá trị vị trí bài viết có được trên kênh truyền thông. Đơn vị này được gọi là AVE (đơn vị tương đương trị giá quảng cáo). Trên cơ sở các xu hướng toàn cầu và nghiên cứu của mình, tôi tin rằng chúng ta sẽ bắt đầu học theo Mỹ và Canada trong lĩnh vực này, trong việc nhận ra biện pháp đo lường định tính cho truyền thông.

Chúng ta đã chứng kiến các hãng chuyên làm truyền thông trên toàn cầu (bằng cách tập hợp các bài báo đã đăng) mua các công ty đánh giá hiệu quả truyền thông. Điều này cho thấy những gói dịch vụ họ đưa ra giờ không chỉ là đánh giá hiệu quả về mặt định lượng. Vào trung tuần tháng 10, Ủy ban Đo lường thuộc Viện Quan hệ Công chúng (IPR) đã bỏ phiếu về những xu hướng tương lai trong việc đánh giá hiệu quả truyền thông - với tỷ lệ 19/2, để “loại bỏ đơn vị AVE, khái niệm và cả thực tế ”. Tất nhiên, vẫn còn tranh luận rất nhiều xung quanh vấn đề này, nhưng rõ ràng là đã có một cái nhìn tổng quan hơn về vấn đề này.

2. Khảo sát các biện pháp đánh giá truyền thông mới

Các công ty, người dân, các nhà quảng cáo, những người làm marketing và các hãng truyền thông sử dụng mạng xã hội và truyền thông xã hội ngày càng nhiều. Cũng trong năm 2010 nhu cầu của việc đánh giá hiệu quả truyền thông trực tuyến của hoạt động kinh doanh sẽ vô cùng cấp thiết. Tôi không nói về giá trị của đồng tiền - vốn dĩ nó không thật sự có nhiều ý nghĩa trong không gian này, mà là các mục tiêu dựa trên các kết quả cần đạt được trong chiến lược của các hãng trong việc liên kết với truyền thông xã hội. Điều này sẽ đồng nghĩa với việc thiết lập nên các hệ đo lường mới để đánh giá.

3. Sử dụng truyền thông xã hội trong doanh nghiệp

Trong khi không có gì thực sự mới về truyền thông xã hội, thì việc sử dụng nó trong doanh nghiệp như một công cụ kết nối với nhu cầu giao tiếp nội bộ, đang bắt đầu hình thành. Một số công ty bắt đầu thử ứng dụng, nhưng còn ít và chưa tận dụng tối đa khả năng của truyền thông xã hội trong tổ chức.

Nếu công ty bạn đang làm việc chưa sử dụng nền tảng này để thu hút sự tham gia của nhiều thành phần nội bộ, thì tôi nghĩ rằng họ sẽ sớm triển khai. Đơn giản là bởi không ai có thể bỏ qua xu thế này. Và nếu bạn bỏ qua, chắc chắn rằng đối thủ của bạn sẽ không làm vậy. Điều quan trọng là các công ty cần bắt đầu thiết lập các chính sách và quy định để sử dụng nó. Không còn tồn tại kiểu tư duy “có cũng được”. Các doanh nghiệp cần có một định hướng và mục đích chiến lược rõ ràng.

4. Tận dụng truyền thông số cùng với truyền thông truyền thống

Một số người vẫn nghĩ rằng truyền thông số sẽ thay thế hoặc bỏ xa truyền thông truyền thống. Tôi cho rằng điều này không xảy ra trong năm 2010, trên thực tế, hai loại hình truyền thông này sẽ bổ trợ cho nhau. Loại hình truyền thông mạnh nhất sẽ là những loại hình có quan hệ đối tác với truyền thông xã hội và theo đuổi những gì mà họ cần phải thực hiện.

5. Các phương tiện truyền thông nội bộ

Trong tổ chức cũng gây dựng các phương tiện truyền thông nội bộ. Quá nhiều công ty vẫn giữ cách hiểu rằng truyền thông nội bộ chỉ là những tin thư, mạng hoặc tạp chí nội bộ - và một số kết hợp các hình thức trên. Các phương tiện truyền thông sẽ phải được sử dụng sáng tạo để gắn kết trái tim và trí óc của mọi thành viên trong nội bộ tổ chức và thu hút mọi người tham gia vào định hướng của tổ chức. Điều này đồng nghĩa với việc mở rộng phạm vi và phân tích loại phương tiện truyền thông nào hoạt động hiệu quả nhất, và ở những lĩnh vực nào.

6. Truyền thông tích hợp trên nền tảng các phương tiện di động

Cho đến nay, các nền tảng di động chưa được đánh giá xứng đáng với khả năng tiếp cận một lượng độc giả to lớn. Truyền thông trên các phương tiện như điện thoại di động sẽ là một trong những công cụ phát triển nhanh nhất để truyền tải nội dung đến người tiếp nhận, và truyền thông sẽ cần phải tìm tòi thêm các cách thức kết hợp kênh này với sản phẩm của họ. Một số hoạt động kết hợp đã đạt được thành công, nhưng chúng ta sẽ cần thêm nhiều thành công hơn nữa.

7. "Người tiêu dùng thông tin" sẽ cùng biên tập viên tạo ra nội dung

Đầu năm nay một trang web cá nhân tại Mỹ đã đã đưa ra thuật ngữ “curated information” - hợp nhất một lượng lớn thông tin trên web và sắp xếp quản lý chúng. Biên tập viên không chỉ biên tập tin mà sẽ cùng tạo ra các câu chuyện với độc giả. Điều quan trọng nhất là, họ sẽ tạm thời xử lý thông tin đó thành dữ liệu ở dạng có thể quản lý được. Nói một cách khác, họ sẽ “tạo ý nghĩa” thông tin cho cộng đồng của mình.

8. Marketing muốn dùng truyền thông để đối thoại

Trong khi marketing truyền thống đang tập trung tăng cường nhận thức thông qua cách tiếp cận một hoặc hai chiều, thì chúng ta có thể nhận thấy một sự chuyển đổi sang cách marketing đa chiều, chủ yếu tạo ra các đối thoại giữa các thương hiệu và người tiêu dùng. Thực tế, điều này cũng sẽ giúp tạo ra đối thoại giữa khách hàng với khách hàng. Truyền thông đang phá vỡ rào cản giữa các nhóm xã hội khác nhau và các nguyên tắc marketing.

9. Truyền thông cần có trách nhiệm hơn

Với tất cả những thay đổi và phát triển nói trên, World Cup cũng như các sự kiện khác đã lên kế hoạch trong năm 2010, truyền thông cần phải tiến hành thay đổi một cách thận trọng và xem xét kỹ lưỡng.

Tôi không chỉ nói đến đến nội dung và phong cách bài viết, mà còn nói đến quản lý sự thay đổi và chuyển đổi từ một giai đoạn của cuộc cách mạng sang một giai đoạn khác.

VicBrand tổng hợp theo từ Tuanvietnam
Nguồn bài viết: The Media Online

Monday, December 28, 2009

Bản lĩnh của người đứng đầu

Cuộc khủng hoảng tài chính đã thay đổi nhận thức về những điều mà các giám đốc cần biết.

"Giáo dục là việc cả đời." "Một tư tưởng từng được suy rộng ra bởi một ý tưởng mới không bao giờ lấy lại được suy nghĩ ban đầu của nó". Những câu nói như vậy đã là tiêu đề cho những tấm thiệp chúc mừng và những tấm thẻ đánh dấu trong nhiều thập kỷ nhưng chẳng có mấy sự thật trong đó.


Thực tiễn, chẳng có nhà lãnh đạo doanh nghiệp nào lại nói "không" với những kiến thức bổ sung thêm, đặc biệt là trong môi trường kinh tế này. Đó là lý do tại sao các chương trình đào tạo cho các giám đốc tiếp tục là yếu tố cơ bản cho việc nâng cao năng lực giám đốc điều hành.

Ngày nay, các chương trình đào tạo doanh nghiệp đã đạt được mức đa dạng và toàn diện vượt ra khỏi sức tưởng tượng của các nhà quản lý ở các thế hệ trước. Môi trường kinh doanh toàn cầu hiện đại đã mở ra vô vàn lĩnh vực màu mỡ cho sự khám phá và tương tác mới. Sự phức tạp của thị trường hiện đại đã đòi hỏi một phương pháp kiểm soát những nhu cầu không ngừng mở rộng về tài chính, rủi ro và chiến lược.

Những đổi mới công nghệ đem lại vô vàn cơ hội cho tăng trưởng và phát triển mở rộng kèm theo những thách thức. Tóm lại, thế giới kinh doanh đã thay đổi và tiếp tục thay đổi với tốc độ ấn tượng và việc tiếp tục tích lũy những tri thức mới là và sẽ luôn là một sự cần thiết tuyệt đối.

Tuy nhiên, lý do quan trọng nhất để hướng tới các chương trình đào tạo cho các giám đốc có thể không hoàn toàn dựa trên việc củng cố một loạt những kỹ năng của những giám đốc và người lãnh đạo mà dựa trên những mục tiêu quan trọng toàn diện của việc làm hài lòng ông chủ của họ: những cổ đông.

Một hệ quả lâu dài đáng kể của cuộc khủng hoảng tài chính là các cổ đông ngày càng quan tâm hơn về bằng cấp, năng lực và phẩm chất cá nhân của những người thuộc ban lãnh đạo và điều hành. Đó là những người mà họ tin tưởng giao phó hiệu quả khoản đầu tư của họ.

Giờ đây các giám đốc điều hành và các nhân viên cấp cao đang được kêu gọi, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp, chứng minh sự xứng đáng của họ với vai trò người lãnh đạo và các chương trình đào tạo giám đốc có thể là một công cụ hữu hiệu trong việc chứng minh cho các cổ đông thấy sự phát triển của những kỹ năng mới cần thiết trong bối cảnh kinh tế đang thay đổi.

Tạo ra bằng cấp

Thực tế, lý lẽ biện hộ mới của việc đào tạo giám đốc có thể cấu trúc của bản thân những chương trình đó chỉ mới bắt đầu gây được sự chú ý: những nhà quản lý có thể đòi hỏi những chương trình này. Bởi vì các cổ đông đã thể hiện sự không bằng lòng của họ, đôi khi nói thẳng ra, khi khoản mục đầu tư của họ thua lỗ và người chịu trận đầu tiên thường là những giám đốc và các nhân viên cấp cao. Rõ ràng là các giám đốc và các giám đốc điều hành phải chứng minh bản thân họ theo một cách khác và thuyết phục hơn so với trước đây.

Phản ứng xuất phát từ cuộc khủng hoảng tài chính là các cổ đông và nhà quản lý đang thúc ép, đòi hỏi sự công bố nhiều hơn về tiểu sử, bằng cấp, phẩm chất cần thiết cho việc trở thành một thành viên trong nhóm nhân viên cấp cao của các công ty đại chúng. Đề xuất Công Bố Ủy Quyền và Tăng Cường Buôn Bán của Ủy ban Chứng khoán và Tỷ giá có thể đòi hỏi các giám đốc điều hành đưa ra nhiều thông tin về lý lịch bản thân và bằng cấp hơn trong mẫu ủy quyền. Với tư tưởng này, một hình thức phát triển mới mà các chương trình đào tạo giám đóc có thể chỉ là những những điều các giám đốc cần để chứng minh bản thân họ với người chủ công ty.

Giáo sư Joseph Grundfest thuộc trường đại học Stanford nói "Vấn đề về mặt trách nhiệm mà các giám đốc đang đối mặt là rất rộng nhưng [đào tạo giám đốc] có thể thuyết phục một số cổ đông về việc tạo dựng giá trị của giám đốc". Mặc dù các giám đốc có thể phải đối mặt với chủ nghĩa hoài nghi từ các cổ đông. Những người này nghi ngờ về năng lực quản lý và những sự cải thiện của một công ty do chương trình đào tạo giám đốc đem lại có thể do đó các giám đốc điều hành phải đi một con đường dài để thuyết phục các cổ đông về những cam kết và đào tạo giám đốc của họ.

Jay Lorsch của Trường kinh doanh Harvard thì hoài nghi hơn khi phát biểu rằng: "Không một trường nào có thể dạy tất cả những điều cần thiết để trở thành một giám đốc". Lorsch cho rằng trong khi các chương trình tại trường thì không mấy hiệu quả trong việc mài dũa các kỹ năng cần thiết cho các giám đốc điều hành thì không có gì thay thế kinh nghiệm làm việc thực tế.

Ông nói, các cổ đông có thể không xem xét đến những chương trình như vậy khi đánh giá các giám đốc: "Nếu bạn thuộc nhóm điều hành của một ngân hàng, và bạn không biết bất cứ điều gì về hoạt động ngân hàng, chúng tôi có thể khắc phục điều đó. Nếu bạn có một ban giám đốc và muốn nó làm việc hiệu quả hơn. Chúng tôi có thể làm được điều đó".

Một trong những đặc quyền hữu hình quan trọng của việc đào tạo giám đốc điều hành là rất nhiều đại lý, cơ quan sẽ xác nhận một số chương trình nhất định bằng việc cất nhắc những giám đốc điều hành có tham gia vào những cơ hội đào tạo như vậy. Thực tế, Tổng công ty dịch vụ điều hành ISS (công ty này quản lý chỉ số ủy quyền đối với RiskMetrics) đã tính chỉ số ủy quyền dựa trên việc hoàn thành các chương trình đào tạo được thông qua của ban giám đốc. (Uy tín của ISS cũng có thể có được bằng việc tham dự các chương trình do Hiệp hội Giám đốc doanh nghiệp và lãnh đạo quốc gia).

Trao đổi với những người đồng niên

Không gì có thể thay thế kinh nghiệm nhưng những cơ hội to lớn có được từ những phương thức học hỏi và sáng tạo mới có thể tăng quy mô kinh nghiệm. Một lợi điểm quan trọng để tiến hành đào tạo, ví dụ, là cơ hội để liên kết với những con người mới và ý tưởng mới.

Gordon Armstrong, giám đốc marketing tại công ty giáo dục Duke nói: "Những người cùng thế hệ là rất quan trọng. Chỉ việc tham gia vào cuộc nói chuyện của những người thông minh và mang đến cho họ những cách suy nghĩ mới về việc những gì họ đã biết là rất giá trị". Grundfest của ĐH Stanford cũng đồng tình: "Các giám đốc học hỏi rất nhiều từ việc nói chuyện với các giám đốc khác, và những sự tương tác này là một yếu tố quan trọng đối với công việc".

Điều này có thể đơn giản là vấn đề về những phương pháp nhìn nhận mọi việc, theo Whitney Hischier tại trung tâm UC Berkeley về đào tạo giám đốc: "Thường thì, nếu mọi người đã hoạt động trong một công ty hoặc một ngành công nghiệp cụ thể một thời gian, họ có thể không muốn tiếp nhận những quan điểm khác. Có điều gì đó như tự hạ thấp bản thân khi thừa nhận chúng ta không biết tất cả mọi việc".

Ngoài việc có chung tư tưởng, các giáo sư trong chương trình đào tạo quản lý ngày nay cũng chính là các giám đốc - và không nhất thiết phải theo bám theo những khuôn mẫu của ngày xưa. Mặc dù hầu hết các trường chỉ có một khoa chủ đạo, thì họ cũng sử dụng những chuyên gia trong nhiều lĩnh vực. "Các giáo sư của chúng tôi đều có kinh nghiệm thực tế, từ chính trị quốc tế, chứng khoán, chính trị môi trường và luật quốc tế. Và tất cả họ đều mang theo họ triển vọng quốc tế".

Hoạt động toàn cầu

Tình huống do những chương trình đào tạo giám đốc ngày nay đem lại đã phản ảnh những thách thức khắc nghiệt mà các giám đốc, những người điều hành và những nhà quản lý ngày nay đang phải đối mặt trong một môi trường kinh doanh đa dạng và phức tạp. Vấn đề về rủi ro quản lý, sự tuân thủ các quy tắc, nhóm làm việc, giải quyết vấn để, kiểm toán, quản lý khủng hoảng, lập kế hoạch kế nhiệm, phân bổ nguồn lực tài sản mà các nhà lãnh đạo kinh doanh ngày nay đang phải đối mặt là những vấn đề mà các chương trình đào tạo có thể giúp giải quyết.

Nutter nói: "Thế giới đang thay đổi nhanh chóng và chúng ta vẫn luôn dẫn đầu về những thay đổi trên thế giới để giúp định hình tình huống".

Bên cạnh những cơ hội về đào tạo và mạng lưới hoạt động độc nhất được hỗ trợ bởi các tư tưởng kinh doanh thông minh, các chương trình đào tạo quản lý ngày nay tập trung một cách chủ ý vào các trận tuyến kinh doanh mới mang tính toàn cầu. Phần lớn các chương trình này đều mang một đặc tính quốc tế với sự hỗ trợ và các cơ sở và các chương trình hướng tới các khả năng mà thị trường thế giới mang lại.

Armstrong giải thích: "Chúng tôi từng tổ chức một chương trình cho Ericsson trong đó các giám đốc điều hành đều phải đối mặt với một thị trường mới ở Nam Phi mà họ chưa quen thuộc. Chúng tôi yêu cầu họ gặp mặt những người lãnh đạo của các tổ chức phi chính phủ tại Nam phi và phải có được những hiểu biết văn hóa mới mà nếu không có việc gặp gỡ đó họ đã không thể nào tiếp cận được".

Hischier nói: "Rõ ràng là việc khám phá những gì mình chưa biết là có giá trị". Bà mô tả một chương trình trong đó các giám đốc điều hành từ một công ty xăng dầu của Na Uy được đưa đến Brazil, một trong những nước mà công ty của họ hoạt động ở đó. Trong khi ở đó, các giám đốc được đưa đến gặp trực tiếp những người cung cấp dầu, các quan chức địa phương trong ngành công nghiệp năng lượng và các tổ chức cộng đồng để giúp họ hiểu rõ hơn cuộc sống hàng ngày của một đất nước mà trước đó chỉ đơn giản là nguồn cung cấp sản phẩm đối với họ. Kinh nghiệm thực tế, vượt ra khỏi khuôn khổ của phòng làm việc cho phép các giám đốc nhìn nhận khả năng thực tế đầu tiên của một đất nước mà cho đến lúc đó vẫn là một sự khó hiểu đối với họ.

"Nếu thế giới là bất biến thì lúc đó các chương trình của chúng ta sẽ không mấy lợi ích". Grundfest nói: "Nhưng thế giới kinh doanh luôn biến đổi nhanh đến nỗi mà những giám đốc dày dặn kinh nghiệm nhất cũng có nhiều hơn một lý do để sử dụng thời gian vào việc đào tạo bản thân họ về những sự phát triển mới này". Grundfest so sánh những cơ hội mới dành cho các giám đốc với những cơ hội trong một cuộc phẫu thuật: những kỹ năng mới, công cụ và phương pháp mới, các loại thuốc mới khiến cho việc liên tục đào tạo là một tất yếu, sự cần thiết.

Nhìn về phía trước

Trong khi các biện pháp giáo dục truyền thống tập trung vào những bài học trong quá khứ, các chương trình đào tạo quản lý lại hướng tới tương lai và các khả năng của nó. Với sự thay đổi không ngừng của thế giới, các giám đốc, những nhà quản lý tại mọi cấp bậc trong doanh nghiệp phải thích ứng bản thân họ với những thách thức mới do thị trường toàn cầu đem lại và một môi trường pháp lý ngày càng chặt chẽ hơn. Hischier xác nhận rằng: "Quy mô những điều cần tìm hiểu ngày càng lớn hơn. Các chương trình đang trở nên đa dạng hơn để thích ứng với một thế giới đang thay đổi".

Grundfest nói: "Công việc của một giám đốc phải năng động và trách nhiệm thì đang nhanh chóng thay đổi, đặc biết là trên khía cạnh liên quan đến pháp lý. Kết quả là chương trình đạo tạo của chúng ta cũng thay đổi. Chúng ta làm mới chúng mỗi năm để phản ứng lại với những gì đang thay đổi trên thế giới".

Trong khi hầu hết các giám đốc chương trình vẫn kiên quyết với việc làm thế nào để cập nhật chương trình đạo tạo của họ để thích ứng với những thay đổi trên thị trường thì ảnh hưởng rõ rệt nhất là có sự tập trung hơn vào những rủi ro và những nguyên tắc có liên quan đến rủi ro đó. Do các chương trình đào tạo giám đốc và quản lý thay đổi, các nhà lãnh đạo của tương lai sẽ phải thông minh sáng suốt hơn trong việc cân nhắc các chương trình đào tạo để có thể theo kịp những phương pháp mới và giá trị của việc thích ứng, sáng tạo và thành công.

VicBrand tổng hợp từ bài viết của Django Gold-Directorship.com
Người dịch: Nguyễn Tuyến

Duy trì trạng thái tích cực để thành công

Thái độ tích cực sẽ thành công

Napoleon Hill từng là cố vấn cho hai đời tổng thống Mỹ: Willsons và Roosevelt. Đặc biệt là ông đã có nhiều kinh nghiệm về thành công mà chúng ta cần biết và vận dụng đối với bản thân mình. Qua các tác phẩm của Napoleon Hill, ông đã đúc kết những kinh nghiệm thành công của mình và nâng lên thành lý thuyết và các phương pháp thực hiện. Muốn đạt tới thành công trong bất kỳ công việc gì, thuộc bất kỳ lĩnh vực nào thì ngoài việc có mục tiêu tốt đẹp còn cần phải rèn luyện để giữ cho được một trạng thái tâm lý tốt.


Tại sao ông lại đề cao yếu tố này? Theo ông thì trạng thái tâm lý tích cực luôn phải được duy trì ở mọi nơi, mọi lúc và đối với bất cứ việc gì. Việc duy trì trạng thái tích cực được Hill coi là một “ định luật vàng” vì nó là cái cơ bản nhất trong việc quyết định sự thành công.

Lý thuyết thành công của Napoleon Hill

Để có được tâm trạng tích cực một cách thường xuyên lại phải biết tự kiềm chế mình tức là phải cần xác định được mục tiêu cao đẹp, chính xác. Mục tiêu cần theo đuổi sẽ có một sức mạnh to lớn và có hiệu lực kỳ diệu. Vì theo Hill, anh có mục tiêu như thế nào thì anh cũng sẽ có một cuộc đời như thế. Có mục tiêu cao đẹp sẽ có cuộc sống tươi đẹp. Ngược lại, mục tiêu thấp hèn không bao giờ đem lại cuộc sống tươi đẹp.

Trong khi làm việc phấn đấu cho mục tiêu cao đẹp thì bản thân phải biết tự kiềm chế mình tức là phải có sức mạnh to lớn để tự kiềm chế. Song song với việc rèn luyện đức tính tự kiềm chế còn nhất thiết phải xây dựng, kiện toàn lòng tự tin. Muốn có lòng tin vững chắc thì trước hết lại phải biết tôn trọng bản thân mình, hay nói cách khác phải có lòng tự tôn, phải biết tự hào về bản thân mình.

Về mặt phương pháp:Hill khuyên mọi người nên học cách tập trung trí tuệ và sức lực để làm thật tốt một việc cụ thể một cách vui vẻ. Đồng thời biết hợp tác với mọi người. Chỉ có thật sự hợp tác với tinh thần đoàn kết mới tạo ra sự thành công.

Trong bước đường phấn đấu mục tiêu cao đẹp, không phải bao giờ cũng dễ dàng với tới thành công, mà thường vấp phải thất bại. Đối với hàng triệu người khi gặp thất bại thường phát sinh chán nản tiêu cực. Hill cho rằng người đó đã dùng sai từ thất bại. Cần phải phân biệt được thất bại với tổn thất tạm thời. Khi thấy chưa làm được kết quả một công việc nào đó hãy chớ vội cho là thất bại. Cần phải biết rằng đó chỉ là sự tổn thất, mất mát tạm thời. Có khi sự mất mát tạm thời đólại là một hạnh phúc, vì nó sẽ làm ta phấn chấn hơn nữa, điều chỉnh được phương hướng cố gắng nổ lực của chúng ta, làm cho chúng ta tiến lên theo một phương hướng tốt đẹp hơn, khác hẳn với trước. Nếu hiểu được như vậy thì thất bại chính là mẹ thành công.

Điểm khác nhau giữa người thành công và người thất bại đó là trạng thái tâm lý của họ khi đối mặt với khó khăn thực tế.Ví dụ điển hình sau cho thấy điều đó. Có hai nhân viên châu Âu sang châu Phi xứ nóng người Phi thường đi chân đất để bán giày da. Một nhân viên nghĩ dân ở đây đều đi chân đất thì làm sao bán được giày nên đã bỏ về. Còn người kia thì tìm mọi cách giúp người Phi thấy lợi ích của việc đi giày. Cuối cùng anh đã phát tài. Trong cuộc sống, những người tầm thường gặp nhiều thất bại. Nhưng thất bại của họ chủ yếu do xuất phát từ trạng thái tâm lý mang lại. Khi gặp khó khăn họ chọn con đường dễ dàng nhất là rút lui, kết quả là lún sâu vào vòng thất bại. Người thành công khi gặp khó khăn vẩn giữ vững trạng thái tâm lý tích cực. Họ luôn luôn cổ vũ bản thân bằng các ý niệm “ cần phải làm” Nhất định sẽ có cách làm bằng được mới thôi.

Tâm trạng của ta khi bắt đầu một công việc sẽ quyết định ra sự thành công khi kết thúc việc đó. Đây là nhân tố quan trọng hơn bất kỳ nhân tố nào khác.Con người ở trong bất kỳ một tổ chức quan trọng nào, nếu địa vị càng cao thì càng dễ dàng tìm thấy được trạng thái tâm lý tốt nhất. Hill đã chỉ cho ta thấy rằng muốn thành công thì nên luôn giữ vững trạng thái tâm lý tích cực.

VicBrand tổng hợp từ Doanhnhan360