Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nhưng nguyên khí đó chỉ có thể tích tụ ở một môi trường mà niềm tin của con người luôn luôn hiện diện.
Nhân tài và sử dụng nhân tài luôn là vấn đề lớn cho bất cứ quốc gia nào. Đặc biệt là trong giai đoạn vượt khó để phát triển. Gần đây, trên các phương tiện truyền thông, chủ đề này đã được nhiều tác giả đào sâu, ý kiến rất phong phú và đa dạng, trong nhiều bài viết không ít tác giả đã đặt câu hỏi: “Tài năng và cơ chế xã hội, yếu tổ nào chủ đạo cho việc xuất hiện nhân tài?”, hoặc cụ thể hơn là “anh hùng tạo nên thời thế” hay “thời thế tạo anh hùng?”.
Thật ra, “nhân tài” là một từ rất rộng, nhân tài có nhiều đẳng cẩp, nhiều lĩnh vực và sự đóng góp của nhân tài cho cộng đồng, xã hội, quốc gia và loài người nói chung rất khác nhau, và tùy theo thời đại, thời thế của xã hội mà luận việc đóng góp. Ngay cả những lời kinh điển của bậc tiền nhân nói về nhân tài, chúng ta cũng phải hiểu trong một giới hạn không gian, thời gian nào đó mới tiếp thu được “chân ý” của người xưa.
Ví dụ câu “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” đó là nói đến những nhân tài kinh bang tế thế chứ không phải là những nhà chuyên môn tài năng (tài năng của La Sơn Phu Tử khác với tài năng của Hải Thượng Lãn Ông, hay sự cống hiến cho xã hội Mỹ của mục sư Luthur King khác với Michael Jackson…).
Ngay trong cụm từ “Anh hùng và thời thế” nêu trên thì từ “anh hùng” là chỉ người vượt trội trong một cộng đồng, được sàng lọc, trưởng thành trong cuộc đấu tranh trong cũng như ngoài cộng đồng, và tồn tại như một lãnh tụ của cộng đồng, người đại diện thể hiện ý chí và sức mạnh của cộng đồng đó. Và từ thời thế chính là trạng thái môi trường mà cộng đồng đó đang tồn tại và phải đương đầu để vươn lên làm chủ và cải tạo nó cho phù hợp với yêu cầu cuộc sống của cộng đồng trong tương lai.
Về cơ chế xã hội, nếu hiểu như một chính quyền đương thời thì sẽ không đầy đủ để luận về nhân tài, nên thay vào đó bằng môi trường tạo ra nhân tài hay môi trường để nhân tài thi thố tài năng. Như thế thì sẽ rõ hơn.
Từ nhận thức về các ý nghĩa từ ngữ như nêu ở trên, chúng ta có thể nhận ra những vấn đề sau:
- Loại nhân tài là những anh hùng của cộng đồng trước thời cuộc. Tài năng của họ chính là tài lãnh đạo của cộng đồng, nhân dân, họ phải thể hiện sự vượt trội trong cộng đồng và thể hiện tài năng lãnh đạo của họ đối phó với mọi tình huống của thời cuộc. Loại tài năng này được hun đúc nên từ mọi thời thế. Môi trường hoạt động càng khó khăn, khốc liệt, tài năng của họ càng có điều kiện nở rộ. Họ tự tỏa sáng và là ngọn đuốc cho mọi người noi theo mà chằng cần một cơ chế nào có sẵn để họ phát huy. Họ chính là những nhân tài thuộc đẳng cấp tạo dựng nên đất nước hay những nhân tài đưa ra được những đường lối chủ trương, cơ chế chính sách để kinh bang tế thế. Họ là những lãnh tụ của mọi thời đại, cụ thể như Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng thống Washington… xuất hiện mà không cần một cơ chế nào cả, là tài năng quý hiếm, xuất hiện ở những thời điểm nhất định.
- Loại nhân tài tiếp theo là những con người có những tài năng riêng biệt ở mọi lĩnh vực khác nhau, góp phần quan trọng làm nên nguồn sinh lực phát triển vươn lên của một quốc gia, dân tộc. Loại tài năng này có được càng nhiều thì quốc gia đó càng phát triển và thịnh vượng nhanh. Đây là những tài năng có thể đào tạo với số đông nếu chúng ta có được một môi trường đào tạo tổt. Và khả năng đóng góp của họ cũng tùy thuộc vào môi trường xã hội có thuận lợi cho việc phát tuy tài năng của họ hay không. Chằng hạn như Einstein, Nguyễn Trường Tộ thì cần một môi trường, một cơ chế phù hợp mới đào tạo được và sử dụng được tài năng của các vị ấy.
Nói đến nhân tài, người ta thường hiểu là những người có tài năng, và tài năng đó đã tạo nên những điều hữu ích cho cộng đồng, cho xã hội, quốc gia, hay lớn hơn là cho nhân loại, mà chúng ta còn gọi là người “tài đức”. Như Hitler, nhìn ở góc độ nỗ lực vươn lên của một con người thì không thể phủ nhận ông ta là người tài năng (nếu không làm sao trở thành lãnh tụ của Đức Quốc xã), nhưng tài năng đó đã đem lại tai họa cho nước Đức và cho thế giới.
Hay có những người có tài năng riêng biệt nhưng vị kỷ, thiếu trách nhiệm, không có thiện ý gì đóng góp hữu ích cho cộng đồng xã hội, tệ hơn nữa là lấy tài năng đó để chiếm một vị trí xã hội quan trọng, để vơ vé thủ lợi cho riêng mình. Nếu chúng ta không có một cơ chế xã hội tốt để ngăn chặn họ thì xã hội sẽ khốn khổ hơn khi loại người này xuất hiện ngày càng nhiều. Do đó môi trường xã hội, môi cơ chế xã hội lành mạnh là vô cùng hệ trọng đối với việc đào tạo và sử dụng người có tài năng. Thực tế đó cho chúng ta một sự chiêm nghiệm rằng việc xây dựng một cơ chế xã hội sử dụng tốt nhân tài của một quốc gia còn quan trọng hơn việc có tạo được nhiều hay ít người tài năng.
Nhưng thế nào là một cơ chế xã hội sử dụng tốt nhân tài? Đối với người có tài năng thì trước tiên họ thường đánh giá những người lãnh đạo của cơ chế, tổ chức đó có tâm thực hiện mục tiêu lý tưởng đã đề ra (ví dụ như lo cho xã hội, dân tộc, quốc gia hay cao hơn nữa…) hay không. Sau đó là xem cơ chế tổ chức đó đang vận hành như thế nào, có thật sự chọn lọc và sử dụng được nhân tài như một cách khách quan và trong sáng, nhằm vào mục tiêu lý tưởng đã nêu.
Hai yếu tố đó sẽ tạo được niềm tin cho mọi người trong cộng đồng, nhất là người có tài năng, theo đuổi lý tưởng mà họ từng hướng đến. Và chính niềm tin đó đã đưa người có năng lực vượt trội trở thành những nhân tài ở những đẳng cấp khác nhau, họ chính là “nguyên khí của quốc gia”. Và cũng chính niềm tin đó đã hun đúc những con người bình thường tự tôi luyện để trở thành nhân tài.
Do đó mà chúng ta thường nghe rằng người tài trong thiên hạ không thiếu, chỉ sợ xã hội không còn niềm tin thì nguồn nhân tài sẽ mai một.
Trong sách Luận ngữ có đoạn thầy Tử Cống (học trò của Khổng Tử) hỏi ngài Khổng Tử về những điều cơ bản nhất về trị quốc (xây dựng và phát triển quốc gia). Tử viết: (Khổng Tử trả lời) Túc binh, túc thực, dân tín.
Cách đây trên 2.500 năm, ngôn từ thường ngắn gọn nhưng bao quát, hơn nữa, chữ viết chỉ lưu lại khắc trên thẻ tre (vì chưa phát minh giấy mực), ba từ trên có ý nghĩa là:
Túc binh: Xây dựng chính quyền, quân đội hùng mạnh;
Túc thực: Xây dựng kinh tế phát triển, đảm bảo cuộc sống an bình cho dân;
Dân tín: Xây dựng lý tưởng quốc gia; giữ lấy niềm tin của dân đối với lãnh đạo nhà nước.
Thầy Tử Cống hỏi: “Nếu vì một thời thế nào đó không giữ được cả ba thì bỏ cái nào?” Tử viết: khứ binh (Khổng Tử nói, chấp nhận rời bỏ quyền lực).
Thày Tử Cống lại hỏi: “Nếu chỉ có khả năng giữ một thì sao?”, Tử viết: khứ thực, tự cố giai hữu thử, dân vô tín bất lập (Khổng Tử nói, chấp nhân hy sinh kinh tế, cuộc sống, cổ kim không có ai chết, nhưng dân mất niềm tin thì không tồn tại được).
Bài luận ngữ chỉ có khoảng 20 từ nêu trên đã nói lên cái lý sinh tồn của một cộng đồng dân tộc quốc gia và nhân tố hình thành nhân tài, hạt nhân của cộng đồng, dân tộc… Điều này thật sâu sắc khi ta nhìn lại dân tộc Do Thái. Người Do Thái đã mất nước cả hai ngàn năm, nhưng niềm tin Do Thái đã nuôi nấng dân tộc này, vượt qua được 2.000 năm gian khổ, vượt qua bao lần đối diện với nạn diệt chủng.
Nhưng ngày nay, một nước Israel của người Do Thái hiên ngang tồn tại ở Trung Đông với tư cách một quốc gia có chính quyền hùng mạnh, nền kinh tế và khoa học kỹ thuật phát triển một đội ngũ nhân tài phong phú, đa dạng nhất Trung Đông.
Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nhưng nguyên khí đó chỉ có thể tích tụ ở một môi trường mà niềm tin của con người luôn luôn hiện diện. Cụ thể như dãy núi hiên ngang, dòng sông không ngừng chảy, và đủ sức dung nạp cái mới như sông núi tiếp nhận ánh sáng và không khí của trời đất vậy.
Nhân tài và sử dụng nhân tài luôn là vấn đề lớn cho bất cứ quốc gia nào. Đặc biệt là trong giai đoạn vượt khó để phát triển. Gần đây, trên các phương tiện truyền thông, chủ đề này đã được nhiều tác giả đào sâu, ý kiến rất phong phú và đa dạng, trong nhiều bài viết không ít tác giả đã đặt câu hỏi: “Tài năng và cơ chế xã hội, yếu tổ nào chủ đạo cho việc xuất hiện nhân tài?”, hoặc cụ thể hơn là “anh hùng tạo nên thời thế” hay “thời thế tạo anh hùng?”.
Thật ra, “nhân tài” là một từ rất rộng, nhân tài có nhiều đẳng cẩp, nhiều lĩnh vực và sự đóng góp của nhân tài cho cộng đồng, xã hội, quốc gia và loài người nói chung rất khác nhau, và tùy theo thời đại, thời thế của xã hội mà luận việc đóng góp. Ngay cả những lời kinh điển của bậc tiền nhân nói về nhân tài, chúng ta cũng phải hiểu trong một giới hạn không gian, thời gian nào đó mới tiếp thu được “chân ý” của người xưa.
Ví dụ câu “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” đó là nói đến những nhân tài kinh bang tế thế chứ không phải là những nhà chuyên môn tài năng (tài năng của La Sơn Phu Tử khác với tài năng của Hải Thượng Lãn Ông, hay sự cống hiến cho xã hội Mỹ của mục sư Luthur King khác với Michael Jackson…).
Ngay trong cụm từ “Anh hùng và thời thế” nêu trên thì từ “anh hùng” là chỉ người vượt trội trong một cộng đồng, được sàng lọc, trưởng thành trong cuộc đấu tranh trong cũng như ngoài cộng đồng, và tồn tại như một lãnh tụ của cộng đồng, người đại diện thể hiện ý chí và sức mạnh của cộng đồng đó. Và từ thời thế chính là trạng thái môi trường mà cộng đồng đó đang tồn tại và phải đương đầu để vươn lên làm chủ và cải tạo nó cho phù hợp với yêu cầu cuộc sống của cộng đồng trong tương lai.
Về cơ chế xã hội, nếu hiểu như một chính quyền đương thời thì sẽ không đầy đủ để luận về nhân tài, nên thay vào đó bằng môi trường tạo ra nhân tài hay môi trường để nhân tài thi thố tài năng. Như thế thì sẽ rõ hơn.
Từ nhận thức về các ý nghĩa từ ngữ như nêu ở trên, chúng ta có thể nhận ra những vấn đề sau:
- Loại nhân tài là những anh hùng của cộng đồng trước thời cuộc. Tài năng của họ chính là tài lãnh đạo của cộng đồng, nhân dân, họ phải thể hiện sự vượt trội trong cộng đồng và thể hiện tài năng lãnh đạo của họ đối phó với mọi tình huống của thời cuộc. Loại tài năng này được hun đúc nên từ mọi thời thế. Môi trường hoạt động càng khó khăn, khốc liệt, tài năng của họ càng có điều kiện nở rộ. Họ tự tỏa sáng và là ngọn đuốc cho mọi người noi theo mà chằng cần một cơ chế nào có sẵn để họ phát huy. Họ chính là những nhân tài thuộc đẳng cấp tạo dựng nên đất nước hay những nhân tài đưa ra được những đường lối chủ trương, cơ chế chính sách để kinh bang tế thế. Họ là những lãnh tụ của mọi thời đại, cụ thể như Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng thống Washington… xuất hiện mà không cần một cơ chế nào cả, là tài năng quý hiếm, xuất hiện ở những thời điểm nhất định.
- Loại nhân tài tiếp theo là những con người có những tài năng riêng biệt ở mọi lĩnh vực khác nhau, góp phần quan trọng làm nên nguồn sinh lực phát triển vươn lên của một quốc gia, dân tộc. Loại tài năng này có được càng nhiều thì quốc gia đó càng phát triển và thịnh vượng nhanh. Đây là những tài năng có thể đào tạo với số đông nếu chúng ta có được một môi trường đào tạo tổt. Và khả năng đóng góp của họ cũng tùy thuộc vào môi trường xã hội có thuận lợi cho việc phát tuy tài năng của họ hay không. Chằng hạn như Einstein, Nguyễn Trường Tộ thì cần một môi trường, một cơ chế phù hợp mới đào tạo được và sử dụng được tài năng của các vị ấy.
Nói đến nhân tài, người ta thường hiểu là những người có tài năng, và tài năng đó đã tạo nên những điều hữu ích cho cộng đồng, cho xã hội, quốc gia, hay lớn hơn là cho nhân loại, mà chúng ta còn gọi là người “tài đức”. Như Hitler, nhìn ở góc độ nỗ lực vươn lên của một con người thì không thể phủ nhận ông ta là người tài năng (nếu không làm sao trở thành lãnh tụ của Đức Quốc xã), nhưng tài năng đó đã đem lại tai họa cho nước Đức và cho thế giới.
Hay có những người có tài năng riêng biệt nhưng vị kỷ, thiếu trách nhiệm, không có thiện ý gì đóng góp hữu ích cho cộng đồng xã hội, tệ hơn nữa là lấy tài năng đó để chiếm một vị trí xã hội quan trọng, để vơ vé thủ lợi cho riêng mình. Nếu chúng ta không có một cơ chế xã hội tốt để ngăn chặn họ thì xã hội sẽ khốn khổ hơn khi loại người này xuất hiện ngày càng nhiều. Do đó môi trường xã hội, môi cơ chế xã hội lành mạnh là vô cùng hệ trọng đối với việc đào tạo và sử dụng người có tài năng. Thực tế đó cho chúng ta một sự chiêm nghiệm rằng việc xây dựng một cơ chế xã hội sử dụng tốt nhân tài của một quốc gia còn quan trọng hơn việc có tạo được nhiều hay ít người tài năng.
Nhưng thế nào là một cơ chế xã hội sử dụng tốt nhân tài? Đối với người có tài năng thì trước tiên họ thường đánh giá những người lãnh đạo của cơ chế, tổ chức đó có tâm thực hiện mục tiêu lý tưởng đã đề ra (ví dụ như lo cho xã hội, dân tộc, quốc gia hay cao hơn nữa…) hay không. Sau đó là xem cơ chế tổ chức đó đang vận hành như thế nào, có thật sự chọn lọc và sử dụng được nhân tài như một cách khách quan và trong sáng, nhằm vào mục tiêu lý tưởng đã nêu.
Hai yếu tố đó sẽ tạo được niềm tin cho mọi người trong cộng đồng, nhất là người có tài năng, theo đuổi lý tưởng mà họ từng hướng đến. Và chính niềm tin đó đã đưa người có năng lực vượt trội trở thành những nhân tài ở những đẳng cấp khác nhau, họ chính là “nguyên khí của quốc gia”. Và cũng chính niềm tin đó đã hun đúc những con người bình thường tự tôi luyện để trở thành nhân tài.
Do đó mà chúng ta thường nghe rằng người tài trong thiên hạ không thiếu, chỉ sợ xã hội không còn niềm tin thì nguồn nhân tài sẽ mai một.
Trong sách Luận ngữ có đoạn thầy Tử Cống (học trò của Khổng Tử) hỏi ngài Khổng Tử về những điều cơ bản nhất về trị quốc (xây dựng và phát triển quốc gia). Tử viết: (Khổng Tử trả lời) Túc binh, túc thực, dân tín.
Cách đây trên 2.500 năm, ngôn từ thường ngắn gọn nhưng bao quát, hơn nữa, chữ viết chỉ lưu lại khắc trên thẻ tre (vì chưa phát minh giấy mực), ba từ trên có ý nghĩa là:
Túc binh: Xây dựng chính quyền, quân đội hùng mạnh;
Túc thực: Xây dựng kinh tế phát triển, đảm bảo cuộc sống an bình cho dân;
Dân tín: Xây dựng lý tưởng quốc gia; giữ lấy niềm tin của dân đối với lãnh đạo nhà nước.
Thầy Tử Cống hỏi: “Nếu vì một thời thế nào đó không giữ được cả ba thì bỏ cái nào?” Tử viết: khứ binh (Khổng Tử nói, chấp nhận rời bỏ quyền lực).
Thày Tử Cống lại hỏi: “Nếu chỉ có khả năng giữ một thì sao?”, Tử viết: khứ thực, tự cố giai hữu thử, dân vô tín bất lập (Khổng Tử nói, chấp nhân hy sinh kinh tế, cuộc sống, cổ kim không có ai chết, nhưng dân mất niềm tin thì không tồn tại được).
Bài luận ngữ chỉ có khoảng 20 từ nêu trên đã nói lên cái lý sinh tồn của một cộng đồng dân tộc quốc gia và nhân tố hình thành nhân tài, hạt nhân của cộng đồng, dân tộc… Điều này thật sâu sắc khi ta nhìn lại dân tộc Do Thái. Người Do Thái đã mất nước cả hai ngàn năm, nhưng niềm tin Do Thái đã nuôi nấng dân tộc này, vượt qua được 2.000 năm gian khổ, vượt qua bao lần đối diện với nạn diệt chủng.
Nhưng ngày nay, một nước Israel của người Do Thái hiên ngang tồn tại ở Trung Đông với tư cách một quốc gia có chính quyền hùng mạnh, nền kinh tế và khoa học kỹ thuật phát triển một đội ngũ nhân tài phong phú, đa dạng nhất Trung Đông.
Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nhưng nguyên khí đó chỉ có thể tích tụ ở một môi trường mà niềm tin của con người luôn luôn hiện diện. Cụ thể như dãy núi hiên ngang, dòng sông không ngừng chảy, và đủ sức dung nạp cái mới như sông núi tiếp nhận ánh sáng và không khí của trời đất vậy.
VicBrand tổng hợp theo Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần
No comments:
Post a Comment