Sau những chiến dịch rầm rộ với sự phát triển mạnh của thị trường công nghệ trong thời gian vừa qua, chắc chắn, sắp tới các thương hiệu điện thoại di động sẽ phải có nhiều điều chỉnh trong các chiến dịch marketing của mình.
Mở rộng công nghệ, tăng tiện ích
Hiện nay, chiếc điện thoại di động đã trở thành vật bất ly thân của nhiều người, vì vậy, theo ông Nguyễn Hà Đức Minh, Giám đốc Tiếp thị Nokia khu vực Đông Dương, dù có gặp khủng hoảng, không hẳn toàn bộ người tiêu dùng sẽ không mua hoặc chuyển xuống các phân khúc thấp hơn. Có đến 69% số người được hỏi trong cuộc điều tra của TNS đầu năm 2009 cho rằng họ không thay đổi quyết định mua sắm các thiết bị cá nhân như điện thoại di động, laptop. Họ chỉ cân nhắc kỹ hơn trước quyết định mua hàng. Điều này đòi hỏi các công ty phải có sự điều chỉnh cho phù hợp với những thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng.
Vấn đề hiện tại của các hãng điện thoại di động là khả năng thỏa mãn nhu cầu ngày một cao của người tiêu dùng chứ không phải là cuộc đua giảm giá. Người tiêu dùng vẫn sẵn sàng trả mức giá như trước, nhưng đòi hỏi điện thoại phải có nhiều tiện ích hơn. Không chỉ dừng lại với khái niệm đa phương tiện (multimedia) với nghe nhạc, xem phim, chụp hình như trước mà người tiêu dùng còn muốn kết nối với thế giới bằng các dịch vụ GPRS, Internet. Sắp tới, hướng đi của nhiều nhãn hàng là tập trung vào dòng điện thoại thông minh (smart phone) với các dịch vụ truy cập Internet băng thông rộng không dây và áp dụng cho cả các phân khúc đại chúng chứ không chỉ giới hạn trong phân khúc cao cấp như trước.
Khẳng định đẳng cấp thương hiệu
Thực tế một bộ phận người tiêu dùng nhạy cảm với giá sẽ tìm đến các sản phẩm có giá rẻ hơn. Trong thời gian tới, dòng sản phẩm Trung Quốc với mức giá cạnh tranh và chức năng đa dạng như chụp hình, nghe nhạc, hai sim, hai sóng sẽ rất phát triển. Tuy nhiên, đa số người tiêu dùng vẫn có khuynh hướng cẩn trọng hơn trong chi tiêu, nhất là đối với mặt hàng công nghệ do giá trị lớn và sợ rủi ro khi dùng hàng không rõ nguồn gốc. Vì vậy, đây là cơ hội cho các sản phẩm chính hãng khẳng định thương hiệu thông qua các dịch vụ bảo hành, bảo trì.
Tiếp tục chinh phục giới trẻ
Nắm bắt được nhu cầu thể hiện bản thân, khẳng định cái tôi của giới trẻ, các nhãn hàng điện thoại di động thường chú ý đến yếu tố khác biệt và cung cấp những công cụ để giới trẻ thể hiện phong cách và cá tính. Âm nhạc, thời trang và các hoạt động vui chơi giải trí sẽ là những lĩnh vực chính giúp nhãn hàng thể hiện các thông điệp này.
Năm qua, thị trường chứng kiến nhiều chiến dịch rầm rộ dành cho giới trẻ của các nhãn hàng như Music Face của Nokia, Live Loud của Samsung với việc tài trợ truyền thông cho bộ phim đình đám High School Musical 3… Tới đây, xu hướng này sẽ tiếp tục được đẩy mạnh với các chiến dịch rầm rộ không kém. Nokia đang lên kế hoạch cho chiến dịch chinh phục giới trẻ bằng công cụ play list trong điện thoại - dịch vụ hữu ích giúp họ thể hiện cá tính của mình ở cấp độ cao hơn. Với Samsung là chương trình 72 giờ thách thức sức bền nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu thích phiêu lưu, mạo hiểm, chinh phục thử thách và thể hiện khả năng của giới trẻ.
Làm thị trường nông thôn “nổi sóng”
Thu nhập của người tiêu dùng nông thôn nhìn chung còn thấp, 60% dân số ở đây có mức thu nhập bình quân dưới 4,5 triệu đồng/tháng. Vì vậy, sẽ là phù hợp khi các nhãn hàng đưa về nông thôn những dòng máy dành cho người mới sử dụng, đơn giản về thiết kế, ít tính năng nhưng có ưu điểm giá rẻ. Nếu ở thành thị, các nhãn hàng có thể sử dụng các phương tiện truyền thông như tivi, báo chí, Internet… để thu hút người tiêu dùng đến mua sắm tại các cửa hàng, thì ở nông thôn do thị trường truyền thông chưa phát triển cộng với mật độ dân số thấp nên các công ty sẽ sử dụng các phương pháp tiếp cận trực tiếp người mua. Những event, roadshow tập trung vào những địa điểm đông người như chợ, lễ hội đã tạo ra hiệu quả trong các chiến dịch về nông thôn trong năm qua như “Nokia về với mọi nhà” sẽ tiếp tục được khai thác và đẩy mạnh trong năm nay.
Đẩy mạnh Digital Marketing
Trong thời kỳ khó khăn như thế này, để tăng hiệu quả của từng đồng vốn đầu tư, các marketer ngành điện thoại di động sẽ phải chú trọng nhiều hơn đến phương tiện truyền thông. Thay vì dùng những công cụ truyền thống như quảng cáo truyền hình, báo in… , bây giờ xu hướng mới là tập trung vào những phương tiện có thể tiếp cận nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu ở gần quyết định mua hàng nhất.
Mặc dù hạn chế lớn nhất của digital marketing là đo lường hiệu quả vẫn chưa được giải quyết, nhưng theo ông Nguyễn Hà Đức Minh, đây sẽ là một trong những phương tiện truyền thông chính của ngành hàng điện thoại di động trong năm 2009. Trước mắt, do mức độ sử dụng điện thoại di động chưa phổ biến như Internet, cộng thêm cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện dẫn đến những hạn chế trong việc sử dụng những công cụ để truyền tải thông tin như trình duyệt wap nên Mobile Marketing vẫn chưa thực sự khả thi tại Việt Nam. Thay vào đó, online marketing sẽ là phương tiện chủ yếu. Xu hướng phổ biến của các chiến dịch online trong ngành điện thoại di động thời gian tới là tạo ra sự tương tác giữa người tiêu dùng với nhãn hàng thông qua các trải nghiệm về thương hiệu như tổ chức các cuộc thi, trò chơi trực tuyến…
Mở rộng công nghệ, tăng tiện ích
Hiện nay, chiếc điện thoại di động đã trở thành vật bất ly thân của nhiều người, vì vậy, theo ông Nguyễn Hà Đức Minh, Giám đốc Tiếp thị Nokia khu vực Đông Dương, dù có gặp khủng hoảng, không hẳn toàn bộ người tiêu dùng sẽ không mua hoặc chuyển xuống các phân khúc thấp hơn. Có đến 69% số người được hỏi trong cuộc điều tra của TNS đầu năm 2009 cho rằng họ không thay đổi quyết định mua sắm các thiết bị cá nhân như điện thoại di động, laptop. Họ chỉ cân nhắc kỹ hơn trước quyết định mua hàng. Điều này đòi hỏi các công ty phải có sự điều chỉnh cho phù hợp với những thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng.
Vấn đề hiện tại của các hãng điện thoại di động là khả năng thỏa mãn nhu cầu ngày một cao của người tiêu dùng chứ không phải là cuộc đua giảm giá. Người tiêu dùng vẫn sẵn sàng trả mức giá như trước, nhưng đòi hỏi điện thoại phải có nhiều tiện ích hơn. Không chỉ dừng lại với khái niệm đa phương tiện (multimedia) với nghe nhạc, xem phim, chụp hình như trước mà người tiêu dùng còn muốn kết nối với thế giới bằng các dịch vụ GPRS, Internet. Sắp tới, hướng đi của nhiều nhãn hàng là tập trung vào dòng điện thoại thông minh (smart phone) với các dịch vụ truy cập Internet băng thông rộng không dây và áp dụng cho cả các phân khúc đại chúng chứ không chỉ giới hạn trong phân khúc cao cấp như trước.
Khẳng định đẳng cấp thương hiệu
Thực tế một bộ phận người tiêu dùng nhạy cảm với giá sẽ tìm đến các sản phẩm có giá rẻ hơn. Trong thời gian tới, dòng sản phẩm Trung Quốc với mức giá cạnh tranh và chức năng đa dạng như chụp hình, nghe nhạc, hai sim, hai sóng sẽ rất phát triển. Tuy nhiên, đa số người tiêu dùng vẫn có khuynh hướng cẩn trọng hơn trong chi tiêu, nhất là đối với mặt hàng công nghệ do giá trị lớn và sợ rủi ro khi dùng hàng không rõ nguồn gốc. Vì vậy, đây là cơ hội cho các sản phẩm chính hãng khẳng định thương hiệu thông qua các dịch vụ bảo hành, bảo trì.
Tiếp tục chinh phục giới trẻ
Nắm bắt được nhu cầu thể hiện bản thân, khẳng định cái tôi của giới trẻ, các nhãn hàng điện thoại di động thường chú ý đến yếu tố khác biệt và cung cấp những công cụ để giới trẻ thể hiện phong cách và cá tính. Âm nhạc, thời trang và các hoạt động vui chơi giải trí sẽ là những lĩnh vực chính giúp nhãn hàng thể hiện các thông điệp này.
Năm qua, thị trường chứng kiến nhiều chiến dịch rầm rộ dành cho giới trẻ của các nhãn hàng như Music Face của Nokia, Live Loud của Samsung với việc tài trợ truyền thông cho bộ phim đình đám High School Musical 3… Tới đây, xu hướng này sẽ tiếp tục được đẩy mạnh với các chiến dịch rầm rộ không kém. Nokia đang lên kế hoạch cho chiến dịch chinh phục giới trẻ bằng công cụ play list trong điện thoại - dịch vụ hữu ích giúp họ thể hiện cá tính của mình ở cấp độ cao hơn. Với Samsung là chương trình 72 giờ thách thức sức bền nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu thích phiêu lưu, mạo hiểm, chinh phục thử thách và thể hiện khả năng của giới trẻ.
Làm thị trường nông thôn “nổi sóng”
Thu nhập của người tiêu dùng nông thôn nhìn chung còn thấp, 60% dân số ở đây có mức thu nhập bình quân dưới 4,5 triệu đồng/tháng. Vì vậy, sẽ là phù hợp khi các nhãn hàng đưa về nông thôn những dòng máy dành cho người mới sử dụng, đơn giản về thiết kế, ít tính năng nhưng có ưu điểm giá rẻ. Nếu ở thành thị, các nhãn hàng có thể sử dụng các phương tiện truyền thông như tivi, báo chí, Internet… để thu hút người tiêu dùng đến mua sắm tại các cửa hàng, thì ở nông thôn do thị trường truyền thông chưa phát triển cộng với mật độ dân số thấp nên các công ty sẽ sử dụng các phương pháp tiếp cận trực tiếp người mua. Những event, roadshow tập trung vào những địa điểm đông người như chợ, lễ hội đã tạo ra hiệu quả trong các chiến dịch về nông thôn trong năm qua như “Nokia về với mọi nhà” sẽ tiếp tục được khai thác và đẩy mạnh trong năm nay.
Đẩy mạnh Digital Marketing
Trong thời kỳ khó khăn như thế này, để tăng hiệu quả của từng đồng vốn đầu tư, các marketer ngành điện thoại di động sẽ phải chú trọng nhiều hơn đến phương tiện truyền thông. Thay vì dùng những công cụ truyền thống như quảng cáo truyền hình, báo in… , bây giờ xu hướng mới là tập trung vào những phương tiện có thể tiếp cận nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu ở gần quyết định mua hàng nhất.
Mặc dù hạn chế lớn nhất của digital marketing là đo lường hiệu quả vẫn chưa được giải quyết, nhưng theo ông Nguyễn Hà Đức Minh, đây sẽ là một trong những phương tiện truyền thông chính của ngành hàng điện thoại di động trong năm 2009. Trước mắt, do mức độ sử dụng điện thoại di động chưa phổ biến như Internet, cộng thêm cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện dẫn đến những hạn chế trong việc sử dụng những công cụ để truyền tải thông tin như trình duyệt wap nên Mobile Marketing vẫn chưa thực sự khả thi tại Việt Nam. Thay vào đó, online marketing sẽ là phương tiện chủ yếu. Xu hướng phổ biến của các chiến dịch online trong ngành điện thoại di động thời gian tới là tạo ra sự tương tác giữa người tiêu dùng với nhãn hàng thông qua các trải nghiệm về thương hiệu như tổ chức các cuộc thi, trò chơi trực tuyến…
Source Marketing