Monday, December 28, 2009

Bản lĩnh của người đứng đầu

Cuộc khủng hoảng tài chính đã thay đổi nhận thức về những điều mà các giám đốc cần biết.

"Giáo dục là việc cả đời." "Một tư tưởng từng được suy rộng ra bởi một ý tưởng mới không bao giờ lấy lại được suy nghĩ ban đầu của nó". Những câu nói như vậy đã là tiêu đề cho những tấm thiệp chúc mừng và những tấm thẻ đánh dấu trong nhiều thập kỷ nhưng chẳng có mấy sự thật trong đó.


Thực tiễn, chẳng có nhà lãnh đạo doanh nghiệp nào lại nói "không" với những kiến thức bổ sung thêm, đặc biệt là trong môi trường kinh tế này. Đó là lý do tại sao các chương trình đào tạo cho các giám đốc tiếp tục là yếu tố cơ bản cho việc nâng cao năng lực giám đốc điều hành.

Ngày nay, các chương trình đào tạo doanh nghiệp đã đạt được mức đa dạng và toàn diện vượt ra khỏi sức tưởng tượng của các nhà quản lý ở các thế hệ trước. Môi trường kinh doanh toàn cầu hiện đại đã mở ra vô vàn lĩnh vực màu mỡ cho sự khám phá và tương tác mới. Sự phức tạp của thị trường hiện đại đã đòi hỏi một phương pháp kiểm soát những nhu cầu không ngừng mở rộng về tài chính, rủi ro và chiến lược.

Những đổi mới công nghệ đem lại vô vàn cơ hội cho tăng trưởng và phát triển mở rộng kèm theo những thách thức. Tóm lại, thế giới kinh doanh đã thay đổi và tiếp tục thay đổi với tốc độ ấn tượng và việc tiếp tục tích lũy những tri thức mới là và sẽ luôn là một sự cần thiết tuyệt đối.

Tuy nhiên, lý do quan trọng nhất để hướng tới các chương trình đào tạo cho các giám đốc có thể không hoàn toàn dựa trên việc củng cố một loạt những kỹ năng của những giám đốc và người lãnh đạo mà dựa trên những mục tiêu quan trọng toàn diện của việc làm hài lòng ông chủ của họ: những cổ đông.

Một hệ quả lâu dài đáng kể của cuộc khủng hoảng tài chính là các cổ đông ngày càng quan tâm hơn về bằng cấp, năng lực và phẩm chất cá nhân của những người thuộc ban lãnh đạo và điều hành. Đó là những người mà họ tin tưởng giao phó hiệu quả khoản đầu tư của họ.

Giờ đây các giám đốc điều hành và các nhân viên cấp cao đang được kêu gọi, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp, chứng minh sự xứng đáng của họ với vai trò người lãnh đạo và các chương trình đào tạo giám đốc có thể là một công cụ hữu hiệu trong việc chứng minh cho các cổ đông thấy sự phát triển của những kỹ năng mới cần thiết trong bối cảnh kinh tế đang thay đổi.

Tạo ra bằng cấp

Thực tế, lý lẽ biện hộ mới của việc đào tạo giám đốc có thể cấu trúc của bản thân những chương trình đó chỉ mới bắt đầu gây được sự chú ý: những nhà quản lý có thể đòi hỏi những chương trình này. Bởi vì các cổ đông đã thể hiện sự không bằng lòng của họ, đôi khi nói thẳng ra, khi khoản mục đầu tư của họ thua lỗ và người chịu trận đầu tiên thường là những giám đốc và các nhân viên cấp cao. Rõ ràng là các giám đốc và các giám đốc điều hành phải chứng minh bản thân họ theo một cách khác và thuyết phục hơn so với trước đây.

Phản ứng xuất phát từ cuộc khủng hoảng tài chính là các cổ đông và nhà quản lý đang thúc ép, đòi hỏi sự công bố nhiều hơn về tiểu sử, bằng cấp, phẩm chất cần thiết cho việc trở thành một thành viên trong nhóm nhân viên cấp cao của các công ty đại chúng. Đề xuất Công Bố Ủy Quyền và Tăng Cường Buôn Bán của Ủy ban Chứng khoán và Tỷ giá có thể đòi hỏi các giám đốc điều hành đưa ra nhiều thông tin về lý lịch bản thân và bằng cấp hơn trong mẫu ủy quyền. Với tư tưởng này, một hình thức phát triển mới mà các chương trình đào tạo giám đóc có thể chỉ là những những điều các giám đốc cần để chứng minh bản thân họ với người chủ công ty.

Giáo sư Joseph Grundfest thuộc trường đại học Stanford nói "Vấn đề về mặt trách nhiệm mà các giám đốc đang đối mặt là rất rộng nhưng [đào tạo giám đốc] có thể thuyết phục một số cổ đông về việc tạo dựng giá trị của giám đốc". Mặc dù các giám đốc có thể phải đối mặt với chủ nghĩa hoài nghi từ các cổ đông. Những người này nghi ngờ về năng lực quản lý và những sự cải thiện của một công ty do chương trình đào tạo giám đốc đem lại có thể do đó các giám đốc điều hành phải đi một con đường dài để thuyết phục các cổ đông về những cam kết và đào tạo giám đốc của họ.

Jay Lorsch của Trường kinh doanh Harvard thì hoài nghi hơn khi phát biểu rằng: "Không một trường nào có thể dạy tất cả những điều cần thiết để trở thành một giám đốc". Lorsch cho rằng trong khi các chương trình tại trường thì không mấy hiệu quả trong việc mài dũa các kỹ năng cần thiết cho các giám đốc điều hành thì không có gì thay thế kinh nghiệm làm việc thực tế.

Ông nói, các cổ đông có thể không xem xét đến những chương trình như vậy khi đánh giá các giám đốc: "Nếu bạn thuộc nhóm điều hành của một ngân hàng, và bạn không biết bất cứ điều gì về hoạt động ngân hàng, chúng tôi có thể khắc phục điều đó. Nếu bạn có một ban giám đốc và muốn nó làm việc hiệu quả hơn. Chúng tôi có thể làm được điều đó".

Một trong những đặc quyền hữu hình quan trọng của việc đào tạo giám đốc điều hành là rất nhiều đại lý, cơ quan sẽ xác nhận một số chương trình nhất định bằng việc cất nhắc những giám đốc điều hành có tham gia vào những cơ hội đào tạo như vậy. Thực tế, Tổng công ty dịch vụ điều hành ISS (công ty này quản lý chỉ số ủy quyền đối với RiskMetrics) đã tính chỉ số ủy quyền dựa trên việc hoàn thành các chương trình đào tạo được thông qua của ban giám đốc. (Uy tín của ISS cũng có thể có được bằng việc tham dự các chương trình do Hiệp hội Giám đốc doanh nghiệp và lãnh đạo quốc gia).

Trao đổi với những người đồng niên

Không gì có thể thay thế kinh nghiệm nhưng những cơ hội to lớn có được từ những phương thức học hỏi và sáng tạo mới có thể tăng quy mô kinh nghiệm. Một lợi điểm quan trọng để tiến hành đào tạo, ví dụ, là cơ hội để liên kết với những con người mới và ý tưởng mới.

Gordon Armstrong, giám đốc marketing tại công ty giáo dục Duke nói: "Những người cùng thế hệ là rất quan trọng. Chỉ việc tham gia vào cuộc nói chuyện của những người thông minh và mang đến cho họ những cách suy nghĩ mới về việc những gì họ đã biết là rất giá trị". Grundfest của ĐH Stanford cũng đồng tình: "Các giám đốc học hỏi rất nhiều từ việc nói chuyện với các giám đốc khác, và những sự tương tác này là một yếu tố quan trọng đối với công việc".

Điều này có thể đơn giản là vấn đề về những phương pháp nhìn nhận mọi việc, theo Whitney Hischier tại trung tâm UC Berkeley về đào tạo giám đốc: "Thường thì, nếu mọi người đã hoạt động trong một công ty hoặc một ngành công nghiệp cụ thể một thời gian, họ có thể không muốn tiếp nhận những quan điểm khác. Có điều gì đó như tự hạ thấp bản thân khi thừa nhận chúng ta không biết tất cả mọi việc".

Ngoài việc có chung tư tưởng, các giáo sư trong chương trình đào tạo quản lý ngày nay cũng chính là các giám đốc - và không nhất thiết phải theo bám theo những khuôn mẫu của ngày xưa. Mặc dù hầu hết các trường chỉ có một khoa chủ đạo, thì họ cũng sử dụng những chuyên gia trong nhiều lĩnh vực. "Các giáo sư của chúng tôi đều có kinh nghiệm thực tế, từ chính trị quốc tế, chứng khoán, chính trị môi trường và luật quốc tế. Và tất cả họ đều mang theo họ triển vọng quốc tế".

Hoạt động toàn cầu

Tình huống do những chương trình đào tạo giám đốc ngày nay đem lại đã phản ảnh những thách thức khắc nghiệt mà các giám đốc, những người điều hành và những nhà quản lý ngày nay đang phải đối mặt trong một môi trường kinh doanh đa dạng và phức tạp. Vấn đề về rủi ro quản lý, sự tuân thủ các quy tắc, nhóm làm việc, giải quyết vấn để, kiểm toán, quản lý khủng hoảng, lập kế hoạch kế nhiệm, phân bổ nguồn lực tài sản mà các nhà lãnh đạo kinh doanh ngày nay đang phải đối mặt là những vấn đề mà các chương trình đào tạo có thể giúp giải quyết.

Nutter nói: "Thế giới đang thay đổi nhanh chóng và chúng ta vẫn luôn dẫn đầu về những thay đổi trên thế giới để giúp định hình tình huống".

Bên cạnh những cơ hội về đào tạo và mạng lưới hoạt động độc nhất được hỗ trợ bởi các tư tưởng kinh doanh thông minh, các chương trình đào tạo quản lý ngày nay tập trung một cách chủ ý vào các trận tuyến kinh doanh mới mang tính toàn cầu. Phần lớn các chương trình này đều mang một đặc tính quốc tế với sự hỗ trợ và các cơ sở và các chương trình hướng tới các khả năng mà thị trường thế giới mang lại.

Armstrong giải thích: "Chúng tôi từng tổ chức một chương trình cho Ericsson trong đó các giám đốc điều hành đều phải đối mặt với một thị trường mới ở Nam Phi mà họ chưa quen thuộc. Chúng tôi yêu cầu họ gặp mặt những người lãnh đạo của các tổ chức phi chính phủ tại Nam phi và phải có được những hiểu biết văn hóa mới mà nếu không có việc gặp gỡ đó họ đã không thể nào tiếp cận được".

Hischier nói: "Rõ ràng là việc khám phá những gì mình chưa biết là có giá trị". Bà mô tả một chương trình trong đó các giám đốc điều hành từ một công ty xăng dầu của Na Uy được đưa đến Brazil, một trong những nước mà công ty của họ hoạt động ở đó. Trong khi ở đó, các giám đốc được đưa đến gặp trực tiếp những người cung cấp dầu, các quan chức địa phương trong ngành công nghiệp năng lượng và các tổ chức cộng đồng để giúp họ hiểu rõ hơn cuộc sống hàng ngày của một đất nước mà trước đó chỉ đơn giản là nguồn cung cấp sản phẩm đối với họ. Kinh nghiệm thực tế, vượt ra khỏi khuôn khổ của phòng làm việc cho phép các giám đốc nhìn nhận khả năng thực tế đầu tiên của một đất nước mà cho đến lúc đó vẫn là một sự khó hiểu đối với họ.

"Nếu thế giới là bất biến thì lúc đó các chương trình của chúng ta sẽ không mấy lợi ích". Grundfest nói: "Nhưng thế giới kinh doanh luôn biến đổi nhanh đến nỗi mà những giám đốc dày dặn kinh nghiệm nhất cũng có nhiều hơn một lý do để sử dụng thời gian vào việc đào tạo bản thân họ về những sự phát triển mới này". Grundfest so sánh những cơ hội mới dành cho các giám đốc với những cơ hội trong một cuộc phẫu thuật: những kỹ năng mới, công cụ và phương pháp mới, các loại thuốc mới khiến cho việc liên tục đào tạo là một tất yếu, sự cần thiết.

Nhìn về phía trước

Trong khi các biện pháp giáo dục truyền thống tập trung vào những bài học trong quá khứ, các chương trình đào tạo quản lý lại hướng tới tương lai và các khả năng của nó. Với sự thay đổi không ngừng của thế giới, các giám đốc, những nhà quản lý tại mọi cấp bậc trong doanh nghiệp phải thích ứng bản thân họ với những thách thức mới do thị trường toàn cầu đem lại và một môi trường pháp lý ngày càng chặt chẽ hơn. Hischier xác nhận rằng: "Quy mô những điều cần tìm hiểu ngày càng lớn hơn. Các chương trình đang trở nên đa dạng hơn để thích ứng với một thế giới đang thay đổi".

Grundfest nói: "Công việc của một giám đốc phải năng động và trách nhiệm thì đang nhanh chóng thay đổi, đặc biết là trên khía cạnh liên quan đến pháp lý. Kết quả là chương trình đạo tạo của chúng ta cũng thay đổi. Chúng ta làm mới chúng mỗi năm để phản ứng lại với những gì đang thay đổi trên thế giới".

Trong khi hầu hết các giám đốc chương trình vẫn kiên quyết với việc làm thế nào để cập nhật chương trình đạo tạo của họ để thích ứng với những thay đổi trên thị trường thì ảnh hưởng rõ rệt nhất là có sự tập trung hơn vào những rủi ro và những nguyên tắc có liên quan đến rủi ro đó. Do các chương trình đào tạo giám đốc và quản lý thay đổi, các nhà lãnh đạo của tương lai sẽ phải thông minh sáng suốt hơn trong việc cân nhắc các chương trình đào tạo để có thể theo kịp những phương pháp mới và giá trị của việc thích ứng, sáng tạo và thành công.

VicBrand tổng hợp từ bài viết của Django Gold-Directorship.com
Người dịch: Nguyễn Tuyến

Duy trì trạng thái tích cực để thành công

Thái độ tích cực sẽ thành công

Napoleon Hill từng là cố vấn cho hai đời tổng thống Mỹ: Willsons và Roosevelt. Đặc biệt là ông đã có nhiều kinh nghiệm về thành công mà chúng ta cần biết và vận dụng đối với bản thân mình. Qua các tác phẩm của Napoleon Hill, ông đã đúc kết những kinh nghiệm thành công của mình và nâng lên thành lý thuyết và các phương pháp thực hiện. Muốn đạt tới thành công trong bất kỳ công việc gì, thuộc bất kỳ lĩnh vực nào thì ngoài việc có mục tiêu tốt đẹp còn cần phải rèn luyện để giữ cho được một trạng thái tâm lý tốt.


Tại sao ông lại đề cao yếu tố này? Theo ông thì trạng thái tâm lý tích cực luôn phải được duy trì ở mọi nơi, mọi lúc và đối với bất cứ việc gì. Việc duy trì trạng thái tích cực được Hill coi là một “ định luật vàng” vì nó là cái cơ bản nhất trong việc quyết định sự thành công.

Lý thuyết thành công của Napoleon Hill

Để có được tâm trạng tích cực một cách thường xuyên lại phải biết tự kiềm chế mình tức là phải cần xác định được mục tiêu cao đẹp, chính xác. Mục tiêu cần theo đuổi sẽ có một sức mạnh to lớn và có hiệu lực kỳ diệu. Vì theo Hill, anh có mục tiêu như thế nào thì anh cũng sẽ có một cuộc đời như thế. Có mục tiêu cao đẹp sẽ có cuộc sống tươi đẹp. Ngược lại, mục tiêu thấp hèn không bao giờ đem lại cuộc sống tươi đẹp.

Trong khi làm việc phấn đấu cho mục tiêu cao đẹp thì bản thân phải biết tự kiềm chế mình tức là phải có sức mạnh to lớn để tự kiềm chế. Song song với việc rèn luyện đức tính tự kiềm chế còn nhất thiết phải xây dựng, kiện toàn lòng tự tin. Muốn có lòng tin vững chắc thì trước hết lại phải biết tôn trọng bản thân mình, hay nói cách khác phải có lòng tự tôn, phải biết tự hào về bản thân mình.

Về mặt phương pháp:Hill khuyên mọi người nên học cách tập trung trí tuệ và sức lực để làm thật tốt một việc cụ thể một cách vui vẻ. Đồng thời biết hợp tác với mọi người. Chỉ có thật sự hợp tác với tinh thần đoàn kết mới tạo ra sự thành công.

Trong bước đường phấn đấu mục tiêu cao đẹp, không phải bao giờ cũng dễ dàng với tới thành công, mà thường vấp phải thất bại. Đối với hàng triệu người khi gặp thất bại thường phát sinh chán nản tiêu cực. Hill cho rằng người đó đã dùng sai từ thất bại. Cần phải phân biệt được thất bại với tổn thất tạm thời. Khi thấy chưa làm được kết quả một công việc nào đó hãy chớ vội cho là thất bại. Cần phải biết rằng đó chỉ là sự tổn thất, mất mát tạm thời. Có khi sự mất mát tạm thời đólại là một hạnh phúc, vì nó sẽ làm ta phấn chấn hơn nữa, điều chỉnh được phương hướng cố gắng nổ lực của chúng ta, làm cho chúng ta tiến lên theo một phương hướng tốt đẹp hơn, khác hẳn với trước. Nếu hiểu được như vậy thì thất bại chính là mẹ thành công.

Điểm khác nhau giữa người thành công và người thất bại đó là trạng thái tâm lý của họ khi đối mặt với khó khăn thực tế.Ví dụ điển hình sau cho thấy điều đó. Có hai nhân viên châu Âu sang châu Phi xứ nóng người Phi thường đi chân đất để bán giày da. Một nhân viên nghĩ dân ở đây đều đi chân đất thì làm sao bán được giày nên đã bỏ về. Còn người kia thì tìm mọi cách giúp người Phi thấy lợi ích của việc đi giày. Cuối cùng anh đã phát tài. Trong cuộc sống, những người tầm thường gặp nhiều thất bại. Nhưng thất bại của họ chủ yếu do xuất phát từ trạng thái tâm lý mang lại. Khi gặp khó khăn họ chọn con đường dễ dàng nhất là rút lui, kết quả là lún sâu vào vòng thất bại. Người thành công khi gặp khó khăn vẩn giữ vững trạng thái tâm lý tích cực. Họ luôn luôn cổ vũ bản thân bằng các ý niệm “ cần phải làm” Nhất định sẽ có cách làm bằng được mới thôi.

Tâm trạng của ta khi bắt đầu một công việc sẽ quyết định ra sự thành công khi kết thúc việc đó. Đây là nhân tố quan trọng hơn bất kỳ nhân tố nào khác.Con người ở trong bất kỳ một tổ chức quan trọng nào, nếu địa vị càng cao thì càng dễ dàng tìm thấy được trạng thái tâm lý tốt nhất. Hill đã chỉ cho ta thấy rằng muốn thành công thì nên luôn giữ vững trạng thái tâm lý tích cực.

VicBrand tổng hợp từ Doanhnhan360

Friday, December 25, 2009

Bài học thành công từ người bán hàng bậc thầy ở Mỹ

Theo quan điểm của Zig Ziglar, thì thành công chỉ thực sự đúng nghĩa khi con người ta cân bằng được mọi mặt trong cuộc sống. Đó là các yếu tố: Thể chất, tinh thần, tình cảm, các mối quan hệ, và tất nhiên là cả sự nghiệp và tiền tài.


Khi chúng ta có được rất nhiều thứ: một chiếc ô tô rất đẹp, một ngôi nhà lộng lẫy, và những bộ quần áo hợp thời trang… điều đó đồng nghĩa với việc chúng ta đang phải đối mặt với một cuộc sống thiếu cân bằng. Vậy chìa khóa để thành công và cân bằng cuộc sốnglà gì? Trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn đọc quan điểm thành công của thiên tài Zig Ziglar

Ít nhất hơn 30 năm qua, Ziglar đã giúp đỡ được rất nhiều người giành được thành công đích thực. Ông được thừa nhận là một nhà diễn thuyết, doanh nhân, giảng viên, tác giả của các cuốn sách bestseler và là một trong những người có tầm ảnh hưởng rất lớn trên thế giới.

Mặc dù Ziglar được dánh giá là người có khả năng khuyến khích người khác đạt được những thành công cao nhất trong khả năng của họ, nhưng sự nghiệp của ông cũng khá thăng trầm. Khi còn học trung học, anh tham gia lực lượng hải quân trong suốt Chiến tranh Thế giới lần thứ II, và sau đó học trường đại học South Caroline. Cuộc sống của anh rẽ sang một trang khác khi anh rời trường đại học và gây dựng sự nghiệp kinh doanh, với mơ ước sẽ kiếm được nhiều tiền hơn cho gia đình. Sau hai năm, Ziglar tham gia lĩnh vực tài chính, anh mới được đánh thức tiềm năng của mình.

Đó là khi Ngài P.C Merrell, lãnh đạo công ty mà Ziglar đang làm việc, đã nhắc nhở anh trong một cuộc họp: “Tôi chưa bao giờ nhìn thấy ai lãng phí thời gian và công sức như Ziglar”. Anh vẫn còn nhớ lời nhận xét đó. Anh bị sốc thực sự, và đã hỏi lại người quản lý: “Ông muốn ám chỉ điều gì?”. Ngài Merrell nói: “Tôi tin là anh có thể trở thành một trong số ít những người rất thành công trong lĩnh vực kinh doanh nếu anh tin vào bản thân, làm việc và học tập nhiều hơn nữa, và giúp đỡ những người khác”. Những lời khuyên của Merrel đã khiến sự nghiệp của Ziglar rẽ sang một bước ngoặt mới. Sau một năm rèn luyện anh đã vươn lên vị trí thứ 2 trong số 7000 nhân viên kinh doanh của công ty. Sau đó anh đã đứng vị trí số 1 trong công ty khác với trên 3000 nhân viên kinh doanh.

Khi trở thành người bán hàng bậc thầy ở Mỹ, Ziglar luôn tận dụng mọi cơ hội để chia sẻ những kinh nghiệm thành công của mình cho mọi người. Đến 1970, Ziglar đã dành toàn bộ thời gian của mình để diễn thuyết giúp đỡ động viên các bạn trẻ. Đến hôm nay, ông là tác giả của hơn 25 đầu sách, và rất nhiều trong số đó được được dịch sang nhiều thứ tiếng. Giờ đây, ông trở thành người đào tạo cho rất nhiều chuyên gia, trong đó có người từng là học trò, cũng có người từng là thầy giáo của ông. Sự nghiệp của Ziglar tiếp tục tỏa sáng khi ông kiên nhẫn làm theo lời dạy của Merrell: Tin tưởng ở bản thân, nỗ lực học hỏi và giúp đỡ người khác. Triết lý sống của Ziglar rất đơn giản: “Bạn có thể có tất cả mọi thứ bạn muốn trong cuộc đời nếu bạn giúp đỡ người khác khẳng định được bản thân họ”

Tin tưởng ở bản thân

Merell không hẳn có ý định biến ngày hôm đó trở thành ngày định mệnh của Ziglar, nhưng cho đến khi Merell khuyên Ziglar thật lòng thì Ziglar mới nhận ra rằng mình chỉ là một gã đàn ông bình thường trong một thị trấn bé nhỏ. Merrel nhìn thấy những năng lực tiềm ẩn trong con người Ziglar. Những lời nói của Merrel như chiếc chìa khóa giúp Ziglar mở cánh cửa khám khá năng lực tiềm ẩn của bản thân. Chìa khóa dó chính là niềm tin.

Kể từ đó, Ziglar trở thành một “cậu sinh viên” không ngừng học hỏi và khám phá bản thân. Và thời gian sau, những cụm từ như: “Sách tốt, người tốt” được coi là chiếc chìa khóa để mở ra những cánh cửa năng lực tiềm ẩn của Ziglar. Những năm tháng mới khởi nghiệp, cuốn sách như: “Sức mạnh của ý nghĩ lạc quan” ( The Power of Positive Thinking) của Norman Vincent Peale là một trong số những cuốn sách gối đầu giường của ông. Sau này, trong cuốn sách “Hẹn bạn trên đỉnh thành công” (Se you at the Top), Ziglar có so sánh một vài điểm khác biệt dẫn đến thành công trong sự nghiệp của ông, với cuốn sách nổi tiếng của Peale.

Những khi thành công và thất bại, ông thường phân vân suy nghĩ rất nhiều. Trong suốt thời gian thất bại, ông thường đọc cuốn sách của Dr. Norman Vincent Peale và lại tiếp tục có thêm nghị lực vươn lên trong sự nghiệp. Cuốn sách đó đã giúp ông tìm ra cội nguồn của sự thất bại. Đó chính là bản thân ông chứ không phải là yếu tố khách quan nào khác.

Ziglar học được rằng ông là người duy nhất đứng giữa thất bại và thành công. Cái cách mà ông nhìn bản thân, cái cách nhìn người khác và những gì mà ông đang tin tưởng vào bản thân, vào người khác sẽ thúc đẩy hay ngăn chặn ông đi đến thành công.

Ziglar là một bằng chứng sinh động rằng: Cuộc sống có thể thay đổi dựa vào kết quả của việc khám phá năng lực bản thân. Ông hiểu sâu sắc kinh nghiệm thực tiễn: Khi thay đổi cách suy nghĩ về bản thân, thì hành động cũng sẽ thay đổi. Ông đã dành rất nhiều thời gian để thuyết phục động viên mọi người lạc quan tin rằng họ có thể dạt được mục tiêu đề ra.

Động viên kịp thời

Ziglar nổi tiếng là một người rất giỏi động viên. Không còn nghi ngờ gì nữa khi mà giọng nói ngữ điệu, nhịp điệu lời nói và nụ cười thiên thần của ông đã khiến người nghe cảm thấy vô cùng thoải mái. Những lời nói của ông có sức truyền cảm mãnh liệt đến người nghe, đem lại những thay đổi quan trọng trong cuộc sống của họ. Ngoài những bài học trong kinh doanh, trong công việc… có một sự thật hiển nhiên mà bạn và tôi không thể phủ nhận đó là: Người ta sẽ đạt được nhiều hơn khi nói ngọt ngào chứ không phải “chanh chua”.

Tuy nhiên nghệ thuật động viên không chỉ nằm ở những lời có cánh. Mà ở việc: Giúp đỡ người khác hình dung được họ có thể trở thành người như thế nào và sau đó trang bị cho họ những hành trang cần thiết để đi đến thành công. Hành trang ấy là sự tự tin, sự sẵn sàng học hỏi nâng cao kiến thức, hoặc những sáng kiến táo bạo. Sự động viên cũng nằm ở việc kích thích mọi người nghìn thấy bản thân, hoặc hoàn cảnh của mình từ cuộc sống của những người khác. “Sau rất nhiều năm, tôi không thể khuyên bất kì ai, không thể động viên bất cứ ai, đặc biệt là khi họ hỏi tôi nên làm thế nào?”, ông tâm sự. “Khi bạn động viên người khác, nghĩa là bạn cũng đang động viên chính mình, vì bạn đang cam kết tạo ra một sự khác biệt trong cuộc sống cho người đối diện. Sự động viên kịp thời thực sự sẽ đem lại một sự thay đổi lớn cho người nghe”.

Ziglar đặc biệt tin vào câu thần chú: Bạn có thể có tất cả những gì bạn muốn nếu bạn giúp đỡ nhiều người đạt được những gì họ muốn. “Câu nói đó nhân mạnh vào những gì bạn có thể làm cho người khác chứ không phải là những gì người khác làm cho bạn. Tôi cam đoan rằng đó là một cách khôn ngoan để thành đạt trong cuộc sống”. Ông nói tiếp: “giúp đỡ người khác làm việc đúng đắn, giám sát họ là điều cần thiết nhưng phải luôn luôn động viên họ. Sự động viên là nguồn nhiên liệu quý giá trên hành trình biến ước mơ thành hiện thực”.

Luôn học hỏi

Người ta nói rằng để chuẩn bị cho một giờ giảng trên lớp thì giáo viên phải nghiên cứu ít nhất là bằng hoặc nhiều hơn học sinh của mình nhiều lần. Dường như điều đó hiển nhiên đúng với trường hợp Ziglar. Khi Merrell khuyên Zilgar nên học hỏi nhiều hơn, làm việc tốt hơn và giúp đỡ người khác, Ziglar đã trở lại với công việc cơ bản của mình là một nhân viên bán hàng. Những lời hướng dẫn đó là nền tảng cho thành công bước đầu của ông trong hai năm đầu tiên. Theo đó, ông phát hiện ra rằng mình nên chia sẻ những gì đã học hỏi được trong cuộc sống và động viên những người khác thành công hơn.

Mặc dù đã gây dựng cho mình một sự nghiệp thành công vang dội, nhưng với Ziglar, ông vẫn không ngừng học hỏi. “Tôi là một người học trò chăm chỉ” ông nói vậy. “Tôi nghĩ rằng đó là một trong những lý do khiến tôi đạt được thành công trên cuộc đời này”. Ông khuyên mọi người đừng quên mài sắc ý chí của mình, và phát huy tối đa thế mạnh của bản thân để đạt được điều mình muốn. Hiểu biết, kinh nghiệm và sự thông thái chính là những nguồn lực đem lại thành công cho mỗi người.

“Bạn cần phải trở thành một học trò chăm chỉ bởi vì mọi thứ đã và đang thay đổi và bạn cần phải thay đổi phát triển để ít nhất là theo kịp chúng. Tôi nhấn mạnh rằng thế giới đang thay đổi. Nếu bạn tiếp tục học hỏi những điều mới mẻ, bạn sẽ có thêm sức mạnh. Bạn có sức mạnh và niềm tin từ chính những gì bạn đã học hỏi và làm việc, từ đó bạn sẽ có nhiều cơ hội để thành công hơn trong cuộc sống”.

Khi ở tuổi 81, Ziglar vẫn chăm chỉ học hỏi và đọc sách. “Tôi đọc báo hàng ngày để hiểu mọi việc đang diễn ra như thế nào”. Ông cũng thường xuyên đọc một hoặc hai cuốn sách theo sở thích, “tôi không đọc những thứ tạp nham”, ông nhấn mạnh. Ông thường đọc các loại sách liên quan đến phát triển cá nhân, lãnh đạo, kinh doanh, bán hàng… Những cuốn sách đó không chỉ khiến ông thành công trong sự nghiệp bán hàng mà còn khiến ông trở thành người có ảnh hưởng lớn đến công chúng, có khả năng truyền nhiệt huyết cho rất nhiều người khác. “Khi tôi đọc sách, tôi thường lựa chọn lĩnh vực có ảnh hưởng lớn đến cuộc đời tôi và những người khác. Tôi muốn nói rằng tôi không chỉ là một học trò chăm chỉ, tôi còn có khả năng dạy dỗ người khác.”

Biết điểm dừng

Ziglar mãi là một giảng viên tốt, nhưng ông còn biết đến với quyết định trao quyền thừa kế công ty cho con trai Tom Ziglar và con rể Richard K.Oats đúng thời điểm. Tờ Dallas Business Journal đưa tin rằng Zgilar muốn làm chủ tịch trên danh nghĩa, còn quyền lãnh đạo thực tế trao cho Tom Ziglar và Oats. Khi biết điểm dừng, biết trao quyền thừa kế cho đúng người thì sự nghiệp kinh doanh mà ông đã gây dựng sẽ phát triển mạnh mẽ hơn và tránh được nguy cơ tan vỡ. Đó cũng là một trong những bài học thành công trong cuộc sống.

Ziglar từ đó tiếp tục công việc đào tạo, động viên mọi người và viết sách. Cuốn sách gần đây nhất của ông là God’s Way Is Still the Best Way, xuất bản năm 2007. Trong đó ông chia sẻ: Ông tìm thấy ý nghĩa cuộc sống của mình trong sự thành công của những nhà lãnh đạo hôm nay. Từ cuốn sách đầu tiên cho đến cuốn sách gần đây nhất, và hàng loạt những đĩa CD, DVD của ông, ông muốn gửi thông điệp tới mọi người rằng: Hãy tiếp tục động viên mọi người trên khắp thế giới tin vào năng lực của bản thân họ, chịu khó học hỏi và mở rộng lòng giúp đỡ người khác, đó là bí quyết thành công trong cuộc sống.

VicBrand tổng hợp Theo Success
Người dịch: Minh Hương

Wednesday, December 23, 2009

Vật tế thần trong cuộc săn tìm xu hướng truyền thông mới

Những tờ báo làm ăn thua lỗ nên chấp nhận bị đóng cửa, trở thành vật tế thần trong sự nghiệp tìm đường thoát cho ngành báo giấy, để bảo vệ cho sự tồn tại của những sản phẩm khác.

Tuần Việt Nam giới thiệu loạt 4 bài viết đăng trên Tạp chí Financial Times về tương lai của ngành truyền thông thế giới, tập trung vào 4 lĩnh vực: Báo giấy, Truyền hình, Mạng xã hội và Game. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Phần 1: Báo in - Khi các ông chủ truyền thông tìm kiếm các mô hình mới để tồn tại

Ngành công nghiệp truyền thông đang trong cơn khủng hoảng, tất thảy, từ nhật báo cho đến các tờ tin tức buổi tối. Sau một thập kỷ vật lộn với sự xuất hiện của internet dẫn đến sự thay đổi hành vi của người đọc, sự tuột dốc thảm hại của doanh thu quảng cáo và lượng bạn đọc đã hạ nhục tất cả những ông chủ truyền thông cỡ bự, từ Hollywood cho đến Fleet Street – con phố biểu tượng của ngành báo chí Anh Quốc.

Những tin tức buồn đối với ngành báo giấy đã trở nên quen thuộc: Các công ty đa dạng như Sentana Sport - các kênh truyền hình thể thao trực tiếp và Reader’s Digest - nhà xuất bản tạp chí đều đã đâm đơn xin phá sản, trong khi các ấn phẩm, từ tạp chí Portofolio đến TheLondonPaper đều bị xếp xó.


Nếu coi ngành công nghiệp truyền thông là một bữa tiệc, thì phần vui vẻ nhất - bật rượu sâm-panh ăn mừng thời hoàng kim của ngành báo giấy đã kết thúc. Graydon Carter, tổng biên tập của tạp chí Vanity Fair, một bậc thầy trong việc “bày món” cho độc giả, giờ đây cũng ngán ngẩm ngồi chờ đợi một sự thay đổi diệu kỳ.

Trên các phương tiện truyền thông, những bình luận dự báo triển vọng hay cơ hội phát triển của báo giấy vẫn vắng bóng, trong khi cơn khủng hoảng thì không có dấu hiệu lắng xuống.

Từ các chương trình trực tuyến cho đến các chương trình âm nhạc, phát triển game cho đến các mạng xã hội, các ông chủ truyền thông thông đều loay hoay tìm cách gói ghém nội dung, gắn với những công nghệ mới nhất, tìm những thị trường quốc tế có tốc độ phát triển cao, tư duy lại các chiến lược xâm nhập thị trường, giới thiệu những mô hình mới nhằm thu tiền của độc giả, và sáng tạo lại những phương thức quảng cáo hiệu quả.

Báo động

Không khi nào mà nhu cầu tìm kiếm mô hình kinh doanh mới lại bức thiết như hiện nay trong ngành báo giấy, ngành kinh doanh đang lâm nguy bởi chi phí in ấn và doanh thu quảng cáo đang ở tình trạng báo động.

Công ty PricewaterhouseCoopers (PvC) – công ty cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính hàng đầu thế giới ước tính doanh thu toàn cầu của ngành báo in và các dạng thức của nó sẽ rớt 10,2% trong năm 2009 và giảm xuống khoảng 20 tỷ đô-la trong khoảng 2008 đến 2013.


Ở Mỹ, trang web Craigslist – một trang web kiểu “rao vặt”, cho phép người dùng đăng tải thông tin quảng cáo miễn phí, ở các lĩnh vực khác nhau như việc làm, nhà cửa, khuyến mại, dịch vụ, CV và diễn đàn… phát triển mạnh, trở thành mối thách thức lớn ngành kinh doanh quảng cáo, rao vặt trên báo giấy, khiến doanh thu quảng cáo trên báo giấy giảm 29% trong năm 2009.

Đáng báo động hơn nữa, theo báo cáo vào tháng 7/2009 của tạp chí Outsell – một công ty nghiên cứu về ngành xuất bản, ngành công nghiệp báo giấy còn có thể “thất bại trong việc chuyển đổi sang phiên bản báo điện tử”, theo đó, doanh thu của các phiên bản điện tử của báo giấy chỉ chiếm 11% so với tổng doanh thu của báo giấy.

Trong nhiều tháng gần đây, cuộc khủng hoảng đã mở ra những cuộc thảo luận bàn về giá trị của ngành báo in, đồng thời khởi động những cuộc tìm kiếm những mô hình thay thế.

"Vật tế thần"

Nổi bật nhất là việc các báo in tiến hành thu phí đọc bài trên các phiên bản điện tử, trước đây vốn là lãnh địa riêng của một số tạp chí tài chính như Financial Times hay Wall Street Journal hay các ấn phẩm mang tính phê bình như Which? và Bản tin Người tiêu dùng.

Journalism Online, một quỹ đầu tư đang nỗ lực trong việc tìm kiếm các giải pháp cho báo in đã nghiên cứu gần 800 ấn phẩm đang thu phí bạn đọc. Nó lập luận rằng hệ thống thanh toán trực tuyến “trả tiền cho những gì bạn đọc”, thu phí nhỏ lẻ kiểu “góp gió thành bão” này có thể tạo ra nguồn thu mới cho báo in, thúc dẩy doanh thu quảng cáo trên nền nội dung số, đồng thời có thể bảo tồn giá trị của báo in.


Ông trùm truyền thông Murdoch cũng dự đoán tương tự về “nguồn thu có giá trị” từ việc thu phí trên các bài báo và đề cập đến khả năng thu về lợi nhuận của các ông lớn trong ngành báo in như Wall Street Journal, New York Times và Washington Post thông qua việc thu phí online.

Đế chế News Corp của Murdoch thì đại diện cho một chiến lược tăng trưởng kiểu khác, kinh doanh trực tiếp trên nền nội dung của các tờ báo. Ở Anh Quốc, các công ty truyền thông của Murdoch thu lợi trực tiếp từ các bài báo bằng cách tổ chức các trò chơi lô tô trực tuyến trên tạp chí Sun và trong các ngày nghỉ ngắn.

Murdoch cũng chấp nhận đóng cửa hai tờ báo miễn phí FreeSheet và TheLondonPaper, biến hai tờ này thành “vật tế thần” cho sự nghiệp tìm đường thoát cho ngành báo in. Những công ty làm ăn không thu lợi nhuận như Rocky Mountain News, BusinessWeek và Boston Global cũng đã đi đến bước đường cùng và có xu hướng phải đóng cửa, bán hoặc giảm bớt chi phí nhằm bảo vệ những sản phẩm còn đang tiếp tục thu lợi nhuận.

"Triển vọng tuyệt vời"

Cuối cùng, ông Murdoch cũng tuyên bố việc chuyển đổi nội dung báo in sang phiên bản điện tử để phù hợp hơn với bạn đọc trực tuyến chính là một hướng phát triển của ngành công nghiệp báo giấy, giúp việc thu phí nội dung trở nhên dễ dàng hơn, nhất là khi nội dung đó được hiển thị trên những thiết bị điện tử hấp dẫn.

David Hunk, chủ tịch của tờ USA Today nói rằng đây là một “triển vọng tuyệt vời” trong bạn đọc trực tuyến.

“Độc giả ở phương tây sẽ bình tĩnh đón nhận điều này, trả tiền cho những gì họ đọc, tức là họ trả tiền cho sự tiện dụng,” – Ken Doctor, một nhà phân tích của Outsell phát biểu.

Báo giấy sẽ vẫn giữ vị thế kinh doanh của mình, và có thể, niềm hi vọng lớn phục hồi doanh thu quảng cáo của nó sẽ trở thành hiện thực. PwC kỳ vọng doanh thu của ngành báo giấy, cuối cùng, cũng có thể dừng tuột dốc vào năm 2011.

Từ nay đến đó, nhà phân tích Doctor lập luận, “đặc biệt là trong thời kỳ khôi phục kinh tế, khả năng báo giấy hồi phục được phần lớn doanh thu từ quảng cáo có vẻ tươi sáng”

Cuộc tìm kiếm phương án doanh thu thay thế cho quảng cáo của ngành báo giấy sẽ không thể có kết quả trong một sớm một chiều. Nhưng việc tái xác lập phạm vi hoạt động và phương thức hoạt động trong những năm sắp tới là một việc mà các công ty truyền thông chắc chắn phải tiến hành ngay từ bây giờ.

VicBrand tổng hợp từ Financial Times/ TuanVietNam
Người dịch: Hương Lan

Saturday, December 05, 2009

Các kỹ năng “mềm” để sống học tập và làm việc hiệu quả

Có một nghịch lý rất khó lý giải: Người VN thi các giải quốc tế (toán, vật lý, cờ vua, robotcom...) đều được đánh giá rất cao, thế nhưng lại chưa thành đạt nhiều trong công việc.


Năm nào nước ta cũng có rất nhiều giải vàng, giải bạc quốc tế - điều mà nhiều nước trong khu vực phải ghen tị. Nhưng mỗi khi nói về năng lực của lao động VN thì chắc chắn chúng ta dừng ở một vị trí đáng buồn. Tại sao lại thế? Rõ ràng là có một khoảng hẫng hụt lớn giữa cái được dạy và nhu cầu xã hội, thực tế sản xuất kinh doanh.

Trong hội nghị với bộ Đại học, UNESCO đề xướng mục đích học tập: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. Trường học chúng ta hiện đang nặng về học để biết, nghĩa là chỉ đạt được một trong bốn mục tiêu của UNESCO.

Ngân hàng Thế giới gọi thế kỷ 21 là kỷ nguyên của kinh tế dựa vào kỹ năng -Skills Based Economy(1). Năng lực củacon người được đánh giá trên cả 3 khía cạnh: kiến thức, kỹ năng và thái độ. Các nhà khoa học thế giới cho rằng: để thành đạt trong cuộc sống thì kỹ năng mềm (trí tuệ cảm xúc) chiếm 85%, kỹ năng cứng (trí tuệ logic) chỉ chiếm 15%(2).

Chúng ta đã bước vào thế kỷ 21 đã 10 năm, thế mà chương trình đào tạo và việc đánh giá năng lực của học sinh, sinh viên vẫn dựa chủ yếu vào kiến thức. Peter M. Senge nói“Vũ khí cạnh tranh mạnh nhất là học nhanh hơn đối thủ”. Rõ ràng muốn tăng cường năng lực cạnh tranh chúng ta không những phải học nhanh mà phải học đúng.

Ngày xưa, nhà trường là nơi duy nhất để ta có thể tiếp cận với kiến thức. Thế giới ngày càng phẳng hơn, nhờ internet mọi người đều có thể tiếp cận được thông tin, dữ liệu một cách bình đẳng, mọi lúc, mọi nơi. Kiến thức ngày càng nhiều và từ việc có kiến thức đến thực hiện một công việc để có kết quả cụ thể không phải chỉ có kiến thức là được. Từ biết đến hiểu, đến làm việc chuyên nghiệp với năng suất cao là một khoảng cách rất lớn. Vậy câu hỏi đặt ra là:“Kỹ năng nào là cần thiết cho mỗi con người để thành công trong công việc và cuộc sống?”

Tại Mỹ, Bộ Lao động Mỹ (The U.S. Department of Labor) cùng Hiệp hội Đào tạo và Pháttriển Mỹ (The American Society of Training and Development) gần đây đã thực hiện một cuộc nghiên cứu về các kỹ năng cơ bản trong công việc.Kết luận được đưa ra là có 13 kỹ năng cơ bản cần thiết để thành công trong công việc:

1.Kỹ năng học và tự học (learning to learn)
2.Kỹ năng lắng nghe (Listening skills)
3.Kỹ năng thuyết trình (Oral communication skills)
4.Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills)
5.Kỹ năng tư duy sáng tạo (Creative thinking skills)
6.Kỹ năng quản lý bản thân và tinh thần tự tôn (Self esteem)
7.Kỹ năng đặt mục tiêu/ tạo động lực làm việc (Goal setting/ motivation skills)
8.Kỹ năng phát triển cá nhân và sự nghiệp (Personal and career development skills)
9.Kỹ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ (Interpersonal skills)
10.Kỹ năng làm việc đồng đội (Teamwork)
11.Kỹ năng đàm phán (Negotiation skills)
12.Kỹ năng tổ chức công việc hiệu quả (Organizational effectiveness)
13.Kỹ năng lãnh đạo bản thân (Leadership skills)

Năm 1989, Bộ Lao động Mỹ cũng đã thành lập một Ủy ban Thư ký về Rèn luyện các Kỹ năngCầnthiết (The Secretary’s Commission on Achieving Necessary Skills - SCANS). Thành viên của ủy ban này đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau như giáo dục, kinh doanh, doanh nhân, người lao động, công chức… nhằm mục đích “thúc đẩy nền kinh tế bằng nguồn lao động kỹ năng cao và công việc thu nhập cao”.(3)

Tại Úc, Hội đồng Kinh doanh Úc (The Business Council of Australia - BCA) và Phòng thương mại và công nghiệp Úc (the Australian Chamber of Commerce and Industry - ACCI) với sự bảo trợ của Bộ Giáo dục, Đào tạo và Khoa học (the Department of Education, Science and Training - DEST) và Hội đồng giáo dục quốc gia Úc (the AustralianNationalTraining Authority - ANTA) đã xuất bản cuốn “Kỹ năng hành nghề cho tương lai” (năm 2002). Cuốn sách cho thấy các kỹ năng và kiến thức mà người sử dụng lao động yêu cầu bắt buộc phải có. Kỹ năng hành nghề (employability skills) là các kỹ năng cần thiết không chỉ để có được việc làm mà còn để tiến bộ trong tổ chức thông qua việc phát huy tiềm năng cá nhân và đóng góp vào định hướng chiến lược của tổ chức. Các kỹ năng hành nghề bao gồm có 8 kỹ năng như sau:

1.Kỹ năng giao tiếp (Communication skills)
2.Kỹ năng làm việc đồng đội (Teamwork skills)
3.Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills)
4.Kỹ năng sáng tạo và mạo hiểm (Initiative and enterprise skills)
5.Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc (Planning and organising skills)
6.Kỹ năng quản lý bản thân (Self-management skills)
7.Kỹ năng học tập (Learning skills)
8.Kỹ năng công nghệ (Technology skills)
(Nguồn)

Chính phủ Canada cũng có một bộ phụ trách về việc phát triển kỹ năng cho người lao động. Bộ Phát triển Nguồn Nhân lực và Kỹ năng Canada (Human Resources and Skills Development Canada - HRSDC) có nhiệm vụ xây dựng nguồn nhân lực mạnh và có năng lực cạnh tranh, giúp người Canada nâng cao năng lực ra quyết định và năng suất làm việc để nâng cao chất lượng cuộc sống. Bộ này cũng có những nghiên cứu để đưa ra danh sách các kỹ năng cần thiết đối với người lao động.Conference Board of Canadalàmột tổ chức phi lợi nhuận của Canada dành riêng cho nghiên cứu và phân tích các xu hướng kinh tế, cũng như năng lực hoạt động các tổ chức và các vấn đề chính sách công cộng. Tổ chức này cũng đã có nghiên cứu và đưa ra danh sách các kỹ năng hành nghề cho thế kỷ 21 (Employability Skills 2000+) bao gồm cá kỹ năng như:

1.Kỹ năng giao tiếp (Communication)
2.Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving)
3.Kỹ năng tư duy và hành vi tích cực (Positive attitudes and behaviours)
4.Kỹ năng thích ứng (Adaptability)
5.Kỹ năng làm việc với con người (Working with others)
6.Kỹ năng nghiên cứu khoa học, công nghệ và toán (Science, technology and mathematics skills)
(Nguồn)

Chính phủ Anh cũng có cơ quan chuyên trách về phát triển kỹ năng cho người lao động. Bộ Đổi mới, Đại học và Kỹ năng được chính chủ thành lập từ ngày 28/6/2007, đến tháng 6/2009 thì được ghép với Bộ Kinh tế, Doanh nghiệp và Đổi mới Pháp chế để tạo nên bộ mới là Bộ Kinh tế, Đổi mới và Kỹ năng. Bộ này chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến việc học tập của người lớn, một phần của giáo dục nâng cao, kỹ năng, khoa học và đổi mới.(Nguồn:http://www.dius.gov.uk/). Cơ quan chứng nhận chương trình và tiêu chuẩn (Qualification and Curriculum Authority) cũng đưa ra danh sách các kỹ năng quan trọng bao gồm:

1.Kỹ năng tính toán (Application of number)
2.Kỹ năng giao tiếp (Communication)
3.Kỹ năng tự học và nâng cao năng lực cá nhân (Improving own learning and performance)
4.Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (Information and communicationtechnology)
5.Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving)
6.Kỹ năng làm việc với con người (Working with others)

Chính phủ Singapore có Cục phát triển lao động WDA (Workforce Development Agency) WDA đã thiết lập hệ thống các kỹ năng hành nghề ESS (Singapore Employability Skills System) gồm 10 kỹ năng(4):

1.Kỹ năng công sở và tính toán (Workplace literacy & numeracy)
2.Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (Information & communications technology)
3.Kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định (Problem solving & decision making)
4.Kỹ năng sáng tạo và mạo hiểm (Initiative & enterprise)
5.Kỹ năng giao tiếp và quản lý quan hệ (Communication & relationship management)
6.Kỹ năng học tập suốt đời (Lifelong learning)
7.Kỹ năng tư duy mở toàn cầu (Global mindset)
8.Kỹ năng tự quản lý bản thân (Self-management)
9.Kỹ năng tổ chức công việc (Workplace-related life skills)
10.Kỹ năng an toàn lao động và vệ sinh sức khỏe (Health & workplace safety).

Trong WDA còn có Trung tâm kỹ năng hành nghề (The Centre for Employability Skills(CES)) để đánh giá hệ và hỗ trợ đào tạo kỹ năng.

Ở VN, các kỹ năng chưa được chú trọng trong hệ thống giáo dục cũng như trong cuộc sống. Hình như nền giáo dục của chúng ta đang dựa trên một giả định“người ta biết thì người ta sẽ làm được”. Và vì vậy họ cứ cố dạy cho học sinh, sinh viên thật nhiều kiến thức hòng làm được việc khi ra trường. Nhưng thực tế đâu có vậy, từ biết đến hiểu là một khoảng cách rất xa, và từ hiểu đến làm việc chuyên nghiệp với năng suất cao là một khoảng cách còn xa hơn nữa. Điều này dẫn đến một thực trạng là sinh viên khi ra trườngbiết nhiều kiến thức nhưng lại không có khả năng làm việc cụ thể. Chỉ vài năm gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng mới nhắc nhiều đến cụm từ “kỹ năng” và “kỹ năng mềm”.

Kỹ năng là khả năng thực hiện một công việc nhất định, trong một hoàn cảnh, điều kiện nhất định, đạt được một chỉ tiêu nhất định. Các kỹ năng có thể là kỹnăng nghề nghiệp (các kỹ năng kỹ thuật cụ thể như hàn, tiện, đánh máy, lái xe, lãnh đạo, quản lý, giám sát…) và kỹ năng sống (các kỹ năng giao tiếp, ứng xử, tư duy, giải quyết xung đột, hợp tác, chia sẻ…). Mỗi người học nghề khác nhau thì có các kỹ năng khác nhau nhưng các kỹ năng sống là các kỹ năng cơ bản thì bất cứ ai làm nghề gì cũng cần phải có.

Chúng ta tự hào về nguồn lao động dồi dào. Nhưng đó mới chỉ là số lượng. Chất lượng lao động mới là vấn đề đáng bàn. Theo bà Nguyễn Thị Hằng (nguyên Bộ trưởng Bộ LĐ, TB & XH, Chủ tịch hội dạy nghề VN), hiện nay, Việt Nam còn đến hơn 50% lao động trong tổng số hơn 10 triệu lao động chưa qua đào tạo cơ bản chính quy, mà chủ yếu là vừa học vừa làm hoặclàm những công việc đơn giản. Điều đó cho chúng ta thấy bức tranh tổng thể về kỹ năng nghề nghiệp của lực lượng lao động không có gì là sáng sủa cho lắm và còn nhiều việc phải làm để có một bức tranh tươi sáng hơn.Điều tối thiểu phải biết (nhưng lại không phải ai cũng biết), là xã hội bây giờ sử dụng sản phẩm dùng được, chứ không sử dụng khả năng hay bằng cấp của con người.Anh không có kỹ năng đánh máy, thì có thuộc lòng 10 quyển sách về Microsoft Office cũng vô nghĩa. Anh không thiết kế nổi một cái nhà bình thường 3 tầng, thì có tốt nghiệp xuất sắc trường Kiến trúc cũng vô nghĩa.

Tổng hợp các nghiên cứu của các nước và thực tế VN, 10 kỹ năng sau là căn bản và quan trọng hàng đầu cho người lao động trong thời đại ngày nay:

1.Kỹ năng học và tự học (Learning to learn)
2.Kỹ năng lãnh đạo bản thân và hình ảnh cá nhân (Self leadership & Personal branding)
3.Kỹ năng tư duy sáng tạo và mạo hiểm (Initiative and enterprise skills)
4.Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc (Planning and organising skills)
5.Kỹ năng lắng nghe (Listening skills)
6.Kỹ năng thuyết trình (Presentation skills)
7.Kỹ năng giao tiếp và ứng xử (Interpersonal skills)
8.Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills)
9.Kỹ năng làm việc đồng đội (Teamwork)
10.Kỹ năng đàm phán (Negotiation skills)

Như vậy ngoài những kiến thức chuyên môn, người lao động cần phải được trang bị thêm các kỹ năng hành nghề để đảm bảo có được việc làm mà còn để tiến bộ trong tổ chức thông qua việc phát huy tiềm năng cá nhân và đóng góp vào định hướng chiến lược của tổ chức góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Lâu nay chúng ta chỉ nghĩ đến xuất khẩu lao động, nhưng một thực tế mới đang thách đố người lao động VN là trong thời kỳ khủng hoảng người nước ngoài đang đến tranh chỗ làm việc của ta. Chúng ta có thể bị thua ngay trên sân nhà.

Rõ ràng 10 kỹ năng mềm thiết yếu này không những chỉ giúp người lao động nâng cao năng suất, hiệu quả công việc mà thực chất là giúp ích rất nhiều trong mọi khía cạch cuộc sống ở gia đình ngoài xã hội tại công sở, nâng cao đáng kể chất lượng cuộc sống và văn hóa xã hội, góp phần thay đổi diện mạo con người VN.

Học hỏi kinh nghiệm từ các nước công nghiệp tiên tiến, nhà nước cần phải xây dựng mộtchương trình quốc gia về kỹ năng mềm, thành lập một cơ quan chuyên trách xây dựng hệ thống kỹ năng, đào tạo và giám sát chất lượng năng lực của lực lượng lao động. Chúng ta đã bước vào kỷ nguyên kinh tế tri thức. Trong kỷ nguyên kinh tế tri thức thì nguồn vốn con người là quan trọng nhất. “Không thể giải quyết vấn đề mới bằng chuẩn mực cũ” Không thể ngồi hô hào về cải cách giáo dục mà phải có biện pháp cụ thể để nâng cao năng lực của mỗi người dân, nâng cao năng lực cạnh tranh của VN.

VicBrand tổng hợp từ Dân Trí

Tuesday, November 17, 2009

Hoàng Khải - CEO Khai Silk

PROFILE - Cái tên "Khải Silk" đã vững vàng trên thương trường hơn 20 năm nay. Mỗi loại hình kinh doanh của Khải Silk đều đứng độc lập với nhau nhưng nghệ thuật là sợi dây kết nối dẫn đến thành công.


Thành công mang lại vinh quang cho người biết tạo ra nó

- Dù nghệ thuật hỗ trợ kinh doanh, nhưng 17 năm học Nhạc viện là con số không nhỏ. Có thể lí giải cuộc đầu tư này là một sự... nông nổi của anh, nhất là khi đem nó ra so sánh với những cuộc đầu tư thương mại có mục đích rất rõ ràng của tập đoàn Khải Silk sau này?

Không, đó là một quyết định chứ không phải một sự nông nổi. Ba tôi là nhạc sĩ và ông muốn tôi đi theo con đường âm nhạc. Theo định hướng của ba tôi học, nhưng khi lớn lên tôi lại thấy kinh doanh lại hấp dẫn hơn âm nhạc, nhất là khi mẹ tôi là một doanh nhân rất nhạy bén với thương trường. Điều quan trọng nữa là, qua ba và mẹ tôi hiểu: thành công trong âm nhạc hay kinh doanh đều mang lại vinh quang cho người biết tạo ra nó.

- Thử hình dung: nếu đi theo con đường âm nhạc thì liệu anh có thành công như đang thành công với kinh doanh?

Bộ môn tôi học là contrebasse, nằm trong dàn nhạc và không độc tấu được. Chính vì nó mang tính chất "chúng ta" hơn là "tôi", nên tôi không biết được cá tính của mình đến đâu. Tuy nhiên, tôi quan niệm bất kể ngành nghề, bộ môn nào trong cuộc sống đều có thể thành công, nếu mình thực sự đam mê và dành sự tập trung cao độ cho nó.

- Anh kinh doanh rất nhiều mặt hàng cao cấp, âm nhạc cũng là một sản phẩm cao cấp, sao anh không đầu tư vào nó?

Không kinh doanh trực tiếp, nhưng nghệ thuật là giá trị vô hình mang lại những thành công quyết định trong các hoạt động kinh doanh của tôi. Nhờ 17 năm học nhạc, tôi trở thành người có sự nhạy cảm đặc biệt với nghệ thuật, và đã khai thác tối đa điều đó trong kinh doanh. Làm về thời trang hay nhà hàng tôi đều chú ý học hỏi, khai thác làm sao để đẩy được những tinh túy, tinh hoa của văn hóa lên cao nhất.

Trong làng thời trang, tôi tôn vinh nền văn hóa Việt. Loạt nhà hàng của tôi thì có đặc trưng từng nền văn hóa khác nhau. Ví dụ, cách đây 5 năm, khi mở nhà hàng Pháp, tôi đã đi Pháp rất nhiều để tìm hiểu văn hóa nơi đây, nên nhà hàng Pháp đã đẩy được tinh túy của nền văn hóa Pháp. Khi mở nhà hàng Hoa, tôi đã phải học hỏi hai năm, nghiên cứu rất nhiều và cuối cùng quyết định xây dựng không gian trên âm nhạc.

Chất liệu làm nhà hàng cũng như vật dụng trang trí, kể cả những bức tượng chiến binh thời xưa đều được mang từ Trung Hoa về, nên khi bước chân vào đây, người ta không có cảm giác là đang ở Việt Nam nữa. Khu resort thì tôi lại tập trung khai thác nền văn hóa Việt. Ở resort có những đồng lúa rất đẹp, đến kỳ là trổ bông.

Trong khu nghỉ mát có nhà hàng Đò nằm cạnh con sông, ngồi ăn có thể thấy thuyền bè đi lại đánh cá, nghe cả những tiếng gõ ở mạn thuyền để cá rơi vào lưới. Ở đó, khách có thể tận hưởng về một bức tranh làng mạc Việt Nam đúng nghĩa. Nếu không học nhạc, chắc chắn rằng tôi không thể nắm bắt được những tinh thần đó.

Người bỏ mình là động lực cho mình

- Lụa có ở Việt Nam từ rất lâu, những mãi đến khi thương hiệu Khải Silk xuất hiện, lụa Việt Nam mới thực sự được "trải" ra thị trường nước ngoài. Có phải lúc đó anh đã nhìn thấy lụa là một "kẽ hở" của thị trường?

Tôi bắt đầu kinh doanh từ năm 18 tuổi. Lúc đó tôi chỉ là người làm việc theo tuổi trẻ, vừa học vừa làm, rất bình thường. Tôi không xác định được đâu là kẽ hở của thị trường, mà chỉ là vô tình bạn bè nước ngoài nói ở đất nước của họ, lụa rất quý, và tôi khuyên bạn đem lụa ra nước ngoài bán.

Tôi làm theo lời khuyên của bạn bè, không ngờ những sản phẩm đó tiêu thụ rất nhanh. Đầu tiên là một bộ phận nhỏ chấp nhận, sao đó người ra truyền nhau mua sản phẩm của mình. Từ đó tôi mới quyết định chuyên sâu vào ngành kinh doanh này.

- Một trong những nguyên tắc bắt buộc của kinh doanh thời trang là phải liên tục thay đổi. Nếu lấy sự may mắn ban đầu làm điểm tựa thì chắc chắn Khải Silk không thể trở thành một thương hiệu lớn mạnh như bây giờ?

Đúng là thời trang cần nhiều sáng tạo, chứ không thể sản xuất đại trà và sản xuất quá nhiều một mặt hàng. Dù sự xuất hiện của mình là hiện tượng, nhưng khi sản xuất đến mặt hàng thứ 1000 sẽ bị chững lại. Nhiều người nói cần phải thay đổi nhưng cách đây 20 năm tôi không biết phải thay đổi như thế nào. Đến khi xem các chương trình thời trang trên thế giới tôi thấy cần phải có sáng tạo và bắt đầu đi học về thiết kế thời trang ở Pháp. Học 3 năm trở về, lúc này cái vòng kinh doanh của tôi mới thực sự quay.

Nhưng vòng quay lúc đó khá đơn giản, chứ không đòi hỏi phải có bộ phận nghiên cứu thị trường, thiết kế, bán hàng chuyên nghiệp như bây giờ. Tôi tập trung đầu tư làm sao để tạo ra thật nhiều sản phẩm mới. Cái hay là lụa có rất nhiều chất liệu, và mình có thể sáng tạo trên những chất liệu đó.

Đầu tiên tôi bán trong nước. Thành công ở sân nhà, nước ngoài mới chú ý và trao cho tôi những hóa đơn đặt hàng. Tôi đưa ra rất nhiều mẫu thiết kế để khách lựa chọn. Khách tinh tường sẽ giải thích làm sao để phù hợp với họ, và tôi đồng ý làm theo cách đó chứ không phải rập khuôn theo ý mình.

- Hơn 20 năm, Khải Silk vẫn là thương hiệu số 1 về lụa. Quá trình giữ vị trí đầu bảng của anh có gian nan không, nhất là khi lụa trở thành... đôla thì cũng có rất nhiều thương hiệu mới ra đời?

Có rất nhiều người làm trong công ty của tôi một thời gian rồi bỏ ra làm riêng. Họ là những nhân tố giỏi thực sự, nên chuyện này rất khó cho tôi. Bởi người ta làm cho tôi nghĩa là đã học được kinh nghiệm, công nghệ, điểm yếu, điểm mạnh của tôi. Đã có không dưới 20 người bỏ công ty của tôi ra tạo những thương hiệu riêng.

Thật sự lúc đầu tôi buồn, vì người ta làm với mình rồi bỏ ra làm riêng, mà không tiếp tục cùng mình nghĩ ra những cái mới. Nhưng nhìn lại tôi thấy vui. Chính những con người đó mới là động lực để tôi đổi mới mình nhiều hơn và phát triển nhanh hơn. Trong môi trường kinh doanh cần phải có sự cạnh tranh khốc kiệt như vậy để tạo ra những sản phẩm mới. Nhìn lại chặng đường đã đi, ,tuy gian nan, nhưng tôi rất hãnh diện, khi đến giờ Khải Silk vẫn là thương hiệu đầu bảng.

Tôi cũng rất vui khi những người trước đây bỏ mình ra mở công ty riêng, nhìn thấy thương hiệu Khải Silk, ít nhiều họ cũng hiểu được muốn phát triển thương hiệu thời trang cần phải học hỏi nhiều hơn nữa, chứ không phải cứ học được một chút là có thể đứng ra lập riêng công ty riêng.

- Đến nay, công việc kinh doanh của anh không còn dừng lại ở lụa, vậy nó còn dành được sự quan tâm sâu sắc của anh?

Lụa bao giờ cũng cuốn hút tôi. Tên của tôi cũng đã gắn liền với nó, nên những loại hình kinh doanh mới, như bất động sản, nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ mát... cũng chỉ là cách tự làm mới mình. Nhưng làm mới mình không có nghĩa là không chú trọng. Bởi đầu tư mà không chú trọng đồng nghĩa với cách quản lý của mình không chuyên nghiệp, mà mỗi sản phẩm tôi tạo ra trước tiên phải thể hiện được tính chuyên nghiệp.

Lúc nào tôi cũng nghĩ người Việt Nam làm là được

- Với thương hiệu Khải Silk, anh bắt đầu mở Brothers Cafe, sau đó thì một loạt nhà hàng sang trọng nối tiếp nhau ra đời. Lúc này hẳn anh đã có một chiến lược rõ ràng, chứ không thể kinh doanh theo kiểu "nghe bạn bè nói"?

Thời trang lụa là mặt hàng xa xỉ. Từ đó chuyển sang dịch vụ nhà hàng rất gần nhau. Điểm chung của hai loại hình này là đều liên quan đến nghệ thuật. Gần gũi và chia sẻ được nhiều nên cứ thế tôi làm. Tôi cũng là người rất chú trọng phát triển nền văn hóa ẩm thực.

Vào Brothers Cafe nghĩa là bước vào một ngôi nhà cổ, nơi tái tạo truyền thống xưa, đó là những gánh hàng rong với bánh cuốn, chả, phở... Đó cũng là những truyền thống văn hóa đặc thù của Việt Nam. Chuỗi nhà hàng sau đó đều có phong cách riêng, nhưng có một điểm chung là đặc trưng văn hóa luôn được thể hiện một cách cao nhất.

- Nhà hàng của anh rất cao cấp, nhưng giá thành cũng... cao cấp không kém, nên phần lớn khách Việt Nam chỉ có thể bàn tán chứ khó có thể đặt chân vào đó?

Khi mở cửa hàng Ming Dynasty ở Phú Mỹ Hưng, tôi đã nhắm đến thị trường Việt Nam. Vì Phú Mỹ Hưng không phải trung tâm du lịch. Hiện tôi rất vui và hạnh phúc vì nhà hàng này mới mở cửa gần 2 tháng nhưng đã đón hơn 5000 lượt khách, trong đó có đến 98% là khách Việt Nam, nên chuyện giá thành không thành vấn đề nữa.

- Anh đã vượt ra khỏi khuôn khổ làm ăn nhỏ lẻ từ hơn 10 năm nay. Tầm nhìn chiến lược này bắt đầu từ đâu?

Cũng chỉ dựa trên sự phát triển và hội nhập của kinh tế Việt Nam, tôi lại là người đi du lịch nhiều. Thấy bạn bè, đối tác làm ăn và tôi nghĩ mình cũng có thể làm được. mà lúc nào tôi cũng nghĩ người Việt Nam mình là làm được. Khi bắt tay vào làm, không ngờ còn đạt được thành công hơn cả những điều mình nghĩ.

Ví dụ làm nhà hàng Trung Hoa, chính khách Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore, Đài Loan còn khen ở đất nước họ cũng không có được nhà hàng như thế. Và đó chính là động lực cho những sáng tạo tiếp theo của tôi. Tháng 4 năm sau tôi sẽ mở nhà hàng Cham-Charm.

Nó sẽ tạo ra phong cách ẩm thực mới và ấn tượng với tất cả mọi người. Khi thiết kế nhà hàng này, tôi đã ngắm lúc 5-6 giờ chiều xem hoàng hôn dừng ở điểm nào, và tôi khai thác kiến trúc để làm sao thâu được ánh hoàng hôn đó. Thời gian đó là thời gian tôi kinh doanh nhiều nhất. Tôi sẽ nói cho mọi người biết nên đến thời điểm đó để ngắm hoàng hôn.

Chuyên nghiệp luôn là con đường dẫn đến thành công

- 10 ngày sau khi Hội An được công nhận là Di sản văn hóa thế giới, anh đã cho ra đời một công trình xa xỉ- khu resort 4 sao. Hơn 10 năm trước mà đã đi đầu như thế thì tiềm lực tài chính của anh phải rất mạnh?

Mỗi người có một đường hướng kinh doanh khác nhau. Dịch vụ của tôi là dịch vụ chi tiết cao cấp, và bất cứ một dịch vụ nào ra đời đều dựa trên nhu cầu có sẵn. Khi đi nghỉ ở nước ngoài, được chiêm ngưỡng những resort rất đẹp, tôi mơ ước mình cũng sẽ làm được như vậy. Khi bắt tay vào làm, tôi cố gắng lồng nền văn hóa vào resort một cách cao nhất, nên resort của tôi mang đậm văn hoá và tinh thần của người Việt.

- Có thể coi resort là một mặt hàng kinh doanh thành công của anh?

Resort của tôi là resort đầu tiên của Hội An và gần như là resort đầu tiên ở Việt Nam. Dù đã xây dựng hơn 10 năm, nhưng đến giờ nó vẫn được một tạp chí rất uy tín của Mỹ bình bầu là một trong những resort tốt nhất thế giới. Bỏ qua danh hiệu thì dịch vụ đó cũng hỗ trợ tôi rất nhiều.

- Nếu resort thành công, sao anh không nhân rộng nó ra như nhân rộng hệ thống nhà hàng?

Tôi có nhiều đam mê khác nhau. Từ lụa đến khu nghỉ mát, nhà hàng đều trên một trục quay. Thay vì mình nhân resort thì tôi nhân nhà hàng. Vì lĩnh vực này có những cái dễ làm mới hơn. Từ Việt Nam có thể sang Trung Hoa, từ Trung Hoa có thể sang Cham-Charm. Thay đổi liên tục dễ cuốn hút tôi hơn. Tất nhiên, mọi họat động của tôi đều giới hạn trên một trục quay.

- Hiện anh còn bắt tay với tập đoàn Thủy Lộc xây dựng Paragon- nơi được quảng cáo là một trong những trung tâm thương mại đẹp nhất Việt Nam. Anh có thể tiếp thị hình ảnh về Paragon? Và liệu nó có thể cạnh tranh với hai trung tâm thương mại nằm ngay giữa trung tâm mua sắm Sài Gòn là Diamond và Parkson?

Paragon cao 12 tầng, có 4 tầng dành cho thương mại. Đến nay, các gian hàng bên trong đều đã kín chỗ. Công ty Meha Star cũng đã đặt 8 rạp chiếu phim ở tầng 5. Trung tâm này được đầu tư 20 triệu USD, sẽ khai trương vào tháng 7/2007.

Paragon đặt ở Phú Mỹ Hưng. Bởi Sài Gòn đâu có quá rộng, mà giao thông từ Sài Gòn sang Phú Mỹ Hưng rất thuận tiện. Diamond, Parkson là những nơi dễ mua sắm, nhưng Paragon mang một thương hiệu khác, phong cách rất đặc biệt, khác nhiều so với Diamond và Parkson.

Kiến trúc của Paragon được xây để dành cho trung tâm thương mại, nên rất chuyên nghiệp. Cũng như nhà hàng Ming Dynasty, tôi không chắp vá từ ngôi nhà cổ hay villa, mà xây mới hoàn toàn theo đúng ý tưởng đặt ra ban đầu, nên tính chuyên nghiệp rất cao, mà chuyên nghiệp luôn là con đường dẫn đến thành công.

- Xuất phát từ những cuộc đầu tư "tiền tỷ" của anh nên từ lâu người ta đã gọi Khải Silk là "triệu phú" tiền đô". Có phải con số đó bắt nguồn từ kinh doanh bất động sản rất nhiều người đang nghĩ về anh?

Chắc là đồn đại thôi, chứ khi tôi kinh doanh thì mỗi loại hình đều thành công. Lụa thành công ngay từ đầu, còn resort đã thành công từ mười năm trước, chuỗi nhà hàng cũng liên tục gặt hái được thành công. Tất nhiên là bên cạnh thành công cũng có thất bại, nhưng khi thất bại thường không ai biết, mà bản thân tôi cũng không muốn nói lên thất bại đó, nhưng khẳng định là nhiều lắm lắm, kể cả những thất bại đau đớn.

Rất hạnh phúc khi sống một mình

- Kinh doanh các mặt hàng, dịch vụ xa xỉ, điều này có đồng nghĩa với việc anh là người cũng...từng trải với xa xỉ?

Tôi xũng xa xỉ lắm.

- Biểu hiện của sự xa xỉ là gì?

Tôi không nghĩ ra được ngay, nhưng đảm bảo là xa xỉ. Mà tôi tiêu hoang lắm.

Những ngôi biệt thự Phú Mỹ Hưng, những chiếc xe hơi hạng sang là một trong những sự xa xỉ của anh?

Biệt thự chỉ là sự đầu tư thôi, chứ xa xỉ phải khác. Nhưng tôi nghĩ là tôi tiêu hoang lắm. Xe cũng có thể là một sự xa xỉ.

- Cuộc sống của anh có thành công như công việc của anh?

Mỗi người có những mảng riêng. Mẹ và 3 người em của tôi giúp đỡ tôi rất nhiều trong kinh doanh, tôi cho đó là một niềm hạnh phúc. Khi kinh doanh, nhiều người nhìn thấy sản phẩm của tôi và cổ vũ cho tôi. Tôi cũng lấy đó là niềm hạnh phúc và rất tự hào.

- Thế còn hạnh phúc riêng của anh?

Bây giờ tôi rất hạnh phúc khi sống một mình!

43 tuổi, được rất nhiều phụ nữ, kể cả phụ nữ phương Tây ngưỡng mộ, nhưng vẫn sống một mình, và anh cho đó là hạnh phúc?

Mọi người đến tuổi đều phải có gia đình riêng và những người không có là lại đặt ra câu hỏi tại sao? Tôi cũng không hiểu nữa! Những người không có gia đình riêng chắc phải chịu nhiều áp lực lắm nhỉ? Nhưng tôi cũng nhìn thấy rất nhiều người thành công, thậm chí thành công hơn cả tôi rất nhiều cũng chưa có gia đình.

- Anh không có ý định lập gia đình?

Tôi không nghĩ lập gia đình hay không. Xung quanh tôi có rất nhiều người chưa có gia đình, kể cả những tỉ phú lừng danh trên thế giới, nhưng người ra vẫn hạnh phúc phơi phới, có sao đâu!

Theo CEO Vietnam

Lý Ngọc Minh - CEO Minh Long


PROFILE - Tháng 4/2008, công ty gốm sứ cao cấp Minh Long 1 (Bình Dương) đã lọt vào danh sách 30 doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam được trao biểu trưng “Thương hiệu Quốc gia”. Đây là chương trình duy nhất do Chính phủ Việt Nam tiến hành nhằm quảng bá thương hiệu quốc gia, với mục tiêu là xây dựng hình ảnh Việt Nam thành một quốc gia có uy tín về hàng hóa và dịch vụ đa dạng phong phú về chất lượng. Ngắm nhìn những bộ sưu tập sản phẩm gốm sứ với nhiều phong cách tương phản, vừa u mặc quyến rũ, vừa tươi tắn trẻ trung trong “giang sơn gốm sứ” của Minh Long 1 mới thấy hết tài năng và sự thăng hoa của người thợ gốm. Cho đến nay có thể nói sản phẩm của Minh Long 1 đã chinh phục được cả những thị trường khó tính nhất như Nhật Bản, Mỹ, châu Âu... Thành công này có được phần lớn là nhờ vào sự tìm tòi sáng tạo, năng động và những nỗ lực không biết mệt mỏi của người “chèo lái” con thuyền Gốm sứ Minh Long. Người đó là ông Lý Ngọc Minh, Giám đốc Minh Long 1. “Với tôi gốm sứ là niềm đam mê trọn đời”, ông Minh từng nhiều lần khẳng định.

Từ niềm đam mê

Ngay từ khi 12-13 tuổi, chàng trai trẻ Ngọc Minh đã nhận ra những đồ gốm sứ của quê mình còn thô kệch so với các sản phẩm của Trung Quốc, Nhật Bản... nên đã nuôi ý tưởng sẽ làm cuộc cách mạng thay đổi vị trí của gốm sứ Việt Nam. Năm 1968, phải nghỉ học vì hoàn cảnh gia đình, ông Minh đã cùng bạn bè và người thân gom tiền mở xưởng tìm men màu mới để tạo ra những sản phẩm gốm mang bản sắc riêng. Ngay khi đó ông đã nhận thức: “Để thoát khỏi đói nghèo, phải làm ra sản phẩm có chất lượng ngày càng cao”. Năm 1995, khi bắt đầu sản xuất đồ sứ bàn ăn cao cấp cũng là lúc ông Minh vào cuộc tìm kiếm hình hài đặc trưng cho sản phẩm. Ông đã đến các nước châu Âu, rồi đến Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, những nơi được xem là cội nguồn của gốm sứ để tìm những ý tưởng và công nghệ mới. Không mỏi mệt học hỏi từ những hội chợ gốm sứ lớn trên thế giới, tham quan những công trình kiến trúc nổi tiếng ở Ý, Pháp..., ông Lý Ngọc Minh còn đi vào từng siêu thị, nhà hàng quan sát để hiểu thị hiếu của khách hàng. Sau 5 năm học hỏi, ông đã nắm được kỹ thuật, công nghệ làm sứ gia dụng hiện đại. Nhưng những nơi ông đã đi qua, những sản phẩm ông thấy vẫn chưa làm ông thoả chí. “Tôi muốn sản phẩm của mình phải mang nét hoài cổ, đậm chất Việt Nam nhưng vẫn hiện đại, mang tầm quốc tế”, ông chia sẻ.

Nguyên tắc “Bốn không - Bốn có”

Nói về những giá trị cốt lõi của Minh Long 1, ông Lý Ngọc Minh cho rằng: “Điều tôi tâm huyết là tạo nên những sản phẩm gốm sứ vừa có kỹ thuật cao, vừa mang tính nghệ thuật, đủ sức cạnh tranh với những nền gốm sứ nổi tiếng thế giới như Nhật Bản, Trung Quốc, Pháp, Anh, Đức...”. Điều mà ông Minh trăn trở nhiều nhất là ngoài kỹ thuật cao ra, các sản phẩm gốm sứ của mình phải mang được chất tinh tú và phải toát lên được “hồn” Việt. Do vậy, cũng không ngạc nhiên khi ông chọn slogan cho các sản phẩm của mình là: “Tinh hoa từ đất, tinh xảo từ người”, hay “Hồn Việt trong mỗi nếp nhà”. Đây chính là nguồn cảm xúc bất tận trong ông. “Những chiếc lu mà tôi đã từng gánh nước đến chai cả vai, giúp tôi tạo ra những vật phẩm mang hồn Việt Nam, khiến cho ai xa quê cũng thấy nhớ nhà”, ông Minh bộc bạch. Tuy nhiên, ông Minh cho rằng nếu chỉ dựa vào đam mê thì vẫn chưa đủ. Sở dĩ Minh Long 1 trở thành một thương hiệu nổi tiếng như ngày nay, theo ông, là còn nhờ vào việc kiên định thực hiện nguyên tắc “Bốn không - Bốn có”. “Bốn không” ở đây là: không biên giới, không thời gian, không giới tính, không tuổi tác. Không có biên giới bởi những sản phẩm đậm chất văn hoá Việt Nam, nhưng người nước ngoài vẫn đồng cảm, thích thú. Trong từng sản phẩm mẫu mã hoa văn tinh xảo, sang trọng những vẫn gần gũi để phù hợp với mọi đối tượng, lứa tuổi nên chúng không phân biệt tuổi tác, giới tính. Những điều đó sẽ giúp sản phẩm trường tồn cùng thời gian. “Bốn không” cũng chính là cơ sở cho “Bốn có”, đó là: có văn hoá, có nghệ thuật, có phong cách riêng, và quan trọng nhất là có hồn. “Sản phẩm có hồn, sẽ tự biết nói”, ông Ngọc Minh lý giải.

Và mong muốn tiếp tục chinh phục

Sau giải phóng, với bao khó khăn khi trở lại nghề gốm sứ, nhưng bước đột phá của Minh Long thời đó là những bộ đồ trà vẽ theo phong cách thủy mặc đã được thị trường nước ngoài rất ưa chuộng. Tiếp đến những năm 90 của thế kỷ trước, những lô hàng con giống nhỏ đã mang lại doanh thu đáng kể cho công ty với mức tăng trưởng trên 10%/năm. Năm 1998 – 1999, Minh Long 1 lại thành công vang dội trên thị trường Pháp, Đức. Có tiềm lực nhờ xuất khẩu, ông Lý Ngọc Minh quyết định sẽ vực dậy ngành gốm sứ Việt Nam đang mai một dần trong bối cảnh hàng ngoại giá rẻ tràn ngập. Lại một phen sống chết với kỹ thuật để nghiên cứu cho ra màu men thích hợp nhất với từng sản phẩm. Ông Minh thổ lộ: “Làm ra một chất men đẹp mất vài ba năm, rồi vài ba năm nữa để nâng thành đẳng cấp quốc tế. Để làm được những công việc như thế có khi phải nhờ kinh nghiệm tích lũy cả đời người. Nhưng tôi vẫn đang theo đuổi màu men chưa ai làm được dù biết điều này nhiều khi còn phải nhờ vào số trời”. Nhưng không chỉ đem đến cho người tiêu dùng những sản phẩm mang tính mỹ thuật mà Minh Long I còn là những sản phẩm an toàn cho sức khoẻ người sử dụng. “Sản phẩm sứ chất lượng cao không chỉ: trắng, tròn, trong và mỏng, mà còn phải thoả mãn độ bền cơ học và đặc biệt là phải tuyệt đối an toàn”. Làm một bộ đồ ăn, mỗi lần nung là mỗi lần “vào sanh ra tử”, mà phải năm, bảy lần như thế mới có được sản phẩm hoàn chỉnh. Nhưng sản phẩm sành sứ, sau khi tráng men vẫn có những lỗ nhỏ tạo thành độ nhám trên bề mặt sản phẩm mà mắt thường không thấy được. Đó chính là nơi vi khuẩn bám vào. Để khắc phục, ông Ngọc Minh đã phải mất tới 6 năm đầu tư nghiên cứu, tạo ra một loại hạt phụ gia có kích cỡ nano hoà vào thành phần men. Với kích cỡ như vậy, các hạt phụ gia đã lấp kín được những lỗ nhỏ nhất. Công nghệ này không chỉ giúp tăng cường khả năng chống bám bẩn cho sản phẩm mà còn đảm bảo an toàn tối đa cho sức khoẻ của người sử dụng. Hiện Minh Long 1 vẫn tiếp tục hướng tới những thị trường khó tính với chiến lược đẳng cấp hàng hiệu. Còn riêng ông Ngọc Minh vẫn tin rằng khi đời sống người dân khá lên, sản phẩm Minh Long I sẽ gần gũi hơn với người tiêu dùng nội địa vì giá thành sẽ phản ánh đúng chất lượng sản phẩm.

Theo CEO VN

Tuesday, November 10, 2009

Giản Tư Trung - CEO PACE


PROFILE - Con người anh có một ma lực kỳ lạ. Một sức nóng dễ dàng lan toả bầu nhiệt huyết sôi sục sang những người xung quanh. Khả năng tập trung cao độ mọi suy nghĩ của mình về một hướng nhằm biến những điều không thể thành có thể đã đưa anh lên tầm “hiện tượng” xã hội. Anh thường làm những công việc chẳng giống ai. Và cho đến thời điểm này, giấc mơ ngông cuồng nhất của con người kỳ lạ này chính là: một ngày không xa, sẽ xuất khẩu giám đốc Việt Nam ra thế giới!

Giản Tư Trung – Anh là ai?

Là ông giám đốc bước chân ra ngõ lên ô tô? Là anh nhân viên quèn với đồng lương ba cọc ba đồng? Là một thợ sơn lao động thủ công? một sinh viên đại học xuất sắc? hay một giảng viên đứng lớp với thù lao cao nhất Việt Nam?... Mọi chức danh đều đúng với Giản Tư Trung bởi anh đã từng kinh qua tất cả các vị trí. Từ thương trường, quan trường đến khoa trường; từ làm chủ đến làm công; từ làm cho Nhà nước, đến làm cho tư nhân, rồi ra nước ngoài học việc... Không có việc gì mà anh chưa từng thử qua, để rồi đến tận bây giờ, khi đã bước qua tuổi băm, trở thành hiệu trưởng một trường đào tạo doanh nhân uy tín, anh vẫn chưa chịu dừng lại...

Giản Tư Trung sinh ra ở một huyện nghèo khó của tỉnh Nghệ An. Mảnh đất học nổi tiếng khắp 3 miền này trở thành một vườn ươm thuận lợi cho Trung phát triển. Thời phổ thông, Trung từng nổi đình nổi đám với Giải Nhất học sinh giỏi lý toàn tỉnh. Nhưng phải đến tận khi bước chân vào đại học, ở vị trí Phó Bí thư đoàn trường, Trung mới phát huy được năng lực của mình. Tham công tiếc việc, Trung ôm đồm cả việc học của mình, việc chung của đoàn thể nhưng vẫn dành thời gian cho niềm đam mê kinh doanh không thể lý giải.

Cái giá của kẻ cầm đèn chạy trước…

Chưa có vốn, Trung lao vào làm búa xua công việc. Từ anh thợ sơn, thợ chụp hình đến anh đi buôn phim cuộn…Đến cuối năm thứ 3, tích cóp được một số vốn kha khá, Trung quyết định ra làm ăn lớn bằng việc thành lập Cơ sở sản xuất nhựa Chợ Lớn.

Không chỗ dựa, không người đỡ đầu, thiếu kinh nghiệm lại hiếu thắng, cơ sở sản xuất của Trung đứng trên bờ vực phá sản. Anh chấp nhận thất bại đầu đời một cách cay đắng. Nhưng thất bại cũng cho Trung một bài học vỡ lòng trên thương trường và anh hiểu: thế nào là kinh doanh!

Cũng may, cơ sở sản xuất nhựa của Trung rồi cũng được vực dậy. Trung thoát khỏi cái bóng ám ảnh mỗi khi thoáng nghe thấy từ “nhựa”. Anh giao lại cơ sở cho một người đồng sự và bắt đầu con đường tầm sư học đạo.

Bỏ vị trí giám đốc, Trung xách cặp làm anh nhân viên tại những tập đoàn hàng đầu thế giới để tìm hiểu sức mạnh thực sự đằng sau những công ty này là gì. Đặt mục tiêu trong 5 năm, làm việc ở 5 công ty với 5 vị trí công việc khác nhau nhưng đến công ty thứ 4, cảm thấy đã làm tạm đủ, Trung bắt tay vào thực hiện tham vọng lớn của mình.

Giấc mơ ngông của con kiến lửa

Từng thất bại, vấp ngã cay đắng rồi giành lại thành công, Trung chưa từng cạn niềm đam mê được là người tiên phong phát quang bụi rậm, “rắn rết”, mở đường đi mới. Quan niệm “nghĩ như voi, làm như kiến” đã khiến Trung vừa có được tầm nhìn xa trông rộng về mọi vấn đề, vừa không bao giờ bị bước hụt chân. Kiên trì đi từng bước chậm rãi, tha từng chút “mồi” về “tổ”, con kiến lửa Giản Tư Trung đã dần dần hiện thực hoá giấc mơ ngông xuất khẩu giám đốc bằng sự ra đời của Trường đào tạo doanh nhân PACE.

Chú trọng giá trị đào tạo thực, phủ nhận sự tồn tại của bằng cấp học vị, chương trình đào tạo của PACE tập trung nâng cấp chất xám cho các giám đốc, các chủ doanh nghiệp. Không chỉ “vá” những mảng trống trong kiến thức của họ, PACE còn xây dựng những viên gạch móng vững chắc trong kiến thức kinh doanh của các doanh nghiệp.

Giáo trình của PACE là minh chứng rõ nhất cho xu thế hội nhập nhưng cũng là bảng vàng thành tích ghi công trạng của Trung và các đồng sự. Tỉ mẩn thuyết phục các trường đào tạo uy tín của nước ngoài cung cấp giáo trình, tỉ mẩn nhặt nhạnh những gì tinh tuý nhất, phù hợp nhất với văn hoá Việt rồi lại tỉ mẩn húc đổ 3 bức tường cực lớn ngăn chất xám đổ vào nước Việt.

- Một: Việt hoá giáo trình.
- Hai: Rút ngắn thời gian đào tạo mà vẫn đảm bảo chất lượng (Từ 4,5 năm xuống còn 6 tháng).
- Ba: Giảm chi phí đào tạo cho khoá học (Từ 100 triệu xuống không đến 1/10).

Cùng các đồng sự của mình, Giản Tư Trung đã thiết kế nhiều sản phẩm giáo dục mới lạ, made in PACE, hầu như chưa có mặt tại Việt Nam. Mỗi sản phẩm của PACE là một trí tuệ riêng, một tư tưởng, một cá tính không thể nhầm lẫn. Đây cũng là những sản phẩm mà các doanh nghiệp Việt Nam hiện đang rất cần và rất thiếu.

Chỉ 4,5 năm sau ngày thành lập, PACE đã tạo được uy tín nhất định và thu hút được hàng ngàn học viên cả trong và ngoài nước tham gia. “Đạo” của PACE đã phát huy được hiệu quả nhất định, ít nhất là đến lúc này.

Những triết lý sống của Giản Tư Trung

- Con người không phải được đánh giá bằng danh vị mà bằng chính những gì mà người đó đã làm được trong cuộc đời.
- Đối với tôi, chơi chính là làm những gì mình thích và làm là chơi những gì mà mình không thích. Được làm những gì mình thích là sự hưởng thụ. Tôi tận hưởng điều đó và cảm thấy mình sinh ra là để rong chơi.
- Thước đo sự trưởng thành của một con người là trình độ tư duy nhận thức thức và sự trải nghiệm chứ không phải tuổi tác.
- Tiền là hệ quả chứ không phải mục đích của kinh doanh.
- Đừng cho người con cá, cũng đừng cho họ cần câu. Hãy cho họ động lực muốn được câu cá.

Theo Đối Thoại Trẻ

Saturday, October 24, 2009

Content marketing – hiểu Tại sao và Như thế nào

Bạn có biết Content Marketing là gì không? Content Marketing là một phương thức sử dụng những thông tin thích hợp và có giá trị nhằm thu hút khách hàng tiềm năng đến với bạn. Những thông tin này sẽ không chỉ hấp dẫn khách hàng, mà nếu thực hiện đúng chúng sẽ còn có thể gắn kết với đối tượng người tiếp nhận mục tiêu của bạn và thôi thúc họ mua sản phẩm, mang đến lợi nhuận cho công việc kinh doanh của bạn.


Tôi luôn ngạc nhiên với những ánh mắt cùng phản hồi nhận được khi tôi nói chuyện với khách hàng của mình và giải thích với họ rằng họ cần nhiều nội dung (content) hơn. Sau đó tôi hầu như luôn nhận được câu hỏi “Tại sao?”

Bạn hãy nghĩ về nội dung (content) như một cách nhằm tương tác và trao đổi thông tin với khách hàng không thông qua mua bán.

Bạn cần dẫn chứng cho điều này? Hãy nghĩ đến một bài báo bạn từng đọc thu hút sự chú ý của bạn và thực sự gắn bó với bạn. Bạn có xem tác giả bài báo đó là ai không? Bạn có thích thú với công ty mà họ đang làm việc và những sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ giới thiệu? Nếu họ sử dụng những kỹ thuật của content Marketing cho bài báo đó, tôi chắc chắn rằng bạn cũng sẽ bắt chước mà sử dụng theo thôi.

Một bài báo hay có thể giới thiệu sản phẩm và dịch vụ của bạn theo cách mà người tiêu dùng không cảm thấy bị làm phiền. Lúc ấy, bạn đang sử dụng bài báo đó nhằm giáo dục người tiêu dùng và tạo ra một nhận thức về những thông tin quan trọng cho họ. Những thông tin đó làm cho người mua hàng tiềm năng của bạn trở nên thông minh hơn, được trang bị nhiều kiến thức hơn.

Bởi thế, một chiến thuật content Marketing thành công sẽ đem đến nhiều thông tin giá trị cho thị trường mục tiêu của bạn. Và khi chiến thuật này hiệu quả, bạn sẽ biến những người tiêu dùng mà bạn nhắm đến trở thành người mua hàng.

Nhìn này, thực ra chẳng có điều gì bí mật khi mà người tiêu dùng ngày càng chán ngán với những phương thức marketing truyền thống. Đó là lý do tại sao bạn thấy việc đổ xô vào truyền thông đại chúng và marketing có sự cho phép của người tiếp nhận (permission based marketing) hơn là marketing bừa bãi không cho người tiêu dùng cơ hội quyết định khi nào họ muốn được tiếp nhận những thông tin quảng cáo đó. Tại sao bạn nghĩ người tiêu dùng sẽ ngó lơ những quảng cáo, xé những trang quảng cáo trên tạp chí, hay bật chương trình ngăn chặn quảng cáo khi sử dụng Internet? Bởi họ đang lấy lại quyền kiểm soát và họ sẽ quyết định khi nào họ muốn được nhận thông tin quảng cáo.

Khi kinh doanh, bạn cần phải thông minh hơn trong những nỗ lực marketing của mình. Nỗ lực marketing của bạn cần bao gồm những nội dùng được viết ra, không chỉ thú vị, phù hợp mà còn có giá trị với thị trường mà bạn nhắm đến.

Làm sao bạn biết được nội dung (content) của bạn sẽ quảng cáo cho bạn? Thực sự rất dễ dàng. Hãy trả lời những câu hỏi sau khi xem xét lại nội dung của bạn hoặc sử dụng chúng như một chỉ dẫn khi tạo ra một nội dung mới.

- Nội dung đó có nhắm đến một thị trường cụ thể không? Nếu câu trả lời là “không” thì nội dung của bạn quá rộng để có thể thu hút người tiếp nhận mục tiêu.

- Nội dung của bạn có thông tin hữu ích không, có phù hợp và có giá trị với đối tượng bạn nhắm đến không? Hay nó chỉ là một mánh khóe bán hàng?

- Nội dung đó có giáo dục người tiếp nhận mục tiêu của bạn về việc kinh doanh của bạn mà không quá hướng về việc mua bán và đẩy đến cho họ thông tin về sản phẩm và dịch vụ của bạn?

- Thông điệp của bạn có bao gồm một thông điệp quảng cáo tinh tế thu hút sự chú ý người tiếp nhận và khiến họ thích thú với những thứ bạn giới thiệu hay không? Bí quyết nằm ở chỗ thông điệp quảng cáo cần tạo ra một sự thích thú và ước muốn về những thứ bạn giới thiệu mà không cần cố gắng dẫn đến việc mua bán. Hãy nghĩ đến điều này khi bạn muốn để lại một dấu ấn đậm nét trong tâm trí của người tiêu dùng khi họ đọc thông điệp của mình.

- Thông điệp của bạn có khiến người đọc muốn đọc nhiều hơn?

- Thông điệp của bạn có khuấy động cảm xúc của người đọc và thôi thúc họ hành động không?

- Nếu câu trả lời là “có” cho những câu hỏi trên, bạn đã có một nội dung mà bạn có thể sử dụng để giới thiệu sản phẩm và dịch vụ của mình. Nếu bạn không thể trả lời “có” cho tất cả những câu hỏi trên, bạn sẽ cần chỉnh sửa lại cho đến khi bạn có thể tự tin nói “có”.

Bạn có thể sử dụng content marketing trong mọi lĩnh vực marketing của mình bao gồm in ấn, truyền thông, sự kiện và internet. Bạn sẽ muốn bảo đảm rằng trang web của mình có nội dung hay nhằm thu hút người xem. Bạn cũng sẽ muốn đảm bảo rằng nếu bạn có một trang blog, bạn cũng sử dụng nó cho content marketing. Bởi vậy, có thể xem phương thức content marketing rất giá trị và thường để lại ấn tượng lâu dài hơn bất kỳ phương thức marketing nào khác.

Nguồn bài viết: About.com
Người dịch: Hữu Đức - VietnamBranding

Saturday, October 17, 2009

Sức mạnh của thị trường Ngách

Nhiều doanh nghiệp thành công đã "sống sót" và trở nên thịnh vượng ngay cả trong những điều kiện kinh tế hỗn loạn và môi trường kinh doanh cạnh tranh khốc liệt nhất bằng sự không ngừng nuôi dưỡng một thị trường Ngách (niche) cùng những khách hàng trung thành trong một Cộng đồng ngách (niche community). Hoàn toàn có thể để mở rộng và phát triển kinh doanh qua một thị trường Ngách.


Thật đáng tiếc, nhiều doanh nghiệp khác đã đánh mất đặc tính của họ trong một nỗ lực sao chép cạnh tranh, tái xây dựng nhãn hiệu bản thân, hay vô tình vứt bỏ lòng trung thành của khách hàng do thay đổi trọng tâm. Hãy so sánh và xem xét sự tương phản của một vài ví dụ minh hoạ.

Radio Shack – bài học khi từ bỏ thị trường Ngách

Đã có thời gian những người mê audio xe hơi đổ xô đến hãng Radio Shack để mua loa, dây dẫn, radio, ăng ten và rất nhiều thiết bị điện tử khác để cài đặt, thay thế hay nâng cấp thiết bị âm thanh trên chiếc xe ôtô của họ. Các sản phẩm này giúp cải thiện đáng kể hệ thống âm thanh trên xe hơi.

Nhưng dần dần khi mà các sản phẩm ôtô mới ra đời được lắp ráp theo dây chuyền công nghiệp đã có những thay đổi đáng kể trong hệ thông âm thanh: mới hơn, hiện đại hơn và đồng bộ hơn. Nhu cầu cho việc nâng cấp âm thanh xe hơi sụt giảm nhanh chóng, và các cửa hàng thiết bị xe hơi dẫn ngừng cung cấp các thiết bị cho những tay mê âm thanh xe hơi tự chế.

Tuy nhiên, nhu cầu vẫn còn miễn là còn có những chiếc xe hơi cổ chạy trên đường phố, và quay vòng thường xuyên khi các thiết bị mới được giới thiệu. Việc quảng bá rằng những thiết bị này vẫn sẵn sàng tại Radio Shack có thể được xem là một cách thức duy trì cái Ngách này trong thị trường các thiết bị âm thanh xe hơn cùng một khoản doanh số bán hàng nhất định, nếu Radio Shack duy trì được sự nhất quán với cam kết này.

Song các thiết bị âm thanh xe hơi chỉ là một phần nhỏ trong những thay đổi khá lớn xuất hiện tại Radio Shack. Trong các nỗ lực tái xây dựng nhãn hiệu doanh nghiệp và trở nên giống Best Buy hay Circuit City hơn, Radio Shack đã từ bỏ nhiều nhãn hiệu và sản phẩm.

Từng nổi tiếng với các sản phẩm dây dẫn, cầu chì, biến áp, bán dẫn và tất cả các thành phần khác cho lĩnh vực đồ dùng nấu nướng điện tử gia đình, các cửa hàng Radio Shack đã thay thế nhiều sản phẩm trên giá hàng của họ bằng các thiết bị điện tử mới phổ thông hơn như điện thoại di động, tivi hay máy nghe nhạc DVD.

Những khách hàng đã từng trung thành với Radio Shack nhận ra rằng những nhãn hiệu ít tên tuổi hơn thực tế được sản xuất bởi cùng những nhà máy sản xuất ra các nhãn hiệu nổi tiếng, và không mấy quan tâm tới việc trả bớt ít tiền cho một nhãn hiệu khác biệt. Hơn tất cả, những fan trung thành của Radio Shack là những người mê âm thanh, hình ảnh và các thiết bị điện tử - những người tự tách biệt mình ra khỏi đám đông khi sở hữu các nhãn hiệu độc nhất. Trước sự thay đổi của Radio Shack, nhiều khách hàng cảm thấy mình như bị phản bội.

Và rồi, Radio Shack đã tận hưởng một quãng thời gian tăng trưởng doanh thu khi là một nhà phân phối chính các sản phẩm di động và điện tử phổ biến. Quả vậy, trong một thời hạn nhất định, hãng thấy rằng chiến lược tái xây dựng nhãn hiệu và chính sách bán lẻ đã hiệu quả. Radio Shack có được lợi nhuận đáng kể khi nhu cầu các thiết bị di động tăng vọt.

Nhưng không lâu sau, những kết quả đáng thất vọng bắt đầu xuất hiện khi các hãng điện thoại di động mở các cửa hàng phân phối của riêng họ. Đột nhiên, Radio Shack phải cạnh tranh với các công ty điện thoại di động và cạnh tranh với các cửa hàng phân phối khác vốn có thể cung cấp sản phẩm trong vòng một vài phút. Kỷ nguyên Vàng của sản phẩm di động chấm dứt, cùng với đó doanh thu cũng tan biến theo.

Không may mắn là khi thời huy hoàng của các thiết bị điện thoại di động trôi đi, những chiến lược kinh doanh mới của Radio Shack không đủ bù đắp mất mát. Việc giới thiệu những nhãn hiệu và sản phẩm tương tự như Best Buy và Circuit City, sự khác biệt hoàn toàn biến mất tại Radio Shack.

Tại sao lại phải mua sắm ở Radio Shack cho cùng sản phẩm và ít lựa chọn hơn? Đó là câu hỏi tiêu dùng cho Radio Shack mà hãng không thể có bất cứ câu trả lời nào. Nhiều khách hàng trung thành trước đây hay các chuyên gia điện tử gia đình tự chế,... đã buộc phải tìm kiếm các nguồn cung cấp mới. Cái Ngách mất đi và kết quả của việc không có bất cứ điều gì hỗ trợ đó là nhiều cửa hàng của Radio Shack phải đóng cửa.

Tin tốt cho Radio Shack là chưa quá muộn để quay trở lại với kỷ nguyên vàng trước đây - thời mà hãng tập trung vào bán hàng Ngách. Kinh tế tuần hoàn theo chu kỳ và chúng ta đang ở trong thời kỳ mà ngày một nhiều người tiêu dùng háo hức quan tâm tới những nhãn hiệu giá thấp và ít nổi tiếng hơn. Không ít người ngày nay thực sự ham muốn những sản phẩm Ngách được thiết kế riêng biệt cho từng nhóm tiêu dùng.

Sẽ dễ dàng hơn nhiều cho các cửa hàng địa phương cung cấp các sản phẩm Ngách, nếu các cửa hàng này đẩy mạnh được một giải pháp dây chuyền cung ứng hiệu quả nhằm giảm thiểu hàng tồn kho và tối đa hoá khả năng tiếp cận sản phẩm.

Apple – Suy nghĩ khác biệt


Hãy so sánh chiến lược của Radio Shack với con đường đi của Apple. Hãng điện tử Apple từ lâu đã phải chịu sức ép cạnh tranh rất lớn. Cuộc chiến giành giật thị phần được thực hiện dưới nhiều dạng khác nhau và sử dụng nhiều đồng minh. Các hệ điều hành, các giải pháp phần mềm, các thiết bị cùng nhiều chiến thuật khác đã được sử dụng để bắt đầu cuộc chiến công nghệ và định dạng điện tử.

Mặc dù lấn lướt ở thị trường máy tính cá nhân, các đối thủ cạnh tranh không thể nào loại bỏ được Apple. Bất chấp sức ép cạnh tranh, Apple không chỉ sống sót mà còn tận hưởng những quãng thời gian kỳ diệu của tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận.

Làm thế nào mà Apple không thể bị bật rễ trong thị trường các thiết bị điện tử? Một yếu tố dễ nhận thấy nhất đó là lòng trung thành đến cuồng nhiệt của các tín đồ Apple. Các hoạ sỹ, nhạc sỹ, nhà thiết kế cũng nhiều dân IT khác vẫn dành hết tình cảm cho nhãn hiệu quả táo bất hủ. Một vài người dành lòng trung thành của mình cho sự ổn định của hệ điều hành, trong khi những người khác hướng tới các thiết bị tiện ích.

Với việc ra mắt các máy tính iMac khuynh hướng màu sắc, một thị trường Ngách đã được mở ra với một số lượng đông đảo người dùng yêu thích khả năng được lựa chọn màu sắc cho sản phẩm của mình.

Mở rộng trên nền tảng của thành công, Apple giới thiệu chiếc máy nghe nhạc iPod. Một lần nữa, cơn lũ lớn các tín đồ mới và trung thành đã đổ về Apple. Apple nhanh chóng thống trị thị trường thiết bị giải trí di động cá nhân. Thậm chí cả khi hướng tới những khách hàng mới, Apple không bao giờ đánh mất trọng tâm vào những khách hàng trung thành đã giúp hãng sống sót và thịnh vượng.

Ngay cả vào thời điểm cộng tác mạnh mẽ với đối thủ truyền kiếp Intel, Apple đã mở rộng cộng nghệ mà không hy sinh hệ điều hành hay bất cứ cái Ngách nào đã được tạo dựng thành công.

Không thoả mãn với thành công và nhằm đẩy mạnh hơn nữa thị trường Ngách thiết bị giải trí âm nhạc cá nhân, Apple đã sử dụng trải nghiệm tuyệt vời trong quá khứ để tấn công mạnh mẽ một lĩnh vực công nghệ khác.

Ngay khi điện thoại di động góp phần vào Kỷ nguyên Vàng thứ hai của Radio Shack, chiếc iPhone là một vũ khí mới của Apple vào thị trường thiết bị cầm tay cá nhân. May mắn cho Apple, cái Ngách iPod vẫn khá mạnh mẽ và cái Ngách những người sử dụng trung thành máy tính Apple không suy giảm sức mạnh trong những ngày này. Chiếc iPhone có thể là một tia sáng trong cái chảo lớn, hay là một thành công chiến lược dài hạn, nhưng dù trong trường hợp nào, Apple tiếp tục mở rộng các hỗ trợ cho Ngách và một nền tảng cho những thành công không ngừng.

Đặt câu hỏi cho thị trường Ngách của bạn và suy nghĩ khác biệt

Chắc chắn bạn cũng có một thị trường Ngách. Sản phẩm, nhãn hiệu hay dịch vụ của bạn có những đặc điểm được mọi người yêu thích. Thị trường Ngách có thể được xác định dựa trên các khách hàng trung thành - những người cảm kích trước một vài đặc tính cụ thể nào đó bạn cung cấp. Đó có thể là một thị trường Ngách dựa trên khu vực địa lý, độ tuổi khách hàng hay một vài yêu tố khác.

Thị trường Ngách có thể là kết quả của sự liên kết với một nhãn hiệu, chẳng hạn với Nike, Mercedes hay Polo. Thị trường Ngách có thể là kết quả của những dịch vụ độc nhất với những tổ chức đặc biệt.

Trong bất kỳ trường hợp nào, bạn hãy nhận ra và nuôi dưỡng thị trường Ngách của bạn từ những khách hàng trung thành, bởi những khách hàng đó sẽ là nền tảng cho thành công của bạn.

VicBrand tổng hợp theo BW Portal

Wednesday, October 14, 2009

Dốc hết trái tim - Pour Your Heart Into It

Howard phải vay tiền, làm việc bán thời gian ở quán bar ngoài giờ học và toàn bộ kỳ nghỉ hè để trang trải chi phí học tập. Thậm chí Howard đôi lần bán máu để hoàn thành chương trình đại học.

Tên sách: Dốc hết trái tim
Tên tác giả: Howard Schultz, chủ tịch - CEO của StarbuckDori Jone Yang (tự truyện).
Dịch giả: Võ Công Hùng
Nhà xuất bản Trẻ phát hành, 2009.

Bạn sinh ra và lớn lên trong một gia đình lao động nghèo khó? Liệu nguồn gốc xuất thân sẽ là lực cản ngăn bạn thực hiện những ước mơ lớn trong đời?

Xuất thân hèn kém có thể đem lại cho chúng ta cảm giác tủi nhục, mặc cảm và đơn độc. Howard Schultz, chủ tịch và Ceo của Starbucks đã trải nghiệm tâm trạng này khi ở tuổi trước ngưỡng cửa vào đời. Gia đình Howard sống trong khu nhà quy hoạch, do liên bang trợ cấp. Những người sống ở đó thời bấy giờ sẽ được gọi là "dân lao động nghèo". Howard từng cảm thấy vô cùng giận dữ và xấu hổ khi phát hiện rằng buổi cắm trại qua đêm được tham dự hồi hè ở trường là một chương trình bao cấp dành cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn và kiên quyết không tham gia những năm sau đó. Cậu thiếu niên Howard từng cảm thấy nhục nhã và thường xuyên cãi nhau với bố mình vì mỗi lần ông thất nghiệp hoặc bị tai nạn lao động, gia đình lại rơi vào cảnh túng thiếu, vay nợ thường xuyên để duy trì cuộc sống. Khi học đại học, Howard luôn cố giấu việc mình lớn lên ở khu quy hoạch. Khi tốt nghiệp ngành truyền thông đại học Bắc Michigan, Howard cũng trải qua một năm hoàn toàn bị mất phương hướng vì không người kèm cặp, không có hình tượng để noi theo, không thầy cô nào giúp đưa ra những lựa chọn cho cuộc đời.





Thế nhưng, xuất thân hèn kém đã khơi dậy trong Howard cả nghị lực lẫn tình yêu. Howard đã sớm trưởng thành và sống có trách nhiệm chính trong hoàn cảnh khốn khó của gia đình. Mười hai tuổi, Howard bắt đầu đi kiếm tiền bằng công việc giao báo, phụ quán ăn. Mười sáu tuổi , Howard làm việc sau giờ học cho bộ phận chế biến lông thú của một xí nghiệp may mặc tại địa phương. Howard luôn dành một phần tiền kiếm được cho mẹ không phải vì bà yêu cầu mà vì tự thấy thương cho hoàn cảnh sống của bố mẹ. Khi học bổng của trường đại học Bắc Michigan bị cắt do năng lực chơi bóng bầu dục của Howard lúc bấy giờ không đủ để được thi đấu chính thức trong đội bóng trường, Howard đã phải vay tiền, làm việc bán thời gian ở quán bar ngoài giờ học và toàn bộ kỳ nghỉ hè để trang trải chi phí học tập. Thậm chí Howard đã có đôi lần bán máu để hoàn thành chương trình đại học.

Và có lẽ, chính hình ảnh người cha không thành đạt, chết vì ung thư phổi, không có tiền tiết kiệm, chẳng có lương hưu, đã gieo vào trong trái tim Howard một cảm xúc thương yêu người lao động. Tình cảm này đã trở thành giá trị cốt lõi của Starbuck khi Howard là người điều hành. Đó là điều khiến Howard tự hào nhất về công ty như lời tâm sự trong quyển sách: "Chúng tôi đã xây dựng được mối quan hệ và thân thiết trong nhân viên. Nó không đơn thuần là những cụm từ sáo rỗng như ở nhiều công ty mà tôi biết. Chúng tôi triển khai nó trong những chương trình mang tính đột phá như chăm sóc sức khỏe toàn diện, thậm chí cho nhân viên làm việc bán thời gian, hay các tùy chọn cổ phiếu giúp mang lại quyền sở hữu cho tất cả mọi nhân viên. Chúng tôi đối xử với công nhân làm việc trong nhà kho và nhân viên bán lẻ cấp thấp bằng sự tôn trọng mà hầu hết công ty khác chỉ dành cho những quản trị viên cấp cao".

Hành trình của một chàng trai xuất thân bình dân, chẳng thìa bạc đĩa vàng, chẳng dòng dõi cao quý‎, chẳng người kèm cặp khi còn bé trở thành người đã biến những cửa hàng cà phê nhỏ lẻ Starbuck ở Seattle, Mỹ, thành một công ty nổi tiếng toàn cầu là một hành trình dài hơn 40 năm. Quyển sách Dốc hết trái tim mặc dù chỉ kể lại những bước ngoặt quan trọng và thú vị nhất của hành trình đó cũng dày gần 500 trang. Tuy nhiên, nó đủ sức tạo cảm hứng cho nhiều người đọc khác nhau. Trước hết, với những ai đang hoài nghi, đánh mất niềm tin vào bản thân khi theo đuổi những ước mơ của chính mình, Howard sẽ là người bạn đồng hành thân thiện và khiêm nhường. Tiếp đó, câu chuyện về một người đã từng có tên trong danh sách 10 người có ảnh hưởng nhất thế kỷ 20 của tạp chí Time chắc chắn sẽ gợi mở cho những nhà lãnh đạo công ty một tầm cao mới về sự thành công của doanh nghiệp. Sự thành công không tính bằng tiền: Nó chính là cách bạn thực hiện cuộc hành trình và độ lớn của trái tim bạn khi kết thúc hành trình. Thành công của một doanh nghiệp sẽ chẳng có ‎ nghĩa gì nếu nhà lãnh đạo đến đích một mình. Chiến thắng sẽ ‎ý nghĩa hơn nhiều khi nó không chỉ dựa vào công sức của một cá nhân, mà là sự chung tay của cả một tập thể. Thành công của công ty phải mang lại hạnh phúc cho mọi người. Và hạnh phúc sẽ trường tồn khi mỗi thành viên trong doanh nghiệp đều lấy trái tim làm đích đến, giành chiến thắng không chỉ cho chính bản thân mình mà còn để dành cho nhau.

Biên tập: Trần Minh Trọng

Tuesday, October 06, 2009

Marketing xanh ngày càng nở rộ

Tại Hội nghị các thương hiệu bền vững năm 2009 tại Monterey đầu tháng này, tôi không thể không nhận thấy marketing xanh đã phát triển như thế nào. Khi bắt đầu, chúng tôi tiến hành marketing “môi trường” hay đơn giản là marketing “xanh”.


Sự thay đổi này phản ánh một sự thật rằng những mục tiêu mang tính chất nhân khẩu học cho marketing xanh không phải là “những người phụ nữ có học, tuổi 30-49, có con" nữa, mà là nhiều phân đoạn thị thường có thể trên nền tảng người tiêu dùng năng động, giờ đây đã chiếm tới 66% dân số trưởng thành ở Mỹ. Hai mươi năm trước, nhiều quảng cáo xanh thường có đặc điểm mang hình hoa cúc, trẻ em hoặc hình ảnh của Trái đất nhìn từ không gian. May mắn thay, những quảng cáo đó có tất cả nhưng giờ đã không còn.

Hãy coi nhóm những sản phẩm làm sạch là một ví dụ; phương pháp quảng cáo bong bóng đã trở thành nhàm chán. Với sự kết hợp của những thiết kế trọn gói mang tính nghệ thuật, mùi hương lâu dài, chứng chỉ xanh, họ nỗ lực để thuyết phục người tiêu dùng khó tính rằng nước rửa bát của họ không phải là loại giống sản phẩm gốc Palmolive.

Trong khi nhà marketing quen với việc đưa tất cả những “khách hàng xanh” lại với nhau trong một nhóm không thể phân biệt được, giờ họ lại tập trung vào việc đa dạng hóa từ nhiều mảng người mua có tư tưởng ủng hộ sinh thái.

Nhưng quay trở lại những năm 80 và đầu những năm 90 của thế kỷ 20, những thương hiệu xanh thực sự mà nói mới chỉ là thiểu số. Một sản phẩm tạo ra được cái mới nếu nó chỉ có một đặc tính xanh. Tiếp tục với những sản phẩm giặt là và làm sách như trường hợp trong luận điểm này, sản phẩm Downy chứa chất làm mềm sợi vải của Procter & Gamble’s đã trở thành tiêu đề quảng cáo.

Rất nhiều sản phẩm khác được chào bán với tiêu đề thân thiện với môi trường đơn giản là đã nắm bắt được với xu hướng “xanh lên” trong mắt người tiêu dùng – và các chai nước tẩy được làm từ các hàm chất tái chế và thành phần chất bên trong được đóng mác “có thể làm phân hủy các chất bẩn”.

Người tiêu dùng ngày nay khó tính hơn. Với những người làm marketing xanh, từng bôi nhọ hình ảnh của họ với tất cả loại máy làm sạch xanh, thì những phương thức quản cáo ngày nay thường phải nói đến một hoặc nhiều nhãn sinh thái trong số 299 các nhãn sinh thái được đưa ra bởi những tổ chức trung gian có uy tín, thường là các tổ chức phi chính phủ, các nhóm hoạt động môi trường, các nhà bán lẻ và các cơ quan chính phủ- và thậm chí là “tự công nhận” với điều kiện đáp ứng được “sự minh bạch”, một chủ đề nổi cộm khác.

Tại Monterey, ví dụ, nhà quản lý thương hiệu Clorox đã tuyên bố về sự công nhận công ty ông của Tổ chức bảo vệ môi trường của Mỹ với chương trình dán nhãn môi trường cũng như sự công nhận của Sierra Club. Đối thủ cạnh tranh của ông từ S.C. Johnson thì đưa địa chỉ trang web của công ty nơi khách hàng có thể tìm thấy danh sách những thành phần của các thương hiệu chính của họ.

Tuy nhiên, các nhãn hiệu sản phẩm và danh sách các thành phần đơn giản không còn là đủ nữa. Trong khi marketing xanh đã vượt lên khỏi những thương hiệu hướng tới tiêu chí “xanh” cùng lúc với những công cụ xây dựng mối quan hệ của các phương tiện truyền thông xã hội cho phép các nhà marketing có thể tận dụng được mỏ vàng những khách hàng ủng hộ sản phẩm xanh dành cho mảng thị trường nghiên cứu.

Seventh Generation, công ty khởi nguồn cho những sản phẩm làm sạch có một trang blog tên là “Inspired Protoganist” và một mạng xã hội là “Seventh Generation Nation” tại trang web của công ty này với hàng nghìn thành viên, giúp họ có được những ý kiến đánh giá và những đề xuất cho những ý tưởng sản phẩm mới. Công ty này cũng có một trang trên Facebook hoàn toàn với rất nhiều lời nhận xét từ nhiều trong số hơn 6000 “người hâm mộ” mạng xã hội này và một trang trên Twitter với hơn 2000 người sử dụng. Điều này không hề tồi với một sản phẩm xà phòng.

Trong khi các sản phẩm làm sạch xanh tập trung vào ảnh hưởng của bụi đối với những kệ hàng thực phẩm cho sức khỏe, những thương hiệu bền vững nổi tiếng đang nhìn thấy có cơ hội trong hướng ngược lại. Trong nhóm những sản phẩm làm sạch, khó mà có sản phẩm nào nổi trội hơn dòng sản phẩm GreenWorks của Clorox. Dòng sản phẩm này của Clorox đang phát triển mạnh mẽ bởi thương hiệu nổi tiếng của nó cũng như bởi những thành phần của sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên đặc trưng cho nhiều thương hiệu sản phẩm xanh khác được bày bán.

Có mặt tại Monterey, Clorox đã công bố doanh thu và thị phần tăng bất chấp suy thoái và tuyên bố một rừng các sản phẩm cho dù trong bối cảnh suy thoái và tuyên bố rằng GreenWorks giờ đây chiếm 45% nhóm các sản phẩm làm sạch có xuất xứ từ thiên nhiên, phát triển mạnh mẽ hơn cả dòng sản phẩm của Seventh Generation, công ty từng dẫn đầu trong lĩnh vực này 20 năm trước.

- Bài viết của Jacquelyn Ottman trên Harvard Business Publishing. Bà là chủ tịch của công ty, J. Ottman Consulting, Inc., một công ty sáng tạo sinh thái và quảng cáo xanh đặt tại New York có khách hàng là một số công ty thuộc danh sách 500 công ty của Fortune. Bà là tác giả của cuốn Marketing Xanh : Cơ hội cho sự sáng tạo (Green Marketing: Opportunities for Innovation). Để biết thêm thông tin về tác giả truy cập tại info@greenmarketing.com.


Người dịch: Nguyễn Tuyến
- Tuanvietnam